Quý bạn thông cảm. Cách nói chuyện của vietminh9x thường hay đả kích, châm chọt và chế giễu người khác khi họ phản biện lại không hợp ý kiến của cậu ta. Tôi chỉ phản ứng theo kiểu lấy độc trị độc thôi. Đáng tiếc là "độc" của tôi không chữa trị được nên con bệnh ngày càng nặng hơn. Cố đấm ăn xôi là cái bệnh trầm kha của người Việt chúng ta mà.
---------------------------------------------------------------
Trở lại vấn đề:
Nếu bây giờ ai đi bảo F-35 không phải là sản phẩm máy bay thế hệ 5 do Mỹ chủ xướng phát động và phát triển thì con nít nó sẽ cười cho thúi đầu. Vì sao?
Bởi vì F-35 thực chất là được phát triển từ nguyên mẫu X-35, là loại máy bay thử nghiệm của tập đoàn Lockheed Martin dùng thi thố trong dự án phát triển Joint Strike Fighter (JSF) của Mỹ.
Khái niệm "Joint Strike Fighter",tức Tiêm kích Tấn công Kết hợp, ra đời chủ yếu là do nhu cầu phát triển một loại máy bay thế hệ mới vừa có công nghệ tiên tiến nhất vừa hiệu quả kinh tế, lại có thể thay thế đồng bộ hàng loạt các máy bay cũ trong biên chế của Mỹ như là F-16, F-18, A-10 và Harrier. Cần nhấn mạnh là chương trình JSF bản thân cúa nó là kết quả của việc liên kết hai dự án khác: Common Affordable Lightweight Fighter(CALF) và Joint Advanced Strike Technology (JAST).
-- Dự án CALF (Tiêm kích phổ biến giá phải chăng hạng nhẹ) là một chương trình của cơ quan DARPA dựa trên khái niệm có từ cuối thập niên 1980 nhằm phát triển loại tiêm kích mới "cất cánh từ đường băng ngắn và đáp thẳng" (STOVL) cho Thủy quân Lục chiến Mỹ và thay thế các máy bay F-16 Fighting Falcon của Không lực Mỹ. Năm 1992, TQLC và Không lực Mỹ hợp tác phát triển loại máy bay STOVL tiên tiến dựa trên công nghệ của F-22. Sang năm 1993 thì DARPA chính thức thành lập dự án CALF, với mục đích chính là phát triển một loại máy bay "tàng hình" có thể thay thế F-16 Fighting Falcon, F-18 Hornet và AV-8B Harrier II.
-- Dự án JAST (Công nghệ tấn công kết hợp tiên tiến) là chương trình nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Mỹ khởi xướng năm 1993 để xem xét bao gồm nhu cầu của Hải quân Mỹ vào trong dự án CALF. Tháng 1/1994, trụ sở dự án JAST được thành lập để đẩy mạnh nổ lực phát triển máy bay, các loại vũ khí và công nghệ cảm ứng, nhằm thay thế các loại máy bay cũ của Mỹ bằng một loại máy bay duy nhất. Dự tính đa số những máy bay này sẽ thay thế F-16.
Năm 1994, Quốc hội Mỹ ra nghị định kết hợp hai dự án này lại thành chương trình Joint StrikeFighter.
Tháng 11/1995, Vương quốc Anh ký hợp đồng ghi nhớ, đồng ý chi 200 triệu USD, tức 10% chi phí cho giai đoạn phát triển nguyên mẫu khái niệm JSF.
Tháng 11/1996, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức ký hợp đồng cho hai tập đoàn Lockheed Martin và Boeing để phát triển các nguyên mẫu so tài chung kết dựa trên các tiêu chuẩn của CALF và JAST. Với ngân sách 750 triệu USD cho mỗi hợp đồng, hai tập đoàn này phải chế tạo ít nhất 2 nguyên mẫu để tranh tài qua 3 bài tập: 1) CTOL - cất cánh và đáp thông thường, 2) CV -cất cánh và đáp trên hàng không mẫu hạm, và 3) ASTOVL - cất cánh đường băng ngắn và đáp thẳng (chữ A là "tiên tiến" - sau này đổi thành STOVL).
Tháng 10/2001, hợp đồng "phát triển hệ thống và chứng minh" được ký giao cho Lockheed Martin sau khi nguyên mẫu X-35 của tập đoàn này đánh bại nguyên mẫu X-32 của Boeing. Ưu thế của Lockheed lúc bấy giờ là chế tạo được nguyên mẫu X-35B cho yêu cầu ASTOVL của đề án, đã có thể cất cánh trong vòng 150 m, bay siêu âm, và đáp thẳng xuống một cách khỏe khoắn. Còn X-32 thì không giải quyết được việc khí thải nóng bị hút ngược trở lại động cơ (trong lúc dừng lại trên không để đáp thẳng) khiến cho nó bị nóng quá độ và lực đẩy bị suy yếu hẳn.
Từ kỹ thuật công nghệ phát triển được trong giai đoạn này, Lockheed lấy đó làm nền tảng phát triển F-35. Theo yêu cầu của BQP Mỹ, F-35 được phát triển thành 3 thể loại: A, B, và C. Thể loại A là loại cất cánh và đáp thông thường sẽ được trang bị cho Không lực Mỹ (thay thế F-16 và có thể là A-10). Thể loại B là STOVL đặc biệt dành cho Thủy quân Lục chiến Mỹ (thay thế AV-8B Harrier II và một số F-18 đời đầu). Thể loại C với diện tích cánh rộng và khung sườn được gia cố để đáp trên hàng không mẫu hạm và thích ứng với môi trường biển sẽ được trang bị cho Hải quân Mỹ.
Các nước tham gia hỗ trợ (chủ yếu là góp lửa tài chính) cho chương trình JSF gồm có Anh, Ý, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc,Na-Uy và Đan Mạch. Các thành viên tham gia không phải là nhà sản xuất chủ yếu của chương trình mà là những khách hàng cho tương lai và tùy theo cấp bực được ưu tiên chuyển giao công nghệ từ phía Mỹ. Các cấp bực đó là:
Level 1: Vương quốc Anh (2 tỷ USD)
Level 2: Ý (1 tỷ USD), Hà Lan (800 triệu USD)
Level 3: Canada (440 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD), Úc (144 triệu USD), Na-Uy (122 triệu USD), và Đan Mạch (110 triệu USD).
Cấp bậc tham gia còn cho thấy vai vế của các nước, chủ yếu là đổi lấy mức độ được chuyển giao công nghệ, được nhận ít hay nhiều các gói phụ thầu từ các thành phần thiết bị của Lockheed chế tạo, và sự ưu tiên nhận trang bị khi sản xuất đại trà.