[Funland] Những hồi ức của CCB chiến trường K !

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Dân đã ra ngoài lộ 5 hết. Tiểu đoàn tôi vẫn ở lại cái ga Bamnak này. Một buổi trưa, anh Tiến mới nhận tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 thay anh Quảng (bệnh – đau dạ dày cấp), cùng tổ trinh sát 27 sư đoàn trèo lên cái tháp nước trên sân ga. Cái tháp nước này cao khoảng 15m. Trong khi đang quan sát địa hình bằng ống nhòm thì bị địch bắn tỉa. Phải nói thằng địch này rất thiện xạ. Từ khoảng cách có đến vài trăm mét, viên đạn có lẽ bắn từ khẩu K.63 xuyên qua bụng (chắc chắn hồi đó địch không có súng bắn tỉa ống ngắm quang học dùng đạn K.53). Chúng tôi thấy anh ấy ôm bụng gục ngay trên tháp nước. Hai thằng trinh sát 27 vội nằm ngay xuống kêu ầm lên. Anh Thào tiểu đoàn phó cho lính vận động, chủ yếu là để đuổi địch thôi chứ biết nó bắn từ đâu trong cái ngàn xanh bao bọc sân ga này. Mọi người đưa anh Tiến xuống. Cũng may là viên đạn không phá nhiều. Khoảng 2h chiều, trực thăng UH.1 đáp xuống sân ga, đưa anh ấy cùng mấy thằng sốt rét ác tính đi viện luôn.

Tháp nước ga Bamnak



Ngay chiều tối hôm ấy, theo lệnh trung đoàn, anh Thào dẫn tiểu đoàn càn vào hướng địch bắn tỉa lúc trưa, tiến đến dãy núi “thằn lằn” - (dãy núi Tà Đạt). Đơn vị bỏ đường lớn, cặp theo suối rẽ rừng tiến bước. Qua phum Th’mei, trời đã nhập nhoạng tối. Phum Th’ mei là một phum lớn, còn nguyên vẹn nhưng cũng là một cái phum hoang như hầu hết các phum trong khu vực. Những ngôi nhà sàn lừng lững, mái ngói đã lên rêu phủ bóng tối xuống mảnh sân mà cỏ dại đã lấn vào. Trên sân, mấy cái cối, dùng để giã gạo hoặc cốm dẹt đã mục, nằm chỏng trơ. Xoài tượng rụng vàng gốc, bốc lên mùi men rượu chua nồng. Khi ta bước lên thang, những bậc gỗ cũ kẽo kẹt như sẵn sàng rụng xuống. Trong những ngôi nhà rộng rãi và tăm tối đó đầy mùi ẩm mốc và tử khí. Đôi khi gặp những xác người đã phân huỷ, dưới lớp áo quần đã mủn là những bộ xương rã rời. Tóc rụng quanh sọ không tiêu huỷ được, xếp thành một lớp chằn chặn dưới sàn. Và dơi! Dơi quạ ở đây to khủng khiếp. Sải cánh mỗi con phải đến gần 1.0m. Cả đàn hàng trăm con đến ăn xoài chín, bay bốc lên quạt cánh phần phật tối cả trời.

Dãy núi Tà Đạt



Những con dơi xao xác bay làm lộ vị trí chuẩn bị nghỉ đêm của chúng tôi. Địch tập kích ngay. Nó có chừng một tiểu đội với khẩu đại liên Mỹ, tha đi hết góc này đến góc khác bắn vào đội hình. Đàn dơi hoảng sợ lại càng bay tợn. Nghỉ đêm tại cái phum ma này quả là ngán! Bố trí đội hình xong, mấy thằng chúng tôi lên mấy căn nhà, đạp vách gỗ xuống triển khai công sự nổi. Tôi vẫn đi với đại đội 1 như truyền thống. Thằng Căn, thằng Đồng Huế xúc đất đắp vào các tấm ván mà tôi với anh Lược chính trị viên phó xếp ốp vào các chân cột nhà sàn. Chỉ một lát, cái “chiến luỹ” đã hoàn thành. Bọn thằng Tào, thằng Lại anh nuôi cũng triển khai cơm nóng cho anh em trong cái công sự ấy. Địch bên ngoài thấy khói chỗ nào bắn bắn liên hồi vào chỗ đó. Có những viên đạn xuyên trúng mép cột, tước gỗ xơ ra rồi văng lung tung. Bọn tôi cứ phớt lờ. Bắn chán thì thôi! Ăn cơm xong còn kịp uống ấm trà chót mà thằng Đồng ém được. Đội hình bố trí hơi gom, các trung đội nằm tại các nhà khác, cách chỉ huy sở đại đội có khoảng 20m. Chúng tôi nằm gần như lọt thỏm giữa các B nên không cần gác. Bây giờ mắc võng tụt xuống hơi thấp khỏi cái vách đắp lũy một chút là có thể ngủ ngon.

Trời tối đen như mực rồi bắt đầu đổ mưa. Phía dưới B2, thằng Tám khoẻ và Minh đen bò lên cái bụi um tùm có cây thốt nốt độc lập, trước trung đội chúng nó khoảng 30m. Rình thấy loé lửa đầu nòng khẩu đại liên của địch rồi kéo một điểm xạ dài RPD. Sau đó lại rút êm về đội hình trung đội. Đêm đã về khuya. Trời vẫn cứ mưa, mỗi lúc một sậm hạt. Tiếng súng địch vẫn cứ oăng oẳng hết hướng này đến hướng khác. Vào thì chẳng dám vào, rút thì cũng không chịu rút. Mưa rừng thế này sao không kiếm cái chỗ nào ngon mà mắc võng ngủ đi con! Về nhà mà cày ruộng hay đánh cá. Kiếm một con vợ ngực đầy hông nở trong cái đám gái phum vẫn múa lăm-thôn dưới trăng rằm hồi trước ấy. Rồi ghen tuông đấm đá, rồi sinh con đẻ cái đi…! Theo ba cái thằng vác cuốc đập đầu ấy làm gì, để hành các bố mày phải khổ thế này! Mẹ kiếp! Mưa đầu mùa cữ này cá rô đồng đang rạch lên phải biết! Tự nhiên, tôi thấy ái ngại cho chúng nó.

Giấc ngủ đến trong tiếng súng địch và tiếng mưa rơi đều đều suốt đêm.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Sáng hôm sau trong khi chờ cơm sáng, anh Chính tréc với thằng Đồng cùng B3 lên thám sát ngoài đội hình. Vừa lò dò qua khỏi chốt trung đội 3 khoảng hai trăm mét đã đụng địch ngay. Mỗi bên nổ vài loạt AK xong đều co lại. Anh Chính bảo anh Lược tao thấy có 5 thằng. Sáng vẫn mưa. Chúng tôi nằm khoèo chờ C19 chuyển đạn và đưa tham mưu trung đoàn xuống. Lệnh tiếp tục hành quân đêm bí mật vào sâu trong dãy Tà Đạt.

Chiều tối ăn xong, lĩnh thêm vắt cơm. Khuya chúng tôi im lặng lên đường. Đi một lát, qua cái phum “Chùa đổ” (sau này là cứ của D6) thấy có một cái nhà ngói thật dài, nhưng không phải nhà sàn như thường thấy. Cái nhà này trông như cái tàu ngựa. Qua hết phum này là bắt đầu vào đến triền rừng. độ gần 6 km nữa là đến chân dãy núi Tà Đạt. Đó là một rặng núi thấp, cao nhất cũng chỉ độ 400m. Bên kia núi là rừng thưa tiếp đến lộ 5, rồi ra đến Biển Hồ. Chúng tôi đi chậm vì trinh sát bám đường rất cẩn thận. Tự nhiên đến một đoạn dốc, thấy đội hình ùn rồi dừng hẳn lại. Anh Sơn con B trưởng cùng cả trung đội trinh sát luồn trở lại, hổn hển bảo C1 đi đầu lui lại, về gần tổ chức đội hình, chuẩn bị đánh địch. Sau đó tọt về tiểu đoàn bộ luôn. Báo cáo BCH cùng tham mưu trung đoàn đi cùng là đằng trước địch đang hành quân rất đông. Quân số ước tính tới 2 tiểu đoàn cùng vũ khí nặng. Anh Thào chửi đ…mẹ mấy thằng trinh sát nói láo! Lấy đ…ra hai tiểu đoàn Pốt lúc này? Bám lên tiếp! Anh Sơn khùng, cãi bảo anh thử áp tai xuống đất im lặng mà nghe cho rõ. Cả chỉ huy, tham mưu lẫn bọn tôi đều làm như anh ấy bảo. Im lặng một lát. Quả nhiên có tiếng động rậm rịch trong lòng đất thật, như là có hằng trăm người đang hành quân vác nặng đang đi qua khá gần. Truyền đạt chạy xuống phía sau đôn tiếp C3 lên ngang C1 theo lệnh anh Thào. Sau đó báo tình hình địch về trung đoàn. Ban tác chiến cùng CH sở trung đoàn bảo D4 bí mật nằm im đấy, chờ tiểu đoàn 6 lên đường trong đêm đến tiếp ứng mới được phép nổ súng.

Mấy tháng đuổi đánh địch toàn ở thế hơn người, hơn hỏa lực. Nay thấy lực lượng Pốt nó gấp đôi mình trong cái rừng đêm lạ lẫm này thì tôi hoảng quá. Có tiếng sọt sẹt đào khoét công sự đằng trước phía các đại đội bộ binh. Anh Thào cáu quá, đích thân dẫn liên lạc chạy lên, rít nhỏ bảo chúng nó thôi không đào khoét nữa, lộ mẹ nó bây giờ. Cứ tựa gốc cây ụ mối đánh địch là được rồi! Tôi với anh Ky cũng kiếm được một ụ mối khá lớn. Chúng tôi trải nilon ngồi. Mối rừng sau mưa đi rào rào dưới lá mục. Mệt muốn nằm chút, nhưng mối luồn buồn buồn dưới lưng, nghe rởn hết gai ốc. Lại phải ngồi dậy nhưng cũng không dám rời ra chỗ khác.

Gần tang tảng sáng thì D6 lên đến nơi, giá cối và hỏa lực, làm thê đội bọc sườn dự bị bên phải. D4 đánh vận động thẳng làm đơn vị chủ công. Tôi, anh Ky cùng bọn truyền đạt trước hay nhoi lên ngay sau *** bộ binh, tính a la xô tranh thủ mót cái túi mìn hay cái võng chiến lợi phẩm. Nhưng trận này biết địch đông, nghe thấy ơn ớn trong người nên thôi, cứ bám lấy chỉ huy sở. Bộ binh các đại đội dần lên hết. Mãi không thấy súng nổ. Bọn tôi ngồi chán dở cơm vắt ra ăn. Lát sau thấy tiếng Chính tréc với ông Thào la chửi um sùm phía trên. Đ…mẹ tiểu đoàn địch gì bây! “Tiểu đoàn bò” nó kêu tiểu đoàn địch. Mọi người chúi vào xem xét dấu vết. Đúng là bò thật! Đêm qua có một đàn bò lớn đi ngang trước mũi trinh sát tiểu đoàn tôi làm trinh sát tưởng địch. Vó bò dày xéo, nát cả một vệt cây bụi thấp. Nhưng bò vô chủ, tụ đàn đi đêm thì quả là chuyện lạ không biết thế nào?

Tiểu đoàn 6 chưng hửng rút về ga ngay lúc đó. Còn ban tác chiến trung đoàn gọi D4 chúng tôi là “tiểu đoàn bò”. Ngày hôm đó, D4 leo lên đỉnh núi Tà Đạt, không phát hiện được địch. Chỉ thấy mấy cây dầu lớn thân đã đục vũm và nhựa dầu đang cháy. Mấy thằng ma đói này làm chúng tôi mệt nhoài. Ngay chiều hôm đó lại có lệnh trở ra ngoài đường sắt.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tiểu đoàn 4 ngược lên ga Kâmrenh, cái ga xép trên ga Bamnak 8 km. Đây là cái ngã ba có con lộ đất 28 chạy từ lộ 5 vào đường sắt.

Đại đội 1 đóng trong phum nhà ngói. Vị trí cách xa tiểu đoàn nên dây thông tin phải tở đôi ra để dùng dây đơn. Cực còn lại đóng cọc âm sâu dưới đất. Chúng tôi cắm những cọc thấp trên bờ ruộng để kéo dây cho khỏi bị nước ngập, trông rất lộ. Cách đây vài tháng thì bố bảo không thằng nào dám kéo dây kiểu đó. Mưa nhiều, ruộng mới ngập nước xâm xấp, mấp mé sát chân cột nhà BCH. Không có suối nên anh nuôi đào một cái hố lớn trên mặt ruộng để lấy nước nấu ăn. Những hôm mưa buồn nằm võng ngáp dài, ngắm cái hố nước con con cũng thú vị. Trong hố, những con cá con mới nở, nòng nọc cùng bọn rận nước nhào lộn như điên. Từ cái dạo gặp cá “mã giáp” khủng ở Chi Phu đến nay mới già nửa năm nhưng tôi cảm giác như đã già đi mất nửa đời. Anh Síu thiếu úy chính trị viên mới đi học về lại C1. Không hiểu anh này thế nào mà cứ đánh trận lớn hoặc hành quân đánh địch dài ngày gian khổ là lại được đi tập huấn. Thế mới tài! Chúng nó đồn hội Hải Hưng trên ban bệ trung đoàn mạnh lắm. Anh Síu không khoái cái đường dây thông tin lộ kia kéo thẳng, sợ đêm địch nó lần theo dây vào thịt ban chỉ huy. Chắc xa mặt trận lâu ai cũng có tâm lý ớn. Anh bắt tôi với anh Ky kéo dây vòng qua trung đội 2 rồi mới kéo về đại đội. Tôi chỉ cái sừng bò còn dư độ chục vòng, bảo lấy đâu ra dây nữa mà kéo. Anh ấy bảo chúng mày kéo dây sang B2 mà nằm, có điện thì về đây gọi tao. Anh Ky cũng ngang, bảo chúng tôi cũng *** thích ở với ông. Chính tréc C trưởng dân quân sự, không thích lèm bèm, im lặng thây kệ bọn tôi vặc nhau với cán bộ chính trị.

Chúng tôi kéo dây về B2, ở với Khương khàn rất sung sướng. Chia cơm ăn về trung đội 2 luôn. Khương khàn ưu tiên không bắt chúng tôi gác. Để tỏ lòng biết ơn, tôi thỉnh thoảng nhờ mấy thằng máy khác ở C2, C3, C4 gọi đồng hương Hà Sơn Bình cho anh Khương nói chuyện líu khíu mệt nghỉ. Anh Nhương gọi thằng Vỹ với thằng Ban trố về trung đội, học bảng mật danh mới. Mỗi lần tiểu đoàn gọi anh Síu, tôi với anh Ky bảo không có anh Síu ở đây. Còn gặp Chính tréc thì tôi về gọi. Nhiều lần như thế, phải chờ người lâu nên tiểu đoàn hỏi tại sao. Tôi trả lời là do như thế như thế. Ông Thào nổi khùng chửi C1 cả trong giao ban tiểu đoàn. Anh Síu lại phải bảo chúng tôi kéo dây về như cũ nhưng bắt thông tin, liên lạc, y tá văn thư bậu xậu gác đêm theo hướng đường dây “nguy hiểm chết người”. Bố khỉ! Tôi với anh Ky mắc võng đấu đầu nhau cùng một cái cột. Khẩu AK dựng ngay chân cột đó. Hai anh em bao giờ cũng liền ca nhau, và thường là cứ ngủ thẳng cẳng một mạch. Những thằng gác ca sau tất nhiên im lặng sung sướng, không có ý kiến gì.

Anh Síu đi họp quân chính trên tiểu đoàn, tiện thường nhận thư luôn cho toàn đại đội. Cứ thích xem lá thư nào là bóc lá thư đó. Vợ chồng anh em người ta có chuyện gì riêng riêng buồn cười trong thư là anh ấy lôi ra bôi bác làm vui. Rất bố láo! Lần ấy, khi thấy lá thư của tôi có tên người gửi là thằng T.Anh_ thằng chuồn hồi ở chốt biên giới, vào lại đơn vị ở KP Ch’nang mà anh Síu đã đuổi đi. Anh Síu mới bóc luôn ra xem. Các chuyện linh tinh khác trong thư không nói làm gì. Riêng phần tái bút nó viết nguyên văn: “À! Cho tao gửi lời hỏi thăm xem thằng Síu chính trị viên đã chết chưa?”. Anh ấy đọc đến dòng đó tức tái mặt, nhảy dựng lên như đỉa phải vôi, làm toáng lên rồi đùng đùng chạy đi tìm tôi.

Lúc đó tôi đang cười sằng sặc cùng bọn trung đội 2. Có mấy đống rơm dưới cây xoài đang lên nấm trứng. Ăn rất ngọt! Mọi ngày vẫn ăn thì không sao. Hôm đó chúng nó hái lẫn thứ nấm nào đó mà khi ăn xong thấy nóng mặt rồi tự nhiên thấy buồn cười quá! Cả bọn nhìn nhau rồi cười rũ rượi như bị ma làm! Nhìn thấy cái khuy áo thằng kia sao có bốn lỗ? Cười! Hai con kiến sao huơ râu đụng nhau thế kia? Cười! Không nhịn được! Cười chảy nước mắt nước mũi. Huống hồ nhìn thấy chính trị viên quần ống thấp ống cao, tay vẫy vẫy lá thư cứ như múa thì nhịn cười sao nổi? Anh ấy tưởng bọn tôi cười giễu, càng bảo càng cười, nóng mắt vớ khẩu AK roét một loạt sạt đầu cả bọn. Ha ha ha! Chết cười mất thôi! Gần thế mà còn bắn trượt. Buồn cười quá! Cười vãi cả *** ra! Quần trung đội trưởng Khương khàn đã ướt một miếng tướng. Chừng như nhận ra tình thế, anh ấy nhìn xoong nấm rồi chạy ngược về quan sát sở gọi thằng Phượng bọ y tá. Nó xuống pha cho mỗi người cốc nước đường. Cơn điên lắng dần dần. Mãi mấy ngày hôm sau, cơ hoành, cơ liên sườn tôi vẫn đau như dần vì co rút nhiều trong khi lên cơn cười.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Bản đồ khu vực ga Kâmrênh.



Cờ đỏ là vị trí BCH D4 năm 1979

Cờ xanh là vị trí đỗ xe nghỉ chân trong tấm hình dưới khi qua kẹp núi trong hành trình về lại khu chiến:



Định vị vệ tinh gắn trên xe khớp với bản đồ:



Hiếm có cái tua nào như tua này. Tác nghiệp nhiệt tình:

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Ra đến cái đập nước lớn cách Ponley khoảng 15 km, tiểu đoàn dừng chân nghỉ lại một ngày. Cái đập này nằm tại hợp lưu của gần chục con suối lớn trong khu vực. Trên đập, nước tràn chảy ồ ồ. Cá trắng từng đàn lách phe phé. Trên mặt hủm nước sâu xanh thẫm nơi chân đập, vài con lóc bông lớn gần chục ký thỉnh thoảng lại trồi lên ngáp bóng. Cái viền mép vàng nhạt ngoác ra, thân mình chùn chũn vằn vện, oai vệ lắc khẽ một cái rồi lại từ từ chìm xuống. Bọn lóc bông này đang no mồi. Được một trận ném lựu đạn, lặn bắt cá nấu canh chua cải thiện ngon lành.

Chiều tà, tiểu đoàn nhích đội hình lên khỏi đập nước 300m, bố trí đội hình nghỉ đêm tại phum “rừng thị”. Một cái phum có đúng 3 cái khung nhà. Cạnh phum là một rừng toàn cây thị đang mùa trái. Cây thị trong truyện cổ tích Tấm Cám của bọn trẻ con, sinh sôi thành một quần thể xanh thẫm cao vọt lên hẳn so với rừng chồi thấp phía dưới. Cây cao cây thấp chen nhau mọc. Có những cây thị cổ thụ vòng gốc một người ôm mới hết. Trên vòm lá, đủ các loại chim to chim nhỏ chòe choẹt kêu điếc hết cả tai. Kêu chưa tệ hại bằng việc chúng nó oanh tạc vào đầu chúng tôi. Đi gần như chạy qua cái rừng chết tiệt ấy tới phum nhưng thằng nào cũng bị dính vài bãi phân chim vào đầu. Còn dưới gốc, quả thị rụng nhoe nhoét. Muỗi bọ bay vần vụ.

Nhưng chuyện đó không có gì đặc biệt bằng những điều tôi thấy buổi đêm trong ca gác của mình. Đêm hôm ấy trăng mờ vì mây vẫn chưa kịp tan sau cơn mưa buổi chiều. Đang ngồi ôm súng ngáp ngắn ngáp dài vì đã gần hết ca của mình, tôi bỗng tỉnh cả ngủ khi thấy trên cây thị gần vọng gác có mấy con chim lạ. Dứt khoát không phải dơi mà là chim đến ăn trái vì tôi nhận ra cái đuôi của chúng rất dài. Sải cánh loài chim này rộng khoảng 0,4m, vẫy rất nhanh và êm ru, hầu như không phát ra tiếng vỗ gió. Ba bốn con quạt cánh mềm mại, gần như bay đứng, lặng phắc giữa không trung. Chỉ thấy những đầu cành cây thị nơi chúng đang rỉa quả (hay hút mật quả) khẽ rung rung. Tôi có đọc trên một số tạp chí nghiên cứu tự nhiên sau này. Trong đó các nhà khoa học khẳng định trên thế giới chỉ có loài chim ruồi Nam Mỹ, với kích thước nhỏ bé mới có khả năng bay đứng và bay giật lùi. Tôi phản đối cái kết luận này vì chính tôi đã chứng kiến kiểu bay và hành tung lạ kỳ của loài chim đêm không biết tên kể trên. Sáng hôm sau kể lại câu chuyện hồi đêm. Anh Ky bảo tao trông thấy rồi, đấy là chim bắt muỗi chứ không phải chim ăn trái.

Hôm sau, chúng tôi hành quân tiếp ra thị trấn Ponley. Lại thấy đồng bằng, thấy dáng thốt nốt thân thuộc đứng trên bờ ruộng. Khỏi phải nói là đã háo hức như thế nào. Đơn vị đã cua một vòng hàng trăm km. Dời khỏi lộ 5 bắt đầu từ thị xã KP Ch’nang vòng qua KP S’Peu, đến bây giờ mới gặp lại lộ 5 tại một khúc đoạn khác. Hành trình nửa năm ác liệt này đã cướp đi nhiều thằng lính D4. Có những thằng chết không kịp biết tên. Bây giờ lại gặp mùi bò hóc, mùi phên lá thôtnôt ngâm, mùi phân bò ngai ngái. Lại tiếng lục lạc liing kiing, tiếng mõ lốc cốc, tiếng trục xe ken két… Các em gái đen bóng tóc hoe, cười toét nghe câu tán cũ mèm on xalanh boòng tê. Sung sướng lắm! Chúng tôi thèm được sống trong một xã hội loài người. Suốt nửa năm chui lủi như loài cầm thú trong rừng núi đại ngàn, bây giờ chúng tôi lại được nghe tiếng con gái the thé. Sướng thật! Thậm chí ngửi mùi nhựa đường dưới nắng bốc lên hăng hắc cũng thấy sướng. Một chú thanh niên hát ông ổng trên vòm cao cây thốt nốt. Giọng nam trung khá trong và vang. Lá khô kêu loạt soạt, chùm ống va lốc khốc. Ê! Xuống mau! Oi khơ nhum phức tich tich. Đám lính dừng lại ngửa mặt, bu tròn lấy gốc cây. Chú chàng leo xuống. Chỉ một loáng là còn lại các ống rỗng không. Ê lần sau đừng có ngu vừa trèo cây vừa hát nghe thằng em! Mặt nóng bừng bừng. Lâu lắm mới lại được uống nước thốt nốt. Tao mà đóng quân ở đây lâu thì chắc nhà mày sạt nghiệp.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
4,658
Động cơ
576,349 Mã lực
Hix, đọc đoạn này gai cả người :(
Có đọc đoạn này mới thấy những vụ thảm sát dân thường của quân đội các nước trên thế giới là rất thường tình, nếu người chỉ huy không rắn thì việc các anh em nổ súng vào dân do một đồng đội bị hạ sát là có thật
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Đại đội 1 sang bên kia lộ 5, hành quân qua chùa đến đứng chân phum Khon roong, một cái phum mới lác đác có người ở. Đặc biệt là cái chùa này hầu như còn nguyên và sạch sẽ, không bị đập phá hoặc tàn tạ như các chùa khác mà chúng tôi thấy. Khu vực này khá nhiều chùa. Tiểu đoàn bộ đóng quân tại một cái nhà chờ bằng gỗ lớn, cạnh chùa “tiểu đoàn”. Trên thị trấn lại có một cái chùa lớn, sân rộng mênh mông nữa. Vùng này trước kia chắc đông dân và trù phú.





Nhưng bấy giờ dân đang đói. Lúa xanh đồng nhưng gạo thóc khan hiếm. Thị trấn có họp chợ lèo tèo, nhưng chưa phát hành tiền nên dân đổi chác cho nhau như mới thoát qua thời thị tộc. Với vài ký gạo hay một cái võng nilon người ta có thể đổi lấy một chỉ vàng. Ngoài chợ có một bà già tóc bạc, nói tiếng Việt lơ lớ hỏi tôi là còn thuốc Đa-zi-năng đổi lấy vàng không? Chắc hẳn đã có thằng y tá nào đó vác thuốc quân y ra đây kiếm lời. Đói kém thường đồng hành với bệnh tật. Vàng lúc này chẳng có ý nghĩa gì.

Chúng tôi xúc bớt tiêu chuẩn gạo đi đổi cá ăn. Một hai lon gạo bớt ra trong khẩu phần lính cũng đủ để đổi cá tươi ăn thoải mái. Cá “trắng” _sau này mới biết đó là cá cóc th’rây ch’kao_ nấu xoài xanh ăn rất ngon. Mấy cái nhà nhỏ cuối chợ thị trấn là nơi trú chân của vài cô gái. Trong đó có một cô lai khá trắng trẻo, quấn cái sa rông xanh chặt căng hông. Lính đi qua thấy thường ngồi trên thang, cười he hé rung cả vú. Đàn bà bên này không mặc cooc xê tích kê nhọn như bên nhà mình mà thả rông, và ngực họ rất tròn. Chúng nó đồn mang “pi loong” (hai lon) đến, phất cái rèm thốt nốt trên cầu thang lại là có một suất đời sung sướng lên tiên. Cứ lần lượt từng chú một. Nhưng phải niệm chú cẩn thận không đi trận đen lắm! Mấy ông có vợ có đến không thì không biết. Tôi thì vừa khoái nghe chuyện vừa sợ. Bây giờ mới thấy tiếc cái tuột tượng năm ký gạo mình đã vứt trên đỉnh núi U Răng. Thằng Phượng bọ y tá nó dọa là dây vào bị lậu thì bọn quân y sư đoàn nó chẻ tư *** ra để nạo mủ. Kinh chết khiếp nhưng vẫn thấy sướng! Đêm nằm võng, nghĩ đến cái mông cong cong trên cầu thang, cái bầu ngực rung rung ấy là có khi cả đại đội tự sướng run lên bần bật.

Thị trấn Ponley ngày 3 tháng 3 năm 2011




Một lần khi ra chợ đổi cá, chúng tôi gặp một bà già cứ xoắn lấy. Bà ấy đòi đổi vàng lấy thuốc kháng sinh péniciline tiêm. Thuốc này chống nhiễm trùng cho các vết thương, chỉ có trạm phẫu tiền phương mới có. Hỏi đổi làm gì thì trả lời ngay là con trai bà ấy sắp chết. Rồi bà ấy khóc lóc gần như ăn vạ ngoài chợ. Quân y tiểu đoàn với Chí đen mang túi thuốc đến túp lều nát sát rạch – nơi trú ngụ của hai mẹ con, đã thấy một mùi khẳn thối xộc lên. Trong lều, đứa con trai đi lính Pôn Pốt (bà ấy nói rõ ràng như thế) đang nằm thiêm thiếp. Nó bị thương vào chân. Cái đùi đang bị hoại thư sinh hơi, phồng lên như bắp chuối tỏa ra mùi xác chết. Vạch mắt ra thấy đồng tử đã giãn đờ như mắt cá, thằng quân y lắc đẩu rồi tiêm cho nó một liều giảm đau chiếu lệ. Chúng tôi để lại lều hai lon gạo rồi trở về...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Có đọc đoạn này mới thấy những vụ thảm sát dân thường của quân đội các nước trên thế giới là rất thường tình, nếu người chỉ huy không rắn thì việc các anh em nổ súng vào dân do một đồng đội bị hạ sát là có thật
Cụ nói rất đúng ! người lính thì cũng là con người, ai chẳng đau xót và căm giận khi thấy anh em bạn bè như vậy. Hè. phải em thì chắc cũng chẳng chính trị viên nào can nổi !

Tuy nhiên về những vụ thảm sát có tổ chức của quân đội các nước thì lại là chuyện khác ạ !
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Chắc món nấm dính nước tiểu roài
Không cụ ạ.Chắc chắn là nhầm phải la cần sa. Bên K mọc nhiều lắm, ngày trước bọn em đi lính cũng hay bị bọn nó lừa chơi loại này phơi khô thái nhỏ lẫn vào thuốc lào, thằng nào thằng ấy cười như ma làm ấy !
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Mưa.

Lúc bấy giờ mùa mưa ác liệt. Cứ chiều mới tầm 2h đã mưa. Mà mưa ở đó sao gió mưa dữ dội. Trong rừng sâu mưa dai dẳng, mưa lê thê… Nhưng vùng cận biển Hồ mưa ác ôn mờ mịt. Ban chỉ huy C1 cách cái nhà tiểu đội cối 60 có khoảng 15m mà trong chiều mưa không nhìn thấy nhau. Gió xiên ghê lắm. Bọn tôi đan phên thốt nốt che hướng mưa hắt. Chỗ C1 đóng chốt cách biển Hồ có chừng 3km. Ruộng lúa thấp xuống dần đến rừng ngập mép nước hướng đông. Tầm mắt mênh mông không bị che khuất. Mây cứ thế vần vũ dâng lên tím sẫm ban chiều. Có những cơn mưa trống chân toang hoác. Chen vào cái khoảng chân trống trắng mờ ấy là những ánh chớp cuối ngày, gọi theo tiếng sấm đục trầm rền rền. Nằm võng sâu trong chân cột nhà hoang, nghe từng tấm nước li ti hắt lạnh khuôn mặt, thấy buồn tê tái. Những đêm sâu gác, nghe tiếng bịch bịch, tưởng địch luồn thảy lựu đạn, kéo khóa an toàn. Đến khi nghe mùi khóm chín thoảng trong hơi mưa, biết rằng đó chỉ là tiếng trái thốt nốt rụng ban đêm...

Nhưng cũng có những chiều vui. Ấy là khi thằng Đặc không biết mót đâu ra một quả bóng đá đã bục múi da, chớm lòi vét-xi nhưng vẫn đá tốt. Cứ ngớt mưa là bọn tôi ra ruộng đá bóng ma. Lấy đâu ra đủ người mà chia đội đá gôn. Đại đội 1 lúc đó may còn độ 3 chục đứa cả cán bộ. Những thằng khỏe muốn đá bóng còn chừng gần chục. Khu ruộng sân bóng bao quanh bới các khóm tre, có các dây mướp đắng (khổ qua) trái đã chín màu cam. Đôi khi bọn tôi quần nhau đến tối mịt, sũng nước, bê bết bùn mới chịu về ăn cơm.

Bò dân đi nhiều, càn dây điện thoại đứt liên tục. Tôi với anh Ky ngày nào cũng phải vài lượt đi đi lại lại nối dây trong mưa sũng nước. Anh em trong trung đội sốt rét nhiều. Về lĩnh gạo đóng cho C phối thuộc, nhìn mặt mấy thằng truyền đạt và 2w nằm võng rên hừ hừ, teo tóp xanh lè phát kinh! Thế quái nào mà tôi lại không bị sao, trong khi lão Ky khỏe như trâu cũng sốt. Anh Nhương gọi tôi về học bổ sung mật danh vô tuyến, chuẩn bị thay thế khi tác chiến.

Bọn địch bấy giờ cũng đói, cứ đêm đêm mò vào các phum, sục vào các nhà dân kiếm ăn. Mấy đêm trước, tiếng chó sủa rộ lên trong các phum xung quanh. Dân ngay sát tiểu đoàn bộ họ báo có mấy thằng địch, trong đó có một thằng cưỡi ngựa, cứ đêm là sục vào vét thóc. Bọn nó còn ngang nhiên đốt đuốc, không coi ai ra gì. Ngay từ buổi chiều mấy hôm trước, tiểu đoàn đã triển khai mấy tổ phục kích ngoài rìa phum nhưng vẫn chưa thấy chúng nó vào.

Một hôm vừa ăn chiều xong, trời còn sáng bỗng nghe tiếng nổ cái ùng ngay rất gần. Giật mình, anh Nhương bảo có thằng nào ném cá bị nổ trên bờ toi rồi. Nhưng không phải! Lát sau nghe xôn xao bên nhà BCH, lại thấy mấy thằng liên lạc cắp đèn pin chạy theo tham mưu với ông Thào ra bờ suối nên bọn tôi chạy ra theo. Bên bờ suối bên kia là một đám xác địch không toàn thây. Lính ta lội qua thu súng nhưng hầu như cũng chẳng còn khẩu nào nguyên vẹn, bị cong queo vỡ báng gần hết. Lại còn phải lấy que gợt gợt đi những thứ dính vào rồi mang xuống suối rửa. Hôm sau, trưởng phum huy động bà con ra suối, đào một hố lớn rồi gom tất cả những gì còn lại quy tập vào một hố chôn chung. Anh Nghĩa B phó vận tải kể rằng tổ phục vừa ra đến nơi, bố trí xong đội hình thì địch vào. Bảy tên địch nghênh ngang xếp hàng một đi trên đường. Qua suối sát phum, chúng nó dừng lại kỳ cọ chân cẳng rồi chụm lại hội ý. Gom quá! Chọn đúng thời điểm đó, anh Nghĩa siết cò khẩu B.41. Quả đạn chạm nổ quét bờ suối thoải, hất ngược lên. Sau tiếng nổ là sự im lặng hoàn toàn. Bảy tên Pốt chết tại trận. Hôm sau nữa, còn duy nhất một thằng đi sau sống sót, mang súng ra hàng nốt.

Chỗ vòng tròn màu cam ở bản đồ trên kia là trận địa phục kích diệt địch của anh Nghĩa vận tải. Còn bây giờ thì nó là cây cầu nhỏ này:



Anh Nghĩa được đi báo cáo thành tích trên Quân đoàn rồi được thưởng phép. Mãi anh ấy chẳng vào đơn vị. Thời gian sau có một lá thư anh ấy viết vào cho chỉ huy đơn vị. Trong thư anh ấy viết đại ý rằng do hoàn cảnh gia đình em khó khăn nên em xin phép không vào nữa. Mong các anh trong BCH tiểu đoàn thông cảm. Phần em thì hiệu suất diệt địch của em lớn. Em đã diệt đủ suất địch của em rồi. Chúc các anh em trong đơn vị mạnh khỏe, chiến đấu tốt, hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Cái chuyện “diệt đủ suất địch” là do anh Thào nói vui với trung đội vận tải khi uống trà. Nhưng anh Nghĩa người dân tộc Thái vốn thật thà, tưởng thật nên viết thế. Anh Nghĩa, Bạch Đại Nghĩa, cùng đoàn lính 77 quê miền núi Thường Xuân, Thanh Hóa như anh Ky, Toàn cồ, Trung khói… Đoàn lính Thanh Hóa năm 77 và đoàn Nghệ Tĩnh năm 78 là hai đoàn có kỷ luật và chất lượng khá nhất trong các đoàn lính bổ sung vào tiểu đoàn 4. Đầu năm vừa rồi chúng tôi có dịp đi qua Bá Thước, khá gần Thường Xuân, nhưng tiếc là không lên thăm các anh ấy được.

Bạn đồng đội C1 tên Căn cùng anh em KQH về lại bờ suối tiểu đoàn xưa:


 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực

Sau trận phục kích kinh hồn đó, suốt một dải từ Ponley lên đến K’ra Ko, địch nín im thin thít. Dân thì nể bọn tôi một vành. Nhưng do thấy mấy thằng địch đã tiêu đó nó dám vào sát tiểu đoàn bộ quá nên anh Thào đốc gác liên tục. Ở lẫn với dân ban ngày thì khoái nhưng đêm khá căng thẳng. Thông tin, vận tải, trinh sát, thậm chí bậu xậu tham mưu tiểu đoàn đều phải gác đêm cẩn mật. Thành ra được về D bộ chẳng sung sướng gì. Ca tôi gác toàn ngồi dựa cầu thang ngáp vặt. Thấy lóe đèn pin hướng thang nhà tiểu đoàn, biết ông Thào đi kiểm tra mới lò dò mò ra hố gác.

Chính quyền phum sóc do tổ công tác dân vận ta chỉ định bắt đầu hoạt động. Ông trưởng phum hằng ngày vẫn đánh xe bò vào rừng đốn gỗ hay ra ruộng làm cỏ lúa. Thỉnh thoảng tạt qua tiểu đoàn bộ báo cáo tình hình, đem cho BCH mấy ống thốt nốt chua. Lão này cứ xách ống đi qua nhà thông tin là chúng tôi ra ăn chặn của chỉ huy sở. Nước thốt nốt chua uống lâu thành ghiền. Chiều tà, dân họ trèo cây treo ống. Sáng leo lên lấy nước thốt nốt về đổ chảo nấu đường hoặc mang ra chợ Ponley đổi những thứ khác. Chịu khó dậy sớm ra đứng chẹn đường đi chợ, xin mỗi người một vài ca l ồ n trâu (ca inox quân dụng) là bí tỉ ô s’vai chăn ti cả ngày. Lính xin nhiều quá thì dân họ không đi đường lớn nữa mà gánh ống cắt ruộng ra chợ. Bọn tôi thèm nên canh lúc đêm gần sáng, áng chừng sắp đầy ống thì trèo cây uống trộm. Để chống lại sự thất thoát này, dân họ treo ống xong liền tháo luôn đoạn thang tre buộc dưới cùng đi. Sáng khi đi lấy nước, họ vác cái thang thửa đến từng cây lấy nước. Nhìn cũng thấy tức mà không làm gì được. Lịch sử tiểu đoàn 4 chống Pôn Pốt song hành với lịch sử giành nước thốt nốt với dân, ít nhất là trong giai đoạn này.

Anh Nhương đi chợ say le bè, lôi đâu về trung đội một thằng bé con 9 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thằng này khá trắng trẻo tên gọi là Sen hay Sên gì đó. Nó ăn ngủ cùng chúng tôi luôn. Hàng ngày nó đi hái rau càng cua ở các khu đất ẩm về cho bọn tôi. Rau này ăn sống vị he he mát, chấm nước thịt hộp sốt cũng đỡ. Buổi trưa, nó ngồi nặn trứng cá cho lão Nhương đang nằm thiu thiu. Cái vỏ radio bán dẫn màu mận tím của lão Nhương trắng kịt các nhân trứng cá nó nặn ra bôi vào, trông ghê cả người. Cứ chừng 8h sáng là chúng tôi được nghe các bài hát Việt nam đương đại được giới thiệu bằng tiếng Campuchia từ cái đài này. Mà toàn các bài hát hay: Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh; Tình ca của Đất và Nước; Người đi xây hồ Kẻ Gỗ; Những cô gái đồng bằng sông Cửu long; Vàm cỏ đông…vv…Mọi người bảo đó là đài tâm lý chiến của Pôn Pốt phát từ Thái Lan. Nhưng mặc mẹ, hay thì cứ mở chứ tiếng nó thì biết cái gì? “…Xôm oòng chơng…lục nẹ, còm san bót chằm riêng miêng chăm no chiềng thà….” gì gì đó. Chúng tôi nói nhái theo là đến buổi phát thanh: “ đang nằm chung, bắt nằm riêng… chẳng tha …” rồi, mở đài đi anh.

Buổi trưa 12h30 thì có chương trình dạy bài hát của đài PT thành phố Hồ Chí Minh. Đài này thường dạy các bài ca Liên Xô cũ từ đời tám hoánh và các “ca khúc chính trị” mới: Ánh đèn bên song, Hoàng hôn trên nông trường, Cô đi nuôi dạy trẻ, Em ở nông trường, em ra thành
phố…Nhưng thú nhất là 8h sáng Chủ Nhật hàng tuần có chương trình nhạc nhẹ quốc tế. Tôi dán tai vào cái đài những sáng hôm đó, quên hết sự đời. Như là đang được trở về nhà, sống đời bình thường. Như là sáng Chủ nhật đạp xe trên phố vui. Dẫu phố vui của chúng tôi thời bao cấp lúc đó cũng đang đói. Trước khi đi bộ đội, tiêu chuẩn học sinh trung học như tôi nhà nước cấp cho 17 kg lương thực cả gạo lẫn mỳ sợi trong sổ. Đấy là còn được ưu tiên vì đang tuổi lớn, là tương lai đất nước! Chứ còn bác sỹ giáo viên, loại “thượng tầng kiến trúc” như bố mẹ tôi mỗi tháng có 13 ký chẵn. Vào lính chiến tôi mới được ăn gạo không, còn lúc huấn luyện vẫn phải ăn kèm ngô, bo bo rát mồm. Âm nhạc và ca khúc bao giờ cũng đưa ta vào một thế giới khác, không buồn bã, lạnh lùng và lắm muỗi như cái mùa mưa chó chết này!

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Buổi tối hôm chính quyền phum ra mắt, dân tổ chức múa lăm thôn. Trên khoảng đất rộng giữa phum, từ chập tối, tiếng trống đã vang lên bập bùng. Rìa sân, ba chú nhỏ xếp bằng tròn trên nền đất ngồi vỗ trống. Sau lưng bọn nó là cái giá tre móc đầy các ống thốt nốt chua. Những chiếc trống dài chừng 40 cm, tiện hơi thắt ở đoạn giữa. Một đầu bịt da trăn, một đầu hở để có thể xòe bàn tay bịt hơi vỗ, điều chỉnh sắc độ. Tiếng trống lúc đầu còn rời rạc, nhưng càng về sau càng thôi thúc. Nào! Hai bước tiến, một bước lùi lại. Thế! Đúng rồi…!

Các cháu nhỏ hồn nhiên nhất, mình trần đen sạm, xương sườn phơi ra dưới ánh lửa, nhập vòng bằng những bước linh hoạt đầy nhạc cảm. Cứ như thể chúng nó đã biết múa từ trong bụng mẹ. Ngập ngừng đôi chút, các chị, các em cũng bắt đầu bước vào. Những bước vũ thật uyển chuyển, những cử động thật nhịp nhàng. Dân bạn lành và hồn hậu trong điệu vũ đầy bản sắc. Lúa chưa chín nên nhiều nhà đói. Có khi bữa chiều phải ăn cháo rau. Có nhà nướng trái thốt nốt, nạo bột vàng ra trộn với bột gạo (gạo do ban cứu đói sư đoàn 9 cấp) làm bánh qua bữa. Tuy vậy nghe tiếng trống chạ tình tinh là ngứa ngáy ngồi nhà không yên. Trong cái đám đang múa kia có thể có những người đã từng bắn vào tụi tôi. Nhưng bây giờ thì thôi, quên hết! Qua Monkhi monkhi lại đến Oh svai chănti, Ọp or xato, Sari kakeo, Soong êm khiêuchây, M’hong…Tụi trẻ con dạy bộ đội Việt Nam hát và vỗ trống. “Mon khi mon khi choáng vạ ly rom xen xà bai” thì chúng tôi nhái thành “Mon tia mon tia phức muôi ly ót che savưng” (Gà vịt gà vịt, uống một ly không khi nào say). Các cô gái cười ngặt nghẽo: Àh ơi…Alabo dzô…! (…Đồ phải gió này!)

Càng về khuya tiết tấu càng gấp gáp. Tiếng trống tan trong ánh lửa, trở thành một chất men thôi thúc xóa nhòa mọi khoảng cách. Ai mệt lại ra ừng ực ngụm nước thốt nốt chua cho tăng độ phê. Dù chỉ hát chay trống chay, không có đàn thuyền hay tăng âm, nhưng sóng sánh, đắm cuốn dập dờn. Lính Việt cũng đã vào vòng từ lúc nào. Ông trưởng phum ngồi vỗ trống thay cho mấy cháu, nhe răng cười trắng lóa. Nghe đồn lão này phải chăm sóc cho đàn bà toàn phum nên người cứ quắt lại, chỉ dòm thấy mỗi đôi mắt. Cả phum Chayrum phần lớn là gái góa (mêmai), gia đình đã tan nát hay thất lạc trong chiến tranh. Nhưng trong đêm múa samakhi ấy, khổ đau đói khát dường như không tồn tại. Những gương mặt thoắt sáng thoắt tối giấu trong ánh lửa. Những cánh tay trần uốn cong, những cái lắc hông mềm mại, những đụng chạm cố tình…Khi ngẩng mặt, lúc cúi đầu nhè nhẹ, gái góa nói bằng mắt, liếc trong tiết tấu. Phút phiêu thăng ấy thì mêmai côn bây còn nguy hiểm hơn cả gái mười tám.

Mấy hôm sau, lão trưởng phum tạt vào chỗ chúng tôi cho nước thốt nốt. Hắn tinh quái, nhại tiếng Campuchia nửa mùa của anh Ky, bảo rằng sau này nhân khẩu trong phum tăng, nếu cái chia chuôn Cam pu chia tui tui nào so so thì bắt bộ đội Việt nam nuôi. Còn kh’mau kh’mau thì lão ấy nhận nuôi rồi cười hô hố. Anh Ky đẹp trai tính hiền, chỉ ngồi cười trừ. Thực tình chúng tôi quý thằng cha này, cũng như hòa đồng với dân các phum trong địa bàn. Cái tình cảm yêu mến rất tự nhiên, không cần theo những điều hướng dẫn cứng nhắc của ban Dân vận
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Mùa mưa năm 1979, đơn vị chúng tôi chủ yếu hoạt động quanh khu vực thị trấn Pon ley này. Sau một mùa khô ác liệt, hành quân dài đằng đẵng, đây là thời gian chùng lại. Địch tan rã chưa hồi phục hoạt động được. Mưa ngăn trở các hoạt động tác chiến. Thỉnh thoảng có lệnh đi truy quét nhưng nhiều cũng chỉ mang 3 ngày gạo. Và cũng chỉ tiểu đoàn thiếu đi, còn C4 hỏa lực không đi, thường ở lại thị trấn cùng sở chỉ huy nhẹ.

Những lần hành quân như thế, chúng tôi chui rúc vào rừng ven tay trái lộ 5, đoạn giữa Pon ley và thị trấn Kra ko. Rừng vùng ven biển Hồ cây dày nhưng toàn cây nhỏ. Có những nơi cây bé quá, nghỉ đêm không mắc võng được, phải trải nilon nằm đất. Cây dày nên có người rẽ đi là để lại dấu vết ngay. Khi gặp những lối đi như thế là chúng tôi nằm lại đón lõng. Đêm phục thì tỉnh gác, nhưng buổi trưa thì mắt như có bọ ngủ chui vào. Một lần phục địch, đang nằm ngủ trưa thì có hai thằng Pốt cắt ngang xộc vào giữa đội hình C1. Thằng Dụ Hải Hưng đang mơ màng chợt tỉnh ra, lăn xuống võng chụp khẩu RPD. Nhưng trước mũi khẩu trung liên là võng thằng Tám khỏe, lúc này vẫn đang khò khò nên vướng, nó không bắn được. Hai thằng Pốt kia cũng giật mình, quay ngoắt bỏ chạy luôn, không kịp tháo súng khỏi vai. Thấy tiếng la ú ớ, chúng tôi choàng dậy. Nghe nó thuật lại thì ngẩn ra nhìn nhau. Không bên nào nổ được một phát súng. Nói thì lâu nhưng tất cả chỉ xảy ra trong chục giây. Anh Chính C trưởng cũng đang ngủ lịm, khi dậy mới nghe thủng chuyện. Chính tréc trợn mắt, bảo bọn tôi cấm báo tiểu đoàn, nếu không muốn nằm đây dầm mưa thêm ba ngày nữa. Tất nhiên là chúng tôi tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên. Giấc ngủ trưa mùa mưa thường nặng và rất sâu. Những đứa bị giấc ngủ trưa nhấn chìm, không cưỡng lại được, vừa thoáng thấy đang nói đã phèo nước dãi trên võng mà chưa sốt lần nào thì coi chừng, chuẩn bị sốt rét ác tính.

Điều nhớ nữa là ở khu rừng này có nhiều cây gì thấy trái lớn như lựu đạn. Trái nó bóng loáng màu vàng xanh trông hấp dẫn. Lão Ky dừng lại chọc, đưa tôi một trái, bảo mày biết quả gì không? Tôi nếm thử nhăn mặt, bảo quả măng cụt dại làm anh ấy cười ngất. Lần đầu tiên biết đến quả bứa chín chua ngọt trong cái khu rừng còi này. Ăn bứa cũng dễ gây sốt, ăn dâu da đất cũng dễ gây sốt, ăn măng cũng hại máu…Chúng tôi biết ăn gì trong cái mùa mưa sốt rét này? Ngày nào cũng mưa, triền miên xối xả. Buổi sáng trời còn loe nắng, nhưng độ hai, ba giờ chiều là mây đen kéo kín chân trời. Gió vùng trống như ngựa lồng cuốn theo những cơn mưa trắng trời trắng đất. Tấm nilon lính chỉ khoác lên mình cho chiếu lệ và ngăn gió quất thôi chứ nhằm nhò gì! Áo quần hầu như lúc nào cũng ẩm ướt, lại trộn lẫn mồ hôi, bùn đất lúc hành quân tỏa ra cái mùi chua chua thật khó chịu. Quân nhu phát những tấm tăng QK7 có tám tai, màu xanh nõn chuối và mỏng dính. Gió giật một lúc là bung tai hoặc rách hết. Chúng tôi lấy dây điện thoại hoặc dây rừng buộc túm lại những góc đứt, chằng đụp vào vấu cây. Tăng thiếu hay rách quá, có khi phải nằm chung. Tức là hai đứa mắc võng cùng một chỗ, thằng trên thằng dưới như kiểu giường tầng của sinh viên nội trú. Một tấm tăng lành che chung. Còn tấm tăng rách kia buộc che hướng gió tạt. Cứ thế mưa rừng dạt dào lóc bóc qua đêm…

Ở phum Chùa tiểu đoàn, thằng Luân liên lạc của anh Sơn "big" một chút nữa thì thành liệt sỹ vì con trâu điên. Thằng này to vật, rất khoái súng đạn, đánh đấm. Sau khi thu kho súng địch trong Ăm leng thì nó biến thành cái kho súng di động luôn. Ngoài khẩu đại liên M-30 vác vai, trong bồng nó còn ém một khẩu ru lô 6 viên ổ quay. Một lần gần trưa, nghe tiếng súng lẻ ngoài cánh đồng, chúng tôi ngoảnh cổ nhìn ra. Thằng Luân, trong tay cầm khẩu ru lô, không hiểu sao đang bị một con trâu mộng đuổi theo sát lưng. Trên thân con trâu thấy máu loang từng đám. Nó đã bị thương, đang điên lên đuổi thằng Luân sát gót. Thằng này cũng khôn, cứ cái mũi con trâu hồng hộc gí gần sát lưng là nó lại đột ngột đổi hướng. Con trâu lại lỡ đà, khoảng cách lại giãn ra được một chút. Tranh thủ mỗi lần con trâu lấy lại hướng, nó lại vung khẩu ru lô lên vảy bọp đại một cái vào con trâu. Quá bằng gãi ghẻ cho nó! Nó càng điên lên vì mùi thuốc súng! Súng đã hết đạn, thằng này quăng luôn, cố chỉnh hướng chạy về nhà sàn tiểu đoàn. Anh em chúng tôi xách súng chạy ào ra, thót tim theo từng bước chạy đuối dần của nó trên ruộng thụt. Người với trâu cứ luẩn quẩn chữ chi. Bốn năm nòng súng rê theo nhưng chưa dám bắn, sợ thằng Luân phải đạn. Cả người và vật đã đuối sức, vật vờ loạng choạng. Cuối cùng, gần về hướng chúng tôi thì hai mục tiêu cũng đã tách ra một khoảng. Bốn năm khẩu AK cùng nổ đồng loạt. Con trâu sựng lại, từ từ lật nghiêng kềnh ra. Mũi nó sầu bọt trắng xoá, đôi mắt trợn đỏ như hai miếng tiết. Còn thằng Luân chạy leo lên được vài bậc thang nhà sàn thì gục tại chỗ, ngất xỉu, lại lăn xuống đất. Chí đen sốc nó lên sàn. Quân y lập tức tiêm trợ lực, hô hấp nhân tạo mãi mới tỉnh. Sau vụ đó, thằng này ốm luôn mấy ngày liền. Ngủ mê, mồm cứ lảm nhảm như thằng dở người…
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tất nhiên con trâu chết thịt chia tất vì tội dám húc bộ đội. Thông tin gọi xuống các đại đội mỗi C làm một miếng. Thời gian này chẳng thấy thằng địch nào. Không có tác chiến đụng độ lớn nên không có “đồ cổ”, không có trâu bò, gà qué chết. Hơn nữa, bắt đầu có chính quyền bạn nên không kiếm ăn cải thiện khơi khơi được nữa. Gạo hụt nhiều, bây giờ không phát xuống trung đội, quân nhu tiểu đoàn quản lý luôn nên không có gì đổi rau, cá. Đến bữa thì lên anh nuôi lấy cơm. Đêm có tí đường thốt nốt lên xin Chí đen ít gạo nấu chè nói rát mồm may hắn cho nửa ca. Thực phẩm chỉ trông chờ quân nhu mang từ nước nhà sang. Chủ yếu là cá mắm đựng trong các bao dứa hôi rình. Cá khô quân nhu cũng quản lý nốt. Anh nuôi nó chặt cá ra thành từng miếng nhỏ nấu với me. Thường là con mắm mục tan ra khi nấu, thành thứ nước sền sệt nửa chua nửa mặn. Nhưng dưới các đại đội chúng nó vẫn trích gạo đổi cá tươi chén đều. Đôi khi thèm quá, tôi lội bộ xuống đại đội 1 xin bữa phủ phê rồi về.

Đội công tác quân đoàn xuống tiểu đoàn 4 “ba cùng” cũng ăn uống như lính chiến. Thỉnh thoảng lại có lệnh báo động hành quân chiến đấu, song đi đến một quãng rừng nào đó là có lệnh hạ đồ, kiểm tra quân tư trang xem những ai còn vàng giấu trong trận đuổi Tà Mốc hồi tháng 3 không tự giác đem nộp. Tổ công tác còn tháo từng viên đạn trong băng của những đứa trong diện nghi vấn, tung tung trên tay xem viên nặng viên nhẹ. Cũng lòi ra được một số trường hợp nhưng quân pháp chỉ thu mà không kỷ luật gì. Một số thằng tinh quái vẫn giấu được chút vốn còm do phân tán cho đồng hương đồng khói. Kiểm tra xong lại lộn về thị trấn như đi tác chiến thật. Vì những vụ kiểm tra này mà chúng tôi được nằm ở Ponley khá lâu.

Dân ở đây bị địch lùa, chủ yếu mới ở trong núi URăng ra, bắt đầu gây dựng một cuộc sống mới nên nghèo xơ xác. Đến công cụ lao động còn thiếu, gà heo cũng còn đang xin giống gây đàn nói gì đến chó. Tiểu đoàn thì cũng ăn chờ ở tạm, chưa đến thời xây cứ lâu dài nên cũng được chăng hay chớ. Đúng là thời kỳ “quá độ”. Ở cái bờ suối 7 thằng Pốt bị diệt hôm nọ, dân họ trồng một ruộng cà *** dê trái còn non. Thèm rau nên cứ sẩm sẩm tối là tôi lại mò ra đó hái trộm vài trái, chùi sơ xịa vào vạt áo rồi nhai sống rau ráu. Bấy giờ cũng chưa có rượu, không có khái niệm “ đô tức sara” dân nấu, bởi gạo ăn còn không có lấy gì ra nấu rượu. Rượu hiếm, thảng hoặc lắm mới có chuyến xe sư đoàn xuống có một vài bi đông do các anh cán bộ gửi tận bên nước mua sang. Cái thời của mùa khô trù phú đồng bằng, của những chai Napoléon sương mù đã xa lâu lắm rồi. Lính bây giờ thủy chung như nhất với nước thốt nốt chua. Cái mùi chua thủm, tê tê khi rút đám lá bịt miệng ống vẫn thoảng qua đâu đây. Những con ong say chết bồng bềnh trong đám bọt sầu men trắng đục. Một vài con khác khệnh khạng lê cái bụng đẫm nước trên thành ống khô, rũ cánh ươm ướm một lát mới biết là cần phải bay. Nhưng bốc lên ngoằn nghoèo quãng ngắn rồi bỗng rơi cái bộp đứ đừ trên đất. Thảo nào bọn sáo chỉ thích rình cạnh ống treo, thấy ong say là đớp. Ra là cái giống côn trùng siêng năng kia cũng thích nhậu thì trách gì những thằng lính buồn.

Nhiều đứa bị thương nhẹ, đi viện từ hồi đánh nhau biên giới bây giờ mới về đơn vị. Chúng nó kể chuyện bỏ viện, đi mánh mung, mang giấy cuốn thuốc, kim may, khóa kéo về Gò Dầu, về Sài Gòn bán. Rồi chuyện ăn nhậu, cà phê, chơi gái… Mà toàn dân tỉnh lẻ lau lách được mới giỏi lạ. Tôi cũng thèm được như chúng nó, mong dính thương phần mềm, như thằng Hiệp híp chẳng hạn. Bị thương nhẹ thôi, chứ đừng bị nặng, và nhất là đừng có hy sinh! Anh Bình bọ kể chuyện hồi đánh nhau ở cầu Prasaut cứ mỗi lần nghe cối tám cối sáu nó tong đề pa là anh Quyến khợp lại giơ tay phải lên khỏi hố cá nhân như xin phát biểu ý kiến để mong trúng mánh (anh ấy thuận tay trái). Quả cối nổ xong lại hạ tay xuống. Cối nó bắn dày nên anh ấy cứ thế đều đặn giơ lên hạ xuống liên tằng như tập thể dục. Tôi hỏi tại sao không giơ chân cho nó to, dễ trúng thì anh ấy bảo nếu què chân, vỡ trận mày có chạy được không hả thằng ngu? Bây giờ địch không còn cối mà thụt nữa. Nhưng tôi vẫn ước tôi bị thương nhẹ, được đi viện, được nghỉ mấy tháng và sẽ trốn về nhà chơi cho đỡ nhớ. Mánh mung buôn bán như bọn nó thì tôi không có thớ, như anh Nhương bảo mày có mà buôn *** bán cho chó. Tôi chỉ muốn về nhà thôi, và trên đường về thì ghé qua Sài Gòn để uống một ly cà phê muộn màng, để có cái mà kể. Vì trong một lá thư trước, tôi đã trót viết cho bạn gái rằng đã từng được đi qua thành phố Sài Gòn. Cà phê Sài Gòn nhạt hoét và dở ẹc. Nhưng uống một ly thì có thể ngồi suốt tối nhâm nhi trà đá mà không ai đuổi. Là tôi cứ nói theo các anh lính cũ kể chuyện từng trải như thế. Đã trót dối láo rồi, thì đành phải dối láo cho trót.
 

Dân Nghệ

Xe tăng
Biển số
OF-57918
Ngày cấp bằng
28/2/10
Số km
1,078
Động cơ
454,880 Mã lực
Nơi ở
Nơi có đặc sản: Cá Gỗ
Chuyện này em đọc bên QSVN lâu rồi nhưng bản chỉnh sửa này đầy đủ và hay hơn nhiều, cảm ơn bác chủ thớt.:)
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Cuối tháng chín năm 79, trung đoàn tôi hoạt động ở khoảng giữa Kra Ko và Ponley. Tiểu đoàn 4 truy quét địch phía tây đường 5. Có khi sục vào sát chân sườn phía đông núi Tà Đạt nằm kẹp giữa đường 5 và đường sắt. Cũng giống như ta hồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ - Kh’mer Đỏ cũng triển khai trồng trọt nương rẫy, giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ. Đơn vị càn rừng hôm ấy phát hiện trong hốc một cây dầu lớn, lửa đốt cho dầu ra còn đang cháy. Vậy là vùng rừng này có người ở. Chúng tôi lặng lẽ bám dần lên đến một khoảnh rừng thưa. Một nương sắn rộng hiện ra, cây mới cao gần ngang tầm ngực. Hai mũi khép vào, chuẩn bị xung phong. Trong khi C1, C2 đang vận động đuổi theo toán địch hủi, la hét rầm trời (có cả phụ nữ chạy bán sới, sa rông áo xống te tua xơ mướp), tôi và bọn tiểu đoàn bộ thấy bên tay trái có một rẫy ngô đang ra bắp non, trồng lẫn với cà cạnh cái lán nhỏ. Bọn đi sau chúng tôi rẽ ngang ngay lập tức, xô đến lán kiếm đồ. Thấy hẫng hực một cái ! Ngã sấp mặt, mồm vập vào rễ cây giập cả môi, tôi vẫn kịp ôm cái gốc cây đằng trước để khỏi bị tụt xuống. Thằng Phụng với anh Ky chạy đến lôi lên. Một mũi chông tre xuyên rìa gót, chọc thẳng vào xương mắt cá rồi gãy gập tại đó. Chúng nó rút mũi chông gãy ra, rửa qua quấn băng chặt lại, nhưng chưa đến mức phải ga rô. Lúc ấy không thấy đau lắm, tại chỗ đó chỉ thấy nó giật giật tức tức một chút. Chống gậy vẫn đi được chứ không cần cáng. Định thần lại, nhìn xuống hố bây giờ mới thấy kinh. Toàn phân người nhoe nhoét quện lấy từng mũi chông tua tủa. May mà tôi đã bước sang bên kia thành hố, bám kịp cái gốc cây, chứ còn rơi hẳn xuống, chưa nói dính bao nhiêu mũi, chỉ cần dầm mình trong cái hố phân đấy cũng đủ ốm ba tháng. Lính Pốt nó dùng vũ khí sinh học tự nghiên cứu, tự sản xuất ghê quá!

Thằng Quỳnh “xe lôi” và thằng Thống truyền đạt võng tôi về phía sau. Tôi nhăn nhó mặc dù không thấy đau lắm. Đi được một quãng ngắn, chúng nó đặt phịch võng xuống bảo thôi cố mà tự đi đi ông nội, bọn tao mệt rồi! Nhiều đứa thấy có thương binh là tự nhận nhiệm vụ tải thương về hậu cứ, mặc dù cóc phải lính vận tải. Đi một thôi đường, ra đến đường bò lớn gần lộ 5, gặp xe bò của dân lộc cộc đi rẫy về, chúng nó tống tôi lên xe rồi theo đi luôn về cứ. Đến cứ Chùa tạm thời của tiểu đoàn ở gần thị trấn Ponley, hai đứa rẽ vào rồi gửi tôi theo xe bò về trạm phẫu K.23 của trung đoàn.

Lòng mừng khấp khởi từ khi trúng mánh. Nhưng khi còn lại một mình giữa đám dân tôi mới nhận ra tình thế của mình. Cả đoàn xe chừng hơn chục chiếc vẫn lọc cọc chậm rãi lăn bánh trên đường. Các lão nông dân bạn đen trũi, kẻ ngồi trên xe im lặng rít thuốc rê, người vác dao quắm lừ lừ đi bộ. Từ cứ tiểu đoàn đến trạm phẫu khoảng 1,2 km, hai bên cũng toàn rừng thưa. Nhớ lại chuyện thằng lính B3 đi xe đạp bị chém bay đầu mấy tháng trước trên đường ra Bâmnak. Tôi không dám nằm nữa mà ngồi nhỏm dậy trên xe. Nỗi sợ làm cảm giác đau dưới chân tan biến. Dưới gót, máu lại thấm qua lớp băng chảy nhều nhệu. Tôi mặc kệ, mải nhìn quanh quất kiếm cái gì phòng thân hoặc ước lượng đường chạy khi có biến. Mà làm gì có cái gì? Chân cẳng thế này chạy đi đâu? Thấy tôi máu chảy nhiều và không chịu nằm, mấy người đàn ông đi bộ vác dao quắm xúm lại. Thôi lần này mình tong rồi! Lúc đó tôi choáng thực sự. Hoa hết cả mắt nhưng vẫn còn kịp thấy hai người quay lại chiếc xe cuối rút một cây tầm vông rồi trở lại. Một người tháo chiếc võng nilon đen đeo ở thắt lưng (đúng loại võng địch hay dùng) buộc vào cây tầm vông làm đòn khiêng. Họ đỡ tôi sang võng rồi rẽ cáng thẳng đến trạm phẫu. Khi nhìn thấy mấy thằng lính thông tin C20 trung đoàn bộ đi nối dây trên đường, tôi mới dám thở phào! Thì ra thấy tôi ngồi dậy, mặt thì tái mét, họ tưởng xe xóc làm tôi đau nên mới chuyển phương tiện cho êm. Đến nơi, giao tôi cho quân y xong, người đàn ông còn nhe răng cười với tôi rồi đi giặt máu dính vào cái võng đen. Một cái võng nilon hồi đó đổi được một chỉ vàng.

Thời gian nằm ở K.23 là khoảng nghỉ ngơi thật dễ chịu. Ở đây toàn những thằng bị thương nhẹ, bị sốt rét chưa đến mức phải chuyển lên quân y tuyến trên. Sau khi điều trị hơn chục ngày, vết thương của tôi đã dần khép miệng và có thể đi lại như bình thường. Ở chỗ mũi tre nó chọc vào giờ xuất hiện một cái lỗ thịt. Nghe kinh nghiệm nhiều thằng chúng nó xui, là lấy ruột pin thối hoặc xà phòng nhét vào thì vết thương nó lại loét miệng, sẽ được nằm lâu hơn hay chuyển về viện hậu phương. Nghe thì thích nhưng tôi không có gan làm như thế, sợ nhỡ sâu quảng thì nó cắt chân. Cái lỗ nó đã khô miệng, không dùng băng, để thoáng cho chóng đầy thì buổi trưa ngủ tự nhiên thấy buồn buồn choi chói. Nhìn ra thì trong lỗ có hàng chục con bọ gì đó đen đen, nhỏ hơn đầu tăm nó châu vào mút thịt. Cái lỗ trở nên sạch hồng. Từ đó cứ dán miếng gạc thưa vào trước khi ngủ cho nó chắc

Anh em đại đội phẫu có một cây guitar còn khá tốt. Đúng là tuyến sau có khác! Hồi còn đi học ở nhà, giống như nhiều chàng trai Hà Nội hay Sài Gòn khác, tôi cũng khoái tập guitar. Trình độ còi nhưng cũng đủ chơi những bản nhạc thịnh hành thời ấy ở mức phổ thông. Cũng có thể so hợp âm đệm theo nhiều bài hát, thỉnh thoảng máu lên còn chêm vào một đoạn list học mót…Tự nhiên xuất hiện một “nhạc công” sạch nước cản tại đơn vị nên lính chuyên môn ở K.23 rất khoái. Cứ sau bữa cơm chiều là chúng nó xúm lại, pha một ấm trà thật se lưỡi rồi hát linh tinh. Hết nhạc Nga ra nhạc Trịnh. Sau nhạc trẻ lại lạng quạng bẻ sang nhạc “vàng”. Những bài hát truyền thống của quân ta như “Vì nhân dân quên mình” , “Tiến bước dưới quân kỳ” …chắc chỉ được hát chính thức khi hội họp. Còn những buổi sinh hoạt “văn hoá văn nghệ” như thế này thì nhạc “vàng” chiếm đa số. Mấy cha lính cũ thời trước 75 trên trung đoàn bộ là cả một kho tàng phong phú về thể loại nhạc này. Thằng em đệm cho anh bài “Xuân này con không về” , thằng em cho anh bài “Anh nằm xuống…” … “Thành phố buồn đi mày!” … Đôi khi mấy anh trợ lý chính trị bên ban 2 cũng sang bên phẫu chơi. Ngồi uống trà nghe lính tráng hát những bài như thế cũng chẳng nói năng gì. Thây kệ, hồn ai nấy giữ! Thế thì cứ hát! Cao trào nhất phải kể đến bài “Thư của lính”. Hai cái thìa nhôm được mang ra. “Nghệ sĩ” phụ trách bộ gõ kẹp đôi thìa giữa hai ngón tay, miết xuống mặt bàn. Tiếng phách giòn tan, hoạt như những bước claket điêu luyện. Ba bốn cái miệng gào lên: “Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo t’râyzi…Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây…Uh oa ùh oà…”.

- Dừng lại! Chúng bây hát bài gì lạ thế các em? Ai sáng tác?
- Báo cáo anh! Bài “Tình thư của lính” của nhạc sỹ Xuân Hồng ạ!
- Ừ! Ngon heng! Ta sáng tác thì được! Đừng có hát tầm bậy mấy bài lá xa cành anh xa em! Nghe hông!

Thủ trưởng chính trị vừa đi khỏi, cuộc vui lại tiếp tục. Hai con dê cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau, cả hai đều lăn tòm xuống…Nhưng may mà: “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua…”. Trường Sơn sớm nắng mưa chiều, anh đi nhớ chị Vân Kiều… ấy…to. Sau đây là bài Tiếng đàn ta lư: “Đi chiến trường, mùa khô năm 71. Vào trong Vinh, mới biết cấp trên đưa mình sang Lào. Hành quân bằng xe hơi…Hú…!”. Cứ thế! Hầu như các bài hát của các nhạc sĩ đều bị biên tập lại. Chắc để cho vừa với kích cỡ tâm hồn giản dị và tếu táo của người lính. Chiến trường ác liệt và nhọc nhằn, có vẻ các món ăn tinh thần nhẹ và vui được tiêu hoá nhanh hơn.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Sau hơn một tháng nằm viện, tôi trở về đơn vị. Đấy là đã được anh em trạm phẫu ưu tiên nghỉ ngơi thêm một tuần. Tiểu đoàn 4, trong thời gian tôi nằm viện vẫn đứng chân gần thị trấn Ponley. Tôi vừa về được một hôm là có lệnh hành quân ngay. Cứ như là đơn vị chỉ chờ mỗi tôi là lên đường. Lại vào ga Bâmnak, nhưng lần này không theo lộ 28, cũng chẳng theo lộ không tên qua phum “rừng thị”. Nhằm thẳng hướng dãy núi Tà Đạt, đơn vị cắt rừng tiến bước. Dãy núi này điểm cao nhất chỉ khoảng 400m, còn toàn bình độ 200, 300 nên vượt qua nó chẳng khó khăn gì. Địa bàn hoạt động quen thuộc đây rồi. Qua phum Chùa, phum Th’may, những cái công sự nổi của chúng tôi mấy tháng trước sệ xuống do mưa, chỉ còn những đống đất. Ván thành, kể cả các vách gỗ trên các nhà sàn trong phum đã biến đi đâu gần hết. Có thể là dân ngoài lộ 5 đánh xe bò vào lấy, cũng có thể là địch lấy. Những lốt xe bò rất mới lăn ngang lăn dọc ven rừng. Vào đến ga Bâmnak, nhìn thấy ngay cây cầu gỗ trên con lộ song song với đường sắt dã bị địch phá hủy hoàn toàn. Chúng nó đốt quãng giữa cho cháy sập xuống. Đại đội công binh 19 phải hì hụi mấy ngày liền mới làm xong một cái cầu tạm tại vị trí cũ. Cây cầu bây giờ đã được làm lại bằng bê tông, đúng vị trí cũ



Trong khi khắc phục nối liền giao thông, đại đội công binh này đã phát hiện và gỡ được rất nhiều mìn. Ban Tác chiến phổ biến xuống các đơn vị loại mìn kiểu mới của địch tên gọi là K.58. Mìn này có vỏ cấu tạo bằng chất dẻo để chống máy dò mìn. Hình dạng giống như một hộp nhựa vá ruột xe đạp. Chỉ cần một lực rất nhẹ tác dụng lên bề mặt là mìn phát nổ. Hơi nổ sẽ tuốt đi bàn chân vô tình dẫm phải. Nếu ga rô tốt, cấp cứu kịp thời thì cũng coi như đi đứt một giò. Ý tưởng của kẻ phát minh ra loại mìn này rất thâm độc. Nó làm cho người lính không chết, nhưng đương nhiên bị loại khỏi vòng chiến đấu. Khi trở về hậu phương có thể sẽ gây hoang mang, chán nản cho cộng đồng. Xã hội sẽ phải gánh thêm cái gánh nặng vật chất lẫn tâm lý ấy… Chúng tôi đặt tên cho loại mìn này là mìn “xin một chân!”.

Bên tiểu đoàn 5 đã có hai trường hợp dính phải loại mìn này. Đã có tư tưởng ngại đi đầu vì sợ dính mìn. Các đại đội thì không có chuyện đó, chứ dưới các trung đội bắt đầu tị nạnh nhau về việc đi đầu đi cuối. Một hai lần được chỉ định đi trước thì không sao chứ đến lần thứ ba thể nào trung đội đó cũng thắc mắc thẳng thừng rằng tại sao đại đội cứ “gí” trung đội em thế? Biết là quân lệnh như sơn, nhưng dần dần cán bộ đại đội cũng phải sử dụng chính sách xoay vòng. Còn lính ta thằng đi sau cố đặt bàn chân vào vết chân thằng đi trước. “Sao y bản chính không có đùng rầm!” là một câu nói vui phổ biến thời đó, nhưng nó cũng thể hiện tư tưởng ngại mìn địch trong bộ đội.

Để tránh mìn, đơn vị hành quân truy quét thường phải né đường bò, cắt rừng đến mục tiêu quy định. Nhiều thằng đi đầu một lúc, thấy quãng nào nghi nghi liền đứng lại tạt vào bụi mặc dù không mót ***. Thằng đi sau kế bên vượt qua một tẹo rồi cũng dừng lại làm cái công việc y hệt. Dần dần cả tiểu đội, trung đội thực hành bài “*** cuốn chiếu”. Đêm đông đại đội đốt đèn đi đâu đấy? Đi *** đây, đánh đổ đèn, đụng đồn địch, đại đội *** *** được. Câu đọc vui toàn vần Đ khá đúng trong trường hợp này. Anh Lượng già lính C3 D4 đi cùng đoàn 78, hiện làm Công ty truyền tải điện 4 Đông Anh, kể với tôi là hồi đó tao lúc nào trong túi cũng có cái gai tre. Đi càn rừng, thấy chỗ nào nhột bụng là lẳng lặng thò tay vào túi lấy cái gai ra giắt vào giày. Sau đó giả vờ dừng lại, cúi xuống nhể, nhường cho mấy thằng em dại lên trước. Giờ gặp nhau, nhậu vào nghe lão giãi bày chuyện ngày xưa thì chúng tôi quay sang chửi thậm tệ. Anh Lượng già mếu máo, nhe hàm răng bàn cuốc khói ám, nói chúng mày thông cảm. Hồi đó tao còn một mẹ, hai con, nhà ba gian mưa gió đã mòn. Chúng mày chưa vướng bận gì, chết nó cũng nhẹ. Tao thương các con tao còn bé dại quá, nhỡ “đùng rầm”, chết cũng không nhắm mắt được.

Tốc độ hành quân chậm, nhiều lần Chính “tréc” đại đội trưởng phát khùng, cứ băng băng vượt trước đội hình đại đội 1. Mặt mũi cứ hầm hầm không thèm nói câu nào. Các trung đội và anh em thấy thế cũng ngượng nên cố gắng hơn.

Đường vào ga Bamnak



Đại đội 1 đặt chỉ huy sở ở căn nhà gác ghi đường sắt đầu ga. Ban ngày bung đội hình đi sục từ sáng sớm, ban đêm lại co về. Mé trong núi, đôi lúc nghe tiếng mìn nổ vọng lại. Có thể là thú rừng vướng mìn địch cài. Tôi mới đi viện về nên anh em cũng ưu tiên cho được nghỉ ngơi. Mà truy quét ở cấp đại đội thì bọn thằng Túy, thằng Ban trố 2W nó phải đi, chứ tôi với với anh Ky chỉ có nằm ôm cái điện thoại ngủ suốt ngày cũng được. Trời đang chuyển mùa. Mưa nhỏ hơn và thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng. Gần sớm thức giấc, còn nửa mơ nửa tỉnh, nghe đại đội lịch kịch súng đạn trở dậy đi càn. Còn mình thì kéo cái tấm đắp trùm qua đầu, co mình trên võng. Ngoài trời đang mưa lắc rắc…Cái cảm giác được nghỉ trong khi những người khác vẫn phải làm việc thực thà mà nói cũng dễ chịu…Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm. Chẳng còn cán bộ lẫn đám bậu xậu đại đội nên muốn làm gì thì làm…Đây là tấm hình chụp chỗ đóng quân năm xưa. Trạm bẻ ghi trở lại tìm nhưng không thấy



Cứ còn lại mấy thằng ốm dở, thằng văn thư, hai thằng anh nuôi. Ngủ chán thì vác súng đi loanh quanh. Chúng tôi tìm được một đoạn suối rong nước, chỗ đại đội 3 lập cứ về sau này. Nước ở đây chảy chậm. Cả nhóm bắt tay ngay vào việc ruốc cá. Cái trò này là do mấy ông lính dân tộc đầu têu chứ tôi thì biết gì? Tôi thường lỉnh các công việc chung. Anh Đài chính trị viên đại đội 3 có lần cáu, chửi tôi lười hủi như chó, loại mày chỉ thích bắn AK qua cửa kính. Nhưng bắt cá là một trò rất khoái. Thôi thì cứ chúng nó sai làm gì thì làm nấy. Cành cây và đất lấp ngay dòng chảy ở chỗ lòng suối hẹp nhất. Lúc này mé trên “đập”, nước chỉ chày nho nhỏ do bị chặn ứ. Chúng tôi mang hàng bó cây “say” - một loại cây rừng có vỏ nhiều nhựa màu đỏ, đập vào đá cho xơ ra. Hai thằng đập, rũ trên thượng nguồn, vài đứa mang xơ vỏ và cả lá loại cây đó vò nát, khỏa đều khắp. Một lát sau, cá bị say bắt đầu ngoi lên lờ đờ ngáp. Cá ngựa là yếu nhất, gần như ngoi ngay lập tức. Giống cá này trông như con cá chép. Đuôi cũng đỏ như thế nhưng nhỏ hơn, mình thuôn và tròn hơn và không có đôi râu. Tiếp đến là loại cá giống cá mè vinh đuôi vàng, nhưng mỏng thân và nhỏ hơn. Cá chốt râu ria lờ phờ ngoe nguẩy trên mặt nước.

Trên dòng suối năm xưa



Những con yếu thì không nói làm gì. Chỉ việc bụm tay hất lên trên bờ. Còn những con to và còn khỏe thì chúng tôi lấy cây nhè đầu mà đập rồi vớt. Cá lăng, cá kết (giống cá thác lác), cá bò bị say luồn ra khỏi hang trú ngụ. Vây ngạnh vây lưng duỗi ra đờ đẫn. cứng đơ rất nguy hiểm. Lúc này phải thật khéo, lội suối bao giờ cũng phải đưa ngón chân xuống trước để thăm dò chỗ đặt bàn chân nếu không muốn ăn cả cái ngạnh trên kỳ lưng nó. Thủng chân vì ngạnh cá này thì sưng và phát sốt ngay. Trơn trơn, mềm mềm, dài dài đây rồi! Nào, từ từ luồn hai bàn tay xuống. Tránh cái vây ra. Và cả bộ râu đẹp của nó nữa! Thật nhẹ nhàng vừa phải tha thiết thôi, đẩy nó dần dần cặp bờ thoải. Đã thấy cái lưng cá bóng nhẫy. A lê hấp! Hất thẳng lên bờ. Có con cá lăng dài gần nửa mét. Con này tí về phải ăn ngay, không chiều chúng nó càn về chắc chẳng được miếng nào. Cá bò ngạt nước đổi màu vàng ươm hoặc loang lổ trông như màu sơn máy bay Mỹ. Lên bờ rồi mà răng vẫn nghiến èn ẹt nghe rất vui tai. Mỗi chuyến như thế bắt được cả chục ký cá là chuyện bình thường. Trên đường khiêng về tiện tay hái nắm lá giang hay lá bứa nữa là kể như đủ vị.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Thấm thoắt bấy giờ đã là những tháng cuối năm 1979. Trong năm đó, không kể hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, chỉ tính riêng quãng đường hành quân, đơn vị chúng tôi đã vượt quãng đường hàng ngàn cây số, chủ yếu là đi bộ…Đã vượt qua nhiều đồng ruộng sông núi, những đô thị ma ám, những nẻo rừng heo hút không một dấu chân người…Một ngày đàng, một sàng khôn. Một sàng khôn nhẫn nại đời người, đầy dần lên bằng những bước chân lầm bụi, những cái cáng đẫm máu, những đôi mắt dại vô biên nhìn trời không khép... Một sàng khôn gian lao hiểm họa, dạy con người cách tồn tại, cách vượt qua, cách buộc phải chiến thắng bản thân mình. Và cần nhất là phải biết vì nhau mà sống. Bởi cái thằng đào hố nằm bên cạnh mình nó có sống thì mình mới có thể sống được và ngược lại. Tôi không có ý coi nhẹ các mối quan hệ đẹp như tình bạn thời học trò, thời sinh viên, tình đồng nghiệp công sở, tình láng giềng phố thị…Nhưng thực sự chỉ có tình lính chiến là trải qua những biên độ ác liệt nhất nên nó thường bền chặt. Nó gắn với những thời gian khó nhất nên làm người ta nhớ lâu. Trong cuộc đời bạn đồng đội mình, thấy có đời mình trong đó. Vậy trách chi gì những thằng còn sống trở về, ngồi với nhau dăm ly rượu là chỉ rặt phun ra chuyện đơn vị, chuyện súng ống, chuyện gái gú mêmai…

Không quân trinh sát báo phát hiện căn cứ địch tại vùng núi phía đông bắc ga Th’Mei. Ga này nằm dưới ga Bâmnak 12 km về hướng Ph’nom Penh, nơi con lộ không tên cắt từ đường sắt ra thị trấn Ponley. Vùng núi này cũng thuộc hệ thống Urăng nhưng có độ cao thấp hơn. Trên các đỉnh tròn, tương đối bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ, địch phá rừng làm rẫy, xây dựng lán trại. Tham mưu trung đoàn gọi tên khu vực đó là cao điểm 701.

Lại lên đường! Tiểu đoàn vào phum Bal Tà hiên theo trục đường lớn từ mờ sớm, rồi tạt trái cắt rừng về hướng mục tiêu. Đi một thôi gần đến trưa thì đụng một đám sáu bảy thằng địch đói. Gọi là nửa địch nửa dân thì mới đúng vì tụi nó chỉ có 2 khẩu carbine và 2 phụ nữ. Nghe bộ binh nổ vài loạt tiểu liên roạt roạt đằng trước, lên đến nới đã thấy chết ráo rồi. Đơn vị hành quân tiếp thì thấy một thằng bé chừng 8 tuổi xanh rớt, đeo cái túi mìn từ đâu chui ra. Nó bỏ đám xác kia, đi theo bọn tôi. Thằng cu chắc đi cùng đám địch vừa bị ta diệt. Trong đó có khi có cả người thân của nó. Đi tác chiến, có về cứ đâu mà kèm nó được? Tình huống khó xử vì chẳng thằng nào dám xử. Anh Thào D phó máu lạnh thế mà cũng chỉ dám thúc bọn lính C1 mau giải quyết. Thấy nó yếu lắm nên ai cũng nghĩ nó sắp ngoẻo. Chẳng ai dám xuống tay. Chúng tôi bỏ nó đấy, đơn vị càng lúc càng đi như chạy...để trốn một đứa trẻ con. Tưởng đã thoát được, nào ngờ đến đầu chiều vừa ngồi nghỉ đã thấy nó lệnh khệnh mò đến đằng sau...Tất cả không ai nói gì. Lại tiếp tục hành quân...
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Càng vào đến chân cụm cao điểm 701, rừng càng rậm rạp và ẩm ướt. Đây chắc là dạng rừng mưa nhiệt đới, không phải rừng khộp. Trong những quãng rừng le, vắt nâu, vắt xanh quăng mình theo bước chúng tôi rào rào. Đi một lúc, thấy trầy trượt dưới chân. Cúi xuống nhìn thấy dép mình đã nhoe nhoét máu. Vén ống quần lên, ba bốn con vắt to kềnh no máu rời ra. Trong các loại hút máu người thì tôi kinh con này nhất. Cũng như mìn của địch vậy! Cái gì ta không biết, không phát hiện được thì lại càng đáng sợ. Sợ hơn cả đỉa trâu, đỉa hẹ đồng trũng ở Hà Nam thời huấn luyện. Đặt một cành le khô cho con vắt bám vào rồi quan sát. Nó lập tức biến thành một màu vàng cùng với cành khô đang cầm. Giác chân quặp chắc vào cái que. Còn cái đầu huơ đi huơ lại cuống quít đánh hơi người trông rất hung hãn. Tăm tối và háu ăn một cách kỳ dị, bị một nhát kéo cắt đôi người mà phần đầu vẫn bám chặt lấy cẳng chân thằng Thư quân y.

Qua được quãng rừng vắt ấy, tiểu đoàn dừng chân tại khoảng rừng thưa hơn, nơi có một vệt đường mòn cắt qua để chờ tiểu đoàn 5 lên kịp mũi hiệp đồng. Ngày hôm đó sẽ là một ngày bình thường nếu như không xảy ra chuyện có 5 tên địch nữ đi xồng xộc thẳng vào đội hình của đại đội 2. Lính ta phát hiện thì nó đã vào rất gần. Thậm chí vừa đi vừa nói chuyện rất to. Cho dù là địch đi chăng nữa thì phụ nữ vẫn có nhu cầu buôn chuyện. Đến khi cả năm đứa nhìn thấy mấy cái võng không của lính mình chăng tạm trong lúc nghỉ, đờ người ra định quay đầu chạy thì đã nghe tiếng hô bắt sống và những nòng súng chĩa xung quanh Đồ đạc phụ tùng trên người rơi lịch bịch xuống khi tay đưa lên trời. Kiểm tra quân tư trang thì thấy không có gì đặc biệt. Vài củ mì, vài quả bí non, võng, với mấy thứ đồ lặt vặt khác…hoàn toàn không có vũ khí. Lớc đay lơn! Xem có giấu gì trong cạp sà rông, trong áo không nào? Mấy thằng ba trợn càng khám kỹ thì các khuôn mặt tù binh càng giãn ra. Có tiếng nhí nhóe khi hiểu rằng cơ hội sống sót của bọn họ là khá lớn khi bị "khám" kỹ như thế này. Bọn tù binh hiểu đã gặp những con người bình thường, với các hành động bình thường chứ không phải gặp quân ác thú. Tù binh lập tức được đưa ngay về tiểu đoàn bộ. Cái vốn tiếng K bập bẹ của Bình “cháo” chỉ để hiểu được rằng các “chị ấy” thuộc một tổ tăng gia của địch. Đêm ấy, tiểu đoàn giao họ cho trung đội vận tải canh gác. Họ cũng căng võng ngủ như lính ta và hoàn toàn không bị trói.

Sớm hôm sau, tiếp tục hành quân, mang theo cả tù binh. Rừng thì chỗ nào chả giống chỗ nào? Nhưng khi đi được khoảng gần 4 tiếng đồng hồ vã mồ hôi hột, tôi thấy khu rừng này là lạ. Nó là lạ ở chỗ trông nó…quen quen (!). Hình như tiểu đoàn đã trở về đúng vị trí dừng chân đêm qua. Tôi đưa cái nhận xét này ra và anh Ky cũng đồng tình ngay lập tức. Anh Thào tiểu đoàn trưởng mắng át đi: “Mẹ chúng mày! Lệnh đi thì cứ biết đi! Kêu ca gì?”. Đang nghỉ giải lao, tôi quyết tìm ra chứng cứ chứng minh cho nhận xét của mình. Tất nhiên không phải chống lại anh Thào nhưng cái ý muốn biết mình đang ở đâu thôi thúc tôi lò dò tìm quanh. Đây rồi! Cái bếp anh nuôi đại đội 1 nấu cơm ban sáng lù lù cạnh cái gốc cây mục rành rành. Tôi kêu toáng lên và chúng nó đổ xô lại. Có đứa còn nhận ra mình vừa dẫm phải cái “hố mèo” của chính mình ban sáng. Không cái dại nào giống cái dại nào! Lập tức tôi ăn hai cái đá *** của ông Thào vì cái phát hiện vừa rồi. Bọn tù binh dường như cũng nhận ra tình thế. Chúng nó là ma xó vùng rừng này nên lạ gì! Đã thế lại còn bụm miệng cười khúc khích khiến ông Thào càng cáu tợn. Tiểu đoàn phó của tôi đánh nhau thì không thể chê được nhưng khoản tham mưu bản đồ có vấn đề. Sau hai chưởng mà anh ấy giành cho tôi, không thằng nào dám ý kiến gì nữa. Đúng là dắt dây theo giặc cái thì đen thế đấy!

Mà đúng là đen thật! Chiều tối, tiểu đoàn 5 đã đến điểm hẹn trên núi mà chúng tôi vẫn loanh quanh dưới chân. Cả một rừng dây mây giăng thành chắn mất lối lên. Còn con đường bò lớn vẽ trong bản đồ lúc nãy vẫn thấp thoáng bên cạnh (chúng tôi không dám đi trên đường) bây giờ tự nhiên mất tích. Lên sóng 2W nghe tiếng tiểu đoàn bạn rất rõ, chứng tỏ cự ly thật gần mà mãi vẫn chưa đến được vị trí hiệp đồng. Ông Phấn tham mưu trung đoàn khỏi dùng bảng mật danh, cứ cầm trực tiếp tổ hợp nói chuyện thẳng với anh Thào, hỏi rằng có thấy cái đỉnh núi nhọn độc lập nào bên tay trái không? Cho trinh sát cắt hướng 45 xem có gặp cái đìa nước nào không??? Có đến một tá câu hỏi, gấp hai lần như thế để hướng dẫn nhưng mò vẫn hoàn mò. Sọt sẹt một lúc thì gần hết pin, phải lắp lố pin dự trữ. Tối mù thế này thì trông thấy cái gì? Lại nói chuyện ban sáng. Anh Sơn trung đội trưởng trinh sát (không phải anh Sơn “big”. D trưởng đang đi viện) cũng là một tay kỳ cựu đi đầu đội hình. Địa bàn cầm tay, hướng cắt đúng, các vật chuẩn địa hình lần lượt xuất hiện như dự tính. Ấy thế mà đi cả buổi lại lộn về vị trí cũ. Điều này không giải thích được! Cứ như bị ma làm. Một con cú lớn đến giờ kiếm ăn, lừ lừ liệng qua đầu chúng tôi lặng phắc, không một tiếng động. Tướng với quân lúng túng như gà mắc tóc, lao xao hết cả lên. Trung đoàn sốt ruột không chờ nữa, lệnh tiểu đoàn nào đụng địch trước thì đánh ngay.

Tất cả bỗng giật mình vì tiếng súng 12,8 nổ. Đạn vạch đường, chớp B.40 nổ nhoang nhoáng. Khi thấy ánh đạn liền liền tiếng nổ là đã rất gần nhau. Tiểu đoàn 5 đã nổ súng. Chúng nó ở ngay trên núi, đỉnh đầu chúng tôi, hai đơn vị chỉ cách nhau chưa đầy một km. Một thằng ngu nào đó không chờ lệnh thống nhất qua thông tin, bắn ba phát đạn vạch đường lên núi bắt liên lạc. Do quá gần nhau nên bọn tiểu đoàn 5 tưởng chúng tôi là địch đánh từ dưới lên. Lập tức, hai khẩu 12,8 quay nòng bắn thốc xuống chân núi. Đạn chớp giần giật. Có những viên xuyên qua cây văng lung tung hình chữ chi, phụt lửa lằng ngoằng. Cũng may là sườn dốc, cha con chúi cả vào sát chân nên không sao. Tụi tôi hét lên như di nhưng mấy thằng điếc ấy đâu có nghe tiếng. Khẩu DK đại đội 4 đòi giá súng bắn “bắt liên lạc” lại đôi trái chắc chắn bọn trên núi nhận ra ngay. Được trung đoàn thông báo, bọn tiểu đoàn 5 thôi bắn xuống. Nhưng tiếng súng trên đỉnh núi vẫn loác đoác đến tối mịt.

Mọi vật trở nên rõ ràng sáng sủa trong ánh ban mai. Khi được mở đáp án thì bài tập nào cũng dễ. Nấu cơm sáng ăn xong, quay trở lại hướng đi hôm qua chừng nửa cây số, chúng tôi thoát qua được cánh rừng mây và bắt đầu leo lên. Một lối đi với nhiều tấm đá phiến vừa chân bước, như đường lên chùa. Mấy cô tù binh (bây giờ chẳng biết gọi họ thế nào) vác đạn và đội cối cho bọn vận tải khoác súng đi không. Họ không biết gánh nên tháo kẹp đòn cối ra, bó lại 4 trái, cuốn cái khăn kà ma rất khéo, đội ổ đạn trên đầu. Những đoạn dốc, thấy bị nó chổng mông vào mặt là bọn lính đi sau thò tay cấu. Vừa đi vừa chí chóe cứ như dân công hỏa tuyến thời kháng chiến. Anh Thành chính trị viên tiểu đoàn (thay anh Thưởng) trông thấy chướng mắt quá, gọi lính lại mắng nên chúng nó mới thôi làm trò. Đang leo thì mấy chị ấy dừng lại, bỏ “gánh” cối tạt vào bụi. Mấy đứa được giao nhiệm vụ trông coi tù binh không biết làm thế nào cũng đành phải rúc theo, sợ chúng nó chuồn mất. Khi tụi trông tù quay lại đội hình thì bị mấy cha lính cũ đã có vợ bắt miêu tả lại từng chi tiết, là trông “nó” như thế nào, kích cỡ ra sao, nằm ngang hay nằm dọc? Chuyện tầm bậy tầm bạ làm quên đi cái mệt…

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top