[Funland] Những hồi ức của CCB chiến trường K !

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Sáng hôm sau, trừ những đơn vị trực thuộc đóng quanh Sư đoàn bộ thì cán bộ chính trị tự túc phương tiện. Số còn lại lên tất thùng mấy chiếc xe tải, theo lộ 27 chạy vào ga Romea. Các trung đoàn bộ binh e1, e2, e3 đóng dọc đường sắt - như một vành đai chốt chặn, ngăn dãy núi URăng và đồng bằng ven biển Hồ. Trung đoàn 2 đóng xa nhất, tại ga Bamnak, chớm thuộc địa phận tỉnh Pursat.

Mới có một năm trời mà đã nhiều điều thay đổi trên đất nước này. Dân đã về sống quanh những phum dọc theo lộ 27. Đồng ruộng xanh lúa. Đường sắt đã bắt đầu hoạt động tuyến Ph’nom Penh – Battambang, nối liền thủ đô với thành phố miền biên viễn. Con đường này năm ngoái chúng tôi thọc vào giải vây cho tiểu đoàn 6. Đây trận địa pháo của trung đoàn 42 cũ. Các hầm pháo đã xập xệ, các chiến hào sụt đất cỏ phủ xanh um. Nhà ga Romea vẫn thế. Trên các bức tường, trên các thân cây keo cổ thụ vẫn lỗ chỗ vết đạn, tứa nhựa vàng quánh. Vài mảng tường thủng toang hoác do bị B.41 hoặc DKZ của Trung đoàn 1 tương vào trong trận tiến công đánh chiếm năm ngoái. Chóp ngọn núi thấp phía tây vẫn trọc tếch trên đỉnh vì bị pháo ta dội vào. Ở đấy, rừng vẫn chưa kịp tái sinh.

Một đoàn tàu chạy qua gần ga Bamnak. Núi thấp trong hình là vị trí tiểu đoàn 5 hồi đó. (hình sưu tầm)



Chỉ có mỗi điều khác là nhiều người quá. Dân nắm ngồi vạ vật chờ tàu đi buôn. Trong số đó rất nhiều phụ nữ nữa. Phải là những kẻ bạt mạng lắm mới có thể dám đi buôn trên tuyến đường sắt này vì địch vẫn đánh cắt, phục kích liên tục. Nhưng hàng tiêu dùng Thailand đang hút. Mấy năm trời cúi mặt xuống đất ruộng làm thuỷ lợi công xã, làm cỏ lúa…Lúc nào cũng chuẩn bị đón nhận một nhát cuốc gọi hồn đập vào gáy. Bây giờ tự do thoải mái quá! Hàng hoá của một thời thanh bình tràn ngập nên ai cũng háo hức muốn mua một chút gì đấy. Như là muốn sở hữu, muốn khẳng định cuộc sống mới của mình qua món hàng bé nhỏ cầm trên tay. Sướng nhé! Cứ vô tư đi!



(hình sưu tầm)

Giữa trưa thì tàu sầm sập đến từ phía xa. Tiếng còi tàu nước nào cũng giống nước nào. Nghe tiếng còi tàu hú lên, thấy dường như chiến cuộc đã trôi đi xa lắc. Những mẹt bánh, những ống thốt nốt được nhấc lên theo mấy mụ bán hàng lao ra phía đường sắt. Bị xua ra khỏi đám bã mía, đám lá bánh đầy ngộn trên sân ga, ruồi bay mịt mù. Cảm giác yên tâm trở lại. Thôi mình cố một vài năm nữa, hy vọng có ngày trở về nhà trên một chuyến tàu như thế này.

Có khoảng gần chục toa cũ nát xập xệ chật cứng người. Dân buôn ngồi cả trên nóc tàu. Chúng tôi nhảy đại lên một toa, kiếm cho mình một chỗ, ngồi phệt xuống sàn tàu. Mấy em, mấy chị đi buôn giạt ra, nhường thêm một khoảng nhỏ cho lính Việt. Trong đám đó để ý có một cô khá xinh. Gặp ánh mắt của tôi, em gái ấy vội lảng nhìn sang chỗ khác rồi kín đáo thu cái túi xách nhỏ vào trong lòng. Chắc trong đó em cất vàng lên chợ biên đổi hàng. Tôi thấy hơi chạnh lòng vì cái hành động cảnh giác ấy. Nhưng theo anh Lược, hành động đấy có lý do của nó. Tầu đã chạy từ tháng ba. Trong khoảng thời gian vừa rồi, trên những chuyến tàu ngược Battambang này, có những kẻ mặc quân phục bộ đội Việt Nam với đầy đủ súng ống. Đến một địa điểm thuận lợi nào đó, sau khi đã quan sát, đánh giá con mồi, chúng liền ra tay cướp sạch tiền, vàng của dân buôn trong những chuyến tàu ngược. Hành động mau lẹ xong xuôi, bọn cướp ấy nhanh chóng biến mất trong những khu rừng ven đường sắt sau những cú phi thân nhảy tàu điệu nghệ. Tôi nghiêng về giả thiết đấy là những thằng lính đào ngũ của quân ta hơn là địch đóng giả. Vì thủ đoạn như thế, những cú nhảy tàu “lá vàng rơi” như thế thì chỉ có dân Việt ta thôi. Dân buôn Ph’nom Penh nhiều nhà đã mất sạch vàng, sạt nghiệp trong những chuyến buôn đánh đu với tử thần như thế này. Nhưng vì lãi lớn quá, kiếm dễ quá nên người ta cứ lao vào như thiêu thân, bất chấp mạng sống. Có gan thì làm giàu!



(hình sưu tầm)

Khoảng 3h, chúng tôi xuống ga Bâmnak. Mấy anh em cán bộ tiểu đoàn 4 gom nhau lại cùng về đơn vị. Từ ga vào đến căn cứ tiểu đoàn 4 phum K’bal Tea heal mất 7 km. Tôi cứ xăm xăm rảo bước đi trước. Kẹp núi Pean Sa, chỗ ngủ chung với địch năm ngoái. Bây giờ là doanh trại của đại đội 3. Những ngôi nhà do lính ta dựng nằm thấp thoáng trong rừng dầu. Mái lợp gianh còn mới, vàng hươm. Đại đội này được bố trí phía sau, nằm chẹn giữa con đường từ trung đoàn bộ xuống tiểu đoàn 4. Qua khỏi đại đội 3 một đoạn, các anh ấy dẫn tôi tạt sang trái, qua phum hoang “nhà dài” theo đường mòn vào suối Damrey. Đội hình tiểu đoàn đóng dọc theo bờ suối. Khẩu DK .82 đại đội 4 nằm ở ngay khúc quanh đầu tiên. Chúng tôi vào sát tận công sự pháo cũng chẳng thấy ai hỏi han phát hiện gì. Điều này chứng tỏ tình hình cũng đã yên bình trở lại. Thôi thế là mừng rồi! Mấy anh em tạt vào lán DK ngồi uống nước nghỉ chân. Đây là vị trí “tiền tiêu” trên con đường giao thông giữa tiểu đoàn- trung đoàn. Như một cái trạm tiếp đón, ai đi qua cũng tạt vào làm hớp nước, điếu thuốc rê. Thằng Hùng lé nhà ở Ái mộ, Gia lâm đang nằm võng thấy tôi vùng dậy. Thằng này có ngón đàn bầu tuyệt hay, về sau được móc lên đội văn nghệ Sư đoàn. Tôi móc ba lô, để lại vài ba ấm chè, mấy điếu thuốc Tam Đảo gọi là chút quà quê miền Bắc rồi đi ngay.

Trở lại sân ga trung đoàn (Bamnak) cùng các bạn đồng đội 30 năm sau:



Đường trong đội hình quanh co theo bờ suối, nhưng được làm lan can dẫn hướng bằng những thân cây le nên rất dễ tìm. Cứ dừng chân mùa mưa tiểu đoàn đang trong thời kỳ củng cố nên khá khang trang. Các lối đi cỏ đã được dọn sạch. Tiếp một cái lán nữa. Đây là khẩu 12.8mm đại đội 4, nòng quay ra hướng bìa rừng. Từ khi mất súng trong trận đại đội 1 tan tác, trung đoàn cũng không bổ sung cho tiểu đoàn 4 thêm khẩu 12.8mm nào thêm nữa. Với lại cũng không còn đủ người. Chúng nó lôi tôi vào uống nước, hỏi han cả nghìn tỷ câu chuyện. Lại mấy thằng bên cối 82mm thấy thế cũng lội suối mò sang. Trời ạ! Mấy cái lán của tiểu đoàn bộ kia rồi! Sốt ruột bỏ mẹ! Hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tôi để lại thêm mấy ấm trà, nửa bao thuốc còn dở rôi đánh bài chuồn, nửa đi nửa chạy về trung đội.
 

Goodboy76

Xe buýt
Biển số
OF-163947
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
567
Động cơ
353,210 Mã lực
Nơi ở
Hà đông quê lụa
Cụ xế độp dạo này chắc bận quá hay sao mà mãi mới phọt được một ít thế?mời cụ một chén cho sung nhé!:
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Ở CỨ TIỂU ĐOÀN PHUM "BA TÀ HIÊN"

Phum Ba Tà hiên là do tên lính mình đặt. Còn tên chữ chính thức trên bản đồ quân sự 1/50.000 của nó là K'bal Tahean. Đó là một phum hoang, cách trung đoàn bộ ở ga Bamnak về hướng tây khoảng 7 km.

Anh Nhương với thằng Ban trố đang ngồi cởi trần chẻ lạt le, thấy tôi liền quăng con dao đứng dậy lôi sềnh sệch vào trong “nhà”. Câu đầu tiên cha ấy hỏi tôi không phải hỏi thăm sức khoẻ hay giấy tờ mà là: “Có trà bắc, thuốc lá bắc không? Đưa đây!”. Tất nhiên là có, dù ít. Thế là anh ấy móc cái gói ấy ra, đưa cho thằng Ban trố cất đi. Buổi tối, trung đội thông tin vui như tết. Bọn nó kéo đến đầy nhà uống hớp trà, làm hơi thuốc thơm hỏi chuyện Việt Nam tào lao. Anh Bình cháo quân lực cũng sang chơi. Tiện thể tôi nộp luôn giấy ra viện, giấy cung cấp tài chính. Anh ấy chỉ xem qua rồi cất đi, chẳng thèm hỏi han thêm một câu nào. Tôi được biết anh Sơn tiểu đoàn trưởng sau thời gian đi viện đã trở về đơn vị. Anh Được - người Hà Bắc về thay anh Thành làm chính trị viên tiểu đoàn. Dưới đại đội 1, đại đội mà tôi hay đi máy, cán bộ vẫn là anh Chính tréc, anh Bình cò…Từ khi có tàu chạy ngoài Bâmnak, do đi lại thuận tiện hơn nên đơn vị đã có một số thằng đào ngũ. Lạ lùng thật! Mới nửa năm trước đánh nhau ác liệt như thế mà chẳng có thằng nào bùng. Bây giờ tình hình tạm êm êm rồi lại chuồn. Có đứa ra đi lại còn chôm sạch đồ của anh em nữa. Chả hiểu ra làm sao cả? Nhưng những thắc mắc ấy cũng nhanh chóng chìm đi trong cơn buồn ngủ đang đến sau một chặng đường mệt nhọc. Đêm ấy, tôi đã ngủ một giấc thật ngon!

Tiểu đoàn bộ đóng quân ven suối, dưới một cây xoài mút cổ thụ. Những ngôi nhà nhỏ nằm rải rác ôm lấy một sân bóng chuyền tự tạo. Lưới vẫn còn căng trên cột. Trung đội thông tin nằm mé trái, sát rặng le bên con suối nước tù nhưng rất sâu. Tả qua về những cái nhà lính ở "cứ" trên đất bạn một chút để dễ hình dung. Nhà thường ba gian, chiều ngang hơn 3m, dài 6m là tối đa. Cột nhà thì ra rừng dầu chặt những cây thẳng, đường kính chừng 15 cm là ngon. Vì kèo cùng loại gỗ đó nhưng nhỏ hơn, Cũng thượng thu hạ thách, cũng chống đứng, chống xiên, mộng mẹo cẩn thận. Rui, mè bằng tre tầm vông loại như cổ tay là vừa. Còn lá lợp thì ra ruộng bìa rừng, bắt chước dân bạn làm thang leo bằng thân tre, leo lên những cây thốt nốt vô chủ chặt lá. Mang về chằm thành từng tấm, chèn đá ngâm suối chống mọt hẳn hoi rồi mới lợp.

Chằm lá thốt nốt là một công việc khá tỉ mẩn, đòi hỏi khéo tay. Một thanh tre vót bản dày 2cm, dài khoảng 2m làm cật cho tấm lá. tiếp đó lá thốt nốt già được tách ra từng thuỳ đều nhau. Gấp đôi thuỳ lá qua cái cật tre rồi "khâu" lại một đường dọc theo cật tre. "Chỉ" khâu ở đây là những sống lá bánh tẻ tước ra thành những sợi dẹt, cắt vát nhọn đầu cuống, hơ lửa cho mũi cứng lại để xuyên qua những sống lá chằm cho dễ. Cuối đường khâu lộn lại vài mũi rồi gài. Thế là xong một tấm.

Đánh gianh thì phức tạp hơn một chút. Lần sâu vào hướng phum hoang Kà rọi (phum Cam), cách chỗ đứng chân khoảng 2 km là có mấy cái trảng gianh lớn. Bãi gianh này cùng phum "Nhà dài" về sau là bãi săn của mấy anh lính sát thú người Thanh Hoá. Khi đi lấy gianh thường phải có tổ chức và mang theo vũ khí vì nó khá xa đội hình đứng chân. Hơn nữa chỗ này hay xuất hiện thú dữ. Có những lúc bọn tôi đi cắt gianh mò đúng ổ, gặp cả đàn lợn rừng con, lông vàng sọc ngang và đốm đen chạy xoi xói. Không thấy lợn mẹ đâu nhưng vẫn nghe tiếng nó hực hực trong đám cỏ dày. Trên bãi gianh, những vết ủi bật đất của bầy lợn rừng ngang dọc, nồng mùi đất mới. Có khi thấy cả đám nước bọt sầu bùn của đàn nó dính đầy chòm gốc những cây cám mồ côi.

Gianh cắt về phơi khô vàng. Chẻ thân le bánh tẻ thành từng dây lạt cứng, khá dài. Buộc chắc đầu năm cái lạt như thế. Nắm tứng lọn gianh vừa phải, dỗ đầu gianh cho đều rồi kẹp vào bó lạt. Lần lượt đan lạt cố định từng lọn, từng múi thật chặt tay như bện tóc bím. Giữa đường bện thỉnh thoảng cố định bằng một múi buộc cho chắc chắn. Cuối cùng buộc một múi thật chắc, bó năm đầu lạt lại là thành một tấm. Nói thì đơn giản thế nhưng đi cắt gianh và đan gianh thì tay tôi bị cứa ngang dọc vì cỏ gianh rất sắc.

Vách nhà cũng che bằng lá thốt nốt hoặc đánh gianh thưng, kiểu như vách những ngôi nhà nhỏ miền quê đồng bằng sông Tiền sông Hậu. Sang hơn nữa thì được ốp ván dầu, vản thông do lính ta kỳ công vào những phum không người ở dỡ ra mang về. Hình thức những căn nhà này nói chung phụ thuộc trình độ khéo tay, trình độ “thẩm mỹ” của các “kiến trúc sư”. Các căn nhà trong đội hình được nối với nhau bằng những lối đi rẫy cỏ sạch sẽ. Hai bên lối đi, hai hàng lan can làm bằng những cây le chạy song song trông rất đẹp mắt. Cũng cầu tắm suối với các bậc lên xuống được lát thân gỗ. Cũng vườn rau cải, rau muống xanh um. Phía lán anh nuôi sát bờ suối, khói bếp vấn vít quanh bụi le trong buổi chiều tà. Nước mình đã ba mươi năm chiến tranh. Những người lính quen chiến trận đã đành. Họ còn rất tháo vát trong việc tổ chức cuộc sống. Thằng anh dạy thằng em, thằng lính cũ dạy thằng lính mới…Cứ thế, cả cái “quần thể kiến trúc” này mọc lên, mà nỗi nhớ quê nhà quấn quít hiển hiện trên từng múi lạt buộc. Trông chẳng khác như một cái xóm nước Việt ấm áp nằm giữa đại ngàn.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Trung đội thông tin có ba nhà : Truyền đạt, hữu tuyến, vô tuyến. Tháng 6 năm 1980 thì được bổ sung thêm lính mới. Thêm người, nhà chưa kịp làm thêm, cả trung đội lần mò kiếm thêm ván lá, mở rộng nơi ăn chốn ở. Lệnh của tiểu đoàn cho các trung đội trực thuộc thông tin, vận tải, trinh sát bung rộng đội hình ra, không ở gom cụm như trước. Tiểu đội truyền đạt xa nhất, nhà làm cạnh rặng le bìa rừng. A vô tuyến dưới gốc me mép trảng. A hữu tuyến nằm bên bờ suối, giữa khẩu 12.8mm và tiểu đoàn bộ. Nhớ lại, thấy D bộ lúc đó không một trung đội nào đào hầm có nắp. Mỗi tiểu đội có một hố gác nông choèn, và thường trên tiểu đoàn bộ lính hay bỏ gác.

Chúng tôi lại vào những phum không người ở sâu trong núi để kiếm đồ. Những cái chum lớn bây giờ không đập nữa. Thả chum theo suối, đến vị trí tiểu đoàn thì khiêng lên để đựng nước, để rộng cá…Còn giường nằm và ván thưng, anh em lính Tây Nam chắc chắn cũng còn nhớ, rặt một loại ván dầu lấy từ vách nhà sàn. Vỏ ngoài tấm ván nào cũng trắng xám và xơ vân gỗ như mục. Nhưng khi dùng xẻng bộ binh băm tách ván ra để nấu cơm, đun nước thấy bên trong vẫn đỏ au, cháy rất đượm. Có một cái nhà ngói lớn, sau khi đạp ván xuống xong, thấy trên sàn có bộ ván ngựa hai mảnh bằng loại gỗ đen dày, rất đẹp. Trên bộ ván có một bộ xương. Tóc dài xếp lớp, có buộc dây nilon thì chắc đó là xương đàn bà, và còn trẻ. Dùng xẻng gạt, nạo hết những gì còn lại hình hài của chủ nhân cũ xong, bốn thằng một tấm, khiêng mang ra suối, nhờ nước xuôi dòng về cứ tiểu đoàn.

Đã đóng cọc ngâm suối gần nửa tháng, làm cầu tắm giặt. Anh Ky tiếc của, bảo khiêng lên làm ván nằm cho mát, lật mẹ nó mặt gỗ lại mà nằm chứ sợ đếch gì. Nhưng khi mang 2 tấm ván lên nhà, thằng Quan với anh Toàn cồ vẫn không chịu nằm tấm ván ấy. Thằng Quan lính mới bổ sung, cũng học hết lớp 12 kiến thức đầy mình. Nhưng nó có "căn" hợp hồn làm sao đó với bộ ván mới mặc dù nó không nằm. Đêm ngủ thì nghiến răng. Thỉnh thoảng lại lảm nhảm hoặc tệ hơn nữa, hét lên khi nằm mơ. Sau rồi nó phải ôm chiếu về nhà trung đội chỗ anh Nhương ở.

Tôi với anh Ky nằm tấm ván đó. Chẳng làm sao cả! Mất ngủ không, mộng mị cũng không nốt. Hoàn toàn không có gì khác thường. Nhưng có điều tấm ván này là cái "phong vũ biểu", dự báo thời tiết khá chính xác! Bình thường, thời tiết tốt thì không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng hễ khi trên tấm "ván thiêng" ấy, thấy một viền hình người nằm xuôi mờ mờ hiện ra, có thể đánh cá mười ăn một với chúng nó rằng: ngày mai sẽ trời mưa sầm trời tối đất. Kể cả đó đang là một ngày chớm mùa khô. Bấy giờ đang là mùa mưa thì ngày nào mà "bà ấy" chẳng hiện.

Thời trẻ trai bất cần, bóng vía cứng cáp, cuộc đời xông pha vô tư như thế... Nhưng tuổi bây giờ cằn cỗi, teo tóp dần thì đâm ra định kiến, nghi kỵ và sợ đủ thứ. Lúc nào trong cuộc sống cũng thấy lởn vởn các âm binh, các thế lực thù địch. Nhớ và tiếc cái "tuổi hai mươi yêu dấu" biết chừng nào!
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Cám ơn cụ đã post bài cho em mở rộng tầm mắt
 

tit1109

Xe buýt
Biển số
OF-50780
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
583
Động cơ
460,560 Mã lực
Thời gian huấn luyện những năm đó khẩu phần ăn của các anh thế nào ?

Chúng tôi thì như sau: Bữa sáng ăn ngô xay nấu như kiểu nấu cơm. Có cho chút vôi để ngô mềm. Thường thường là nát như bánh đúc. Gác ca cuối thì mò vào cạy cửa bếp ăn vụng cháy. trên mỗi chậu nhôm chia ngô, chị nuôi úp một miếng cháy. Cháy ngô nấu chảo gang dày khi ăn nóng khá giòn và ngon. Bữa trưa và chiều thì cơm ngô theo tỷ lệ 50-50. Thức ăn là rau muống chấm "nước mắm" gạo rang. Một chút cá khô mục nữa. Còn thịt hồi đó được định nghĩa: là thức ăn hằng ngày của nhân dân, mà bằng mắt thường ta không thể nào nhìn thấy được

Thằng Long "Nhuận" ở 54 Hàng Giấy, gần hiệu sách Yên Sơn, có mang theo một cây guitar. Nó là học trò ông Văn Vượng, chơi classic khá hay. Ngón trémolo những bài "Bài ca hy vọng", "vũ khúc Tây ban nha".... nghe không khác trên đài là mấy. tôi cũng mới tập tọe học chơi. Nhai đi nhai lại mấy cung Am, Dm, C, E7 rồi lộn về Am là hết vốn. Đã thế lại còn thích sáng tác. Một sáng tác của tôi theo giai điệu bài "Hạ Trắng" của Trịnh Công Sơn thế này:

Tuyệt quá.....!
Bữa cơm chúng mình
Toàn rau muống xanh

Bát cơm ngô vàng
Đệm cho món canh
Tép kho hôi rình
Ngửi sao thấy tanh

Nghẹn không muốn nuốt
Biết sao bây giờ...?

Cho nên em buồn
Cho nên em chuồn
Về nơi phố cũ....

Cho nên em khùng
Cho nên em bùng
Đường xa sá chi
Đường ta cứ đi
Nắng không ngại gì

Biến xa đơn vị
Em hãy cùng đi...


Phải nói là tôi có công phổ cập âm nhạc TCS. Kể ra thì nhiều lão cáu nhưng quả thật nhiều thằng không biết Hạ Trắng là cái gì, nhưng lại thuộc lòng cái lời xuyên tạc chết tiệt này.

Một tối, đang gân cổ say sưa trình tấu thì anh Cường CTV vồ được. Anh ấy hỏi thằng nào sáng tác bài hát này? Tôi bảo là Trịnh Công Sơn. Anh ấy bợp tai tôi phát, bảo là mày đừng có bố láo. Đại đội này không có quân nhân nào tên là Trịnh Công Sơn cả. Mai đi làm cỏ lúa !

Ba hôm liền, cứ sau bữa trưa, mọi anh em về đánh giấc thì tôi ra ruộng làm lao công dưới sự giám sát của anh Ly. Lão ấy cứ lầm bầm chửi tôi là tiên sư mày, vì mày mà bố mày khổ lây.
Em phục Cụ quá, đọc đoạn này suýt sặc luôn!
 

BánhLái

Xe tải
Biển số
OF-154685
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
312
Động cơ
350,889 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em chúc Tác giả sức khỏe thật dồi dào...mong Tác giả có nhiều bài viết cho thế hệ sau chúng em biết được,cám ơn cụ ViHa đã post bài,em chờ cụ post tiếp bài và thật nhiều bài hay nữa.
Kính hai cụ 1 chai ợ.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tháng 6 năm 1980, bắt đầu mùa mưa. Đóng quân tĩnh tại, lại được trang bị đủ mùng màn nên không thấy lính bị sốt rét nhiều như mùa mưa năm trước. Chúng tôi trồng đậu đũa, trồng rau muống hạt, rau cải, rau dền cạnh nhà để ăn. Ngoài ra trung đội thông tin còn tự túc một rẫy sắn, một rẫy ngô bên kia bờ suối, cạnh rẫy của trung đội vận tải. Vôi tôi xin được ngoài trung đoàn nên sáng sớm, thằng Vỹ dậy bung ngô. Ngô hạt bung phải ngâm từ hôm trước để sát cho tuột mày ngô. Làm đôi chén ngô bung dưới dầu ăn là no đến trưa, đậm vị hơn ăn cơm gạo dính viện trợ. Chiều đi hái ngô, chọn những bắp còn ngậm sữa, vừa tắm suối vừa cạp hạt non sống. Sữa ngô trào ngọt đầy khoé miệng rất sướng. Vào mùa ngô, thằng nào cũng đỏ da thắm thịt thấy rõ.

Buổi tối, ngô non về nướng hay luộc ăn rả rích. Vừa nhai vừa quây quần bên cái đài bán dẫn của ông Nhương nghe câu chuyện truyền thanh tối thứ Bảy. Có cái chuyện gì đó, nội dung quên rồi, tả lại một đám đoàn viên thanh niên Hungary, ngồi uống nước trong nhà hàng ven sông. Cô gái bảo chàng trai, anh kìa anh kìa, hãy nhìn những cánh buồm trên dòng sông Đa Nuýp. Ối giời cái dòng sông hai bài độc tấu của ông bô tôi! Họ cưa cẩm nhau trong nền nhạc du dương của bài "The godfather". Nghe mơ mộng lắm, tưởng như Xã Hội Chủ Nghĩa thành công đến nơi. Quên hẳn mình đang ở xó rừng của cái đất nước đầu lâu thủng lỗ này. Sau đó là tường thuật lễ bế mạc Olympic Maxkva mùa hè. Đoàn Việt nam giương cao quốc kỳ, đi giữa các đoàn của 13 nước XHCN anh em khác, hùng tráng tự hào xiết bao. Rồi bài hát "Tạm biệt Maxkva" tha thiết vang lên. Kìa các bạn nghe đài thân mến_ Giọng phát thanh viên nghẹn lại_ Trên màn hình lớn, chúng tôi thấy chú gấu Misa đang rơi những giọt nước mắt tạm biệt. Chú khóc, trong màn pháo hoa bụp bụp rực rỡ, nở tung bầu trời Thế vận hội.

Ra sân ngước nhìn trời, chòm Tua Rua hạ xuống sát đỉnh cây xoài mút. Đã quá nửa đêm lâu rồi mà chưa thằng nào chịu đi ngủ. Quả là một đêm khó quên!

Một buổi chiều, đang chuẩn bị mưa thì từ phía đường sắt dội lên những tiếng nổ rất lớn. Chỉ có thể là tiếng DK, tôi nghĩ thế! Những tiếng nổ lẫn trong tiếng sấm ầm ì nhưng vẫn phân biệt được rất rõ. Ở nhà lâu, vào đơn vị thấy tăng gia sản xuất, thể thao bóng đá bóng chuyền yên hàn, nay nghe tiếng hoả lực địch gần, tự nhiên thấy ớn trong xương sống. Chưa kịp nấu xong nồi nước hà thủ ô thì tiểu đoàn gọi xuống kêu đại đội 2 chuẩn bị vận động ngay. Tăng cường cho C2 một trung đội trinh sát, một khẩu đội 12.8mm. Trung đoàn thông báo địch đánh cắt đường tàu tại kẹp núi tiểu đoàn 5. Đại đội 2 gần nơi xảy ra chiến sự nhất, chờ các trung đội và khẩu 12.8mm phối thuộc đến, có trách nhiệm vận động theo hướng tây bắc, phía sau lưng đường sắt, chẹn đường rút của địch vào trong núi.

Vị trí trận phục kích của địch cách cây cầu này khoảng 5km, theo hướng chúng tôi đi:



Trời mưa bắt đầu nặng hạt. Tiểu đoàn thiếu đến điểm quy định sau đúng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Mưa sầm trời tối đất. Mới ba bốn giờ chiều mà trời đen kịt cứ như sắp sửa vào đêm. Đường bò ngang dọc, nhưng nào thấy có bóng thằng địch nào? Mưa đã xoá hết những dấu vết trên đường.

Lại có lệnh cắt vuông góc nống ra đường sắt, đến thẳng điểm phục kích của địch. Vừa ra đến cửa rừng, trinh sát bắn bắt liên lạc với tiểu đoàn 5 đang vận động lên dọc đường sắt theo hiệp đồng. Dân buôn sống sót nghe tiếng súng, tưởng địch tấn công một lần nữa liền quăng hết đồ, nhao hết sang phía bên kia đường sắt, kêu khóc như ri. Một khung cảnh tan hoang. Đoàn tàu nằm chết gí trên đường ray nhưng không đổ. Hai toa sát đầu máy trúng đạn DK.82 của địch thủng sườn toang hoác. Thịt xương, nội tạng, máu me nhoè nhoẹt trong nước mưa, lê lết theo quán tính tàu chạy thành một vệt đỏ thẫm trên đường. Những chuyến tàu, chuyến xe trên đất bạn trong thời gian này thường lèn chặt người. Nhiều người trong số đó do quá sợ hãi, ngã xuống từ trên nóc toa, từ các chỗ nối toa khi trận phục kích xảy ra. Thân thể bị bánh xe tàu hoả cán đứt đôi, đứt ba. Hàng hoá quăng la liệt tung toé. Nhiều thằng lính cúi xuống tháo trộm nhẫn, đồng hồ trên những cánh tay người chết. Quẹt qua quẹt lại cho sạch máu rồi đút vào túi quần. Phải nói bọn chó Pôn Pốt này khốn nạn thật! Dùng pháo chống tăng tương thẳng vào đồng bào mình thì không biết bài này chúng nó học được từ đâu?
 

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,306
Động cơ
453,552 Mã lực
phải nói chuyện thật sinh động, đã xuất bản thành sách chưa để em đăng ký mua ah:D
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Thôi nào ! tiếp đi các cụ nhá !
..........................................................

Trận phục kích của bọn chó này làm khổ chúng tôi. Đang yên lành, bóng banh ngô nướng rôm rả thì lại nhận kế hoạch hành quân truy quét sâu vào trong núi URăng cấp tiểu đoàn. Lại tròng cổ cái ruột tượng 3 ký rưỡi gạo cho năm ngày, lại lĩnh cá khô, pin, đạn...lịch kịch lên đường.

Đất rừng mưa xói chân cỏ trúc thành những rãnh nước chảy theo mặt nghiêng của địa hình, kỳ dị như những vết nhăn vàng sậm trên bộ não trần. Cũng may toàn loại đất cát pha, đi ráo chân chứ không thụt lún như mé ngoài lộ 5. Một vài bông nghệ rừng hồng nẫu, xấu xí, thò nhuỵ hoa bâu đầy muỗi mắt. Lâu không đi bộ xa nên tôi rất chóng mệt. Cảm giác chán ngán bao trùm, kể cả khi nhớ về những ngày cuối nhạt nhẽo ở Hà nội mới đây. Những đợt hành quân tác chiến liên miên mùa khô năm ngoái không có cái cảm giác này. Có lẽ bởi đụng địch, đánh nhau liên tục nên không có thì giờ cho những suy nghĩ vớ vẩn linh tinh. Còn bây giờ thì thấy chán quá! Đi mãi, đi mãi đến hai hôm rồi mà chẳng thấy thằng địch nào. Thỉnh thoảng có lệnh dừng vì trinh sát phát hiện dấu vết có thể là của địch. Thấy phấn chấn lên một tý. Thả cái ba lô ngồi dựa gốc cây ngồi thở. Chỉ mong bỗng dưng ập oành vài phát, rồi loác toác đạn nhọn, rồi a la xô cướp túi mìn, đồng hồ... cho nó vỡ tan bầu không khí oi bức, hầm hập dưới cái nắng mọng, đầy hơi nước vùng rừng trũng này. Nhưng cuối cùng đều không phải địch, lại đi và đi...

Cuối hôm thứ hai của cuộc hành quân, tiểu đoàn bộ chuẩn bị chỗ dừng chân bên một con suối nhỏ. Tôi đi theo tiểu đoàn trưởng, chuẩn bị chỗ đặt máy đêm. Anh Sơn tính cảnh quất, không chịu mắc võng chỗ ẩm ướt hay lúi xùi bao giờ. Anh ấy đã cởi bỏ áo ngoài, cái áo may ô có tay mặc trong màu vàng choé. Đang xăm xăm đi trước bỗng anh ấy dừng lại, trợn mắt vẫy tay. Thằng Xuân cụt liên lạc và tôi bước rảo lên. Bên kia suối, cách khoảng hơn chục mét thôi, một con nai to lớn màu nâu vàng đang đứng sừng sững. Khoé môi đen dày của nó thậm chí vẫn tóp tép nhai cái gì đó. Chúng tôi im lặng, háo hức đứng nhìn nó. Không hề sợ sệt, nó cũng bình thản nhìn chúng tôi một lát trước khi ngoáy cái đuôi ngắn tũn, đủng đỉnh bỏ đi. Anh Sơn bảo chắc nó thấy tao mặc áo vàng nên nó tưởng tao là bạn nó. Lại sực nhớ ra chửi ơ ơ má chúng mày sao không bắn? Chắc anh ấy chửi đùa thôi, vì tụi tôi đã cùng đứng nhìn nó thật ngưỡng mộ. Gặp lính dưới đại đội thì chắc chắn con nai này toi rồi, bất chấp lệnh giữ bí mật hành quân.

Lần đầu tiên, tôi thấy một con nai gần đến như thế trong môi trường tự nhiên, chứ không phải trong vườn bách thú. Trong thung lũng mục tiêu A3, tôi cũng nhìn thấy nai bầy, nhưng ở xa tít mãi ngoài giữa trảng. Hồi đó nai đi ăn lẫn với bò lạc của dân bị địch xua vào trong núi. Cảm giác yên lành, tin cậy từ con nai ấy vẫn còn nguyên trong tôi, cho đến tận bây giờ khi nhớ lại. Tự động viên rằng hoá ra đôi khi mình cũng tốt...

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
...........

Bây giờ thì hồi ức nó chồng lấn. Không nhớ rõ là đêm nào vào đêm nào trong mùa truy quét cuối cùng ấy, ít nhất là đối với tôi. Chỉ có điều những câu chuyện rừng hoang dã thú hồi xa xưa, tưởng chỉ có trong những câu chuyện mình đọc, nay nó hiển hiện ngay trước mắt. Bản chất cuộc chiến, dẫu nó có là như thế nào, song những chi tiết thì nó vẫn thế, nguyên vẹn trong từng người lính. Yếu tố địch không còn lớn, sinh mạng sống còn gần như được đảm bảo, thì người ta có cơ hội hơn để để ý sang những điều khác li ti vụn vặt hơn...

Chúng tôi có những ngày mưa sầm sập, vượt qua những mối giao cắt của nhiều con suối nửa mùa hay vĩnh cửu trong dãy URăng vô tận. Những con suối có nhiều dấu chân hổ, chu vi to như cái vành tô hủ tíu lớn. Con hổ đã đi qua trước chúng tôi chắc chỉ dăm phút nên dấu chân nó còn đục nước. Chúng tôi đã từng thấy hổ vằn lớn, đi cặp đôi rảo trước đội hình hành quân. Tiếng con hổ cái động đực, gào lên à uôm trong một đêm trăng suông, hay tiếng con mễn đêm khuya mùa khô "oác oác", cô đơn gọi bạn tình. Nghe tiếng rừng hoang thực sự là không ngủ được. Bản hùng ca tự nhiên ngàn đời của thiên nhiên, bất chấp chiến tranh vẫn cứ mãi thế.

Hết đánh nhau dữ dội, rừng yên tĩnh tạm thời trở lại với sống cuộc sống bình thường của mình, như khi chưa có chiến tranh, cháy rừng... Thật may là mình được nằm giữa đội hình hành quân. Địch không quăng lựu đạn vào ngay được, hổ không thể vồ tới được...nên mới thấy, mới thấu cái tiếng hùm beo hoang dại đó ở một cung bậc khác, kiểu văn chương thối nát. Chứ cứ thử nằm vòng ngoài, trong hố cá nhân khoét vội, gác đêm trõm mắt chờ Tua Rua chóng lặn, thì chắc cũng chỉ mong ca gác chóng hết, rồi ăn bát cơm sáng thường là nát toét nấu vội. Rồi lại đi trước, rồi cố gắng trợn mắt lò dò bước đi để khỏi vướng dây mìn trong buổi sáng mai lên...


 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
em đọc hết rồi các cụ ơi. vừa lướt xong phần đặc công thì sang cái này. mai kia rảnh đọc n ốt phần I ( em đọc phần II trước vì phần I dài quá).
Đến đây em chợt nhớ hồi còn nhỏ, có 1 ông chú bên hàng xóm cũng là lính K giải ngũ về, cũng hay kể chuyện chiến trường. Em xin kể lại theo trí nhớ của em các cụ nhé.
Chú ấy kể rằng có nhiều trận bắn nhau với địch suốt đêm. Mình ko lên được. đến sáng hôm sau tăng viện thì chiếm được vị trí của địch. Lúc đấy mới thấy cắt tút chất như núi. chứng tỏ bọn này cũng lắm đạn. Lúc bắn nhau súng AK của mấy ông ấy đỏ hết cả nòng, phải lấy chăn chiên ( chắc là cái chăn sợi đỏ Nam định như chủ thớt nói) nhúng nước quấn vào nòng bắn tiếp. Em đọc ở đây thấy mỗi anh lính nhà mình chỉ có đâu 100 viên đạn sao mà bắn được nhiều thế nhỉ? bác xe đạp hôm nào tiện hỏi confirm lại giúp em nhá.
Rồi cũng có lúc bị phục kích, bị nên tơi bời, bắt cả tù binh. Hôm sau cả đội lại táng lại và khi tìm được quân nhà mình thì thấy xác đã bị chặn ra..làm 4 mảnh riêng biệt. Lúc đấy các chú ấy lấy 1 cái xoong quân dụng 100l thì phải, gom hết phần thi hài của liệt sỹ và khiên về mai táng. khiêng về đến đơn vị thì tối rồi, anh nuôi lấy cái xoong rửa qua loa và mang đi nấu cháo. Ai cũng ăn ngon miệng vì thấy đói. sáng hôm sau nhìn vào xoong cháo thấy còn nguyên cả nhưng vết tiết đen tím còn dính lại trong xoong. chú ây bảo lúc ấy đói, chả nghĩ gì, hơn nữa vì tình đồng đội nên chả ai thấy ghê.
còn anh nuôi phải hết sức chú ý việc nấu cơm. cơm cháy là lính nhà mình kỵ lắm. ai cũng bảo ăn cơm cháy đi là toi.
Trước khi đi thì bao giờ mấy ông ở nhà cũng giao hẹn " nếu mày chết thì cho tao cái, màn, cho tao cái chăn...blah..blah"...em ko hiểu sao cái này họ lại ko kiêng kỵ nhỉ?
Có lần chú ấy nằm phục kích. trời cũng mưa ầm ĩ. tối mò, chả biết đằng nào mà lần. đang nằm tự nhiên thấy mấy bóng đen ở...sau lưng. ( chắc gác nhầm hướng nên địch nó lại đi từ phia sau đi lên :) ) chú ấy ko quay đầu mà nằm im luồn AK qua nách làm 1 vòng tam giác phía ngực địch ( chú ấy bảo hồi đấy toàn bắn kiểu tam giác nhằm vào ngực, tỷ lệ chính xác cao hơn là ngắm vào đầu)...thằng kia quay đơ, còn bọn còn lại chạy tóe khói...:))
Chú ấy bẩu riêng bọn pôn pot nó tóm được nhà mình thì nếu là cán bộ thì phanh thây như ở trên. còn lính thì ăn sọ cuốc. em nghe xong mà vãi..đ.ái..:)
Cũng có trận nhà ta chạy tóe khói. chú ấy bị mấy phát vào bắp chân. Lúc đấy cong *** chạy nếu ko thì ăn sọ cuốc nên chả biết đau là gì :).
Em cũng nghe nói tới vụ mìn cóc. Loại này chạm vào là nó nhẩy lên nang bụng hoặc ngực rồi mới phát nổ. quân ta rất nhiều đồng chí tàn phế vì loại này. Còn vụ bắn nhầm nhau cũng ko phải là ít. Cái này giống như lời kể của bác CCB ở đây.
Ở làng em còn 1 ông nữa cũng đi K. lúc rỗi việc nghịch M79 thế quái nào nó lại phụt 1 phát giữa mặt. do đạn quá gần, chưa xoay đủ vòng nên ko nổ, mà chỉ xuyên toang hàm trên, chui tọt vào hốc má. May mà có ông bạn đồng hương cõng thẳng vào trạm quân y, dí súng vào đầu y tá bẩu im miệng, và phải ghi biên bản là táng nhau với Pon pot nên bị thương ( chắc vì lý do status thương binh, lộ ra chuyện nghịch súng bị nạn chắc còn bị chửi, đuổi về quê chăn vịt). giờ mặt ông này lõm miếng tướng, lồi cả mắt. Tết này về quê em vưỡn gặp phi xe máy ầm ầm :)
2 ông này quê đông anh cả. biết đâu lại quen với bác CCB ở đây nhỉ?
 

camry2030

Xe buýt
Biển số
OF-52801
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
819
Động cơ
460,676 Mã lực
Nơi ở
Califonimơ
Các cụ hạ hỏa, nói cảm nghĩ của mình là đương nhiên thôi, nhưng đừng lạc đề ra thành tranh cãi, mất Fun.
Chiến trường K, em cũng chỉ nghe kể lại từ một CCB, mà thấy khốc liệt và kinh hoàng, có những việc không thể tưởng tượng được, tất cả vì đó là chiến tranh.

câu truyện của anh ấy có đoạn:
Hôm đó cả toán sau khi đi hành quân về gần đơn vị thì qua một cái chợ, đói quá nên cả bọ tạt vào kiếm cái gì bỏ vào mồm trước khi về đơn vị, bỗng ở góc chợ, các anh thấy một chị phụ nữ quần áo rách nát, ngồi ôm mặt khóc. nhìn dáng người các anh đoán chị này là người Việt mình nên xúm lại hỏi thăm. Chị là người Việt mình thật, qua đây thăm chồng là bộ đội tình nguyện, đi đến đây thì bị một toán lính Miêng hãm hại, ngay tại chợ này, mà đám lính Miêng đó khi hỏi ra lại là đám lính của chính phủ lâm thời CPC, tức là đồng minh của mình đấy! Máu trong người chảy rần rật, mắt vằn đỏ, các anh không ai bảo ai, nắm chặt lấy súng đi thẳng về phía cái đồn chấn ở đầu cầu, 2 quả B40 phụt thẳng vào đồn rồi tất cả xông vào tiêu diệt gọn cả đồn hơn mười người! Lúc đấy không còn chính trị, không còn giáo huấn, quên hẳn kỷ luật quân đội, chỉ còn lòng hận thù ngùn ngụt bốc lên trong đầu!
Chiến tranh chẳng mang lại điều gì tốt đẹp trong lòng những CCB, đến bây giờ, họ vẫn còn bị ám ảnh những hình ảnh và câu truyện như thế.
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,727
Động cơ
542,068 Mã lực
Các cụ hạ hỏa, nói cảm nghĩ của mình là đương nhiên thôi, nhưng đừng lạc đề ra thành tranh cãi, mất Fun.
Chiến trường K, em cũng chỉ nghe kể lại từ một CCB, mà thấy khốc liệt và kinh hoàng, có những việc không thể tưởng tượng được, tất cả vì đó là chiến tranh.

câu truyện của anh ấy có đoạn:
Hôm đó cả toán sau khi đi hành quân về gần đơn vị thì qua một cái chợ, đói quá nên cả bọ tạt vào kiếm cái gì bỏ vào mồm trước khi về đơn vị, bỗng ở góc chợ, các anh thấy một chị phụ nữ quần áo rách nát, ngồi ôm mặt khóc. nhìn dáng người các anh đoán chị này là người Việt mình nên xúm lại hỏi thăm. Chị là người Việt mình thật, qua đây thăm chồng là bộ đội tình nguyện, đi đến đây thì bị một toán lính Miêng hãm hại, ngay tại chợ này, mà đám lính Miêng đó khi hỏi ra lại là đám lính của chính phủ lâm thời CPC, tức là đồng minh của mình đấy! Máu trong người chảy rần rật, mắt vằn đỏ, các anh không ai bảo ai, nắm chặt lấy súng đi thẳng về phía cái đồn chấn ở đầu cầu, 2 quả B40 phụt thẳng vào đồn rồi tất cả xông vào tiêu diệt gọn cả đồn hơn mười người! Lúc đấy không còn chính trị, không còn giáo huấn, quên hẳn kỷ luật quân đội, chỉ còn lòng hận thù ngùn ngụt bốc lên trong đầu!
Chiến tranh chẳng mang lại điều gì tốt đẹp trong lòng những CCB, đến bây giờ, họ vẫn còn bị ám ảnh những hình ảnh và câu truyện như thế.
Trong chiến tranh mọi việc đều có thể. Những chuyện... nghe kể có tính kích động dư lày có mà đầy. Vấn đề chỉ nghe kể, ai đảm bảo độ chính xác, tam sao thì thất bản. Hẳn các cụ đều muốn nghe chuyện trực tiếp từ người trong cuộc
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Em nghĩ là thế này các cụ ạ !

Đã là hồi ức thì phải chân thực. Tuy nhiên mỗi người có một suy nghĩ hay cảm nghĩ khác nhau về từng cuộc chiến một mà Việt Nam ta đã từng phải trải qua. Và tác giả của hồi ký này cũng không nghĩ tất cả mọi người đều có chung cảm nhận như mình.

Qua theo dõi em thấy Box này cũng rất nhiều cụ từng là CCB, cho dù đã trực tiếp cầm súng chiến đấu hay không thì cũng là những nhân chứng của một thời...rất đáng quý, mỗi người có một nhiệm vụ theo sự điều động của cấp trên. Mục đích em pots hồi ký này nên đây cũng chỉ để các cụ ôn lại một thời và mọi thế hệ kế tiếp theo hiểu thêm về cuộc chiến tranh bắt buộc mà những người lính tình nguyện đã phải trải qua trên đất bạn ( hay thù tùy các cụ nghĩ ) .

Chúng ta hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ cùng nhau, cùng ôn lại, tìm hiểu một thời đất nước bị chiến tranh cả hai đầu biên giới . Mong các cụ hãy bàn luận thật sôi nổi, vui vẻ . Còn chuyện đúng hay sai, cấp độ vĩ mô thì hãy để các nhà phân tích chính trị làm việc này. Không nên để mọi chuyện lại trở thành quá đà dẫn đến cãi vã, kích động nhau ( không chỉ ở Top này ....)

Em tư duy văn chương kém nên chỉ nói được như thế, mong các cụ vui là chính !

Kính các cụ ! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,299 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Viha nói đúng đấy. Chúng ta cảm nhận cuộc chiến theo từng trang ký ức của các CCB và nên tôn trọng nhãn quan của tác giả. Thực sự chúng ta chưa trải nếm mùi chiến tranh nên cách nhìn và nhận định khác nhiều nhiều lắm và do vậy tranh luận là tất yếu. Nhưng, xin các cụ hãy bình tĩnh và tôn trọng nội qui diễn đàn. Chứ cứ rùm beng lên khiến Mod thực thi quyền thì lại mất nơi hóng hớt.

Bên thớt 79 cũng vậy, có cụ phán 1 câu xanh rờn là éo thấy lính đâu chỉ thấy mấy ông nghe nói và đọc rồi pót, em nghe phát chán nên dek thèm pót nữa. Ặc, đã lười timg hiểu lại còn phán xét. Chán.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cụ Viha nói đúng đấy. Chúng ta cảm nhận cuộc chiến theo từng trang ký ức của các CCB và nên tôn trọng nhãn quan của tác giả. Thực sự chúng ta chưa trải nếm mùi chiến tranh nên cách nhìn và nhận định khác nhiều nhiều lắm và do vậy tranh luận là tất yếu. Nhưng, xin các cụ hãy bình tĩnh và tôn trọng nội qui diễn đàn. Chứ cứ rùm beng lên khiến Mod thực thi quyền thì lại mất nơi hóng hớt.

Bên thớt 79 cũng vậy, có cụ phán 1 câu xanh rờn là éo thấy lính đâu chỉ thấy mấy ông nghe nói và đọc rồi pót, em nghe phát chán nên dek thèm pót nữa. Ặc, đã lười timg hiểu lại còn phán xét. Chán.
Dỗi rồi, dỗi rồi! :D

Chiến tranh biên giới Tây - Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc là 2 cuộc chiến tranh hết sức đặc biệt -> Chiến tranh trong lòng hòa bình. Có nơi, phía trước là chiến tuyến nhưng lùi về sau vài km đã là hòa bình. Thời đó kinh tế khó khăn (đói lắm), giao thông và đặc biệt thông tin liên lạc còn yếu kém nên việc nhiều người dù đã sống ở thời đó vẫn kg biết đến các cuộc chiến ngay bên cạnh cũng là chuyện thường tình. Phần lớn mọi người chỉ nghe loáng thoáng ở một nơi nào đó xa lắm vẫn còn tiếng súng mà thôi.

Có một điều hơi lạ là lính miền Bắc, miền Nam thời đấy bây giờ thường giao lưu, kết hội để ôn lại, viết sách, chém gió trên mạng... nhưng lính miền Trung thì rất kín tiếng. Cái gì đã qua là cho qua, cởi áo lính về đi cày là kg bao giờ nhắc tới nữa.
Từ năm 1977, Pol Pot bắt đầu đánh mạnh vào VN. Miền Bắc thì Khựa gây ra cái "nạn kiều". Lính miền Trung ở giữa nên toàn được chia ra hai hướng tùy theo đợt.
+ Mấy lứa đi về phương Nam toàn phải lặn ngụp nơi biên giới và bên đất K. Lớp học của bọn em có 3 đứa thì 2 đứa chiến bên K mấy năm rồi quay về học Sỹ quan lục quân 2 (Thủ Đức), tốt nghiệp lại sang K chiến tiếp. 1 đứa mất tích nhưng sau đó lại lù lù về nhà từ một đơn vị khác. May mắn thay, cuối cuộc chiến thì cả 3 đứa đều về. 2 lành lặn và 1 là thương binh đặc biệt (nhà nước nuôi cơm).
+ Mấy lứa ra phía Bắc thì số phận tùy trời cho:
- Lứa lên nằm biên giới từ năm 1978 thì hầu như kg trở về.
- Lứa lên sau (đầu 1979) vừa ra đến nơi thì Khựa đã rút và sau đó là những ngày hòa bình hiếm hoi của lính => Xong "nghĩa vụ" tất cả lại về.
- Thế nhưng, thêm một lứa nữa lại kéo nhau lên tận Hà Giang và ....
Lính là thế đấy, kg ai tự định đoạt số phận của mình được. Bây giờ lớp em tụ tập toàn nói về thời học trò, chuyện gia đình và con cái chứ chẳng thằng nào kể về những ngày tháng cực khổ nhất trong những năm 1978 - 1988.

Kỳ lạ thay cho một lớp người!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Không phải đâu cụ Gấu ạ ! Cụ cứ sang trang quân sử mà xem, ối bác người miền trung viết hồi ký hay lắm !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top