Những đặc sản hay - độc đáo và lạ của các địa phương trong cả nước !

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Nhiều món nghe tên gọi lạ thiệt.
Chữ S mình ngọa hổ tàng long cũng dị phết, nhiều món còn nghe kinh hồn bạt vía như : Tiên ông trồng củ cải - Tiên nữ hái cà - Phật trèo tường...v...v ko biết cụ đã nghe chưa ạ ?
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
Tham lam dự tí cho sôm. Hòa Bình quê Tôi có câu dân truyền " cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới" riêng câu liên quan đến lịch..Tôi đang xây dựng kế hoạch nghiện cứu. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là món " Nậm pịa" món này kể ra thì thôi rồi, nó có nguyên liệu chính từ chất trong ruột non động vật 4 chân...vẫn trong đề tài nghiên cứu....Tả thực rất trìu tượng, nợ các Cụ/Mợ píc sau ah!!!!
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tham lam dự tí cho sôm. Hòa Bình quê Tôi có câu dân truyền " cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới" riêng câu liên quan đến lịch..Tôi đang xây dựng kế hoạch nghiện cứu. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là món " Nậm pịa" món này kể ra thì thôi rồi, nó có nguyên liệu chính từ chất trong ruột non động vật 4 chân...vẫn trong đề tài nghiên cứu....Tả thực rất trìu tượng, nợ các Cụ/Mợ píc sau ah!!!!
hehe cụ quay lại trang 4 có cụ chém món này rồi nhóe, thế cụ măm ở Hòà Binh của dê hay bò thế ? chờ ảnh của cụ (b)
 

cascader

Xe tải
Biển số
OF-16397
Ngày cấp bằng
17/5/08
Số km
440
Động cơ
514,158 Mã lực
Tuổi
57
Chẹp, em thì nghe nói Hải Phòng thì có đặc sản Đồ Sơn...
Nam Định thì có đặc sản Quất Lâm...
Chứ có ai nói như các cụ đâu nhẩy :P
Cụ có biết Diễn châu có đặc sản Hòn câu không ? Khu tập thể đèn đỏ lớn nhất nước luôn !
 

Má Lúm

Xe tăng
Biển số
OF-179077
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
1,278
Động cơ
350,550 Mã lực
Nơi ở
facebook.com/dacsancaobang
báo cáo Cao Bằng nhà em có đồ gác bếp, hạt dẻ Trùng Khánh, phở chua, vịt quay ngũ vị, bla bla, rau dạ hiến (bò khai), nhiều lắm các bác ạ
em có hình ảnh của lạp sườn với thịt trâu gác bếp thôi ợ :D cho em giao lưu với nhé, hihihi
cái món lạp sườn này em bị nghiện, hihihi
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
9,172
Động cơ
548,103 Mã lực
Lâu rồi chưa làm 1 bài nào trong box chuyến đi, vừa rồi em có về quê giờ rỗi rãi em mới nẩy ra ý kiến thế này : Mỗi tỉnh mỗi vùng miền đều có những đặc sản hay độc đáo và lạ, như ở Tuyên Quang có món Thịt dơi - Cháo Xương nổi tiếng - Thái Bình có món Canh Cá Rô ở Quỳnh Côi - Thanh Hóa có món Gỏi Nhệch ở Nga Sơn tuyệt vời...v...v... Trên OF này các cụ mợ đi nhiều - phượt nhiều - chơi nhiều và các cụ mợ cũng thích phiêu lưu khám phá lọ chai nơi vùng đất mình đến. Nhữn cái hay cái lạ đó mà em cũng như nhiều cụ mợ chưa biết. Vậy tai sao ta không làm một cái thớt chia sẽ những của ngon vật lạ để mỗi khi đi công tác - đi phượt - đi picnic đến địa phương đó thì : À - ở địa phương này có món này - ở tỉnh nọ có món kia - lạ - ngon - hấp dẫn - mà lại rẻ hehe

Em mạn phép xin tiên phong làm phát đầu tiên về một đặc sản quê em mà em đi nhiều tỉnh thành chưa ở đâu có nhóe :D


Bún Sọ - Tam Điệp :


Ninh Bình quê em như các cụ biết nổi tiếng với nhữn danh lam như cố đô Hoa Lư ( đền vua Đinh vua Lê ) chùa Bãi Đính - khu sinh thái Tràng An - Tam Cốc - Bích Động - rừng Quốc Phương - nhà thờ Phát Diệm ..v...v. đi với vùng đất Ninh Bình này nổi tiếng còn có những đặc sản như cá rô Tổng Trường - cơm cháy với thịt dê núi Trường Yên rồi rượu Kim Sơn...v...v.. nhưng ở vùng đất Tam Điệp cuối của tỉnh Ninh Bình có một đặc sản nghe rất lạ tai đó là món Bún Sọ, xin thưa các cụ mợ luôn đó là sọ lợn, cái này hay a nhe :D Ở HN em ko biết họ dùng sọ lợn hay vứt sọ lợn đi đâu tuyệt nhiên chưa bao giờ em thấy, nhưng ở Tam Điệp này thì Sọ lợn lại là một món ăn dân dã rất đi sâu vào quần chúng :


Quán của nó đơn sơ giản dị dư lày đây :





















chủ quán :









Sọ Lợn đây : trông thế này thôi nhưng ăn phần thịt ở sọ con lợn cực ngon, nó còn có những dây kiểu như chúng ta hiểu là dây thần kinh nơ tron của nó cũng cực ròn và ngon ợ :D






















Bát bún sọ :






Đặc biệt khi gặm sọ lợn thì ở quán có chai rượu mật lợn để ae thưởng thức, tiếc rằng em quên ko cờ hụp các cụ thông cảm. À quên địa chỉ của quán là trong Chợ Sáng ( hay còn gọi là chợ Tam Điệp ) có 15k/1 bát bún ngon bổ rẻ chưa các cụ :D


continue...








Giờ mời các cụ đi nhiều chơi nhiều có món gì hay của địa phương mình hay khắp tỉnh thành cả nước thì share vào đây nhóe (b)
Quán này thời gian bán hàng từ mấy giờ đến mấy giờ cụ, có bán cả ngày ko hay chỉ bán sáng?
Địa chỉ đi ntn ạ, trên đường 1 hay có rẽ vào xa ko ạ, hỏi ngừoi dân ven đừong họ có biết ko và hỏi như thế nào ạ
Để hôm nào em đi qua rẽ vào ăn thử ạ
 

ongdogia

Xe tăng
Biển số
OF-98874
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
1,118
Động cơ
504,955 Mã lực
Đọc bài của các cụ, chẹp chẹp ... lại phải ra ngoài chút.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,685
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Ôi, ở xứ Nghệ có món Xôi cá rô đình đám và ngon lắm anh Cửu ôi :D
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Quán này thời gian bán hàng từ mấy giờ đến mấy giờ cụ, có bán cả ngày ko hay chỉ bán sáng?
Địa chỉ đi ntn ạ, trên đường 1 hay có rẽ vào xa ko ạ, hỏi ngừoi dân ven đừong họ có biết ko và hỏi như thế nào ạ
Để hôm nào em đi qua rẽ vào ăn thử ạ


Cụ cứ đến thị xã Tam Điệp hỏi chợ Sáng ai cũng biết vì nó nằm ở ngay mặt đường QL1, quán này chỉ bán buổi sáng thôi ợ, nếu cụ muốn măm buổi trưa chiều thì xuống chợ Chiều hỏi dưới đó cũng có quán thì phải, cái này để em hỏi ae dưới đó đã nhóe.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Ôi, ở xứ Nghệ có món Xôi cá rô đình đám và ngon lắm anh Cửu ôi :D

Tưởng chỉ có miến lươn - ốc xào còn xôi cá rô ăn vào lóng ruột chắc phải bú vài ve bia Hà Nội này mới phê nhể :D


 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,685
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
báo cáo Cao Bằng nhà em có đồ gác bếp, hạt dẻ Trùng Khánh, phở chua, vịt quay ngũ vị, bla bla, rau dạ hiến (bò khai), nhiều lắm các bác ạ
em có hình ảnh của lạp sườn với thịt trâu gác bếp thôi ợ :D cho em giao lưu với nhé, hihihi
cái món lạp sườn này em bị nghiện, hihihi
Cao Bằng của cụ em chưa được lên bao giờ nhưng cũng có chơi một số ae trên đó, phải công nhận con người quê cụ đôn hậu niềm nở nhiệt tình còn con gái Cao Bằng nhà cụ trắng trẻo xinh xắn như mấy em lai Tây nhể :P











Em vừa mới đọc cái này xong nghe cũng hấp dẫn sẽ cố thu xếp một chuyến về quê cụ thưởng thực các đặc sản ngon lạ trên (b)


Đặc Sản Cao Bằng


Xôi trám Cao Bằng

Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy mầu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.

Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Lên Xứ Lạng mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).

Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám, một trong những đặc sản Lạng Sơn.
Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng

giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.
Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.
Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.




Xôi nhân trám
Cũng từ quả trám bạn có thể chế biến món Xôi nhân trám. Cách làm: một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Như vậy, phải có vài rổ hạt trám mới lấy được 1 kg nhân. Để chuẩn bị có một chõ xôi nhân trám phải vo gạo nếp, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong. Mọi người trong gia đình xúm quanh nong hạt trám, kẻ chặt hạt, người lấy nhân. Sau khi có đủ nhân trám mới xóc cùng gạo có thêm ít muối và cho vào chõ đun nhỏ lửa.
Khoảng nửa giờ sau, mùi xôi thơm bay đầy bếp, đầy sân. Trong hơi gió thơm phảng phất mùi hương nhựa trám. Xôi được đơm vào đĩa, nhìn vào bạn sẽ ngỡ là chỉ có gạo nếp không vì nhân trám cũng trắng tinh. Tuy nhiên, khi ăn, ta có cảm giác sần sật, béo lại bùi lẫn trong hạt nếp dẻo quánh. Hương thơm của nếp cái hoa vàng quyện lẫn với hương thơm của nhân trám thành một hương vị khó tả.
Khẩu Sli một loại bánh đặc sản
Đến Cao Bằng, bạn sẽ được thưởng thức thứ bánh đặc sản của vùng đất này, đó là Khẩu sli. Cái tên bánh hẳn gợi nhiều tò mò cho bạn. Khẩu sli tiếng địa phương có nghĩa là bánh gạo nếp nổ, cũng có thể hiểu là bánh bỏng. Trước đây người Cao Bằng chỉ làm khẩu sli trong những dịp lễ tết, hội hè. Bây giờ, khẩu sli đã trở thành thứ bánh bày bán hằng ngày như nhiều thứ quà khác.
Ngày trước rất chú trọng việc chọn nếp khi làm bánh bởi đây là loại bánh đòi hỏi người làm phải chịu khó, tỉ mỉ và tinh tế. Nếp để làm bánh phải chọn nếp ngon, mẩy đều, mười hạt như mười. Đồ nếp chín rồi dỡ ra, để nguội. Trộn xôi với cám gạo, loại cám mới xay thơm và mịn, đảo đều, đánh tơi ra. Làm thế cốt để cơm nếp không dính vào nhau mà rời ra từng hạt. Có người đem xôi rửa qua nước nguội cho khỏi dính, cách làm này nhanh và đỡ mất công nhưng sẽ làm giảm độ thơm ngon của nếp.
Sau công đoạn này lại phơi thêm một nắng cho hạt nếp se lại mới đem giã thành xôi dẹt. Sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ những hạt gãy nát xong lại đem phơi cho khô hẳn. Như thế tạm xong khâu chuẩn bị, sau đó rang xôi trong chảo gang. Khi rang để lửa vừa phải, đảo cho đều tay. Hạt nếp chín đều, nở phồng, cắn thấy vừa giòn vừa xốp là được.
Đường để làm khẩu sli thường là đường phên (loại đường thẻ của địa phương, miếng to chừng bàn tay). Đường được đun chảy, khi đun thêm một chút nước thành một thứ mật sền sệt. Để thử xem được chưa, người ta chờ cho đường sôi một lúc, nhỏ một chút vào bát nước lạnh, thấy đường vón cục lại, ngồi dưới đáy bát là đã đủ độ.
Bỏng nếp đã sẵn sàng. Cho bỏng vào chảo đường đang sôi, nhanh tay đảo để đường và bỏng quyện đều nhau. Đổ ra khuôn gỗ vuông, dàn đều, dùng chai thủy tinh cán qua cán lại nén cho chặt.

Sau cùng đổ lên mặt bánh một lớp kẹo lạc (kẹo đậu phộng) dàn cho phẳng. Kẹo và bánh kết dính nhau làm một. Chờ cho bánh nguội, dùng dao bén cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Dùng giấy bản gói bánh thành từng phong, từng cọc. Bên ngoài bọc lớp giấy hoa hay giấy xanh đỏ cho đẹp. Bánh được bọc trong lớp nilông để chống ẩm, để được lâu mà không bị ỉu, vẫn giòn, thơm.
Chiếc bánh khẩu sli mới chỉ trông thôi đã thấy ngon. Những hạt nếp phồng trắng ngà xáo với đường cứ vàng ươm, óng ánh. Lớp kẹo lạc phủ trên mặt bánh một màu nâu đỏ, bóng mượt. Nếm thử, miếng bánh giòn tan trong miệng, có vị thơm dẻo của nếp rang, vị bùi béo của lạc, vị ngọt thanh của đường mía. Dùng bánh khi uống trà lại càng hợp khẩu. Cái hương vị rất riêng, rất đặc biệt của khẩu sli khiến nhiều người phải vương vấn mãi.
Khẩu sli đã trở thành đặc sản của đất Cao Bằng. Người nơi xa đến bao giờ cũng không quên mua vài phong khẩu sli đem về mời bạn bè, người thân cùng thưởng thức.
Bánh trứng kiến
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.
Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.

Chè dây một dược liệu quý
Chè dây được sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi, ở các huyện Thông Nông, Nguyên Bình, Hà Quảng, Hoà An của tỉnh Cao Bằng. Theo kinh nghiệm dân gian chè Dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người có bệnh đau dạ dày, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng
Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ qủa ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân dò , thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.

Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có "cơ may" mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.
Tuy trồng cây dẻ không tốn công sức chăm sóc, giá thành hạt dẻ cao hơn ngô, đậu đỗ nhưng đồng bào ở Trùng Khánh vẫn chẳng muốn mở rộng diện tích là do phong tục thả rông trâu bò ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và thu hoạch hạt dẻ.
Vịt quay 7 vị Cao bằng
Tỉnh Cao Băng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món Vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.

Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.
Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.

Than nướng vịt phải trộn thứ than củi nỏ, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị óm khói. Ngồi trông vịt quay, người ta có cái thú mắt được nhìn mầu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.
Con vịt nóng giãy, bị xẻ làm đôi chỉ bằng đúng một nhát dao. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt. Cổ cánh để bán riêng và thường hết ngay. Con dao nhà nghề phập từng nhát một để tạo ra những miếng thịt sắc cạnh, còn nguyên lớp da. Lớp thịt sau da mầu hồng đào, vừa chín tới, mềm và ngọt. Nhưng quyến rũ hơn cả là mùi thơm vô vùng khó tả.
Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

Hương vị chè Đắng
Thiên nhiên đã ban tặng cho non nước Cao Bằng cây chè đắng, với đặc điểm riêng biệt búp non màu hồng tía. Chè Đắng vừa là chè uống, vừa có tác dụng là dược liệu; uống chè Đắng bạn sẽ được hưởng thức 3 hương vị; vị thơm đặc biệt của chè Đắng, vị hơi đắng và vị ngọt mát đọng lại rất lâu khi bạn thưởng thức nó.
Chè đắng là loài cây tự nhiên, từ bao đời nay sinh trưởng và phát triển trong những cánh rừng trên đất Cao Bằng, cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m. Từ khi các nhà khoa học TW và địa phương nghiên cứu khẳng định chè đắng Cao Bằng là loại cây đặc sản quý hiếm có giá trị.
Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao Bằng có những vị riêng mà không nơi nào có được. Để có được những tấm bánh mỏng và dai, người làm bánh phải chọn loại gạo thích hợp. Trứng gà hoặc thịt băm nhỏ thường được dùng làm nhân của bánh cuốn. Có thể ăn bánh cuốn với nước dùng được chế biến cầu kỳ với một lượng gia vị hợp lý.
Bánh Coóng Phù
Coóng phù là bánh trôi, người dân quê tôi gọi là "coóng phù". Theo tôi biết, "coóng phù" là tiếng Tày, nhưng mọi người mọi dân tộc đều gọi nó như thế, có lẽ là một thói quen, lâu dần thành một danh từ.
Ngày Đông Chí, ở Cao Bằng hầu hết nhà nào cũng làm bánh, nếu không làm thì cũng mua về vài bát để thắp hương tổ tiên.

Coóng phù đa dạng lắm, cách làm bánh và nước chan tương đối khác người dưới xuôi làm. Chỉ tính riêng gạo và nước - những nguyên liệu quan trọng nhất mà chỉ riêng có ở Cao Bằng, đã là một nhân tố quyết định quan trọng sự khác biệt đầy độc đáo đó rồi. Nhưng có thể nói, nhắc đến "coóng phù" là nhắc đến một món ăn thơm, bùi, và ấm cúng ngay từ tên gọi của nó.
Làm cóong phù dễ lắm (ít nhất người quê tôi thấy thế), gạo nếp ngâm thêm ít gạo tẻ theo tỷ lệ nhất định, đầu tiên là xát bột - mà máy xát bột thì một khu, một làng có thể có mấy nhà xát. Đổ bột vào trong túi gạo, mang về cột chặt, treo lên cái xà, để nước chảy xuống đến lúc nước ráo làm túi bột nhỏ lại thì phải xiết thêm dây, đến khi nước không còn chảy xuống tí tách nữa. Bột đem là có thể nặn không để thành bánh, hoặc ấn một ít nhân lạc, đỗ, mà có thể trộn gấc để làm bánh gấc.

Bột nặn phải có độ dẻo nhất định, nặn sơ qua một lượt, để chúng ở cùng với nhau trên khay, sau đó nhặt những hòn bột nhỏ lên, đặt trong lòng bàn tay, xoay tay cho bột bánh tròn đều.
Người làm càng thạo, số viên bánh trên tay càng nhiều. Và thả vào nồi nước sôi, đến khi bánh nổi, vớt ra, không được để nhừ, ăn đến đâu thả đến đó.

Khi vớt ra thường để vào bát, chan nước canh, hoặc thả vào nồi nước canh đã chế sẵn. Nước canh làm từ mật mía Phục Hòa, từng cân mật mía các mẹ, các chị mua về, để trong chum hoặc cất đi ăn dần. Nước canh vừa đủ ngọt, sánh, bỏ thêm nhánh gừng giã nát.
Gừng bỏ ít thôi, một nhánh gừng nhỏ đã đủ cay cả nồi rồi, nhưng nồi canh nào cũng có vị cay đặc biệt rất rõ rệt, nếu bạn ăn lần đầu, chắc chắn ấn tượng bởi vị cay đó! Chính vì cái vị gừng đó, mà coóng phù cực kì thích hợp trong những ngày đông rét mướt đặc trưng của Cao Bằng.

Hoặc ra chợ Xanh, ra Phố Cũ, Nước Giáp, không khó tìm được những hàng coóng phù nghi ngút. Một bát coóng phù đầy ăm ắp với giá cả rất phải chăng. Món ăn này thường được làm trong dịp Đông chí, khi đó nhà nào cũng có đĩa coóng phù đặt lên bàn thờ tổ tiên, nhưng người dân quê tôi rất hay làm.
Đến làm khách Cao Bằng trong mùa đông, hẳn bạn sẽ được mời bát cóong phù chan nước canh vào bánh, rắc thêm ít lạc, bạn có bát coóng phù thơm ngon có mùi thơm ngọt của mật mía, mùi cay nồng của gừng, vị bùi của lạc, hương thơm của gạo và mùi ấm áp của nước canh nóng nữa!

Đừng quên nhé bạn, áp chao, cơm lam, coóng phù, phở chua, vịt quay, khẩu phảng, pẻng rày, cháo nhộng ong, bánh cuốn - những món ăn làm nên sự tinh tế của "ẩm thực Cao Bằng".




Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.

Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.


Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.









Pẻng Rày
Là bánh nếp nhân trứng kiến, bọc ngoài bằng lá vả non. Gạo nếp được ngâm, xay thành bột sau đó nặn bánh to bằng quả trứng gà, ép mỏng, cho trứng kiến đã qua chế biến, tẩm ướp gia vị vào giữa, dùng lá vả non gói bên ngoài, cho vào chõ hấp chín. Trứng kiến thường dùng là trứng loài kiến nhỏ màu đen. Người Tày gọi giống kiến này là tua Ràu, thường làm tổ trên các loại cây có nhiều gai như găng, bồ quân, kim anh… Loại trứng kiến này có màu trắng muốt và bé tẹo bằng đầu tăm.
Lợn sữa quay
Cao Bằng đã đạt huy chương vàng tại Hội thi “Chế biến các món ăn dân tộc” do Tổng cục Du lịch tổ chức năm 2002 tại Hà Nội. Người dân Cao Bằng thường chọn loại lợn giống địa phương nặng 4-6 kg để quay. Sau khi sơ chế xong, dùng giấy bản thấm khô mình con lợn bởi nếu rửa bằng
nước thịt sẽ nhão, không săn và mất hết vị ngon. Sau đó, nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ *** tới đuôi rồi quay
trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các loại gia vị phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Muốn xem thịt đã chín chưa, dùng que sắt nhỏ châm
vào thịt, thấy rỉ ra nước màu sẫm là được. Mùi thơm toả ra nghi ngút, thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan. Thịt lợn quay được dùng với nước chấm được pha chế riêng.
Phở chua
Là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, phản ánh nghệ thuật ẩm thực của người dân Cao Bằng. Một nhúm phở đã được làm se lại vừa dẻo, vừa dai dàn đều trong bát, bên trên là những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những miếng thịt vịt quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc ràn đập dập, miến, khoai tầu thái chỉ chao giòn. Sau đó, rưới lên trên một chút nước sốt được chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi của lạc và khoai tầu, thơm của mác mật.


Cháo nhộng ong
Là loại cháo được nấu với những con nhộng trắng nõn nà và to bằng ngón tay út. Khi nấu, chọn loại gạo non rồi thả một số nhộng còn sống vào khi cháo đã chín dừ. Số nhộng còn lại tẩm ướp gia vị rồi rang cùng với hành, trộn với từng bát cháo.
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này được bò,
Dạ hiến
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này được bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau Dạ hiến là cảm thấy rất quý.








Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt
Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức "sơn hào hải vị". Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.
Do ngon và có nhiều công dụng như thế nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà... Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm.

1

Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng

Do Dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau đặc biệt sạch nên các mẹ, các chị từ các làng bản xa gánh ra chợ thị xã bao nhiêu cũng không đủ bán. Hiện nay thứ rau này không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để chuyển về dưới xuôi để làm quà cho người thân. Cũng do nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy nên nhiều gia đình ở các xóm làng vùng sâu đã biết bảo vệ, gìn giữ cây Dạ hiến. Một số chủ vườn rừng đã bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đưa Dạ hiến vào vườn cây của mình.
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,173
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Rau Dạ hiến này e đã được ăn rùi, xào với trứng, rất ngon ! Khi ăn xong rùi đi tè có mùi rất đặc biệt...:D (có lẽ vì thế mà gọi là bồ khai)
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
hehe cụ quay lại trang 4 có cụ chém món này rồi nhóe, thế cụ măm ở Hòà Binh của dê hay bò thế ? chờ ảnh của cụ (b)
Nói chung là 4 chân Cụ ợ. Nhưng chưa có dịp để chộp nên chưa có píc pót, tết này kiểu gì cũng được nếm trải. hẹn pót sau vậy, nhưng ít nhiều đã được thử rồi đó là món nậm pịa Nhím...
Đại ý nó cũng từa tựa như món này nhưng khác tý là nhuyễn hơn.
[/FONT][/SIZE]

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top