[Funland] Những cuộc không chiến trên bầu trời Bắc Việt

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tuy nhiên sau đó tỉ lệ UAV bị bắn hạ lại tăng, quân đội Mỹ gọi nhóm Rồng Tím quay lại vấn đề. Nhóm phát hiện ra rằng trong khi liên lạc vô tuyến trên mặt đất là an toàn và tốt, thì việc truyền tin liên lạc trên tàu mẹ DC-130 vẫn chưa bảo đảm. Và thế là các DC-130 được lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc mới, bảo mật hơn.

"Sau khi thực hiện việc này, tổn thất của các máy bay không người lái giảm xuống rất thấp, số máy bay bị bắn hạ chỉ còn 1-2 chiếc/năm so với 2-3 chiếc/tuần trước khi có nhóm Rồng Tím", tài liệu giải mật của NSA cho biết.

Và Không lực Mỹ đã làm hết sức mình để che giấu các chương trình này. Trong 8 năm, chương trình đã thay đổi tên mã cho các sứ mạng do thám này đến bốn lần, là Blue Spring, Bumble Bug, Bumpy Action và cuối cùng là Buffalo Hunter
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tuy vậy từ năm 1970 đến năm 1972, Không lực Mỹ vẫn mất hơn 100 máy bay không người lái, theo một báo cáo chính thức. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tin rằng Bắc Việt Nam chỉ bắn rơi 15 chiếc, số còn lại rơi do trục trặc máy móc hoặc hệ thống hướng dẫn.

Dù vậy, dự án đã thực sự thành công đến nỗi Lầu Năm Góc ra lệnh áp dụng các biện pháp bảo mật tương tự trên toàn thế giới, và cho các lĩnh vực hoạt động.

Một bài học rút ra ở đây là bất cứ khi nào bạn sử dụng UAV để do thám nước khác, thì nước đó sẽ cố gắng để giám sát lại bạn. Bốn năm trước, một trong những chiếc UAV "tàng hình" RQ-170 của CIA bị rơi ở Iran, dường như đó là kết quả của việc Tehran phá được hệ thống hướng dẫn và thông tin liên lạc của UAV này.

Trong lĩnh vực này, Bắc Việt Nam thực sự đã đi trước từ lâu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ryan 147 dài 7 m, sải cánh dài 4,4 m, nặng 2,2 tấn, tốc độ 1.134 km/giờ, bay ở độ cao tối đa 18 km, hoạt động trong khoảng 1 giờ 15 phút. Máy bay được lập trình để bay đến mục tiêu xác định và có thể được điều khiển bởi các chuyên viên từ máy bay mẹ DC-130, sau đó Ryan quay về hạ cánh bằng dù, được trực thăng câu lấy đưa về căn cứ.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Viện trợ quân sự quy mô lớn của Liên Xô cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã bắt đầu vào tháng Hai năm 1965.

Vào đầu tháng Hai năm đó, Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến thăm Hà Nội và trên đường về đã dừng chân ở Bắc Kinh. Ông đã thảo luận với ban lãnh đạo Trung Quốc một số khía cạnh của sự hợp tác Xô-Trung nhằm hỗ trợ các lực lượng yêu nước ở Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của Matxcơva phân bổ hành lang bay qua không phận của Trung Quốc và không cho phép sử dụng sân bay Côn Minh để cung cấp kịp thời cho Việt Nam trang thiết bị quân sự của Liên Xô.

Chỉ sau cuộc đàm phán kéo dài, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt.

Tuy nhiên, ngay sau đó, bắt đầu ghi nhận những trường hợp các đoàn tàu xe lửa vận chuyển thiết bị quân sự của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc bị cướp bóc.

Vì vậy, hành trình chính cung cấp thiết bị quân sự từ Liên Xô cho các lực lượng yêu nước Việt Nam là tuyến đường biển: từ các cảng trên bờ Biển Đen, vòng qua châu Phi, qua Ấn Độ Dương, cũng như từ các cảng ở Viễn Đông.

Tuy nhiên, một số hàng hóa, đặc biệt các gói hàng bí mật, đã được vận chuyển đến Hà Nội bằng đường không. Bao gồm cả các máy bay.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Liên Xô đã gửi tới Việt Nam các máy bay tiêm kích ném bom Su-17, máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải IL-14 và LI-2.

Nổi tiếng nhất trên bầu trời Việt Nam là MiG-17 và MiG-21.

Chiến đấu cơ MiG-17 lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào tháng Tư năm 1965, và MiG-21 – vào tháng Ba năm 1966. MiG-17 đạt được kết quả lớn nhất ở độ cao dưới 3 km, còn máy bay MiG-21 — ở độ cao từ 2 đến 9 km.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các chiến đấu cơ này đã được vận chuyển đến Việt Nam bằng các máy bay vận tải quân sự An-12 và AN-22.

Trọng tải của An-12 dùng để vận chuyển một chiếc phi cơ tiêm kích, còn AN-22 có trọng tải lớn hơn và có thể chuyên chở hai chiếc MiG-21 được tháo rời một nửa. Nếu nói về Mig-17, thì các máy bay này đã được tháo rời hoàn toàn để vận chuyển trong container.

Các máy bay ném bom Su-17 cũng được vận chuyển trong container.

Phương pháp này giao hàng cho Việt Nam có mấy nguyên nhân. Tuổi thọ của máy bay có hạn chế, và chuyến bay dài từ Liên Xô đến Việt Nam làm giảm đáng kể tuổi thọ của phi cơ chiến đấu. Đặc biệt là, các nhà chức trách Trung Quốc không cho phép các phi cơ Liên Xô bay theo hành trình ngắn nhất qua lãnh thổ Trung Quốc.

Phương pháp vận chuyển máy bay bằng đường sắt cũng không thể được dùng vì lý do bảo mật – đã ghi nhận khá nhiều trường hợp quan chức Trung Quốc phá chì niêm phong container chứa kỹ thuật quân sự của Liên Xô được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các máy bay của Liên Xô đã được lắp ráp tại sân bay quân sự Nội Bài, nơi hiện nay là sân bay quốc tế của Hà Nội. Sau khi lắp ráp máy bay, các phi công Liên Xô đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Sau khi kiểm tra hệ thống máy móc của chiếc máy bay hoạt động bình thường, trong buồng lái hiện diện hai người: chuyên gia quân sự Liên Xô và phi công Việt Nam.

Nếu trong thời gian phi cơ chiến đấu đang tập luyện trên bầu trời xuất hiện những đội máy bay Mỹ, thì các phi cơ mà trong buồng lái có phi công Liên Xô ngay lập phải hạ cánh. "Dưới bất kỳ hoàn cảnh không được tham gia trực tiếp vào cuộc không chiến với người Mỹ!" — Đó là mệnh lệnh nghiêm ngặt của Matxcơva. Và các chuyên gia Liên Xô đã tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh trên.

Chỉ có một lần, theo lời kể của Thiếu tướng Không quân Evgeny Polivayko, mệnh lệnh này gần như bị vi phạm. Vào năm 1967, Mỹ đã xác định tọa độ của phi trường, nơi bố trí các máy bay Liên Xô và huấn luyện đào tạo các phi công Việt Nam, rồi không quân Hoa Kỳ đã không kích vào sân bay này.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đường băng của phi trường gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại một lăn rất hẹp. Mặc dù có nguy cơ lớn, nhưng vẫn có thể cất cánh được. Không ai trong số các phi công Việt Nam mới được đào tạo không thể thực hiện động thái này. Để cất cánh trong tình huống phức tạp như vậy phải có kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm dài.

Thiếu tướng Evgeny Polivayko hồi tưởng lại, các phi công Liên Xô đã “cầu xin” Trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cho phép họ giúp cho đơn vị tên lửa đánh đuổi các chiếc "Phantom" Mỹ ra khỏi sân bay.

Trưởng nhóm chuyên gia quân sự đã hướng tới đại sứ Liên Xô tại Việt Nam. Ông đại sứ ngay lập tức liên lạc với Matxcơva và chuyển đến sân bay câu trả lời: "Cuộc bay chiến đấu bị nghiêm cấm".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Như vậy, khác với các chuyên gia tên lửa của Liên Xô, mà trong những năm 1965 —1966 đã trực tiếp bắn vào các mục tiêu trên không thuộc lực lượng không quân Mỹ, thì các phi công Liên Xô không tham gia trực tiếp vào cuộc không chiến với Mỹ.

Nhiệm vụ của họ là huấn luyện đào tạo phi công Việt Nam.

Và họ đã thực hiện tốt nhiệm vụ này
 

thuhuong2

Xe điện
Biển số
OF-366840
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
2,281
Động cơ
272,502 Mã lực
Kể chỉ có ảnh và chú thích vài dòng thôi.
Dài này đọc sao được?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ.

Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi ổ phục kích, sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí treo dưới cánh và đánh cận chiến, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.

Sử dụng chiến thuật này ngày 4/4/1965, bốn chiếc máy bay MiG -17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau 5 ngày không quân Mỹ dành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: 9 tháng 4 năm 1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tầu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17.

Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow bắn trúng 1 máy bay MiG 17.

Bản thân chiếc F 4 Phantom II rơi vào hỏa lực súng máy của Mig bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên Mig 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk.

Ngày 20 tháng 6 năm 1965 vào lúc 18 giờ 25 phút 2 Mig 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tầu sân bay Midway.

Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).

Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG- 17 (hoàn toàn do Hải quân, 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B) Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu đồng thời trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75 đã buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời lực lượng không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.

Phi công Mỹ không áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.

Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã lập tức ảnh hưởng đến chiến trường không quân.

Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG- 17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công theo các mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.

Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không xô viết 57 mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.

Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử- máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel .

Những máy bay này, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 – F-4C và F-105G.

Những máy bay này được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20 tháng 12 năm 1965.

Tính đến ngày 11 tháng 7 năm 1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bắt đầu năm 1966 đánh dấu một giai đoạn mới của không quân cả hai bên, ở giai đoạn này, không quân Mỹ sử dụng các phương thức tác chiến kỹ thuật mới và đồng thời không quân và không quân Hải quân Mỹ xuất hiện nhiều loại máy bay tiêm kích mới.

Nhờ có các thiết bị phát hiện, gây nhiễu và chế áp điện tử, không quân Mỹ đã quản lý được tầm bay thấp và có thể tổ chức được các phi đoàn máy bay với số lượng lớn, chọc thủng tuyến phòng không và tấn công ồ ạt các mục tiêu ở tầm trung trong khoảng cách gần mục tiêu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cùng với việc nhân được các máy bay MiG-17 từ Liên bang Xô Viết và Trung quốc, từ năm 1966, không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay MiG- 17 cải tiến, dù không được phát triển rộng rãi.

Đó là các máy bay MiG-17PF (J-5A) với radar “Emerald” và 3 khẩu pháo HP-23 mm. Theo đơn đặt hàng của Việt Nam, Tiệp Khắc cũng chế tạo mẫu máy bay MiG- 15, trang bị hai khẩu 23mm và tên lửa R-3S ở vị trí của pháo 37mm lắp thiết bị dò tìm hồng ngoại.

Sau này, vào năm 1968, Không quân Việt Nam sử dụng MiG 17F với pháo tiêu chuẩn và hai tên lửa tự dẫn R-3S.
 
Thông tin thớt
Đang có 1 tài xế đang nghía thớt này. (0 lái chính và 1 lái phụ)

Bài viết mới

Top