[Funland] Những cuộc không chiến trên bầu trời Bắc Việt

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lực lượng không quân Việt Nam thời điểm chiến dịch Điện Biên Phủ trên không có 4 trung đoàn tiêm kích, 1 trung đoàn huấn luyện và một trung đoàn vận tải quân sự, đóng quân trên 5 sân bay chủ yếu.

Các trung đoàn tiêm kích được biên chế máy bay MiG 21, MiG 19, MiG 17.

Tập trung lực lượng chủ yếu trên trung tâm và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, đóng quân ở sân bay Gia Lâm, Nội Bài, Yên Bái và Kép.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lực lượng chiến đấu của KQ có 187 máy bay. Trong số đó sẵn sàng chiến đấu chỉ có 71 chiếc, tương đương với 38%. Số máy bay đã nêu có thể đưa vào chiến đấu là 47 máy bay (31 MiG 21 và 16 MiG 17) chiếm 26% tổng số máy bay chiến đấu.

Máy bay MiG 19 sản xuất tại Trung Quốc không được đưa vào tham chiến.

Lực lượng phi công tiêm kích Việt Nam cơ bản ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất 100% trong mọi điều kiện tác chiến phức tạp ban ngày, chỉ có 13 phi công trên MiG – 21 và 5 phi công trên MiG 17 được huấn luyện tác chiến ban đêm.

Trong 194 phi công có 75 người (khoảng 40%) là quân nhân trẻ.

Nhiệm vụ trọng tâm của không quân tiêm kích là bảo vệ thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng , các cơ sở quân sự và công nghiệp quan trọng ở trung tâm và phía Bắc của Miền Bắc Việt Nam. Giai đoạn này, mục tiêu chủ yếu được đặt ra là ngăn chặn và đánh tiêu diệt B-52.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tính huống tác chiến trên bầu trời trong gian đoạn chiến dịch Linebacker II của Mỹ cực kỳ phức tạp và căng thẳng, nhưng hoạt động của không quân tiêm kích Việt Nam vẫn mang tính giới hạn chiến thuật, do đó kết quả không chiến với máy bay chiến lược B-52 rất ít nếu so với tên lửa phòng không hoặc pháo phòng không.

Nhưng mặc dù vậy, những hoạt động của không quân tiêm kích đã buộc cơ quan chỉ huy chiến dịch tác chiến đường không Mỹ phải chia lực lượng chiến thuật của mình để ngăn chặn, điều đó đã làm suy yếu đáng kể sức mạnh không tập của không quân Mỹ khi ném bom các mục tiêu và đối phó với lực lượng pháo binh, tên lửa phòng không miền Bắc,

Trong thời gian tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, không quân Việt Nam đã tiến hành 31 lần xuất kích, trong đó có 27 lượt MiG – 21 và 4 lượt MiG 17. Tiến hành 8 trận không chiến, bắn rơi 7 máy bay (2 B-52, 4 F-4, 1 RA-5C), chiếm 9% tổng số máy bay Mỹ bị hạ trong chiến dịch. Tổn thất 3 máy bay MiG 21.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bộ tư lệnh binh chủng KQ Việt Nam trong tác chiến đường không đặt trọng tâm chiến thuật là yếu tố bí mật, bất ngờ.

Bí mật xuất kích trần bay thấp, ngụy trang dựa trên địa hình phức tạp của địa bàn tác chiến, tấn công chớp nhoáng với tốc độ cao và nhanh chóng thoát ly chiến trường sau khi phóng tên lửa là mô hình chiến thuật chủ yếu của phi công Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Phân tích 3 trận đánh B- 52 của phi công tiêm kích Việt Nam với máy bay ném bom chiến lược B-52 cho thấy, chiến thuật chủ yếu của không quân Việt Nam là “đơn độc săn mồi”, yếu tố bất ngờ chiến thuật là dẫn đường từ mặt đất, sử dụng cả kính ngắm quang học và radar máy ngắm để phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu trên cự ly hợp lý.

Để hoàn thành nhiệm vụ cần phải tiếp cận bán cầu phía sau của B-52, nghiêm chỉnh duy trì các chế độ bay trước khi phóng tên lửa (tốc độ lớn hơn 300-400 km/h,tầm xa phóng đạn 1800-2000 m) phóng liên tiếp 2 tên lửa R – 3 và nhanh chóng thoát ly mục tiêu.

Nguyên nhân chủ yếu của hiệu quả tác chiến thấp khi sử dụng MiG 21 tấn công mục tiêu B-52 trên thực tế chiến trường là khả năng dẫn đường máy bay thấp do đối phương gây nhiễu dày đặc (trong 10 lần không chiến, có 6 lần các đài radar dẫn đường mặt đất không thể đưa MiG đến mục tiêu, trong 4 lần dẫn bay thành công, có 1 lần phi công không thể phóng tên lửa do nhiễu chủ động của B- 52 và sự tham chiến của các máy bay F-4 hộ tống.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Xét trên góc độ tư duy chiến dịch, có thể thấy, lực lượng không quân tiêm kích MiG 21 Việt Nam được sử dụng chủ yếu để tấn công các máy bay tiêm kích đa nhiệm F-4 Phantom và các máy bay trinh sát đường không của Mỹ, mục tiêu B-52 bị đánh chỉ là mục tiêu thứ yếu, nhằm thu thập kinh nghiệm tác chiến và gây áp lực tinh thần mạnh lên lực lượng không quân chiến lược đối phương, buộc Mỹ phải tăng cường tối đa không quân chiến thuật bảo vệ mục tiêu và giảm tổn thất cho các lực lượng tên lửa – chủ lực trong nhiệm vụ tiêu diệt B-52.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Một số trận đánh tương đối điển hình của không quân tiêm kích Việt Nam chống lại Không quân Hải quân Mỹ cho thấy: Do số lượng máy bay địch rất đông, bản chất của chiến thuật là sau khi tấn công, MiG nhanh chóng thoát ly trận đánh và không để cho đối phương chiếm vị trí thuận lợi để tiến công.

Các F-4 khi bị tấn công thường chia thành 2 tốp, tốp thứ nhất sẽ ngoặt sang bên phải và chiếm lĩnh độ cao, tốp thứ hai bẻ lái bay xoáy trôn ốc xuống phía dưới.

Để đảm bảo hiệu quả tác chiến, biên đội MiG hoặc chia tách ra thành hai máy bay tác chiến độc lập hoặc bám theo tốp máy bay thuận lợi cho tiến công – tất cả phụ thuộc vào khoảng cách đến điểm gặp tốp F-4 trong thời điểm các Phantom chia tách đội hình.

Nếu khoảng cách nhỏ hơn 3000 m, biên đội MiG sẽ chia làm hai, mỗi máy bay độc lập tấn công một nhóm mục tiêu. Nếu khoảng cách lớn hơn 3000 m, biên đội MiG sẽ bám vệt của tốp F-4 theo hướng tiếp cận nhanh nhất.

Khi bay trong chế độ dẫn đường và tìm kiếm “thụ động” (truy tìm), đội hình biên đội máy bay trước sau có khoảng cách 400 – 600 m, máy bay thứ 2 (số 2) lệch trái hay phải so với máy bay dẫn đầu (số 1) từ 200 – 400 m và số hai bay cao hơn số 1 từ 50 – 100 m.

Trong không chiến ở chế độ chủ động, biên đội thực hiện giãn cách đội hình, khoảng cách tăng từ 800 – 1000 m.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các trận không chiến của MiG 21 chống máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến thuật trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không cho thấy, những nhược điểm hay xảy ra là các phi công khi gặp địch dễ phá vỡ đội hình tác chiến, không chú trọng che chắn bảo vệ đồng đội và hăng hái lao vào tấn công mà quên cảnh giới từ vùng bán cầu phía sau.

Các hoạt động đánh chặn tầm xa so với mục tiêu được bảo vệ không được thực hiện.

Một điểm yếu nữa là các phi công dễ quên thực hiện đúng các yêu cầu kỹ chiến thuật khi phóng tên lửa R-3S (không chú trọng khoảng cách phóng tối ưu, tốc độ tiếp cận mục tiêu quá cao, quá tải lớn khi phóng tên lửa).

Một điểm đặc biệt là súng tự động GS – 23 hoàn toàn không được sử dụng, các phi công không được huấn luyện kỹ về sử dụng hỏa lực súng tự động nên không tin tưởng vào hiệu quả của pháo, hơn thế nữa, chiến thuật đánh nhanh thoát ly nhanh cũng có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng GS – 23 trong cận chiến.
 

DODuySon

Xe điện
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
2,293
Động cơ
379,453 Mã lực
Lầm Hình như vụ 5 Mig 21 bị hạ là do đang cất cánh khỏi sân bay, khi đang lấy độ cao thì bị nó úp sọt ( Khi đang lấy độ cao thì khả năng tự vệ là 0%) . Bên mẽo nó nghiên cứu kỹ để dàn trận, đau thật:((
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các phi công Mỹ và NATO từng nhận xét về MiG-21 là khẩu AK biết bay của Liên Xô, một nhận xét đầy kính trọng như với khẩu súng trường huyền thoại AK-47.

Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi đây là mẫu máy bay chiến đấu cánh delta đầu tiên của Liên Xô trở thành loại chiến đấu cơ phổ biến nhất trong lịch sử thế giới. Máy bay này có tốc độ tối đa 2.100 km/giờ, có thể bay cao đến 19 km, tầm hoạt động 1.500 km, mang 2 tên lửa và 2 pháo 30 mm.

Tổng cộng Liên Xô, Tiệp Khắc và Ấn Độ đã sản xuất hơn 11.500 chiếc MiG-21. Đó là chưa kể Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Liên Xô 2.500 chiếc.
Trong khi đó máy bay đối thủ là F-4 Phantom của Mỹ chỉ sản xuất tổng cộng 5.195 chiếc.

MiG-21 do tập đoàn máy bay MiG của Liên Xô chế tạo, bay lần đầu vào ngày 9.1.1956, đến nay vẫn còn phục vụ trong không quân của 18 nước. Nước sở hữu MiG-21 nhiều nhất hiện nay là Ấn Độ với 264 chiếc, trong đó hơn 50% đã nâng cấp và còn bay đến năm 2019.

Nước có số lượng tiêm kích MiG-21 nhiều thứ hai thế giới hiện nay là Việt Nam, với 124 chiếc loại phiên bản cuối đang hoạt động.

Còn F-4 Phantom nay chỉ có 225 chiếc còn bay, trong đó ngoài Mỹ còn có Iran sở hữu loại tiêm kích đối thủ của MiG-21 này.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đại tướng Martin E. Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ xem một chiếc tiêm kích huấn luyện MiG-21 của sư đoàn Không quân 372 tại sân bay Đà Nẵng ngày 15.8.2014 trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1973, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đến năm 1975 chiến tranh Việt Nam chấm dứt, nước Việt Nam thống nhất với tên gọi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên cuộc đối đầu MiG-21 và F-4 vẫn còn tiếp diễn. Tháng 10.1973, xảy ra cuộc chiến ở Trung Đông trong 18 ngày gọi là cuộc chiến Yom Kippur giữa Israel và Syria. Trong cuộc chiến này, tiêm kích MiG-21 của không quân Syria đã bắn rơi 105 máy bay F-4 và Mirage của Israel trong khi chỉ mất 57 chiếc.

Sau đó MiG-21 còn tham gia trong các cuộc chiến và xung đột ở Nam Tư, Iraq, châu Phi… Lúc cao điểm có đến 48 nước sử dụng MiG-21.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Không quân Mỹ tại Hàn Quốc đã từng biên chế 1 máy bay Mig -15. Đây là chiếc máy bay do 1 phi công Triều Tiên đào tẩu mang đến

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi tiến hành chương trình do thám bằng UAV từ năm 1964, nhiều máy bay không người lái của Mỹ liên tiếp bị miền Bắc Việt Nam bắn rụng khiến các tướng Mỹ đau đầu.

“Kinh nghiệm với chương trình do thám bằng máy bay không người lái của Không lực Mỹ cung cấp một minh họa ấn tượng về tính dễ tổn thương về hoạt động thông tin liên lạc của Mỹ và sự sẵn sàng của một đối thủ thông minh để khai thác chúng", các sử gia của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) viết trong hồ sơ giải mật của NSA sau 40 năm hoạt động, công bố hồi năm 2007 theo Đạo luật tự do thông tin.

Lầu Năm Góc lần đầu tiên đối diện với khả năng rò rỉ thông tin liên lạc của các chiếc UAV này vào năm 1967.

Một năm trước đó, các chuyên gia phân tích của NSA suy luận rằng Bắc Việt Nam -với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc - đã bẻ khóa thành công mật mã liên lạc của Mỹ và nghe được các cuộc liên lạc vô tuyến với UAV.

 

ComradeX

Xe máy
Biển số
OF-165330
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
98
Động cơ
347,520 Mã lực
Người trong hình ở #34 là ông Lê Thanh Đạo.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Kết quả là Hà Nội đã nhận được thông báo trước về các cuộc không kích của Mỹ. Các máy bay không người lái không mang vũ khí, nhưng Không lực Mỹ sử dụng chúng để trinh sát mục tiêu ném bom tiềm năng. Bắc Việt Nam sử dụng các thông tin này để lập các ổ phục kích, xác định vị trí những chiếc UAV và bắn hạ chúng.

Các vi phạm an ninh về thông tin liên lạc đã khiến tướng Earle Wheeler - khi đó là chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - tức giận. Trong một cuộc họp về vấn đề này, ông ta đấm tay lên bàn và rủa rằng "Chết tiệt, chúng ta đã bị xâm nhập!", theo tài liệu giải mật của NSA thời hoạt động tại Việt Nam, công bố năm 2007.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Để truy tìm nguồn gốc của sự vi phạm bảo mật này và khắc phục nó, tướng Wheeler cho thành lập nhóm đặc nhiệm gọi là Chiến dịch Rồng Tím, bao gồm một nhóm đặc vụ của NSA, Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và các đơn vị tình báo quân sự khác.

Nhóm Rồng Tím có thẩm quyền khai thác bất kỳ và tất cả các hoạt động quân sự diễn ra ở Thái Bình Dương, bao gồm cả chương trình UAV do thám của Không lực Mỹ.

Máy bay không người lái của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam là thô sơ hơn so với các cỗ máy công nghệ cao mà quân đội Mỹ sử dụng hiện nay. Thay vì cất cánh từ một đường băng trên mặt đất, một chiếc máy bay vận tải quân sự đặc biệt loại DC-130 được gọi là "tàu mẹ" đầu tiên mang chiếc UAV Ryan bay lên trên không, sau đó thả Ryan để nó tự động bay tới mục tiêu.

Các UAV này chụp ảnh từ các độ cao khác nhau hoặc bắt lấy các sóng phát thanh. Một vài UAV được sửa đổi để làm nhiễu radar đối phương và thả truyền đơn.

"Các kiểm soát viên trên tàu mẹ giám sát hệ thống hướng dẫn của UAV trong trường hợp chiếc máy bay này rời khỏi vị trí đã định. Thông thường, một UAV sẽ bay trên nhiều mục tiêu trước khi quay về vị trí thu hồi", theo tài liệu của NSA.

Các UAV hồi đó không hạ cánh như máy bay thông thường. Sau khi một chiếc Ryan bay về đến vị trí thu hồi, động cơ của nó tắt và một chiếc dù ở phía trước máy bay buug ra, cho UAV từ từ rơi xuống. Khi UAV còn lơ lửng trên không, một trực thăng CH-3 bay đến và dùng một cái móc tóm lấy chiếc UAV và câu nó bay về căn cứ.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiếc Ryan tỏ ra dễ bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không, súng cao xạ và máy bay chiến đấu của Bắc Việt Nam. Chiếc Ryan nhỏ, bay ở mức tương đối chậm là con mồi dễ dàng cho phi công Bắc Việt Nam.

Nhưng các chỉ huy Mỹ đã bị thuyết phục rằng phòng không Bắc Việt Nam không thể bắn rơi UAV thành công liên tiếp như vậy nếu không biết trước chính xác về thời gian và độ cao của UAV.

Tại Nam Việt Nam, một nhóm điệp viên của Mỹ phát hiện rằng Bắc Việt Nam đã phá được mật mã liên lạc của các UAV. Và các chuyên gia bảo mật của nhóm Rồng Tím liền vào cuộc để tăng tính bảo mật cho việc thông tin liên lạc của UAV.

"Trước sự ngạc nhiên của mọi người, ngoài nhóm Rồng Tím, những ngày tiếp theo tỷ lệ tổn thất của UAV đã giảm mạnh và duy trì ở mức độ thấp một thời gian", theo tài liệu của NSA.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top