Cung cấp thêm tư liệu về trận KQVN dùng T-28 đánh chiếc C-123, qua tài liệu của "
Spies & Commandos - Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé", để làm phong phú thêm bài viết cảu bác Lầm
“….Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.
Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh “…Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch…” Bá nhớ lại.
Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 , “…anh ta la lên..”.
Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu (“..theo lời Bá…”).
Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi.
Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.
Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai biệt kích quân bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !
Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo.
Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm biệt kích quân vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !
Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sài gòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la….”
Bắn rơi và bắn cháy là hai khái niệm thiệt hại khác nhau, như ‘YES’ và ‘NO’.
Còn tôi thì tôi tin vào tài liệu của Spies & Commandos.
Và rất cảm ơn các tác giả của sách ‘Những trận không chiến….’ đã dũng cảm ghi nhận: chiếc C 123 ấy, không bị bắn rơi, mà chỉ bị bắn cháy.