Những câu hỏi về Vật lý

RedAnt

Xe tải
Biển số
OF-5534
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
479
Động cơ
548,740 Mã lực
Các bác cho em hỏi: Cân bông và Cân sắt, cái nào nặng hơn

:^)

Em có thể bế 2 em 50 kg ngon lành trong khi bảo em vác bào em vác 1 bao xi măng có khi gãy mịe nó lưng, Bác voi bảo cái nào nặng hơn?
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,778
Động cơ
8,907 Mã lực
:^)

Em có thể bế 2 em 50 kg ngon lành trong khi bảo em vác bào em vác 1 bao xi măng có khi gãy mịe nó lưng, Bác voi bảo cái nào nặng hơn?
Nói xi măng làm gì cho xa. Thay vào đấy là vợ đi cho dễ so sánh.
 
Biển số
OF-21205
Ngày cấp bằng
16/9/08
Số km
1,210
Động cơ
509,880 Mã lực
Nơi ở
30 Trung Liệt
Website
maytinhthudo.vn
:^)

Em có thể bế 2 em 50 kg ngon lành trong khi bảo em vác bào em vác 1 bao xi măng có khi gãy mịe nó lưng, Bác voi bảo cái nào nặng hơn?
Nửa đêm mò vào đây thấy hoa hết cả mắt mũi :)):)):))
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Ôi giời!

Gia tốc trọng trường có phải tác dụng lên các chất liệu khác nhau thì cũng khác nhau không ạ?

Em chiệu! :)):)):)):)):))
Gia tốc trọng trường chả ảnh hưởng gì đến chất liệu cả :P nó khác nhau là bởi ... không khí.
Lực Ác Si Mét cũng tồn tại cả trong không khí nữa (chính thế quả bóng bay, đèn trời, khí cầu mới bay lên được). Cùng một khối lượng 1kg, nhưng bông chiếm nhiều thể tích không khí hơn nên... "nhẹ" hơn. Cụ tỷ hơn nữa, rõ ràng cùng là 1kg, nhưng 1 kg sắt thì nặng, còn quả bóng bay bơm Hidro có khối lượng 1kg, có khi nó lại kéo bác lên giời ấy chứ :D
 

Tigerwood

Xe tăng
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
1,730
Động cơ
483,166 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
Tiện thể, có cái thớt về con cá, hot kinh, em mới thấy nhiều cụ quan tâm đến cái môn Vật lý thật.

Lấy chỗ giải trí, em xin mở thớt này để ... đố nhau về Vật lý. Thập cẩm cái gì liên quan, các cụ đều tống vào đây được. Tuy nhiên, chỉ nên những cái mang tính định tính thôi, chứ mang bài tập cô giáo giao cho F1 ra để Ofer giải thì chít.

Em xin mở đầu với một bài rất cổ điển.

Giả sử, có một cái tàu đầy xếp hàng ở cảng Hải phòng chẳng hạn. Sau khi xếp hàng xong thì tàu này chạy lên một nước vùng cực, ví dụ là Canada. Hỏi là tàu sẽ nổi lên, hay chìm đi hay không thay đổi? Nguyên nhân tại sao?

Nhà cháu xin ném đá phát: tàu sẽ nổi nên.
Lý do: tàu đã chở hàng đến đích thì phải dỡ hàng lên -> tàu nhẹ đi và nổi nên ợ
 

kinum08

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-35495
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
1,205
Động cơ
481,665 Mã lực
Nhà cháu xin ném đá phát: tàu sẽ nổi nên.
Lý do: tàu đã chở hàng đến đích thì phải dỡ hàng lên -> tàu nhẹ đi và nổi nên ợ
nói chung nổi lên hay chìn xuống có nhiều lý do, không thể biết được! nhỡ cảng quá tải như ở VN thì có mà bốc xuống ngay vào mắt. À anh thủy thủ xuống tàu đi vệ sinh tàu nổi lên một chút he he. Nói tóm lại phải có điều kiện mới giải được
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Sau khi suy nghĩ thì em vẫn phải kết luận là tàu sẽ chìm thêm khi đi về vùng cực, từ xích đạo.

Bỏ qua ảnh hưởng của tỉ trọng nước, xét bài toán trong điều kiện lý tưởng. Khi cân bằng, tàu sẽ chịu tác dụng của các lực sau:

1) Trọng lượng P = mGv, có gốc đặt tại trọng tâm tàu, phương thẳng đứng, hướng xuống dưới. Lực này có xu hướng làm tàu chìm thêm (Gv: Gia tốc trọng trường tại ... Việt nam, m trọng lượng toàn bộ tầu).

Vì tàu có một phẩn nổi trên mặt nước, ta có thể coi trọng lượng của tàu gồm hai phần phần chìm trong nước P1 = m1Gv và P2 = m2Gv; P = P1+P2.

2) Lực đẩy ác si met, có gốc đặt tại trọng tâm tàu, phương thẳng đứng, hướng lên trên, Fv = MGv (M khối lượng nước mà phần tàu chìm trong nước chiếm chỗ).


Khi tàu đứng cân bằng trong nước (nghĩa là nửa nổi, nửa chìm). Khi đó:

Fv > P1 + P2.

Khi sang đến Canada, do gia tốc trọng trường tăng lên nên P1 và P2 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, với P1 vì nó đã nằm trong nước rồi nên khi G tăng lên thì trọng lượng của khối nước nó chiếm chỗ cũng tăng lên tương ứng. Nhưng với P2 là phần vẫn nổi trên mặt nứoc tăng lên. Nó sẽ có xu hướng dìm tàu vào trong nứoc.

Giả sử nếu nước không tăng trọng lượng do g tăng, tàu sẽ chìm thêm khoảng 20 cm chẳng hạn. Nhưng khi tàu chìm vào nước, nó chiếm chỗ của nước nhiều hơn và do trọng lượng nước cũng tăng lên nên nó sẽ không thể chìm thêm được 20 cm như trên mà có thể ít hơn, đến khi lập lại được cân bằng mới.

Tóm lại, ít nhiều vẫn bị chìm thêm vì do tăng trọng lượng của phần tàu nổi trong không khí.

Với một cái tàu lơ lửng trong nước như tàu ngầm chẳng hạn. Vì tàu đã ngập hoàn toàn trong nước, nên khi sang đến vùng cực, nó cũng không bị chìm thêm vì nước cũng tăng trọng lượng tương ứng.

Hê hê, nhà dongnn ngâm cứu xem sai ở chỗ nào nhé. Bài này chỉ tính thêm vài ngày nữa thôi. Để tìm bài khác nữa.
 

tiger

Xe tăng
Biển số
OF-5931
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
1,973
Động cơ
562,673 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
tàu đắm *** lâu roài, hỏi câu khác đê
 

dungdv

Xe hơi
Biển số
OF-7998
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
111
Động cơ
538,860 Mã lực
Vẫn chưa xong hả các cụ, em mạo muội giải thử:
- Coi trọng lượng tàu không đổi (như đề bài), tàu không bị tác động thay đổi của mặt trăng mặt trời.
- Nguyên nhân làm tàu nổi thêm hay chìm thêm chủ yếu do lực hấp dẫn trái đất và do độ mạn của nước biển.
- Do độ mặn của nước biển: biển bắc mặn hơn HP cỡ 2% như vậy lực đẩy nổi tăng 2% tàu “nhẹ” hơn 2% so với HP.
- Do lực hấp dẫn: vùng bắc cực lớn hơn HP, cụ thể bao nhiêu em không rõ, ví dụ x%
- Vậy nếu x%>2% thì tàu “nặng” hơn nên chìm thêm, ngược lại x%<2% thì tàu “nhẹ” hơn nên nổi thêm.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Vẫn chưa xong hả các cụ, em mạo muội giải thử:
- Coi trọng lượng tàu không đổi (như đề bài), tàu không bị tác động thay đổi của mặt trăng mặt trời.
- Nguyên nhân làm tàu nổi thêm hay chìm thêm chủ yếu do lực hấp dẫn trái đất và do độ mạn của nước biển.
- Do độ mặn của nước biển: biển bắc mặn hơn HP cỡ 2% như vậy lực đẩy nổi tăng 2% tàu “nhẹ” hơn 2% so với HP.
- Do lực hấp dẫn: vùng bắc cực lớn hơn HP, cụ thể bao nhiêu em không rõ, ví dụ x%
- Vậy nếu x%>2% thì tàu “nặng” hơn nên chìm thêm, ngược lại x%<2% thì tàu “nhẹ” hơn nên nổi thêm.
Cụ nên tham khảo lại từ trang đầu ạ. Coi trọng lượng tàu là không đổi rồi thì ... coi như xong, :21:. Cụ coi như thế này rồi lại bảo là do ... lực hấp dẫn của trái đất, :21:
 

dungdv

Xe hơi
Biển số
OF-7998
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
111
Động cơ
538,860 Mã lực
@feram:102:
Ui em chưa đọc kĩ, dưng mờ bản chất vấn đề là quy về 1 vị trí để đánh giá cụ nhể.
Nếu ở Biển Bắc nước có độ mặn như HP thì mớn nước của tàu không đổi vì nước và tàu ở biển Bắc đều “nặng lên” so với HP. Dưng mờ vấn đề nước ở biển Bắc lại mặn hơn HP nên em vẫn nghiêng về đáp án tàu nổi thêm. :102:
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
tàu đắm *** lâu roài, hỏi câu khác đê
Tàu coi như đắm, :)):)):)).

Em lại có thắc mắc khác.

Các cụ cũng biết là đối với lò vi sóng thì khi lò hoạt động, ko được để cái gì bằng kim loại vào bên trong. Em được giải thích là do sóng vi ba không xuyên qua được kim loại. Thế nếu bây giờ, do vô ý, ông nào đấy lại để cái thìa nhôm vào trong cốc cafe rồi mới để vào lò vi sóng và bật lên. Các cụ thử dự đoán hậu quả xem nó như thế nào nhỉ?
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
1) Trọng lượng P = mGv, có gốc đặt tại trọng tâm tàu, phương thẳng đứng, hướng xuống dưới. Lực này có xu hướng làm tàu chìm thêm (Gv: Gia tốc trọng trường tại ... Việt nam, m trọng lượng toàn bộ tầu).

Vì tàu có một phẩn nổi trên mặt nước, ta có thể coi trọng lượng của tàu gồm hai phần phần chìm trong nước P1 = m1Gv và P2 = m2Gv; P = P1+P2.

2) Lực đẩy ác si met, có gốc đặt tại trọng tâm tàu, phương thẳng đứng, hướng lên trên, Fv = MGv (M khối lượng nước mà phần tàu chìm trong nước chiếm chỗ).


Khi tàu đứng cân bằng trong nước (nghĩa là nửa nổi, nửa chìm). Khi đó:

Fv > P1 + P2.

Khi sang đến Canada, do gia tốc trọng trường tăng lên nên P1 và P2 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, với P1 vì nó đã nằm trong nước rồi nên khi G tăng lên thì trọng lượng của khối nước nó chiếm chỗ cũng tăng lên tương ứng. Nhưng với P2 là phần vẫn nổi trên mặt nứoc tăng lên. Nó sẽ có xu hướng dìm tàu vào trong nứoc.

Giả sử nếu nước không tăng trọng lượng do g tăng, tàu sẽ chìm thêm khoảng 20 cm chẳng hạn. Nhưng khi tàu chìm vào nước, nó chiếm chỗ của nước nhiều hơn và do trọng lượng nước cũng tăng lên nên nó sẽ không thể chìm thêm được 20 cm như trên mà có thể ít hơn, đến khi lập lại được cân bằng mới.

Tóm lại, ít nhiều vẫn bị chìm thêm vì do tăng trọng lượng của phần tàu nổi trong không khí.

Với một cái tàu lơ lửng trong nước như tàu ngầm chẳng hạn. Vì tàu đã ngập hoàn toàn trong nước, nên khi sang đến vùng cực, nó cũng không bị chìm thêm vì nước cũng tăng trọng lượng tương ứng.

Hê hê, nhà dongnn ngâm cứu xem sai ở chỗ nào nhé. Bài này chỉ tính thêm vài ngày nữa thôi. Để tìm bài khác nữa.
Nhầm lẫn rồi ông FaREM ơi….
Nhà Bác học Newton đã phát biểu rằng: “Một vật sẽ đúng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi tổng hợp các lực tác động lên vật đó bằng 0” vật đó ở đây là con tàu.
Ở Việt Nam hay ở bất cứ cảng nào trên thế giới, khi nó cân bằng (không trồi lên hay ngụp xuống) thì tổng hợp các lực nâng (F) và trọng lực (P1+P2) phải bằng nhau!
Nếu lực nâng F > P1+P2 thì vector tổng hợp lực sẽ <> 0 và hướng lên trên, do đó tàu sẽ tiếp tục nổi --> thể tích nước bị chiếm chỗ giảm --> F giảm .. cho đến khi F = P1+P2 mới thôi.

Cái khối nước bị chiếm chỗ phải có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của cả con tàu, chứ không phải riêng phần chìm (mà không có phần nổi). Hay nói cách khác, nếu đem cân cả con tàu, dầu mỡ, hàng hóa, thủy thủ,… thì khối lượng sẽ đúng bằng khối lượng của khối nước bị chiếm chỗ! (mặc dù thể tích khối nước nhỏ hơn thể tích của con tàu)

Túm lại là nhà bác bẩu là F > P1 + P2 (thế này thì tàu nó không ổn định được)
Còn nhà em thì cho rằng F = P1 + P2 = P (Thế này tàu nó mới ổn định được)
Và chắc chắn là em đúng! :41:


Ta có thể tham khảo một bài toán mẹo khác của môn vật lý:
Lấy 2 cái cốc giống hệt nhau, trong 1 cốc để 1 mẩu gỗ (có thể nổi được trong nước) rồi đổ đầy nước vào cả 2 cốc. Hỏi khi cân thì cốc nào nặng hơn? Đáp án là 2 cốc bằng nhau! Tại sao? Cốc có mẩu gỗ còn có cả phần gỗ nổi lên trên mặt ước cơ mà? Nhưng không, 2 cốc vẫn bằng nhau, vì cái phần nước bị mẩu gõ chiếm chỗ có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của cả mẩu gỗ!




Tàu coi như đắm, :)):)):)).

Em lại có thắc mắc khác.

Các cụ cũng biết là đối với lò vi sóng thì khi lò hoạt động, ko được để cái gì bằng kim loại vào bên trong. Em được giải thích là do sóng vi ba không xuyên qua được kim loại. Thế nếu bây giờ, do vô ý, ông nào đấy lại để cái thìa nhôm vào trong cốc cafe rồi mới để vào lò vi sóng và bật lên. Các cụ thử dự đoán hậu quả xem nó như thế nào nhỉ?
Sóng viba đúng là không xuyên qua kim loại cũng vì đặc tính đó mà người ta “bọc kim” cho cái lò vi sóng (ở phần kính thì người ta vẽ lưới kim loại lên kính)
Điện trường sinh từ trường, từ trường sinh điện trường,… tất cả những vật nào dẫn điện khi cho vào lò vi sóng đều bị nóng lên bởi tác động của Điện Từ trường (do các điện tử/ion dao động rất nhanh mà ra) Vật dẫn điện càng tốt thì nóng nhiều, vật dẫn điện ít thì nóng ít, vật không dẫn điện thì không nóng.
Bát, âu bằng thủy tinh không dẫn điện nên không nóng – tổn hao ít, cầm bát không bị bỏng tay (một số loại bát thủy tinh có pha kim loại cho có màu cho vào lò vi sóng vẫn có thể bị nóng như thường; một số loại bát bằng “phip” có vẽ hoa văn khi cho vào lò vi sóng sẽ bị rộp hết cả hoa văn lên)
Đồ kim loại dẫn điện thì nóng nhiều – tổn hao lớn, có thể nóng chảy, nổ,….gì gì đó
Khi dùng lò vi sóng nếu cho cái thìa nhôm vào thì cái thìa đó sẽ rất nóng (có nóng đỏ lên, chảy ra hay nổ thì em không biết – vì em chưa thử và chả dại gì mà thử) nhưng chắc chắn sẽ hao rất nhiều năng lượng cho cái thìa đó.Tuy nhiên người ta vẫn dùng giấy bạc (giấy kim loại) để nướng gà, nướng cá đấy thôi, ngon phết :D

Tiện đây hỏi luôn nhà Râm: Cái bếp từ thì nguyên lý hoạt động thế nào? Tại sao nồi inox cho lên lại không nấu được?
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Nhầm lẫn rồi ông FaREM ơi….

Cái khối nước bị chiếm chỗ phải có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của cả con tàu, chứ không phải riêng phần chìm (mà không có phần nổi). Hay nói cách khác, nếu đem cân cả con tàu, dầu mỡ, hàng hóa, thủy thủ,… thì khối lượng sẽ đúng bằng khối lượng của khối nước bị chiếm chỗ! (mặc dù thể tích khối nước nhỏ hơn thể tích của con tàu)

Và chắc chắn là em đúng! :41:


Ta có thể tham khảo một bài toán mẹo khác của môn vật lý:
Lấy 2 cái cốc giống hệt nhau, trong 1 cốc để 1 mẩu gỗ (có thể nổi được trong nước) rồi đổ đầy nước vào cả 2 cốc. Hỏi khi cân thì cốc nào nặng hơn? Đáp án là 2 cốc bằng nhau! Tại sao? Cốc có mẩu gỗ còn có cả phần gỗ nổi lên trên mặt ước cơ mà? Nhưng không, 2 cốc vẫn bằng nhau, vì cái phần nước bị mẩu gõ chiếm chỗ có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của cả mẩu gỗ!


Sorry cả nhà. Đúng là em nhầm thật. Lúc sáng, em đang suy nghĩ là nếu dìm cả cái tầu chìm vào trong nước, thì lực đẩy ác si met sẽ lớn hơn trọng lượng cả tàu. Lúc đó, tàu sẽ nổi dần lên cho đến khi cân bằng thì thôi.

Bài toán mẹo cái cốc không giống bài toàn con tàu được. Bác bê cả cái cốc lên cân thì ... ngang với đặt hệ qui chiếu lên ... mặt giời, rồi cân cả trái đất rồi. Bài toán con tàu là đang xét trong hệ qui chiếu gắn vào tâm trái đất.




Sóng viba đúng là không xuyên qua kim loại cũng vì đặc tính đó mà người ta “bọc kim” cho cái lò vi sóng (ở phần kính thì người ta vẽ lưới kim loại lên kính)
Điện trường sinh từ trường, từ trường sinh điện trường,… tất cả những vật nào dẫn điện khi cho vào lò vi sóng đều bị nóng lên bởi tác động của Điện Từ trường (do các điện tử/ion dao động rất nhanh mà ra) Vật dẫn điện càng tốt thì nóng nhiều, vật dẫn điện ít thì nóng ít, vật không dẫn điện thì không nóng.
Bát, âu bằng thủy tinh không dẫn điện nên không nóng – tổn hao ít, cầm bát không bị bỏng tay (một số loại bát thủy tinh có pha kim loại cho có màu cho vào lò vi sóng vẫn có thể bị nóng như thường; một số loại bát bằng “phip” có vẽ hoa văn khi cho vào lò vi sóng sẽ bị rộp hết cả hoa văn lên)
Đồ kim loại dẫn điện thì nóng nhiều – tổn hao lớn, có thể nóng chảy, nổ,….gì gì đó

Khi dùng lò vi sóng nếu cho cái thìa nhôm vào thì cái thìa đó sẽ rất nóng (có nóng đỏ lên, chảy ra hay nổ thì em không biết – vì em chưa thử và chả dại gì mà thử) nhưng chắc chắn sẽ hao rất nhiều năng lượng cho cái thìa đó.

Tuy nhiên người ta vẫn dùng giấy bạc (giấy kim loại) để nướng gà, nướng cá đấy thôi, ngon phết :D

Cái này em thấy nghi ngờ. Thực sự, câu hỏi này em cũng không biết nó sẽ thế nào. Câu này để dành mai có cái spam tiếp.

Tiện đây hỏi luôn nhà Râm: Cái bếp từ thì nguyên lý hoạt động thế nào? Tại sao nồi inox cho lên lại không nấu được?
Bếp từ hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Cái bếp tạo ra một từ trường biến thiên, hướng vào cái nồi nấu. Khi đó, trong thành cái nồi xuất hiện một dòng điện. Chính dòng điện này sẽ làm nồi nóng lên và đun nóng thức ăn.

Không thể dùng các vật liệu ... thuận từ (đại loại những vật liệu không bị nam châm hút như nhôm, đồng, các vật liệu cách điện) để nấu bằng bếp từ. Inox có nhiều loại, tùy theo thành phần của nó (Hình như thành phần Niken hay Cobalt gì đó, em ko nhớ) mà có thể dùng được hay không. Inox có mã 304 không dùng để nấu được (Không bị nam châm hút và thực sự là không bị gỉ.). Nấu bếp từ thì nối bằng thép là chuẩn nhất. Thực tế, bằng gì em ko biết vì chưa dùng bao giờ.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,460
Động cơ
737,920 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Bếp từ hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Cái bếp tạo ra một từ trường biến thiên, hướng vào cái nồi nấu. Khi đó, trong thành cái nồi xuất hiện một dòng điện. Chính dòng điện này sẽ làm nồi nóng lên và đun nóng thức ăn.

Không thể dùng các vật liệu ... thuận từ (đại loại những vật liệu không bị nam châm hút như nhôm, đồng, các vật liệu cách điện) để nấu bằng bếp từ. Inox có nhiều loại, tùy theo thành phần của nó (Hình như thành phần Niken hay Cobalt gì đó, em ko nhớ) mà có thể dùng được hay không. Inox có mã 304 không dùng để nấu được (Không bị nam châm hút và thực sự là không bị gỉ.). Nấu bếp từ thì nối bằng thép là chuẩn nhất. Thực tế, bằng gì em ko biết vì chưa dùng bao giờ.
Cái món xanh xanbh ấy nghe đâu người ta gọi là dòng PHU Cô.:D Chả biết có đúng không.:D
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Cái món xanh xanbh ấy nghe đâu người ta gọi là dòng PHU Cô.:D Chả biết có đúng không.:D
Cái xanh xanh chỉ là từ trường biến thiên, dòng điện tạo ra, chống lại sự biến thiên của cái của nợ này gọi là dòng Phu cô. Và chính dòng Phu cô làm nồi nóng lên.

Hiện tượng này giống hệt trong cái máy biến thế. Tuy nhiên, ở máy biến thế, dòng Phu cô là "hiệu ứng phụ", cần phải loại bỏ. Còn ở đây, nó là nhân vật chính.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Tiện đây hỏi nhà Râm một câu nho nhỏ: Cách tìm trọng tâm của một vật bất kỳ thì làm thế nào?
Ví dụ trọng tâm của tờ bìa A4 thì nằm ở giao điểm của 2 đường chéo, vậy trọng tâm của tờ bìa hình quả tim, hay tờ bìa hình con chó, con mèo, thì nó nằm ở chỗ nào?
Giả nhời hộ nhà Râm:

Trong trường hợp này, treo tờ bìa có hình con chóa ấy lên, kẻ 1 đường trùng với dây treo.

Lại treo con chóa giấy ấy lên tại 1 điểm khác, lại kẻ 1 đường nữa giống trước. Giao nhau ở đâu thì trọng tâm ở đấy.:)
Xác định trọng tâm cho những vật có hình dạng bất kỳ là rất ... không làm được vì với những vật như vậy, khối lượng ... dường như không tập trung tại một điểm để mà xác đinh. Bản thân cái từ trọng tâm đã có nghĩa là nơi tập trung của khối lượng rồi.

Thường thì, trọng tâm thường trùng với tâm hình học (em ko biết dùng từ gì cho chính xác) của vật. VD: Quả cầu thì là tâm cầu, khối lập phương, ... đại loại những thằng đừng có hình dạng khù khoằm quá thì OK. Nhưng những vật như cái ... dải rút buộc quần thì chịu.

Một cách không chính xác lắm, có thể nói, chỉ những thằng có hình dạng ... bình thường thì mới dùng cơ học chất điểm được. Còn không thì phải sử dụng cơ học chất rắn. Về bản chất, cơ học chất rắn sẽ chia nhỏ các vật ra, sao cho có thể áp dụng cơ học chất điểm cho các phần đủ nhỏ đấy, có xét đến tương tác giữa các phần nhỏ đấy. Những việc như này sẽ dẫn đến các khái niệm như mo men, các tích phân, các phưong trình vi phân, ... cho chuyển động. Nói chung là loằng ngoằng, em trượt môn này nên ko nắm rõ lắm, :21:

Những cái mà nhà dongnn đưa ra như tờ bìa xyz không thể xác định trọng tâm của nó được vì mật độ khối lượng của nó quá nhỏ, so với kích thước. Không biết các cụ có ngạc nhiên không khi: Xét chuyển động của trái đất trong vũ trụ thì trái đất là chất điểm, nhưng chuyển động của cái tờ bìa hình trái tim của nhà dongnn trong không khí thì lại phải coi nó là vật rắn (thực sự là rất khó tính bằng lý thuyết, em chịu).
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Tuy nhiên người ta vẫn dùng giấy bạc (giấy kim loại) để nướng gà, nướng cá đấy thôi, ngon phết
Hình như em nhầm, luc nướng = giấy bạc, hình như người ta ko dùng viba
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,778
Động cơ
8,907 Mã lực
Xác định trọng tâm cho những vật có hình dạng bất kỳ là rất ... không làm được vì với những vật như vậy, khối lượng ... dường như không tập trung tại một điểm để mà xác đinh. Bản thân cái từ trọng tâm đã có nghĩa là nơi tập trung của khối lượng rồi.
Nhà dongnn xác định trọng tâm tấm bìa bằng cách treo lên là đúng rồi cụ ạ.

Cái đo đỏ hơi lệch chuẩn một tí. Cái xanh mà thay bằng "khối" thì chuẫn của nó, không thì phải thay cái tím bằng chữ "trọng". Trọng tâm với khối tâm chưa chắc đã trùng nhau (chỉ trùng nhau ở những nơi trọng trường đều).
cụ nói:
Những cái mà nhà dongnn đưa ra như tờ bìa xyz không thể xác định trọng tâm của nó được vì mật độ khối lượng của nó quá nhỏ, so với kích thước. Không biết các cụ có ngạc nhiên không khi: Xét chuyển động của trái đất trong vũ trụ thì trái đất là chất điểm, nhưng chuyển động của cái tờ bìa hình trái tim của nhà dongnn trong không khí thì lại phải coi nó là vật rắn (thực sự là rất khó tính bằng lý thuyết, em chịu).
Cái màu đỏ ấy, sao cụ lại mang con gà so với con vịt thế, hai đại lượng khác nhau mà. Hê hê, vì nó rắc rối nên người ta mới đẻ ra khái niệm khối/trọng tâm để tìm hiểu quĩ đạo bay mà cụ.


Cho dù cụ uốn ** thế nào thì trọng tâm của cụ cũng bay như một viên phấn.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Hình như em nhầm, luc nướng = giấy bạc, hình như người ta ko dùng viba
Em đang thắc mắc cái này. Nhưng có vẻ cụ nhầm thật. Hôm nào, thử bỏ mẩu giấy bạc nhỏ vào xem thế nào, :))

@Vihali: Cái đấy em chịu, em chỉ nhớ mang máng thôi. Em chỉ biết trọng tâm cho chất điểm thôi. Những cái không gọi là chất điểm được, em chịu không biết nó nằm ở đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top