[TT Hữu ích] Những câu hỏi về Vật lý

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
- tuy nhiên Gv < Gc một chút, do trái đất là hình cầu hơi dẹt, nên tại Canada sẽ có khoảng cách tới tâm trái đất ngắn hơn tại VN, do đó Gc > Gv.

(vài lời đúng đắn, nhưng sợ làm topic này của các bác rối thêm :21: )
Bọn em cũng thống nhất là Gc > Gv rồi, chả qua là tranh luận cho vui, ôn lại kiến thức phổ thông thôi mà, bác cứ chỉ giáo :D
 

tiendat

Xe tải
Biển số
OF-540
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
458
Động cơ
583,055 Mã lực
Để con tàu nổi thì bắt buộc:
- Ở Việt Nam: M.Gv = Vv.1000.Gv
- Ở Canada: M.Gc = Vc.1000.Gc

Từ đây ta dễ dàng suy ra Vv = Vc
Như vậy Thể tích nước bị tàu chiếm chỗ ở Việt Nam và Canada là như nhau, do đó ngẫn nứoc vẫn không thay đổi, tàu không nổi lên hay chìm xuống.
Cái này thì không đúng nhé, vì liên quan tới tỷ trọng của nước biển. Cơ bản thì tỷ trọng này là 1,025 nhưng có thể dao động.
Nói thêm 1 chút về tàu bè: ta có 2 véc-tơ cùng độ lớn nhưng trái chiều nhau là véc-tơ của lực nổi (là lực nâng Archimeres của khối nước bị chiếm chỗ),véc tơ này hướng lên trên, điểm đặt là trọng tâm của khối nước mà nó chiếm chỗ. Véc-tơ kia là véc tơ trọng tâm của con tàu, cùng cường độ nhưng hướng xuống dưới. Tàu se ổn định ở vị trí mà điểm đặt của 2 véc-tơ này cùng trên đường thẳng đứng. Khi tàu nghiêng, lắc thì điểm đặt các véc tơ này sẽ không trên 1 đường thẳng với hướng của nó, và sinh ra moment kéo tàu về điểm cân bằng.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,866
Động cơ
508,730 Mã lực
dongnn nói:
Để con tàu nổi thì bắt buộc:
- Ở Việt Nam: M.Gv = Vv.1000.Gv
- Ở Canada: M.Gc = Vc.1000.Gc

Từ đây ta dễ dàng suy ra Vv = Vc
Như vậy Thể tích nước bị tàu chiếm chỗ ở Việt Nam và Canada là như nhau, do đó ngẫn nứoc vẫn không thay đổi, tàu không nổi lên hay chìm xuống.
Cái này thì không đúng nhé, vì liên quan tới tỷ trọng của nước biển. Cơ bản thì tỷ trọng này là 1,025 nhưng có thể dao động.

Nói thêm 1 chút về tàu bè: ta có 2 véc-tơ cùng độ lớn nhưng trái chiều nhau là véc-tơ của lực nổi (là lực nâng Archimeres của khối nước bị chiếm chỗ),véc tơ này hướng lên trên, điểm đặt là trọng tâm của khối nước mà nó chiếm chỗ. Véc-tơ kia là véc tơ trọng tâm của con tàu, cùng cường độ nhưng hướng xuống dưới. Tàu se ổn định ở vị trí mà điểm đặt của 2 véc-tơ này cùng trên đường thẳng đứng. Khi tàu nghiêng, lắc thì điểm đặt các véc tơ này sẽ không trên 1 đường thẳng với hướng của nó, và sinh ra moment kéo tàu về điểm cân bằng.
Hình như cụ không đọc kĩ bài viết của cụ dongnn? Tỉ trọng không ảnh hưởng gì tới kết quả, cụ có nhét 100000000 vào thì với giả thiết vẫn là nước biển, tỉ trọng không đổi khi từ VN qua Canada, khi chia 2 phương trình cho nhau là mất tỉ trọng.

Nói ngắn gọn là thế này: do quả cầu bị bẹt, do lực li tâm, do kết cấu địa chất, blablabla mà gia tốc trọng trường thay đổi, khiến trọng lượng thay đổi nhưng vì lực đẩy Archimedes /akimidiz/ cũng phụ thuộc vào gia tốc trọng trường nên trọng lượng thay đổi bao nhiêu lần, lực đẩy cũng thay đổi bấy nhiêu lần.

Nói cách khác: thay vì dùng ngôn ngữ trọng lượng, hãy dùng ngôn ngữ khối lượng, ta sẽ không cần quan tâm tới gia tốc trọng trường:

Khi vật nổi trên mặt nước, khối lượng của vật bằng đúng khối lượng của nước bị chiếm chỗ.

Thế thì tàu mà không đổi về hình dạng và kích thước thì thể tích nước bị chiếm cũng sẽ không đổi ở bất cứ đâu, lên cung trăng cũng thế thôi.

Phần cân bằng của tàu không liên quan tới nội dung ôn tập để đối phó với F1 của các cụ.
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Trong điều kiện bình thường, nếu đặt lên cân đĩa thì nó hơi nghiêng tí ti về phía cân sắt đấy cụ Liệt Vòi à. Tí ti thôi nhé, rất khó, gần như không thể nhận ra nếu như không có thiết bị chuyên dụng, nhưng mà có.

Lý giải thêm 1 tý:
Trong không khí, người ta vẫn coi 1 chỉ vàng 75 và chỉ vàng 99.99 là nặng bằng nhau
nhưng nếu đem nhúng 2 cục vàng đấy vào nước và cân thì sẽ thấy chỉ vàng 99.99 nặng hơn một chút (cân bằng cân tiểu ly)
Vậy nếu có một cái cân nào đó có độ chính xác cao gấp nhiều lần cân tiểu ly thì sẽ phát hiện ra rằng chỉ vàng 99.99 "nặng" hơn chỉ vàng 75.
Hai chỉ vàng đó chỉ thực sự bằng nhau nếu cân trong chân không thôi.
Cũng tương tự như vậy 1kg sắt và 1kg bông sẽ bằng nhau nếu đem cân trong chân không
Em xúc động tột độ vì câu hỏi của em được bác đồng nát bỏ công ngâm cứu rồi nhả nhời :41:
 

vauhoi

Xe container
Biển số
OF-14722
Ngày cấp bằng
12/4/08
Số km
9,497
Động cơ
611,719 Mã lực
Theo em thì tàu sẽ nặng hơn nên ngập nước sâu hơn.
Lý do: Mấy ông thủy thủ VN mang tiền đi (nhẹ hơn) đến Canada mua nhiều hàng chất lên tầu (nặng hơn) --> tàu ngập sâu hơn :))
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
:))

Bài toán của nhà Râm phi thực tế.
:21::21::21:. Đã bẩu là bài này chỉ xét trên giấy cho vui. Trong thực tế thì ... chịu.

À mà có chuyên gia hàng hải đây rồi. Giải thích cho em cái khái niệm DWT (Dewater tone) đi. Em tìm hiểu cái này xong, rồi mới phản bác nhà dongnn tiếp. Nghe hắn nói thấy vô lý mà chưa tìm ra cách để giải thích, :21:
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
:))

Bài toán của nhà Râm phi thực tế.
Kụ Bụp cho cháu hỏi trong thực tế có những con tàu chạy xuyên suốt tuyến như Kụ chủ thớt hỏi không? hay trong ngành hàng hải người ta thường đóng những con tàu chạy tr6en những tuyến khác nhauu(phụ thuộc vào đặc thù của vùng biển như thời tiết, bước sóng, ... và có thiết kế thích hợp)? (b)(b)
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
À mà có chuyên gia hàng hải đây rồi. Giải thích cho em cái khái niệm DWT (Dewater tone) đi. Em tìm hiểu cái này xong, rồi mới phản bác nhà dongnn tiếp. Nghe hắn nói thấy vô lý mà chưa tìm ra cách để giải thích, :21:
Dewater: remove water from ... (khi em hỏi thì cái iPhone 3Gs 64G bản quốc tế em mới mua nó bảo thế :))) --> Dewater Tone, theo em hiểu là tải trọng của con tàu, trong hàng hải thì tải trọng đó được gọi theo cách đó chứ không phải mấy nghìn, mấy nghìn tấn thông thường. Cùng một con tàu, Dewater tone trên sông sẽ khác Dewater tone trên biển... khi vận tải hàng từ điểm A đến điểm B theo một lộ trình nào đó thì sẽ phải cân nhắc đến tỷ trọng nước tại các khu vực mà tàu đi qua để chất hàng cho hợp lý (kẻo chìm thì toi :D) Ví dụ tàu trên biển chất hàng cao ngất, vừa mấp mé mạn tàu thì khi vào đến sông chắc chắn sẽ chìm; Cảng nào đó nước mặn quá chất hàng theo kiểu đó thì khi đến cảng nước "ngọt" hơn cũng ... tèo - em chả làm hàng hải nên cứ đoán bừa thế :21:

Nếu Fix tất cả các yếu tố khác như nhiệt độ, tỷ trọng, gió mưa,.... và chỉ quan tâm đến gia tốc trọng trường thôi thì ... phản biện hơi bị khó đới :)):))

Nói thêm 1 chút về tàu bè: ta có 2 véc-tơ cùng độ lớn nhưng trái chiều nhau là véc-tơ của lực nổi (là lực nâng Archimeres của khối nước bị chiếm chỗ),véc tơ này hướng lên trên, điểm đặt là trọng tâm của khối nước mà nó chiếm chỗ. Véc-tơ kia là véc tơ trọng tâm của con tàu, cùng cường độ nhưng hướng xuống dưới. Tàu se ổn định ở vị trí mà điểm đặt của 2 véc-tơ này cùng trên đường thẳng đứng. Khi tàu nghiêng, lắc thì điểm đặt các véc tơ này sẽ không trên 1 đường thẳng với hướng của nó, và sinh ra moment kéo tàu về điểm cân bằng.
Em hơi ngờ ngợ về cái dòng này, để em nghĩ thêm và lại trao đổi cùng các bác (b)

Em xúc động tột độ vì câu hỏi của em được bác đồng nát bỏ công ngâm cứu rồi nhả nhời :41:
Em chả tốt với bác Vòi đến thế đâu, ngày trước đi học cùng câu hỏi đó thày giáo Toán thì bảo là bằng nhau, thày giáo Lý lại bảo là khác nhau, em thắc mắc mãi và ngộ ra nó thế đấy:D Bây giờ bác Vòi hỏi thì cứ thế mà phang thôi...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,985
Động cơ
936,070 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
:21::21::21:. Đã bẩu là bài này chỉ xét trên giấy cho vui. Trong thực tế thì ... chịu.

À mà có chuyên gia hàng hải đây rồi. Giải thích cho em cái khái niệm DWT (Dewater tone) đi. Em tìm hiểu cái này xong, rồi mới phản bác nhà dongnn tiếp. Nghe hắn nói thấy vô lý mà chưa tìm ra cách để giải thích, :21:
DWT có đơn vị là tấn (ton) chẳng phải tấn Anh mà cũng chẳng phải tấn Việt
mà là đơn vị đo lường quốc tế (SI).

Nôm na thế này nhá: DWT định nghĩa đơn giản nhất nó là khối lượng có thể biến đổi mà tàu có thể chuyên chở được bao gồm nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt, thủy thủ, hàng hóa......

DWT bằng lượng chiếm nước toàn tài trừ đi khối lượng tàu không.

Khối lượng tàu không: là khối lượng của vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị gắn cố định trên tàu.

Kụ Bụp cho cháu hỏi trong thực tế có những con tàu chạy xuyên suốt tuyến như Kụ chủ thớt hỏi không? hay trong ngành hàng hải người ta thường đóng những con tàu chạy tr6en những tuyến khác nhauu(phụ thuộc vào đặc thù của vùng biển như thời tiết, bước sóng, ... và có thiết kế thích hợp)? (b)(b)
Đúng rồi. Khi đóng 1 con tàu, người ta tính đến tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng. Ví dụ như loại hàng chuyên chở, tuyến đường, quốc gia tàu treo cờ.....

Chuyến nhà chùa chạy biển lâu nhất là 31 ngày không cập cảng nào, từ Nhật đi Tây Ban Nha, qua kênh Suez. Ngố hết cả người Chứ từ SG chạy đi Canada mất chừng 22 ngày thôi, nhằm nhò giề.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Nếu Fix tất cả các yếu tố khác như nhiệt độ, tỷ trọng, gió mưa,.... và chỉ quan tâm đến gia tốc trọng trường thôi thì ... phản biện hơi bị khó đới :)):))


Em hơi ngờ ngợ về cái dòng này, để em nghĩ thêm và lại trao đổi cùng các bác (b)
Ôi giời, cái này mà ngờ ngợ thì ... chán bạn mình quá. Có điều chưa phản biện được cái trên nên chưa nói thôi.

Em nói luôn là cái dòng đấy nó không chính xác. Nếu thật sự chính xác tuyệt đối thì phải coi tàu và cái khối nước ấy là ... vật có kích thước đủ lớn. Khi đó, dek biết mấy cái lực đấy nó đặt ở đâu. Tuy nhiên, trong thực tế, để bài toán có khả năng giải được và ko làm sai lệch kết quả cuối mấy, người ta sẽ cố gắng quy nó về ... chất điểm (Những vật là khối lượng tập trung chủ yếu ở ... trọng tâm; có kích thước đủ nhỏ trong mối tương quan với khối lượng (em ko nhớ chính xác lắm, nhưng đại loại, khối lượng nó ... dàn đều ra mà tập trụng vào một chỗ)).

Đối với vật không thể gọi là chất điểm được, người ta phải sử dụng cơ học vật rắn để nghiên cứu chuyển động. Mà cái này thì lằng nhằng lắm, em chịu.

Túm lại, với cái tàu trên kia thì các cụ có thể coi là trọng lượng và lực nâng của nó đều đặt tại trọng tâm của tàu.
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Ôi giời, cái này mà ngờ ngợ thì ... chán bạn mình quá. Có điều chưa phản biện được cái trên nên chưa nói thôi.

Em nói luôn là cái dòng đấy nó không chính xác. Nếu thật sự chính xác tuyệt đối thì phải coi tàu và cái khối nước ấy là ... vật có kích thước đủ lớn. Khi đó, dek biết mấy cái lực đấy nó đặt ở đâu. Tuy nhiên, trong thực tế, để bài toán có khả năng giải được và ko làm sai lệch kết quả cuối mấy, người ta sẽ cố gắng quy nó về ... chất điểm (Những vật là khối lượng tập trung chủ yếu ở ... trọng tâm; có kích thước đủ nhỏ trong mối tương quan với khối lượng (em ko nhớ chính xác lắm, nhưng đại loại, khối lượng nó ... dàn đều ra mà tập trụng vào một chỗ)).

Đối với vật không thể gọi là chất điểm được, người ta phải sử dụng cơ học vật rắn để nghiên cứu chuyển động. Mà cái này thì lằng nhằng lắm, em chịu.

Túm lại, với cái tàu trên kia thì các cụ có thể coi là trọng lượng và lực nâng của nó đều đặt tại trọng tâm của tàu.
Chuẩn, cám ơn nhà Râm đã giúp em giải thích ngọn ngành về cái mà em đang phân vân tìm từ, tìm chữ để viết :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,985
Động cơ
936,070 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
He he. Nhà chùa Demo vài cái ảnh ở kênh đào SUEZ.








Trên tàu có 2 cái gọi là TÂM: 1 là Trọng tâm. Tất cả các loại lực coi như đặt ở điểm này.

Thứ 2 là Tâm nghiêng. Khi tàu nghiêng chúi, tàu sẽ quay quanh điểm này.

Bài toán đặt ra cho việc xếp dỡ hàng hóa là phải tính toán sao cho sau khi xếp dỡ hàng, Trọng tâm & tâm nghiêng phải nằm trên cùng 1 trục và tâm nghiêng phải cao hơn trọng tâm 1 khoảng cách nhất định gọi là chiều cao tâm nghiêng.(CCTN)

Với mỗi tàu, nhà thiết kế đã tính toán sẵn CCTN tối thiểu, nếu xếp dỡ hàng hóa để cho CCTN nhỏ hơn giá trị cho phép, tàu đương nhiên sẽ lật:77:

CCTN càng lớn, tính ổn định càng cao. Có điều khi CCTN lớn thì mô men phục hồi kéo tàu về trạng thái cân bằng cũng lớn nên tàu sẽ bị lắc giật rất mạnh, khó sống yên ổn lắm. Còn tính toán để cho CCTN vừa phải, tàu sẽ lắc lư & hồi phục nhẹ nhàng, ko ảnh hưởng đến sinh hoạt & các trang thiết bị trên tàu.
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Tiện đây hỏi nhà Râm một câu nho nhỏ: Cách tìm trọng tâm của một vật bất kỳ thì làm thế nào?
Ví dụ trọng tâm của tờ bìa A4 thì nằm ở giao điểm của 2 đường chéo, vậy trọng tâm của tờ bìa hình quả tim, hay tờ bìa hình con chó, con mèo, thì nó nằm ở chỗ nào?
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,985
Động cơ
936,070 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Tiện đây hỏi nhà Râm một câu nho nhỏ: Cách tìm trọng tâm của một vật bất kỳ thì làm thế nào?
Ví dụ trọng tâm của tờ bìa A4 thì nằm ở giao điểm của 2 đường chéo, vậy trọng tâm của tờ bìa hình quả tim, hay tờ bìa hình con chó, con mèo, thì nó nằm ở chỗ nào?
Giả nhời hộ nhà Râm:

Trong trường hợp này, treo tờ bìa có hình con chóa ấy lên, kẻ 1 đường trùng với dây treo.

Lại treo con chóa giấy ấy lên tại 1 điểm khác, lại kẻ 1 đường nữa giống trước. Giao nhau ở đâu thì trọng tâm ở đấy.:)
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,283
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Giả nhời hộ nhà Râm:

Trong trường hợp này, treo tờ bìa có hình con chóa ấy lên, kẻ 1 đường trùng với dây treo.

Lại treo con chóa giấy ấy lên tại 1 điểm khác, lại kẻ 1 đường nữa giống trước. Giao nhau ở đâu thì trọng tâm ở đấy.:)
Chuẩn, không cần chỉnh :)
Mà cái kênh đào này trông nó không bức bối, chật hẹp nhu cái kênh Panama nhỉ
 
Chỉnh sửa cuối:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,866
Động cơ
508,730 Mã lực
Em nói luôn là cái dòng đấy nó không chính xác. Nếu thật sự chính xác tuyệt đối thì phải coi tàu và cái khối nước ấy là ... vật có kích thước đủ lớn. Khi đó, dek biết mấy cái lực đấy nó đặt ở đâu. Tuy nhiên, trong thực tế, để bài toán có khả năng giải được và ko làm sai lệch kết quả cuối mấy, người ta sẽ cố gắng quy nó về ... chất điểm (Những vật là khối lượng tập trung chủ yếu ở ... trọng tâm; có kích thước đủ nhỏ trong mối tương quan với khối lượng (em ko nhớ chính xác lắm, nhưng đại loại, khối lượng nó ... dàn đều ra mà tập trụng vào một chỗ)).

Đối với vật không thể gọi là chất điểm được, người ta phải sử dụng cơ học vật rắn để nghiên cứu chuyển động. Mà cái này thì lằng nhằng lắm, em chịu.

Túm lại, với cái tàu trên kia thì các cụ có thể coi là trọng lượng và lực nâng của nó đều đặt tại trọng tâm của tàu.
Cái chuyện trọng tâm, điểm đặt lực nâng chả ảnh hưởng gì tới ní nuận của nhà dongnn dẫn tới kết luận mức nước không đổi vì ta đang xét theo phương thẳng đứng.

Cho dù con tàu, khối nước có phức tạp đến đâu thì 2 lực đó vẫn phải nằm trên một đường thẳng và trực đối.

KẾT LUẬN: mức nước không thay đổi.

Còn cái chuyện nghiêng tàu, xếp hàng sao cho trọng tâm nó thấp hơn điểm đặt của lực đẩy, vưn vưn... không bàn tới vì không nằm trong phạm vi câu hỏi.

Nhân tiện đề cập tới gia tốc trọng trường: đố các cụ là đi sâu vào lòng đất thì sức hút của Trái Đất giảm hay tăng?
 

lái đêm

Xe buýt
Biển số
OF-28580
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
750
Động cơ
491,020 Mã lực
Ôi giời!

Thế cân bông cân sắt cân nào nặng hơn ạ?

Gia tốc trọng trường có phải tác dụng lên các chất liệu khác nhau thì cũng khác nhau không ạ?

Em chiệu! :)):)):)):)):))
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,985
Động cơ
936,070 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Kụ Bụp cho nhà cháu hỏi ngu 1 tí, tàu qua kênh Suez phải đi qua mấy làn đập chắn ợ? xin lỗi nhà cháu nhầm với kênh Panama cao hơn mực nước biển ợ, sozy Kụ Bụp
He he, kênh Suez nó chả có cái đập nào cả, chỉ có kênh Panama mới có thoai.
Chuẩn, không cần chỉnh Mà cái kênh đào này trông nó không bức bối, chật hẹp nhu cái kênh Panama nhỉ
Tàu qua kênh Panama thuộc dạng Tàu anh qua núi, tàu phải đi vào từng âu môt rồi leo dần lên đỉnh núi mà qua bên kia. Còn kênh đào Suez thì đúng là kênh. Bắt đầu từ 5 đến 7h sáng, các tàu đi từ 2 đầu kênh vào. Ở giữa có 1 cái hồ cực rộng làm điểm tránh, tất cả các tàu khi đến hồ này đều phải neo lại. Khi con tàu cuối cùng đã vào hồ thì mới bắt đầu cho di chuyển tiếp, thường là 12h trưa. Đến 17h thì con tàu cuối cùng ra khỏi kênh.Trừ trường hợp đặc biệt, chính quyền Ai Cập không cho phép tàu qua kênh Suez vào ban đêm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top