chạy đi chỗ khác thì phải tiêu tốn dầu + thức ăn --> tầu nhẹ hơn
Coi như tàu được tiếp dầu và lương thực bằng đúng khối lượng đã tiêu thụ.
Giả sử khối lượng riêng của nước là không đổi giữa HP và Canada thì tầu vẫn giữ nguyên ạ.
Em luôn trả lời cả bài này và bài con cá là: Khối lượng là bảo toàn.
Khối lượng thì bảo toàn nhưng trọng lượng biểu kiến thì không.
Giảm cân là cái chắc, dầu thì tiêu thụ, nước thì tắm, ăn với ị ... làm gì trọng lượng chẳng giảm
Coi như bù lại rồi.
hài vãi lúa với các cụ trên Of .Tàu nổi là do lực đẩy Acximet, mà với lực acximet thì Với cùng một trọng lượng như nhau( trọng lượng của con tàu) tại 2 môi trường khác nhau là môi trường biển Hả Phòng và môi trường biển Canada sẽ có độ chìm khác nhau tùy thuộc vào nồng độ muối ở hai vùng biển này. Nước biển ở đâu càng mặn thì tàu ở đấy càng nổi và ngược lại (kiểm chứng ở Biển Đen ). Em phán vậy thôi các cụ ném nhẹ nhẹ:69:
có ĐK bài toán đó là : Trọng lượng con tàu không thay đổi ( ko có ị *** gì ở đây cả)
Sai. Trọng lượng của con tàu thay đổi. Ảnh hưởng do độ mặn khác nhau và do chênh lệch nhiệt độ là có, nhưng không đáng kể với một còn tàu vài ngàn tấn trở lên.
Xác nhận lại, vẫn thế (bỏ qua chênh lệch nhiệt độ)
"Nước nổi thì bèo nổi" à không, phải nói "có lụt thì lụt cả làng mới đúng"
Sai toét, :21:. Chứng tỏ bác dongnn chưa hiểu rõ bài toán con cá rồi, :21:.
Em giải thích thử, sai đâu, các bác chuẩn lại nhé.
Khi con tàu ở trong nước, nó sẽ chịu tác dụng của các lực sau:
1) Trọng lượng biểu kiến của tàu và hàng (sau đây gọi là tàu cho nhanh)
2) Lực đẩy Ác si mét, có hướng ngược với trọng lượng
Tùy theo, độ lớn của trọng lượng mà tàu sẽ chìm đến một mức nào đấy.
Các bác lại nhớ lại giúp em là:
- Trọng lượng của tàu được tính bằng tích của khối lượng và gia tốc trọng trường.
- Gia tốc của trọng trường phụ thuộc vào khoảng cách từ đến tâm Trái đất.
Như vậy:
1) Khi ở cảng Hải phòng, tàu sẽ chìm đến một mức nước nào đấy
2) Khi chạy lên vùng cực:
- Do nhiệt độ nước ở Canada lạnh hơn và do nước biển ở đó có thể "mặn" hơn nên tỉ trọng của nước tăng lên, nghĩa là lực đẩy ác si mét có thể tăng lên. Tuy nhiên, phần tăng thêm của lực đẩy ác si mét là không đáng kể so với toàn bộ trọng lượng con tàu (vài ngàn tấn) vì thể tích của phần tầu chím trong nước rất nhỏ.
- Do Trái đất có dạng "dẹt" ở hai đầu cực và phình lên ở xích đạo. Ở Canada, tàu sẽ gần tâm Trái đất hơn. Như vậy, gia tốc trọng trường sẽ tăng lên. Như vậy, trọng lượng biểu kiến của tàu sẽ tăng lên đáng kể.
Việc tàu chìm đi hay nổi lên sẽ là tương quan giữa phần tăng thêm của trọng lượng biểu kiến (Khối lượng của tàu không đổi) và phần tăng thêm của lực đẩy ác si mét. Vì trọng lượng ban đầu của tàu rất lớn (vài ngàn tấn) nên khi gia tốc trọng trường tăng lên một chút thì trọng lượng biểu kiến sẽ tăng lên đáng kể so với phần tăng lên của lực đẩy ác si mét.
Như vậy, tàu mà chạy lên vùng cực thì nó sẽ chìm đi, so với khi nó ở xích đạo (Giả sử phần dầu tiêu hao và lương thực tiêu hao đã được bù lại.).
Ấy là về lý thuyết, em đoán thế. Trong thực tế thì em ... chả biết.