Những câu hỏi về Vật lý

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,282
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Nhà Râm nghĩ kỹ lại đê...
Bài toán con cá là dùng cân có cái lò xo
Bài toán này chả có cái lò xo nào cả
Hê hê, ngay khi mở thớt, đã có cảm giác là nhà râm nhầm:))
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,257
Động cơ
594,660 Mã lực
Nhà Râm nghĩ kỹ lại đê...
Bài toán con cá là dùng cân có cái lò xo
Bài toán này chả có cái lò xo nào cả
Hê hê, ngay khi mở thớt, đã có cảm giác là nhà râm nhầm:))
Cân nào cũng vậy, kể cả cân đòn. Em "phân tích" trên kia rồi, cụ nghiên cứu xem có chỗ nào sai thì bổ khuyết. Bài này thì chịu, ko làm thực nghiệm được, :21:.

Cụ chú ý là lực làm cho cái tầu nó chìm ít hay chìm nhiều là Trọng lượng biểu kiến (Vì lực đẩy ác si mét gần như là không thay đổi rồi.). Khi khối lượng không đổi thì lực này phụ thuộc vào gia tốc trọng trường. Mà gia tốc trọng trường thì thay đổi theo vị trí địa lý.
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,282
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Bài toán nhà FeRam đưa ra không đủ dữ kiện (nồng độ muối trong nước biển, nhiệt độ,…), thêm nữa vì là cái tàu nên trên tàu phải có thủy thủ, nước ngọt, lương thực,… Mặc dù vậy em vẫn hiểu là nhà Râm chỉ chú trọng đến gia tốc trọng trường thôi.
Lưu ý với các bác rằng, ngoài biển còn có dòng nước nóng, nước lạnh nên chưa chắc cái cảng nào đó ở Canada lại lanh hơn cảng Hải phòng. Còn nồng độ muối trong nước biển thì chịu, nằm ngoài phạm vi bài này. Vậy em sẽ sửa lại đầu bài 1 tý rồi giải:

Giả thiết rằng nhiệt độ và nồng độ nước biển như nhau, nếu đánh dấu ngân nước một xà lan (trên xà lan chỉ có hàng, không có người) ở cảng Hải phòng thì khi sang Canada (hay các nước vùng cực) thì ngấn nước thay đổi như thế nào?

Đáp án của em là vẫn ý nguyên. Đúng là gia tốc trọng trường có thay đổi giữa Việt Nam và Canada nên khi đến Canada, trọng lượng của xà lan có tăng thêm một một lượng bằng khối lượng xà lan nhân với chênh lệch gia tốc trọng trường. Do đó nhà Râm giải là xà lan chìm xuống một mức nào đó. Lý luận đó không sai nếu nước biển không chịu sự tác động của gia tốc trọng trường như cái lò xo trong cái cân.
lụt thì lụt cả làng” “nước nổi thì bèo nổi” là lời giải của em. Khối nước bị xà lan chiếm chỗ ở Canada cũng có trọng lượng tăng tương đương với việc tằng trọng lượng của xà lan.

Giả sử cái xà lan đó nặng 2500 tấn, ở Hải Phòng nó chiếm mất 2500m3 nước (cứ coi như là nước biển có Khối lượng riêng=1 tấn/m3), khi sang đến Canada, đúng là trọng lượng của cái xà lan có tăng thêm nhưng trọng lượng của 2500m3 nước cũng tăng thêm đúng bằng phần tăng thêm của xà lan nên vẫn y nguyên.

Nhà FeRam phản biện đê...
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,257
Động cơ
594,660 Mã lực
Bài toán nhà FeRam đưa ra không đủ dữ kiện (nồng độ muối trong nước biển, nhiệt độ,…), thêm nữa vì là cái tàu nên trên tàu phải có thủy thủ, nước ngọt, lương thực,… Mặc dù vậy em vẫn hiểu là nhà Râm chỉ chú trọng đến gia tốc trọng trường thôi.
Lưu ý với các bác rằng, ngoài biển còn có dòng nước nóng, nước lạnh nên chưa chắc cái cảng nào đó ở Canada lại lanh hơn cảng Hải phòng. Còn nồng độ muối trong nước biển thì chịu, nằm ngoài phạm vi bài này. Vậy em sẽ sửa lại đầu bài 1 tý rồi giải:

Giả thiết rằng nhiệt độ và nồng độ nước biển như nhau, nếu đánh dấu ngân nước một xà lan (trên xà lan chỉ có hàng, không có người) ở cảng Hải phòng thì khi sang Canada (hay các nước vùng cực) thì ngấn nước thay đổi như thế nào?

Đáp án của em là vẫn ý nguyên. Đúng là gia tốc trọng trường có thay đổi giữa Việt Nam và Canada nên khi đến Canada, trọng lượng của xà lan có tăng thêm một một lượng bằng khối lượng xà lan nhân với chênh lệch gia tốc trọng trường. Do đó nhà Râm giải là xà lan chìm xuống một mức nào đó. Lý luận đó không sai nếu nước biển không chịu sự tác động của gia tốc trọng trường như cái lò xo trong cái cân.
lụt thì lụt cả làng” “nước nổi thì bèo nổi” là lời giải của em. Khối nước bị xà lan chiếm chỗ ở Canada cũng có trọng lượng tăng tương đương với việc tằng trọng lượng của xà lan.

Giả sử cái xà lan đó nặng 2500 tấn, ở Hải Phòng nó chiếm mất 2500m3 nước (cứ coi như là nước biển có Khối lượng riêng=1 tấn/m3), khi sang đến Canada, đúng là trọng lượng của cái xà lan có tăng thêm nhưng trọng lượng của 2500m3 nước cũng tăng thêm đúng bằng phần tăng thêm của xà lan nên vẫn y nguyên.

Nhà FeRam phản biện đê...
Vâng. Em phải giả thiết là khối lượng tàu không thay đổi ra việc tiêu tốn dầu chạy máy, lương thực, ... Còn cái nồng độ muối thì thực ra rất khó xác định chính xác do nó chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu, ở cửa sông, ... Mặt khác, sự chênh lệch cũng không lớn, chỉ một vài phần nghìn nên ảnh hưởng của tỉ trọng nước biển lên lực đẩy ác si mét thực sự là rất nhỏ, so với trọng lượng vài nghìn tấn của con tàu. Sự thay đổi lực nâng tàu lên (Lực đẩy ác si mét) tăng do tỉ trọng nước tăng lên là không đáng kể và có thể bỏ qua.

Quay trở lại cái dòng bôi đậm của nhà dongnn thì em cũng đồng ý là trọng lượng của khối nước đấy nó cũng tăng lên. Như vậy, khi tàu đi về vùng cực, sự thay đổi lực sẽ như sau:

1) Trọng lượng biểu kiến (từ đây gọi là trọng lượng cho dễ) tăng lên do gia tốc trọng trường tăng
2) Lực đẩy ác si met do khối nước mà tàu chiếm chỗ cũng tăng lên vì gia tốc trọng trường tăng

Tương quan giữa hai lực này sẽ quyết định tàu nổi hay chìm. Theo em thì đã là tàu vận tải thì nó lượng hàng mà nó chở trên tàu sẽ có khối lượng lớn hơn nhiều so với trọng lượng nước mà tàu chiếm chỗ. Khi đó, cả hai lực cùng tăng, nhưng vì trọng lượng tàu lớn hơn trọng lượng nước mà nó chiếm chỗ, do vậy lực ở cái 1 sẽ tăng nhiều hơn, do đó tàu sẽ "chìm" một tý, :21:.

Tuy nhiên, để cụ thể hơn, em muốn lấy ví dụ cho một con tàu chở được khoảng 10 000 tấn. Không hiểu kích thước của nó thế nào nhỉ? Cứ giả sử là nó hình hộp chữ nhật đi cho dễ tính. Khi đó, tàu dài bao nhiêu? Rộng bao nhiêu? Ăn đầy hàng rồi thì nó chìm vào nước khoảng bao nhiêu mét?

Có dự liệu này rồi thì có thể ước lượng được.

Thực ra, nếu chi tiết thì còn phải xét đến việc là khi trọng lượng của tàu tăng do gia tốc trọng trường tăng. Nó sẽ chìm vào nước sâu thêm, nhưng khi chìm vào nước sâu thêm thì lực đẩy ác si mét cũng sẽ cao hơn cho đến khi cân bằng.

Kết luận của em là: Với tàu có tải trọng đủ lớn, nếu đi về vùng cực, nó sẽ chìm sâu thêm một "tý".
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,282
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Mặt khác, sự chênh lệch cũng không lớn, chỉ một vài phần nghìn nên ảnh hưởng của tỉ trọng nước biển lên lực đẩy ác si mét thực sự là rất nhỏ, so với trọng lượng vài nghìn tấn của con tàu. Sự thay đổi lực nâng tàu lên (Lực đẩy ác si mét) tăng do tỉ trọng nước tăng lên là không đáng kể và có thể bỏ qua.

Quay trở lại cái dòng bôi đậm của nhà dongnn thì em cũng đồng ý là trọng lượng của khối nước đấy nó cũng tăng lên. Như vậy, khi tàu đi về vùng cực, sự thay đổi lực sẽ như sau:

1) Trọng lượng biểu kiến (từ đây gọi là trọng lượng cho dễ) tăng lên do gia tốc trọng trường tăng
2) Lực đẩy ác si met do khối nước mà tàu chiếm chỗ cũng tăng lên vì gia tốc trọng trường tăng

Tương quan giữa hai lực này sẽ quyết định tàu nổi hay chìm. Theo em thì đã là tàu vận tải thì nó lượng hàng mà nó chở trên tàu sẽ có khối lượng lớn hơn nhiều so với trọng lượng nước mà tàu chiếm chỗ. Khi đó, cả hai lực cùng tăng, nhưng vì trọng lượng tàu lớn hơn trọng lượng nước mà nó chiếm chỗ, do vậy lực ở cái 1 sẽ tăng nhiều hơn, do đó tàu sẽ "chìm" một tý, :21:.

Tuy nhiên, để cụ thể hơn, em muốn lấy ví dụ cho một con tàu chở được khoảng 10 000 tấn. Không hiểu kích thước của nó thế nào nhỉ? Cứ giả sử là nó hình hộp chữ nhật đi cho dễ tính. Khi đó, tàu dài bao nhiêu? Rộng bao nhiêu? Ăn đầy hàng rồi thì nó chìm vào nước khoảng bao nhiêu mét?

Có dự liệu này rồi thì có thể ước lượng được.

Thực ra, nếu chi tiết thì còn phải xét đến việc là khi trọng lượng của tàu tăng do gia tốc trọng trường tăng. Nó sẽ chìm vào nước sâu thêm, nhưng khi chìm vào nước sâu thêm thì lực đẩy ác si mét cũng sẽ cao hơn cho đến khi cân bằng.

Kết luận của em là: Với tàu có tải trọng đủ lớn, nếu đi về vùng cực, nó sẽ chìm sâu thêm một "tý".
Cái phần bôi đậm, em cũng suýt vấp phải.
Tính toán thế này nhé:
Để con tàu 10.000 tấn nổi được thì bắt buộc nó phải "chiếm chỗ" của 10.000m3 nước (bất kể kich thước của nó thế nào) và lượng nước mà nó chiếm chỗ đúng bằng 10.000 tấn.
Khi đến một địa điếm khác trên trái đất thì trọng lượng con tàu sẽ biến đối một lượng nào đó và 10.000 tấn nước kia cũng biến đổi trọng lượng đúng bằng thế.
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,325
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
48
Tình hình phải đưa các nhà Vật Lý ra vật nhau thôi, em làm trọng tài nhá :69::69:
 

captivaltz

Xe điện
Biển số
OF-6292
Ngày cấp bằng
23/6/07
Số km
4,878
Động cơ
591,450 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội
Không cần đâu vì thực tế nó có như cái giả định đek đâu
Nói chung bài toán này ứ có lời giải.
Sai cũng đúng mà đúng cũng sai:))
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,282
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Em thử tính công thức nhé, còn thực nghiệm thì đành phải bằng mồm thôi :D
Giả thiết khối lượng riêng của nước biển là 1000kg/m3 (ở cả Vietnam và Canada, do nhiệt độ như nhau, nồng độ muối như nhau)
Giả thiết khối lượng của con tàu là M (ở Việt Nam hay Canada vẫn nguyên xi là M)
Gia tốc trọng trường ở Việt Nam là Gv (em phải viết G hoa còn chữ v biểu thị Vietnam)
Gia tốc trọng trường ở Canada là Gc (chữ c biểu thị Canada)
Thể tích nước mà con tàu chiếm chỗ ở Việt Nam là Vv
Thể tích nước mà con tàu chiếm chỗ ở Canada là Vc

Ở Việt Nam:
Trọng lượng của con tàu sẽ là M.Gv
Trọng lượng của thể tích khối nước sẽ là: Vv.1000.Gv

Ở Canada:
Trọng lượng của con tàu sẽ là M.Gc
Trọng lượng của thể tích khối nước sẽ là: Vc.1000.Gc

Để con tàu nổi thì bắt buộc:
- Ở Việt Nam: M.Gv = Vv.1000.Gv
- Ở Canada: M.Gc = Vc.1000.Gc

Từ đây ta dễ dàng suy ra Vv = Vc
Như vậy Thể tích nước bị tàu chiếm chỗ ở Việt Nam và Canada là như nhau, do đó ngẫn nứoc vẫn không thay đổi, tàu không nổi lên hay chìm xuống.
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,257
Động cơ
594,660 Mã lực
Em thử tính công thức nhé, còn thực nghiệm thì đành phải bằng mồm thôi :D


Để con tàu nổi thì bắt buộc:
- Ở Việt Nam: M.Gv = Vv.1000.Gv
- Ở Canada: M.Gc = Vc.1000.Gc
Chỗ này có vẻ có gì đó không ổn. Một con tàu muốn nổi thì cái bên phải phải lớn hơn cái bên trái. Nếu bằng nhau thì nó chỉ lơ lửng trong nước.

Tải trọng tàu, em thấy người ta vẫn dùng Dewater tone (DWT). Một con tàu có DWT là 10K Tấn thì ko biết chở được bao nhiêu tấn hàng nhỉ?
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,257
Động cơ
594,660 Mã lực
Cái phần bôi đậm, em cũng suýt vấp phải.
Tính toán thế này nhé:
Để con tàu 10.000 tấn nổi được thì bắt buộc nó phải "chiếm chỗ" của 10.000m3 nước (bất kể kich thước của nó thế nào) và lượng nước mà nó chiếm chỗ đúng bằng 10.000 tấn.
Khi đến một địa điếm khác trên trái đất thì trọng lượng con tàu sẽ biến đối một lượng nào đó và 10.000 tấn nước kia cũng biến đổi trọng lượng đúng bằng thế.
Em cảm thấy chỗ này có gì đó chưa ổn. Để tàu nổi được thì lực nâng phải lớn hơn tổng trọng lượng của tàu. Lúc đấy, một phần tàu chìm trong nước, một phần nổi trên mặt nứoc. Lực nâng tàu chỉ là phần nước bị chiếm chỗ do phần tàu chìm trong nước thôi.
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,282
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Các bác cho em hỏi: Cân bông và Cân sắt, cái nào nặng hơn
Trong điều kiện bình thường, nếu đặt lên cân đĩa thì nó hơi nghiêng tí ti về phía cân sắt đấy cụ Liệt Vòi à. Tí ti thôi nhé, rất khó, gần như không thể nhận ra nếu như không có thiết bị chuyên dụng, nhưng mà có.

Lý giải thêm 1 tý:
Trong không khí, người ta vẫn coi 1 chỉ vàng 75 và chỉ vàng 99.99 là nặng bằng nhau
nhưng nếu đem nhúng 2 cục vàng đấy vào nước và cân thì sẽ thấy chỉ vàng 99.99 nặng hơn một chút (cân bằng cân tiểu ly)
Vậy nếu có một cái cân nào đó có độ chính xác cao gấp nhiều lần cân tiểu ly thì sẽ phát hiện ra rằng chỉ vàng 99.99 "nặng" hơn chỉ vàng 75.
Hai chỉ vàng đó chỉ thực sự bằng nhau nếu cân trong chân không thôi.
Cũng tương tự như vậy 1kg sắt và 1kg bông sẽ bằng nhau nếu đem cân trong chân không
 
Chỉnh sửa cuối:

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,282
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Chỗ này có vẻ có gì đó không ổn. Một con tàu muốn nổi thì cái bên phải phải lớn hơn cái bên trái. Nếu bằng nhau thì nó chỉ lơ lửng trong nước.

Tải trọng tàu, em thấy người ta vẫn dùng Dewater tone (DWT). Một con tàu có DWT là 10K Tấn thì ko biết chở được bao nhiêu tấn hàng nhỉ?
Em cảm thấy chỗ này có gì đó chưa ổn. Để tàu nổi được thì lực nâng phải lớn hơn tổng trọng lượng của tàu. Lúc đấy, một phần tàu chìm trong nước, một phần nổi trên mặt nứoc. Lực nâng tàu chỉ là phần nước bị chiếm chỗ do phần tàu chìm trong nước thôi.
Để tàu nổi lềnh phềnh trên mặt nước thì Khối lượng riêng toàn bộ con tàu (kể cả hàng hóa) phải nhỏ hơn khối lượng riêng của nước
Để tàu lơ lửng trong nước (như tàu ngầm, con cá) thì khối lượng riêng của tàu (kể cả hàng hóa) phải đúng bằng khối lượng riêng của nước
Để tàu chìm xuống đáy thì khối lượng riêng của tàu phải lớn hơn khối lượng riêng của nước (như tàu titanics chẳng hạn)

Với hai trường hợp đầu, do con tàu ổn định trong nước (nổi hoặc lơ lửng) và không tiếp xúc với đáy biển nên Khối lượng con tàu (bao gồm cả phần nổi - nếu có) đúng bằng khối lượng nước bị chiếm chỗ.
Còn như bác FeRam nói ở phần bôi đậm, màu thì tàu phải ... nổi lên thêm 1 tý cho đến khi 2 thứ đấy cân bằng nhau
 
Chỉnh sửa cuối:

tiendat

Xe tải
Biển số
OF-540
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
442
Động cơ
583,055 Mã lực
- về lực nổi thì đồng chí dongnn nói đúng đấy ạ, lực sẽ cân bằng khi trọng lượng của con tầu bằng đúng trọng lượng của thể tích nước mà nó chiếm chỗ, không lớn hơn hay bé hơn (theo định luật Achimeres). trường hợp nổi lửng lơ trong nước là khi toàn bộ trọng lượng của vật đó bằng đúng trọng lượng của thể tích nước mà nó chiếm chỗ.
- tuy nhiên Gv < Gc một chút, do trái đất là hình cầu hơi dẹt, nên tại Canada sẽ có khoảng cách tới tâm trái đất ngắn hơn tại VN, do đó Gc > Gv.

(vài lời đúng đắn, nhưng sợ làm topic này của các bác rối thêm :21: )
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,037
Động cơ
8,844 Mã lực
- tuy nhiên Gv < Gc một chút, do trái đất là hình cầu hơi dẹt, nên tại Canada sẽ có khoảng cách tới tâm trái đất ngắn hơn tại VN, do đó Gc > Gv.

(vài lời đúng đắn, nhưng sợ làm topic này của các bác rối thêm :21: )
Nghĩa là em ở miệng giếng sẽ bị hút ít hơn chú ở dưới đáy giếng phải không cụ? Thảo nào mà có mấy vụ xuống giếng bị chết, chắc do bị hút nên không lên được.
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
10,308
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Nhớ lại câu chuyện e xin hỏi: các bác lấy cái bàn cờ vua rồi đặt vào đó 1 hạt gạo, rồi các ô tiếp theo các bác đặt gấp đôi số hạt gạo ô trước cho tới khi nào đủ 64 ô. Bác nào tính xong viết dùm e cái "kết quả đê" nhé, và câu hỏi là đem số hạt gạo đó dải khắp bề mặt của trái đât thì trái đất sẽ dầy lên ? :^) *-)
 

auto_nd

Xe tăng
Biển số
OF-35829
Ngày cấp bằng
23/5/09
Số km
1,932
Động cơ
493,757 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3.....
:'(:'(:'( thớt này ném đá nhiều làm mất hết bản chất câu chuyện... em cũng làm phát ... ròi chạy đây :21:
 

Mer_S66_AMG

Xe tăng
Biển số
OF-15393
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,702
Động cơ
528,830 Mã lực
Nơi ở
Nhà Quê
Đọc xong mấy bài của các cụ em đau hết cả đầu. Túm lại là dư thế lào ạ?:102:
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,765
Động cơ
534,093 Mã lực
Nhớ lại câu chuyện e xin hỏi: các bác lấy cái bàn cờ vua rồi đặt vào đó 1 hạt gạo, rồi các ô tiếp theo các bác đặt gấp đôi số hạt gạo ô trước cho tới khi nào đủ 64 ô. Bác nào tính xong viết dùm e cái "kết quả đê" nhé, và câu hỏi là đem số hạt gạo đó dải khắp bề mặt của trái đât thì trái đất sẽ dầy lên ? :^) *-)
Có đủ số hạt gạo 2^64 - 1 không nhỉ.
Nếu có, lấy ở đâu ra-có lấy ở trên trái đất này không, khi đó rải đều ra khắp bề mặt trái đất hay rải không đều, gạo đó có trọng lượng riêng thế nào, cho xuống nước ngọt/mặn thì nổi hay chìm,... cụ cứ trả lời đủ các câu này thì có câu trả lời về chuyện "dầy lên" hay không :21::21::21:
 

ngaynha

Xe tăng
Biển số
OF-10827
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,565
Động cơ
547,730 Mã lực
Có đủ số hạt gạo 2^64 - 1 không nhỉ.
Nếu có, lấy ở đâu ra-có lấy ở trên trái đất này không, khi đó rải đều ra khắp bề mặt trái đất hay rải không đều, gạo đó có trọng lượng riêng thế nào, cho xuống nước ngọt/mặn thì nổi hay chìm,... cụ cứ trả lời đủ các câu này thì có câu trả lời về chuyện "dầy lên" hay không :21::21::21:
Cụ giả nhời cứ như bắt đếm tóc trên đầu :21:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top