Chung cư nhà em là nhà đa năng nên văn phòng nhiều. Mấy em xinh xinh đi qua là em lại phải liếc. Rất là bất tiện!
có em có cụ, chắc tầm 1-2 cái 5 năm nữa.Cụ nói đúng nhưng đợi đến lúc ấy khéo cụ hai năm mươi rồi
Cứ đáp ứng nhu cầu trước mắt cho sướng cái người mình đã chứ cái mà cụ gọi là giai đoạn quá độ ở VN thì nó phải kéo dài vài chục đến vài trăm năm
Cụ tính xa thế! Em liếc thôi đã thấy bất tiện rồi!Chẳng có vị gì đâu, nó biết rõ địa chỉ nhà cụ thì cụ chẳng léng phéng gì được
Ghê răng nhỉRủi ro khi mua căn hộ chung cư
Thị trường căn hộ chung cư đã qua thời “tranh mua” khi khách hàng đã được trả lại đúng vị thế là “thượng đế”.
Tuy nhiên, không vì vậy mà người mua đã hết rủi ro, vì chuyện “thật giả” lẫn lộn và tình trạng “chụp giật” vẫn còn. Vậy để hạn chế rủi ro khi mua căn hộ chung cư, người mua cần lưu ý những gì?
Kiểm tra kỹ thông tin về bên bán/chủ đầu tư
Đây là việc làm đầu tiên và không nên bỏ qua của người mua nhà. Dĩ nhiên, với hơn 4.000 doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động, thì kiểm tra không đơn giản, nhất là trong bối cảnh sự minh bạch của thị trường chưa cao như hiện nay.
Để tìm kiếm và kiểm tra thông tin của chủ đầu tư, người mua có thể thông qua các phương tiện truyền thông (nhất là báo chí chính thống), mạng Internet, mạng xã hội… Đương nhiên, khi kiểm tra, người mua cũng cần tỉnh táo giữa “rừng” thông tin, để lọc ra được các thông tin cần thiết về dự án, như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư/kinh doanh, quy hoạch/bản đồ/bản vẽ chi tiết…; chủ đầu tư, nhất là uy tín qua việc triển khai các dự án thành công, năng lực của chủ đầu tư (với các dự án đang thi công); những tranh chấp, bất đồng của chủ đầu tư với người mua nhà/cư dân và cách xử lý/hành xử của chủ đầu tư trước các tranh chấp, bất đồng trong quá trình triển khai dự án… trước đó.
Cẩn thận với ưu đãi, khuyến mại và chiết khấu của bên bán
Người mua nhà không nên “lóa mắt” trước các khuyến mại, chiết khấu của chủ đầu tư và đơn vị phân phối.
Nhiều dự án quảng cáo chiết khấu 6 - 7%/tổng giá bán căn hộ nếu thanh toán ngay 100%, hoặc chỉ thanh toán 30 - 40% nhận nhà ngay, phần còn lại miễn lãi suất trong 1 - 2 năm. Tuy nhiên, nếu tính toán kỹ, thì chủ đầu tư cũng không thiệt hại gì, bởi khoản chiết khấu 6 - 7% cũng tương đương với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 năm. Nhiều dự án, chủ đầu tư/đơn vị phân phối quảng cáo mức giá bán thấp so với mặt bằng các dự án xung quanh, nhưng đấy là giá ban đầu (có thể là chưa VAT, 2% phí bảo trì…), hoặc căn hộ được đánh giá là “xấu”, hoặc còn rất ít, thậm chí là không còn để hút người mua nhà đến thăm quan dự án. Khi khách hàng đến, họ sẽ đưa các căn hộ khác ra chào mời, đưa thêm khuyến mại… và nếu khách hàng không thận trọng, rất dễ siêu lòng trước những lời nói có cánh của môi giới.
Do vậy, người mua nhà cần chuẩn bị đủ thông tin về dự án (tham khảo trên mạng Internet, mạng xã hội…) mà mình quan tâm và những dự án xung quanh đó để có đủ thông tin cần thiết, nhằm không bị lôi kéo, hoặc đơn giản là có thể thương lượng với chủ đầu tư về giá bán căn hộ.
Xem xét kỹ hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán (HĐMB) căn hộ là căn cứ pháp lý quan trọng nhất, ràng buộc trách nhiệm các bên khi tiến hành mua bán căn hộ chung cư. Xét về mặt bản chất, HĐMB nhà ở là một loại HĐMB tài sản và nằm trong sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, do đối tượng của hợp đồng là bất động sản, nên nó còn chịu sự điều chỉnh của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản liên quan. Bản chất của HĐMB tài sản là một hợp đồng mà ở đó, ý chí của các bên phải được thể hiện rõ thông qua quá trình thương lượng, trao đổi, giao kết, ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia.
Điều đó có nghĩa, không thể có một hợp đồng mẫu do một bên soạn thảo để “ép” bên kia phải giao kết. Tuy nhiên, với nhiều HĐMB nhà ở, quy định về thương lượng, trao đổi, sửa đổi… dường như không được tuân thủ, mà dựa trên ý chí đơn phương của chủ đầu tư - bên bán, thông qua việc soạn thảo một hợp đồng mẫu.
Để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự điều chỉnh chặt chẽ hơn về vấn đề HĐMB căn hộ chung cư, với những yêu cầu bắt buộc bên bán phải tuân thủ. Cụ thể, chủ đầu tư khi soạn thảo HĐMB phải tuân thủ theo Hợp đồng mẫu tại Thông tư 03/2014/TT-BXD ngày 20/2/2014 (thay thế cho Thông tư 16/2010/TT-BXD).
Kể từ ngày Thông tư 03 có hiệu lực thi hành (8/4/2014), các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung và theo Hợp đồng mẫu, sẽ không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký Hợp đồng mẫu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án phải thực hiện đăng ký HĐMB bất động sản với Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương. Khi được Cục Quản lý cạnh tranh phê duyệt, HĐMB nhà ở này mới được tiến hành giao kết với khách hàng. Quy định này là một bước nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng các chủ đầu tư áp đặt ý chí đơn phương của họ lên HĐMB bất động sản.
Cách tính diện tích căn hộ làm căn cứ khi giao kết hợp đồng mua bán và phí dịch vụ quản lý
Cẩn trọng khi nhận bàn giao
Nhận bàn giao là một việc quan trọng, nhưng nhiều khi người mua nhà không để ý. Thực tế, lợi dụng tâm trạng “phấn khởi” của người mua nhà nhận nhà mới, nhiều chủ đầu tư đã khéo léo bổ sung một số hồ sơ, giấy tờ để yêu cầu người mua nhà ký nhận như một phần của công đoạn bàn giao căn hộ. Chính vì vậy, nhiều vi phạm đã nảy sinh, như không tiến hành đo đạc lại căn hộ khi bàn giao (chủ đầu tư có thể đưa ra biên bản đo đạc do một đơn vị đo đạc được chủ đầu tư thuê); bàn giao thiếu đồ đạc (nói là bổ sung sau/sớm, nhưng thực tế là không bổ sung); chất lượng thi công hoàn thiện kém; bắt người mua nhà phải đặt cọc tiền hoàn thiện căn hộ, hoặc phải chọn nhà thầu do chủ đầu tư chỉ định nếu muốn tự hoàn thiện căn hộ; tính phí dịch vụ quản lý ngay khi nhận bàn giao, trong khi căn hộ chưa thể vào ở được (do phải sửa chữa; đợi bổ sung đồ đạc…); bắt người mua nhà phải nộp thêm các khoản phí để được cấp sổ đỏ/sổ hồng; thu phí dịch vụ quản lý cao, nhưng chất lượng dịch vụ không tương xứng; tự ý tăng giá phí quản lý dịch vụ; tự ý thu thêm các khoản phí khác mà không có sự thỏa thuận với cư dân.
Cá biệt, tại Dự án Hyundai Hillstate, theo phản ánh của cư dân, khi bị yêu cầu phải tính phí dịch vụ theo diện tích thông thủy (áp dụng từ ngày 25/6/2014), thì chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây yêu cầu cư dân ký phụ lục hợp đồng bổ sung theo hướng tiếp tục tăng phí dịch vụ để bù phần chênh lệch diện tích. Thậm chí, khi bị cư dân phản đối không đóng tiền do chủ đầu tư thu phí dịch vụ có 10% VAT, nhưng không xuất hóa đơn cho cư dân, chủ đầu tư đã chỉ đạo công ty quản lý cắt nước sinh hoạt của các hộ dân.
Giá nhà nó còn tuỳ vào cảnh quan tiện ích nữa cụ ạ, như Vinhomes Thăng Long xa tít tắp nó vẫn bán đắt lòi ra đấy thôicó em có cụ, chắc tầm 1-2 cái 5 năm nữa.
em thêm cái nữa là, nếu ai ít tiền, ngay bây giờ nên mua chung cư hay nhà dọc theo các dự án đường sắt trên cao, càng gần 1 ga nào đó càng tốt, ... nhiều tiền thì gần ga trung tâm, ít tiền thì ra ga xa hơn ... nhưng nhất thiết nên gần 1 ga nào đó ( khoảng 500m đổ lại )
hiện nay khoảng chênh giá nhà giữa 3 ga ( cách nhau 5-7 phút chạy tàu ) chắc cũng chênh tương đối.
Không cụ nào khai sáng giúp e ạE hỏi ngu tý ạ: cc truờng hợp sau thoì gian dài sử dụng bị bong tróc, hỏng hóc thì chủ nhà có thể tự bỏ tiền ra tu sửa dc. Nhưng khoảng vài chục năm sau kết cấu của cả toà nhà xuống cấp. Nứt, nghiêng , giống kiểu mấy tập thể cũ ngày xưa phải di dời ý, thì lúc đấy ai là người chịu tn ạ?
Em thì tuổi thơ gắn liền với nhà tập thể, bjo ở nhà đất lại muốn chung cư vì em thích độ cao, thích view xa, thích thoáng mát, sạch sẽ, thích các tiện ích để tận hưởng cuộc sống.Em ở chung cư 1 thời gian sau lại quay về ở nhà đất vì nhận thấy chung cư có quá nhiều bất cập
Em thấy bạn em ở nhà đất mà mấy anh em ban đêm xem bóng đá hò hét vẫn bị hàng xóm phàn nàn bác àh, hát karaoke đêm thì càng không, trừ khi bác ở biệt thự đơn lập mỗi căn đứng cách xa nhauCái nào cũng có lợi hại cả, chung cư thì nếu ổn định thì ngon lành hơn nhà đất, nhưng khó lắm, vài năm xuống cấp, thấm dột nứt tường. Nhà đất cùng tầm tiền thì ko dc văn minh sáng sủa như cc, dc cái nhà mình thích làm gì thì làm.
Em lại cho rằng những điều cụ đang nêu ra lại chính là ưu điểm của nhà CC.Bọn bên xứ tây lông cũng giống ở ta, người nhiều tiền thì mua biệt thự, nhà đất, còn người ít tiền thì ở chung cư. Nhưng ở nước ngoài luật pháp nó đầy đủ hơn nên người ở chung cư ít bị phiền toái chứ ở VN mình sống ở chung cư có rất nhiều bất tiện. Sau 1 thời gian lên ở chung cư, giờ em lại quay về ở nhà dưới đất. Lý do là vì:
- Độ yên tĩnh, ồn ào: ở nhà đất thì ai biết nhà nấy, chẳng ai làm phiền đến ai, còn ở chung cư thì hành lang ra vào nườm nượp, 1 thằng mà sửa nhà thì cả tầng ấy lẫn tầng trên tầng dưới đều đinh tai nhức óc vì tiếng máy cắt, máy khoan, bụi mùi mịt, mùi sơn cả tuần không đỡ. Mà chung cư em ở mang tiếng là chung cư cao cấp nhưng tháng nào cũng có thằng sửa nhà, quanh năm bụi bặm và ồn ào tiếng khoan, tiếng cắt. Chưa kể ban đêm tầng trên mà đi lại chạy nhảy thì tầng dưới nó chửi cho vì chạy trên đầu nó gây ồn
- Thang máy: thang máy giờ đi làm thì đông, chờ rất lâu. Thỉnh thoảng thang máy hỏng, mất điện thì tha hồ mà cuốc bộ 15-20 tầng. Nếu đi chợ về mà vác đồ leo 18 tầng là thở phì phò như trâu luôn. Mà nhiều nơi thang máy không tốt, trục trặc rất nguy hiểm
- Các loại phí: ở nhà đất thì chẳng phải nộp phí gì, còn ở chung cư thì hàng tỷ loại phí, từ phí quản lý, phí bảo vệ, phí trông xe... giá cả và chất lượng dịch vụ do bọn chung cư nó quyết, mình không vừa ý vẫn phải dùng
- Chất lượng xây dựng: Nhà mình tự bỏ tiền ra xây thì mình giám sát được chất lượng, thợ khó lòng ăn bớt được sắt, xi măng... trong khi ấy, nhà chung cư do thằng khác xây để bán cho mình, mình chẳng biết nó ăn bớt bao nhiêu sắt và xi măng khi xây móng, ăn bớt bao nhiêu khi đổ cột beton, bớt bao nhiêu khi xây tường... Mà thi công của chung cư thì bọn thợ nó thi công ẩu lắm chứ không như thi công nhà dân, mình tự giám sát kè kè nó khó làm ẩu được. Chung cư nào cũng dăm năm là thấy xuống cấp. Nói thật là đêm ngủ cứ thấp tha thấp thỏm chỉ sợ cái trần nhà nó sụp vào mặt.
- Các loại dịch vụ hạ tầng: nước máy, ga, internet, truyền hình cáp... mình chẳng được chọn theo ý mình vì bọn chung cư nó chọn hãng nào là mình phải dùng hãng đó, nhiều khi giá đắt mà chất lượng dịch vụ chẳng theo ý mình
- An toàn cháy nổ: em thấy chẳng tin vào thiết kế phòng cháy chữa cháy ở bất cứ chung cư nào. Dân thì nhiều khi ẩu, có cái cầu thang thoát hiểm chẳng hạn, theo quy chuẩn là phải làm bằng cửa chống cháy và phải có tay đẩy lò xo để cửa ra cầu thang thoát hiểm luôn khép chặt để chống khói tràn vào. Nhưng dân toàn mở toang cửa cầu thang ấy ra, thậm chí còn chèn hòn gạch vào cửa để đi lại cho tiện. Như vậy mỗi khi có cháy thì khói tràn ngay vào cầu thang thoát hiểm và cầu thang ngập khói thì mất tác dụng, chẳng chạy qua đấy được nữa, chưa kể là khói theo cầu thang thoát hiểm tràn từ tầng nọ sang tầng kia. Mà thống kê cho thấy là đa số người chết hoả hoạn là do ngạt khói chứ không phải chết cháy. Trong khi ấy nguy cơ cháy nổ ở chung cư khá cao vì đa số dây điện khi xây chung cư nó dùng dây điện rẻ tiền để ăn bớt giá thành, sau dăm ba năm là xuống cấp, rất dễ chập cháy. Chưa kể dân ở vô ý thức đốt vàng mã hay hút thuốc vứt tàn thuốc vào ống rác...
- Gửi ô tô, xe máy: mức phí có nơi cao nơi thấp, nhưng chuyện xước xe là bình thường, ngoài ra em còn nghi bọn bảo vệ nó tráo đồ và ăn cắp xăng vì bình xăng rất nhanh cạn.
Ngoài ra còn nhiều bất tiện khác nữa. Cụ nào cũng bị bực mình giống em thì vào đây xả luôn cho nhẹ đầu ạ
Không hẳn đâu cụ ơi, nhà giàu đầy người thích ở Căn hộ chung cư vì an ninh, tiện ích...và sở thích, nhiều khi chán ở mặt đất thích lên cao ngắm viewNghèo mới phải ở chung cư, chứ bọn giàu nó ở nhà đất hết
Quản lý ở ta yếu kém quá, chung cư hiện đại giờ thảm hại như tập thể cũ thập niên 60 rồi:
http://bizlive.vn/dia-oc/chuong-cop-moc-nhu-nam-o-cac-khu-chung-cu-moi-tai-ha-noi-2618471.html
Trung hòa - Nhân chính là dự án thương mại hay sao ấy, trước đây là mơ ước của nhiều người mà giờ cũng chung cảnh ngộ cụ à.Tái định cư mà cụ. Như nhà tập thể cũ ấy. Ko ai bảo được ai. Và ko ai bảo ai, một người đua, mọi người đua.
Đứng là cháu gặp nhiều cụ than CC thấy bất tiện. Này nhé:Không hẳn đâu cụ ơi, nhà giàu đầy người thích ở Căn hộ chung cư vì an ninh, tiện ích...và sở thích, nhiều khi chán ở mặt đất thích lên cao ngắm view
CC có 1 loại tiền gọi là phí bảo trì. Mất 2% giá căn hộ theo HĐ. Đây chính là nguồn tu bổ sửa chữa CC khi nó xuống cấp. VD thang máy hỏng, điện nước chập cheng, tường nứt, bong sơn.v.v. Đối với những công trình có lợi ích phải chia sẻ như CC, những thứ này rất quan trọng.Không cụ nào khai sáng giúp e ạ