[Funland] Như thế nào mới là người Hà Nội

Hoa Anh Túc.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-298549
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
3,470
Động cơ
334,580 Mã lực
Như E đây mới là xịn của xịn, E đẻ ở HN xong về Hà tây ở, xong ra HN học nhập khẩu HN, rồi 2007 HN xin Hà Tây về làm HN thế là E có 2 cái hộ khẩu HN thế đã gọi là cụ của gốc HN chưa =))
 

New open

Xe hơi
Biển số
OF-640485
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
135
Động cơ
112,140 Mã lực
Sau này em muốn chuyển hộ khẩu về nơi hộ khẩu trước của em Hp không biết có khó , nhiều lúc mang tiếng hk HN lắm.
 

Lê Trung Tú

Xe hơi
Biển số
OF-642709
Ngày cấp bằng
26/4/19
Số km
105
Động cơ
111,437 Mã lực
Nơi ở
Mua Bán Xe Máy Cũ
Nhà cháu cũng xin mạn phép được trích dẫn một chương của tác phẩm "Đi Xuyên Hà Nội" của Nhà Văn Nguyễn Ngọc Tiến để các cụ có đáp án, đỡ phải đối đáp nhau ạ.
-------------------------------------------------
Người Hà Nội Gốc Thăng Long
Có không ít người luôn cho rằng ở Hà Nội không có người Hà Nội gốc, chỉ có người sống ở Hà Nội. Nếu quan niệm người Hà Nội gốc phải là người có gốc gác ở làng Long Đỗ thời kỳ tiền Thăng Long, nơi sau này trở thành trung tâm của thành Đại La vào thế kỷ thứ IX thì đó là sự đánh đố. Nếu khư khư như vậy thì họ cũng không thể bác được quan niệm: Hà Nội vẫn có người gốc gác làng Long Đỗ.

Nếu căn cứ phố Hàng Đào xưa có nghề nhuộm điều do dân Hải Dương, Bắc Ninh mang về kinh kỳ, nghề bạc ở phố Hàng Bạc là dân Trâu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), nghề in mộc bản ở Hàng Gai do dân Liễu Chàng (Hải Dương), nghề thêu từ Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), phố Mã Mây, ngõ Đào Duy Từ chủ yếu người Hoa kiều sinh sống, Phất Lộc có quê gốc Thái Bình di cư lên. Lại thêm sau năm 1954, một đợt nhập cư ồ ạt nhập hộ khẩu vào nội thành thì quan niệm “hiện chỉ có người sống ở Hà Nội” có vẻ có lý.

Việc truy tìm người Hà Nội gốc gác từ thời phủ Tống Bình trở về trước không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lấy mốc thời gian khi Lý Công Uẩn khai sinh ra thành Thăng Long thì mọi chuyện có vẻ dễ hơn. Trong Lịch sử Hà Nội, nhà sử học người Pháp Philippe Papin viết: “Cao (Thái thú Cao Biền, người Trung Quốc cai quản Tống Bình thế kỷ IX) đã chấm dứt tình trạnh lộn xộn và mang thóc gạo cho dân nghèo”. Sách viết tiếp: “Theo các tài liệu của Trung Quốc thì trong thành (Đại La) có cửa hàng, kho chứa thóc, dinh thự, nơi làm việc của các quan cùng 5.000 ngôi nhà dành cho 150.000 người trong đó có 4.200 người làm việc cho triều đình”. Cũng theo Phillippe Papin, cư dân trong thành có cả gốc Hán lẫn gốc Việt. Như vậy Đại La vừa là thành lũy mang tính quân sự nhưng cũng đã có “thị”. Lịch sử Hà Nội là luận văn tiến sĩ của Phillippe Papin, cuốn sách được giới sử học Việt Nam đánh giá là phong phú về tư liệu, trong đó tác giả khảo cứu cả những văn bản Trung Hoa cổ. Ông khách quan, không thiên vị trong đánh giá, nhận định nên cuốn sách có độ tin cậy cao.

Thành Đại La do Cao Biền xây dựng lấy núi Nùng làm trung tâm. Trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn có đoạn: “Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng lượn, hổ chầu... Dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, nơi ấy là chỗ tốt hơn cả”, nghĩa là dù thành Đại La tan hoang nhưng nơi mà Lý Công Uẩn định xây thành Thăng Long đã có dân. Nếu so với thành do Gia Long xây đầu thế kỷ XIX thì Đại La ăn về phía tây. Khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích một phần Thăng Long thời Lý, Trần, Lê nằm trong thành Gia Long. Thăng Long thời nhà Lý tính “thị” càng rõ nét hơn vì có chợ.

Tại vùng đất quanh hồ Tây mà xa xưa nằm trong “vùng Hà Nội” thì nay các làng này vẫn nguyên vị trí đó, chẳng ai có thể khiêng nó đi đâu được. Tìm hiểu những làng này và gia phả các dòng họ sống ở đây cho thấy vẫn tồn tại nhiều dòng họ lâu đời, họ mới và cả họ gốc hòa vào nhau. Chẳng hạn như các họ gốc ở Thụy Khuê là Lê, Phan, Nguyễn, Bùi, Vũ, còn họ Tống thì di cư từ Trung Quốc sang xin cư ngụ từ thời Minh để tránh nhà Mãn Thanh. Xuân Tảo có họ gốc từ thời còn phủ Tống Bình như họ Phương, Ngô, Trần, Nguyễn. Cho đến nay những dòng họ này vẫn còn, tức là chắt chút chít của họ vẫn sống trên đất tổ tiên. Cùng với các làng trong khu vực thành thì vùng ven Thăng Long hiện vẫn tồn tại các họ sống tại làng cổ xưa ví dụ như: Láng, Kim Liên, Thanh Nhàn... Còn dân gốc Thăng Long nhiều hay ít là chuyện khác.

Tuy nhiên không nhất nhất phải sống ở Thăng Long từ khi đất này trở thành kinh đô của Đại Việt mới gọi là người Hà Nội gốc. Gốc hay không gốc còn con người quy định. Theo những gì giáo sư Từ Chi viết trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ thì hương ước của các làng xã Bắc Bộ xưa khá thống nhất khi đối xử với dân “ngoại tịch”. Sau ba đời sống ở làng đó thì đàn ông sẽ có tên trong sổ đinh. Tuy nhiên nếu làng thiếu thuế, thiếu đinh đi phu thì có thể họ sẽ được vào sổ đinh sớm hơn. Được vào sổ đinh họ sẽ được chia đất, được quyền xây nhà thờ và không phải ở ngoài trại hay rìa làng, không bị xếp ngang hàng với thằng mõ... Cùng với quyền lợi, họ phải gánh vác các trách nhiệm của làng. Thế hệ đầu tiên đến ngụ cư không phải người gốc làng đó nhưng con cháu họ sinh ra tại nơi mới thì con cháu họ có gốc làng đó. Quan niệm của người Việt ở các làng Bắc Bộ xưa cũng giống với quan điểm mà Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra: người sinh ra ở đâu thì nơi đó là quê và là quê gốc của họ.Ví dụ vợ chồng gốc Hoa đến sinh sống ở Malaysia rồi sinh con ở đất nước này nhưng con họ lại sống ở Hà Lan và mang quốc tịch Hà Lan thì dù vẫn là người gốc Hoa nhưng quê gốc của con họ là Malaysia chứ không phải Trung Quốc, Trung Quốc là quê gốc của cha mẹ họ.

Theo hương ước của các làng quê Bắc Bộ xưa thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Hà Nội gốc. Còn theo quy định của IOM, ai sinh ra ở Hà Nội thì Hà Nội là quê và họ là dân Hà Nội gốc. Tuy nhiên nhiều người không chấp nhận như vậy. Một trong những quy định trước khi kết nạp một người vào ************* Việt Nam thì chi bộ đó phải cử người về quê quán xác minh lý lịch, quy định này làm khó cho địa phương vì trong hồ sơ có người ghi quê quán của bố nhưng cụ kỵ đã rời quê từ rất lâu, họ hàng cũng không còn. Người muốn vào Đảng cần có con dấu đỏ, buộc phải nằn nì cán bộ xã và ông cán bộ xã dù không biết họ người đó là ai, vả lại cái dấu cũng chẳng hưởng gì đến ghế ông đang ngồi thế là ghi vài chữ rồi đóng roẹt vào.

Dù không có văn bản do nhà nước phong kiến ban hành nhưng qua hương ước ở nhiều làng quê Bắc Bộ cho thấy người xưa đã giải quyết chuyện quê, chuyện dân gốc rồi.

Vậy suy ra cho cùng thì theo hương ước xưa của các làng quê Bắc Bộ thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Người Hà Nội Gốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,907
Động cơ
326,662 Mã lực
Nhà cháu cũng xin mạn phép được trích dẫn một chương của tác phẩm "Đi Xuyên Hà Nội" của Nhà Văn Nguyễn Ngọc Tiến để các cụ có đáp án, đỡ phải đối đáp nhau ạ.
-------------------------------------------------
Người Hà Nội Gốc Thăng Long
Có không ít người luôn cho rằng ở Hà Nội không có người Hà Nội gốc, chỉ có người sống ở Hà Nội. Nếu quan niệm người Hà Nội gốc phải là người có gốc gác ở làng Long Đỗ thời kỳ tiền Thăng Long, nơi sau này trở thành trung tâm của thành Đại La vào thế kỷ thứ IX thì đó là sự đánh đố. Nếu khư khư như vậy thì họ cũng không thể bác được quan niệm: Hà Nội vẫn có người gốc gác làng Long Đỗ.

Nếu căn cứ phố Hàng Đào xưa có nghề nhuộm điều do dân Hải Dương, Bắc Ninh mang về kinh kỳ, nghề bạc ở phố Hàng Bạc là dân Trâu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), nghề in mộc bản ở Hàng Gai do dân Liễu Chàng (Hải Dương), nghề thêu từ Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), phố Mã Mây, ngõ Đào Duy Từ chủ yếu người Hoa kiều sinh sống, Phất Lộc có quê gốc Thái Bình di cư lên. Lại thêm sau năm 1954, một đợt nhập cư ồ ạt nhập hộ khẩu vào nội thành thì quan niệm “hiện chỉ có người sống ở Hà Nội” có vẻ có lý.

Việc truy tìm người Hà Nội gốc gác từ thời phủ Tống Bình trở về trước không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lấy mốc thời gian khi Lý Công Uẩn khai sinh ra thành Thăng Long thì mọi chuyện có vẻ dễ hơn. Trong Lịch sử Hà Nội, nhà sử học người Pháp Philippe Papin viết: “Cao (Thái thú Cao Biền, người Trung Quốc cai quản Tống Bình thế kỷ IX) đã chấm dứt tình trạnh lộn xộn và mang thóc gạo cho dân nghèo”. Sách viết tiếp: “Theo các tài liệu của Trung Quốc thì trong thành (Đại La) có cửa hàng, kho chứa thóc, dinh thự, nơi làm việc của các quan cùng 5.000 ngôi nhà dành cho 150.000 người trong đó có 4.200 người làm việc cho triều đình”. Cũng theo Phillippe Papin, cư dân trong thành có cả gốc Hán lẫn gốc Việt. Như vậy Đại La vừa là thành lũy mang tính quân sự nhưng cũng đã có “thị”. Lịch sử Hà Nội là luận văn tiến sĩ của Phillippe Papin, cuốn sách được giới sử học Việt Nam đánh giá là phong phú về tư liệu, trong đó tác giả khảo cứu cả những văn bản Trung Hoa cổ. Ông khách quan, không thiên vị trong đánh giá, nhận định nên cuốn sách có độ tin cậy cao.

Thành Đại La do Cao Biền xây dựng lấy núi Nùng làm trung tâm. Trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn có đoạn: “Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng lượn, hổ chầu... Dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, nơi ấy là chỗ tốt hơn cả”, nghĩa là dù thành Đại La tan hoang nhưng nơi mà Lý Công Uẩn định xây thành Thăng Long đã có dân. Nếu so với thành do Gia Long xây đầu thế kỷ XIX thì Đại La ăn về phía tây. Khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích một phần Thăng Long thời Lý, Trần, Lê nằm trong thành Gia Long. Thăng Long thời nhà Lý tính “thị” càng rõ nét hơn vì có chợ.

Tại vùng đất quanh hồ Tây mà xa xưa nằm trong “vùng Hà Nội” thì nay các làng này vẫn nguyên vị trí đó, chẳng ai có thể khiêng nó đi đâu được. Tìm hiểu những làng này và gia phả các dòng họ sống ở đây cho thấy vẫn tồn tại nhiều dòng họ lâu đời, họ mới và cả họ gốc hòa vào nhau. Chẳng hạn như các họ gốc ở Thụy Khuê là Lê, Phan, Nguyễn, Bùi, Vũ, còn họ Tống thì di cư từ Trung Quốc sang xin cư ngụ từ thời Minh để tránh nhà Mãn Thanh. Xuân Tảo có họ gốc từ thời còn phủ Tống Bình như họ Phương, Ngô, Trần, Nguyễn. Cho đến nay những dòng họ này vẫn còn, tức là chắt chút chít của họ vẫn sống trên đất tổ tiên. Cùng với các làng trong khu vực thành thì vùng ven Thăng Long hiện vẫn tồn tại các họ sống tại làng cổ xưa ví dụ như: Láng, Kim Liên, Thanh Nhàn... Còn dân gốc Thăng Long nhiều hay ít là chuyện khác.

Tuy nhiên không nhất nhất phải sống ở Thăng Long từ khi đất này trở thành kinh đô của Đại Việt mới gọi là người Hà Nội gốc. Gốc hay không gốc còn con người quy định. Theo những gì giáo sư Từ Chi viết trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ thì hương ước của các làng xã Bắc Bộ xưa khá thống nhất khi đối xử với dân “ngoại tịch”. Sau ba đời sống ở làng đó thì đàn ông sẽ có tên trong sổ đinh. Tuy nhiên nếu làng thiếu thuế, thiếu đinh đi phu thì có thể họ sẽ được vào sổ đinh sớm hơn. Được vào sổ đinh họ sẽ được chia đất, được quyền xây nhà thờ và không phải ở ngoài trại hay rìa làng, không bị xếp ngang hàng với thằng mõ... Cùng với quyền lợi, họ phải gánh vác các trách nhiệm của làng. Thế hệ đầu tiên đến ngụ cư không phải người gốc làng đó nhưng con cháu họ sinh ra tại nơi mới thì con cháu họ có gốc làng đó. Quan niệm của người Việt ở các làng Bắc Bộ xưa cũng giống với quan điểm mà Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra: người sinh ra ở đâu thì nơi đó là quê và là quê gốc của họ.Ví dụ vợ chồng gốc Hoa đến sinh sống ở Malaysia rồi sinh con ở đất nước này nhưng con họ lại sống ở Hà Lan và mang quốc tịch Hà Lan thì dù vẫn là người gốc Hoa nhưng quê gốc của con họ là Malaysia chứ không phải Trung Quốc, Trung Quốc là quê gốc của cha mẹ họ.

Theo hương ước của các làng quê Bắc Bộ xưa thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Hà Nội gốc. Còn theo quy định của IOM, ai sinh ra ở Hà Nội thì Hà Nội là quê và họ là dân Hà Nội gốc. Tuy nhiên nhiều người không chấp nhận như vậy. Một trong những quy định trước khi kết nạp một người vào ************* Việt Nam thì chi bộ đó phải cử người về quê quán xác minh lý lịch, quy định này làm khó cho địa phương vì trong hồ sơ có người ghi quê quán của bố nhưng cụ kỵ đã rời quê từ rất lâu, họ hàng cũng không còn. Người muốn vào Đảng cần có con dấu đỏ, buộc phải nằn nì cán bộ xã và ông cán bộ xã dù không biết họ người đó là ai, vả lại cái dấu cũng chẳng hưởng gì đến ghế ông đang ngồi thế là ghi vài chữ rồi đóng roẹt vào.

Dù không có văn bản do nhà nước phong kiến ban hành nhưng qua hương ước ở nhiều làng quê Bắc Bộ cho thấy người xưa đã giải quyết chuyện quê, chuyện dân gốc rồi.

Vậy suy ra cho cùng thì theo hương ước xưa của các làng quê Bắc Bộ thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Người Hà Nội Gốc.
Cảm ơn cụ đã giải thích tương đối đầy đủ mà gọn ghẽ dễ hiểu, vậy ox nhà cháu người Nam định thì đến đời cháu của cháu mới tính là người HN gốc phải không cụ ?
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,343
Động cơ
131,562 Mã lực
Người Hà Nội không quan trọng là gốc phải mấy đời , nếu gọi là người Hà Nội cổ thì mới tính đến chuyện đó ,đơn giản xuất phát từ thợ thuyền ở các làng nghề khác nhau , rồi cùng nhau tập trung buôn bán trên phố nên họ trở thành tiểu thương , tất nhiên dân gian có câu : Giàu 1 đời , sang 3 đời có nghĩa là làm giàu có thể chỉ cần 1 đời nhưng làm sang tức là chắt chiu được những tinh hoa trong giới thì không đơn giản
Suy nghĩ , hành xử theo phong cách tiểu thương thị thành nơi chốn phố là đặc trưng nhất của người Hà nội khi mà đại đa số tư sản Hà nội (vốn ít ỏi ) bị uýnh và đã chạy hết vào Nam năm 1954
Vậy nên có câu : Muốn tìm người HN gốc thì vô SG , muốn tìm người SG gốc thì sang Cali ạ :D
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Em méo biết nhưng 6 đời nhà em ăn cỗ trên mấy phố - Nguyễn Thiệp, Hàng Mắm, Hàng Bè và Hàng Bột. Chưa bao giờ thấy các cụ bảo về quê :D
 

Lê Trung Tú

Xe hơi
Biển số
OF-642709
Ngày cấp bằng
26/4/19
Số km
105
Động cơ
111,437 Mã lực
Nơi ở
Mua Bán Xe Máy Cũ
Cảm ơn cụ đã giải thích tương đối đầy đủ mà gọn ghẽ dễ hiểu, vậy ox nhà cháu người Nam định thì đến đời cháu của cháu mới tính là người HN gốc phải không cụ ?
Theo như tục của người Bắc mình thì con cháu của gia đình đó ở đến thế hệ thứ 3 sẽ được coi là ng địa phương đó cụ ạ. Nói thật ra thì ở đến 50-70 năm tại một địa phương thì k ít thì nhiều cũng ngấm vào ng văn hóa và tính cách của địa phương đó r cụ ạ.
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,844
Động cơ
446,678 Mã lực
Em có bà thím lấy ông chú ruột, 5 hay 6 đời ở Hn thì ko biết có đc gọi là gốc Hn ko???
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
Nhiều cụ vẫn ám ảnh cái gọi là "người Hà Nội", "người Sài Gòn" hoặc "Hà Nội gốc". Ở đâu thì cũng vẫn là người, vẫn phải làm ăn lương thiện hợp pháp, vẫn phải sống đàng hoàng, cho nên có là "người Lai Châu" đi nữa thì khác gì "người Hà Nội"? Có khác chăng chỉ là Hà Nội giàu hơn, nên nếu là "người Hà Nội" thì có vẻ sẽ có khả năng là "giàu có" mà thôi, chứ chẳng có gì đảm bảo "người Hà Nội" thì sẽ thanh lịch, sẽ đàng hoàng cả. Mà nếu đơn giản là giàu có hay không, thì việc đơn giản nhất là nhìn vào túi tiền, nhìn vào cổ phiếu, nhìn vào BĐS, ... chứ nhìn vào cái mác "Hà Nội gốc" làm cái gì?

Tóm lại, so sánh về nhân cách, về thái độ sống thì "người Hà Nội" chẳng đảm bảo được sẽ là sống tốt. So sánh về giàu có, thì cái chữ "người Hà Nội" cũng chẳng nói lên gì nhiều. Cho nên em không hiểu lắm tại sao nhiều người lại quan trọng về mấy cái chữ đó như thế.
Thực ra những người HN gốc 5-6 đời (pre54), chẳng ai tự quan tâm mình là người HN gốc hay ko, cũng ko quan niệm phải thế này thế kia mới là người Hà Nội, có vẻ như các cụ ngoại tỉnh hoặc mới nhập cư HN sau này mới để ý phân tích, quan tâm nhiều hơn chuyện NHN :D
Có 1 điều e thấy mợ Moon còm trên kia là đúng: người Hà Nội như trong môi trường em tiếp xúc thì không có (hoặc rất hiếm) văng tục chửi bậy.
 

khoaquay

Xe container
Người OF
Biển số
OF-30827
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
6,432
Động cơ
527,218 Mã lực
Nơi ở
Nơi có nhiều rượu ngon và gái đẹp
Website
www.facebook.com
Em thấy người lớn bảo những người bây giờ 40 50 tuổi mà sinh ra lớn lên và sống ở quanh Hồ Gươm đc coi là ng HN rồi, vì chí ít họ cũng gần trung tâm các phố phường nhiều thế hệ gia đình tri thức nên họ văn minh lịch sự hơn, tuy nhiên ko tránh đc các thành phần thiếu văn hóa thì ở đâu cũng có. Còn HN bây giờ thì loạn rồi.
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
Em sau khi tổng hợp rồi chia lại bác ạ. Theo em nghĩ thì 3 đời sống ở Hà Nội rồi thì gần như bác nào cũng hiểu được về phong tục, con người, tập quán của cái Tỉnh Hà Nội r bác ạ :))
Chưa chắc :D
Nội mấy "phong tục" nho nhỏ như ăn tào phớ trộn đá nhai róc rách, hoặc bát phở luôn kèm vại trà đá, hay "tập quán" vô tư văng bậy chửi tục nơi công cộng, hoặc cả bầy nam thanh nữ tú khản giọng zô zô nơi quán xá sang trọng của nhiều cụ mợ "Hà Nội vài đời" đủ làm bất cứ dân Hà Nội xưa cũ nào cũng phải ngả mũ kính nể các cụ mợ "người Hà Nội 1-3 đời" ấy rồi ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

Lê Trung Tú

Xe hơi
Biển số
OF-642709
Ngày cấp bằng
26/4/19
Số km
105
Động cơ
111,437 Mã lực
Nơi ở
Mua Bán Xe Máy Cũ
Chưa chắc :D
Nội mấy "phong tục" nho nhỏ như ăn tào phớ trộn đá nhai róc rách, hoặc bát phở luôn kèm vại trà đá, hay "tập quán" vô tư văng bậy chửi tục nơi công cộng, hoặc cả bầy nam thanh nữ tú khản giọng zô zô nơi quán xá sang trọng của nhiều cụ mợ "Hà Nội vài đời" đủ làm bất cứ dân Hà Nội xưa cũ nào cũng phải ngả mũ kính nể các cụ mợ "người Hà Nội 1-3 đời" ấy rồi ;))
50,60 năm tính nhẹ ra cũng đc 3 đời r cụ ạ ;)) cái việc văng tục hay nói năng gây sự chú ý, hay lai nhai lổm nhổm thì e nghĩ khía cạnh này cụ nói đúng, nhưng cái việc ăn uống kèm trà đá thì e nghĩ cụ cũng hơi khắt khe với các thế hệ sau về vấn đề này quá r ;)
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
50,60 năm tính nhẹ ra cũng đc 3 đời r cụ ạ ;)) cái việc văng tục hay nói năng gây sự chú ý, hay lai nhai lổm nhổm thì e nghĩ khía cạnh này cụ nói đúng, nhưng cái việc ăn uống kèm trà đá thì e nghĩ cụ cũng hơi khắt khe với các thế hệ sau về vấn đề này quá r ;)
E chỉ nêu "phong tục người HN 3 đời" vs "bát phở kèm vại trà đá" thôi, chứ có tóm gọn toàn bộ chuyện ăn uống kèm trà đâu cụ. Bản thân e buổi sáng vẫn thấy ưng cái bụng khi được dùng 1 tách hot black tea kèm vài lát Red Velvet, hoặc gói xôi lạc muối vừng với ly trà xanh :D
 
Chỉnh sửa cuối:

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Thế nào mới là người Hà Nội hình như là còn phải tùy theo ngữ cảnh thì phải.
Dựa vào hành động, thì mấy vụ phá hoa, chen lấn, vượt đèn đỏ... theo comment của các cụ of có thể khẳng định là người nhập cư 100%.
Như vậy có hộ khẩu Hà Nội cũng không phải là người Hà Nội.
Nhưng chưa từng ở Hà Nội mà bản thân vào Nam thì vẫn bị gọi là dân Hà Nội (hay dân Bắc chung chung).
3 đời ở Hà Nội mà là dâu rể thì cũng bị coi là không Hà Nội mặc dù con cái họ tính theo phả hệ 3 đời kia lại là Hà Nội hơn cả định nghĩa Hà Nội gốc.
Nhiều người còn chẳng biết lối xưng hô "cậu-mợ" cũng không biết nên tính là Hà Nội gốc không?
Rồi thì thậm chí có lần còn thấy comment bảo người Hà Nội phải là người Tràng An xưa.
Nhiều người cho rằng phải thanh lịch, nhã nhặn mới là người Hà Nội.
Rồi nhìn Thiếu nữ bên hoa huệ hay bất cứ thiếu nữ nào trong tranh của Tô Ngọc Vân thì dù có hay không có chú thích người ta cũng hoàn toàn có thể mặc nhiên coi nhân vật chính là người Hà Nội. Vậy rốt cục người Hà Nội lại hóa ra là những con người đã từng gắn với một thời kỳ ngắn ngủi của một Hà Nội tư sản thuộc Pháp.

Thôi thì tất cả những thứ trên đều là đúng (trừ cái phần về Tràng An), và đều phản ánh quan điểm của toàn xã hội về Người Hà Nội, thì có thể nói rằng: không hề có một hay một nhóm "Người Hà Nội" trên thực tế. Tất cả chỉ toàn là sản phẩm tưởng tượng.
Cum từ "Người Hà Nội" có lẽ nhằm để chỉ những tính cách tốt đẹp, những hình ảnh đáng mến và những con người xinh đẹp mà hiện nay ... đã không còn tồn tại.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,907
Động cơ
326,662 Mã lực
Em có bà thím lấy ông chú ruột, 5 hay 6 đời ở Hn thì ko biết có đc gọi là gốc Hn ko???
Theo em thì Bà thím đó không nhưng con bà thì là Hà nội gốc vì theo bố.
Nhưng cái này không quan trọng đâu ạ, chủ yếu người Hà nội hay là ở cái phong cách sinh hoạt nên cái gốc gác không nói lên điều gì đâu.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Phải phân biệt được gốc địa lý (trong vành đai 1? 2? 3?) và văn hoá (trước 54? 75? 90?) thì mới hết cãi nhau.
Theo em thì sinh ra trong vành đai 1 trước năm 54 và dân nhiều đời ở các làng trong vành đai 3 mới được gọi là HN gốc.
À mà để làm gì nhỉ???????
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top