Theo như em nghĩ thì chia làm các mốc như sau cho dễ các bác ạ.
-
Mốc A: Những gia đình, họ tộc sinh sống 4,5 đời tại Hà Nội (Có thể trước đó thoát ly từ 1 tỉnh nào đó, cái này chắc phải có gia phả mất). Thường những gia đình này sẽ sinh sống ở Hà Nội vào cuối Tk XIX đầu Tk XX trong khu vực 2 huyện cũ của kinh thành Thăng Long là Vĩnh Thuận và Thọ Xương. Cái thời mà vua Minh Mạng mới lập ra cái tỉnh Hà Nôi, thời này Hà Nội ranh giới bé lắm. Những gia đình
Mốc A giờ còn rất ít.
-
Mốc B: Những gia đình, họ tộc sinh sống ở Hà Nội từ đời thứ 3 trở lên, như theo quy ước nhập tịch của các cụ khi xưa. Ông bà tầm thế hệ 2x - 3x - Bố mẹ thế hệ 5x - 6x - Đời con thế hện 8x - 9x. Những gia đình này họ thường sinh sống ở Hà Nội tầm 70-80 năm rồi. Ở gia đình như này, thế hệ thứ 3 của họ tạm coi là
Hà Nội gốc. Những gia đình
Mốc B này hiện tại đa phần ngụ cư chính ở 4 quận Nội Thành cũ, giờ số lượng cũng không còn nhiều.
-
Mốc C: Bố mẹ là người ngoại tỉnh, lên Hà Nội sinh sống và làm ăn sau thời kỳ bao câp, rồi thế hệ con cái họ sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Vậy thế hệ con cái của họ được coi là
người Hà Nội. Mặc dù hằng năm họ vẫn còn họ hàng quê quán ở các tỉnh để thăm nom. Số lượng người Hà Nội hiện nay nằm ở
Mốc C cũng khá nhiều.
-
Mốc D: Những người dành cả tuổi trẻ và sức sống học tập, lao động hăng say ở Hà Nội, và sau đó họ mua nhà cửa, nhập hộ khẩu Hà Nội. Những người này ông bà, bố mẹ họ vẫn sinh sống ở các tỉnh khác. Những người này mình tạm chia họ vào
Người Dân Có Hộ Khẩu Hà Nội. Nhưng người được xếp ở
Mốc D này chính là những nhân tố chính khiến cho Hà Nội phát triển được như ngày hôm nay. Tôi rất tôn trọng sự phấn đấu của họ. Số lượng người ở
Mốc D cũng chiếm rất nhiều dân số của Hà Nội hiện nay. Đa phần dân số Hà Nội thống kê nằm trong nhóm
Mốc D.
-
Mốc E: Là các em, các bạn sinh viên, học sinh những người đi làm, họ chưa có nhà, vẫn phải đi thuê trụ ngự ở một nơi nào đó.
Mình tạm chia theo cách mình hiểu như vậy, bác nào có quan điểm gì thì góp ý với mình nhé...!!!