[Funland] Như thế nào mới là người Hà Nội

deadlove

Xe điện
Biển số
OF-349502
Ngày cấp bằng
5/1/15
Số km
2,684
Động cơ
290,132 Mã lực
Tính theo đời thứ 3 là Hà Nội gốc thì may quá, em là Hà Lội rồi :-"

Năm 54 theo cách mệnh, các cụ nhà em ra HN, nhờ ơn cách mệnh, các cụ nhà em tự nhiên được cái nhà ở phố cổ :-", mặc dù ba đời bần cố nông nhưng giờ em vẫn là người Hà Lội gốc 3 đời đấy :-".

À mà hình như mạn phố cổ cũng nhiều cụ như nhà em, về cơ bản là xuất thân làm ruộng, giờ vào nhà cổ ở thành ra cũng chả biết làm gì, giờ 3 đời nhà em vẫn ở đó, chung nhau 1 phòng vài chục mét :). Giá mà cách mệnh hồi đó chia cho nhà em vài chục nóc để nhà em đập đi rồi làm ruộng thì có phải là vẫn giữ được nghề không :-".
 

aQu

Xe buýt
Biển số
OF-491401
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
583
Động cơ
194,631 Mã lực
Vậy à, thế mà em cứ tưởng nhà ai cũng gọi bố là cậu như nhà ngoại em. Bên nhà ngoại em họ đông lắm, ăn cỗ khắp các phố gặp nhau toàn thấy gọi thế mới buồn cười.
Em nghĩ cũng bình thường cụ ơi,có nhiều nhà gọi thày,u.à mà em mới nhớ ra thường những nhà giàu có,địa chủ ngày xưa họ hay xưng cậu mợ là để gọi bố mẹ đấy.xưng hô chỉ là cách gọi mà cụ.nhiều nơi có nhiều cách xưng hô khác nhau..
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,900
Động cơ
326,575 Mã lực
Em nghĩ cũng bình thường cụ ơi,có nhiều nhà gọi thày,u.à mà em mới nhớ ra thường những nhà giàu có,địa chủ ngày xưa họ hay xưng cậu mợ là để gọi bố mẹ đấy.xưng hô chỉ là cách gọi mà cụ.nhiều nơi có nhiều cách xưng hô khác nhau..
Nhà ngoại em thì toàn gọi bố mẹ là cậu mợ thôi,nhà ngoại em xưa cũng giàu. Nhưng đằng nội nghèo hơn thì các cô chú toàn gọi bố mẹ là ông bà thay cho con cháu.
 

Diệu Bảo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602272
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
2,439
Động cơ
148,001 Mã lực
Tuổi
48
Em vẫn giữ thói quen từ bé.
Luộc rau muống xếp dài từng cọng để gắp không bị rối.

Gọt quả cam thì bỏ cả hạt và xơ ở giữa quả.

Thực tế là có mỗi em làm thế - bọn bạn em mấy đời Hà nội giống em nhưng chẳng làm thế bao giờ.







Ra ngoài hàng không xếp rau muống như cách em được dạy từ bé.
Bọn bạn em ai cũng bảo nhiễu sự .
Nhưng nhìn đĩa rau muống lộn xộn lằng nhằng em cực kỳ thấy khó ưa luôn.




Một vấn đề nữa cá Cụ - Mợ sẽ thấy rất vất vả.

Cả nhà em không có thói quen ngồi ngoài hàng ăn quà sáng.

Ngoại trừ Phở cả nhà rủ nhau đi ăn.


Lúc nào em cũng xách cặp lồng đi mua đồ ăn về cho Bố Mẹ ( Bún riêu - Bún chả - Bánh cuốn - Xôi - Cháo lòng ..etc )

Riêng khoản này em thấy cực kỳ mất time vào buổi sáng luôn.
Đi mua về chờ đợi sau đó ăn xong còn rửa bát .
Nếp sống này mệt và nhiêu khê lắm đấy ạ.

Sáng ra là đun nước pha trà .
Bố em bây giờ em vẫn phải phục vụ cơm bưng nước rót, ăn xong gọt hoa quả , đưa tăm xỉa răng cho Bố và rót trà.

Rồi em mới có thể đi làm được.






 
Chỉnh sửa cuối:

aQu

Xe buýt
Biển số
OF-491401
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
583
Động cơ
194,631 Mã lực
Mà sao các cụ cứ phải thắc mắc thế nào là người Hà Nội làm j nhỉ??em thì chả quan trọng,người ở đâu mà chả là người Việt Nam? Chủ yếu tôn trọng,quý mến nhau thì vui có j đâu? Như bài dẫn Đi xuyên Hà Nội của cụ trên đã nói,cá nhân em nghĩ đất Thăng Long xưa vốn là đất kẻ chợ,có nghĩa là dân tứ xứ du nhập nhiều mà?thế nên có còn chuẩn nào để xác định là người Hà Nội đâu?chỉ là những người sinh sống và lớn lên tại Hà Nội thôi ạ.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Em méo biết nhưng 6 đời nhà em ăn cỗ trên mấy phố - Nguyễn Thiệp, Hàng Mắm, Hàng Bè và Hàng Bột. Chưa bao giờ thấy các cụ bảo về quê :D
Em tự quote lại còm của em để hỏi thêm các cụ :D Cái em học được từ các cụ nhà em, có lẽ nói học thì cũng không đúng mà là được hướng dẫn, dạy bảo từ nhỏ rồi cũng tự quan sát các cụ nhà em thì em cơ bản thấy được mấy nét này:

- Nam giới trong nhà, mỗi khi ra khỏi cửa là phải tác phong chỉnh tề, cách ăn mặc sao cho phù hợp với công việc cần phải đi - riêng quần áo các cụ luôn là lượt, và cực kỳ chú ý đến giày dép, phụ kiện. Khi khách đến chơi nhà cũng vậy, cũng phải thay cái áo, quần sao cho phù hợp và gọn gàng. Ngày xưa em chỉ nhớ cụ Nội 1 ngày thay 2 cái áo sơ mi - sáng cụ lên cơ quan trên phố Hàng Bột, trưa cụ về nhà ăn cơm, thay đồ rồi lại xuống cơ sở. Đầu tóc lúc nào cũng gọn gàng, chải ngôi bóng mượt :D Phụ kiện của cụ thì giờ em còn 1 số thứ của cụ để lại như hộp đựng thuốc lá, bật lửa dupont, hộp kính... Cách cụ nói chuyện bao giờ cũng từ tốn, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất bình, giận dữ, cụ luôn biết kiềm chế lời ăn tiếng nói với hàng xóm xung quanh, để tránh xung đột. Cụ có quà gì cũng hay chia cho hàng xóm và đặc biệt là rất ít khi bước vào nhà hàng xóm trừ khi họ mời cụ vào uống trà hỏi chuyện trên đài trên báo.

- Nữ giới trong nhà, mỗi khi ra khỏi cửa cũng vậy dù là đi chợ, cũng phải ăn mặc kín đáo, thanh lịch. Các cụ các bà thì hình ảnh để lại trong em là khoản nữ công gia chánh - cỗ bàn và các món ăn theo mùa truyền thống. Cách ăn nói cũng vậy, cũng nhẹ nhàng, thưa dạ, và đặc biệt là cũng rất khéo đối đáp. Luôn làm vui lòng người khác khi có các bình luận, trọng“thể diện”, và sợ tai tiếng.

Cách dạy con cháu trong nhà thì luôn nhắc nhở 1 điều: "Ở nhà ăn uống gì thoải mái, đến chỗ đông người, có cỗ bàn thì tuyệt đối đừng để người ta đánh giá là nhà không dạy con dạy cháu." :))

Còn nhiều thứ lắm nhưng giờ em chả áp dụng được mấy :D
 

aQu

Xe buýt
Biển số
OF-491401
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
583
Động cơ
194,631 Mã lực
Nhà ngoại em thì toàn gọi bố mẹ là cậu mợ thôi,nhà ngoại em xưa cũng giàu. Nhưng đằng nội nghèo hơn thì các cô chú toàn gọi bố mẹ là ông bà thay cho con cháu.
Cụ tâm tư vấn đề đó làm j cho mệt,xưa các cụ nội ngoại nhà em đều gd khá giả cả,nhưng hình như không ai xưng hô vậy,hoặc các cụ không kể thì em không rõ..
 

Teppicook

Xe tải
Biển số
OF-328261
Ngày cấp bằng
23/7/14
Số km
264
Động cơ
286,066 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Vung Tau
Thế nào mới là người Hà Nội hình như là còn phải tùy theo ngữ cảnh thì phải.
Dựa vào hành động, thì mấy vụ phá hoa, chen lấn, vượt đèn đỏ... theo comment của các cụ of có thể khẳng định là người nhập cư 100%.
Như vậy có hộ khẩu Hà Nội cũng không phải là người Hà Nội.
Nhưng chưa từng ở Hà Nội mà bản thân vào Nam thì vẫn bị gọi là dân Hà Nội (hay dân Bắc chung chung).
3 đời ở Hà Nội mà là dâu rể thì cũng bị coi là không Hà Nội mặc dù con cái họ tính theo phả hệ 3 đời kia lại là Hà Nội hơn cả định nghĩa Hà Nội gốc.
Nhiều người còn chẳng biết lối xưng hô "cậu-mợ" cũng không biết nên tính là Hà Nội gốc không?
Rồi thì thậm chí có lần còn thấy comment bảo người Hà Nội phải là người Tràng An xưa.
Nhiều người cho rằng phải thanh lịch, nhã nhặn mới là người Hà Nội.
Rồi nhìn Thiếu nữ bên hoa huệ hay bất cứ thiếu nữ nào trong tranh của Tô Ngọc Vân thì dù có hay không có chú thích người ta cũng hoàn toàn có thể mặc nhiên coi nhân vật chính là người Hà Nội. Vậy rốt cục người Hà Nội lại hóa ra là những con người đã từng gắn với một thời kỳ ngắn ngủi của một Hà Nội tư sản thuộc Pháp.

Thôi thì tất cả những thứ trên đều là đúng (trừ cái phần về Tràng An), và đều phản ánh quan điểm của toàn xã hội về Người Hà Nội, thì có thể nói rằng: không hề có một hay một nhóm "Người Hà Nội" trên thực tế. Tất cả chỉ toàn là sản phẩm tưởng tượng.
Cum từ "Người Hà Nội" có lẽ nhằm để chỉ những tính cách tốt đẹp, những hình ảnh đáng mến và những con người xinh đẹp mà hiện nay ... đã không còn tồn tại.
Lâu rồi em chẳng uống với ai, tặng cụ/mợ một ly vì chung quan điểm.
 

Diệu Bảo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602272
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
2,439
Động cơ
148,001 Mã lực
Tuổi
48
Em tự quote lại còm của em để hỏi thêm các cụ :D Cái em học được từ các cụ nhà em, có lẽ nói học thì cũng không đúng mà là được hướng dẫn, dạy bảo từ nhỏ rồi cũng tự quan sát các cụ nhà em thì em cơ bản thấy được mấy nét này:

- Nam giới trong nhà, mỗi khi ra khỏi cửa là phải tác phong chỉnh tề, cách ăn mặc sao cho phù hợp với công việc cần phải đi - riêng quần áo các cụ luôn là lượt, và cực kỳ chú ý đến giày dép, phụ kiện. Khi khách đến chơi nhà cũng vậy, cũng phải thay cái áo, quần sao cho phù hợp và gọn gàng.

Ngày xưa em chỉ nhớ cụ Nội 1 ngày thay 2 cái áo sơ mi - sáng cụ lên cơ quan trên phố Hàng Bột, trưa cụ về nhà ăn cơm, thay đồ rồi lại xuống cơ sở. Đầu tóc lúc nào cũng gọn gàng, chải ngôi bóng mượt :D Phụ kiện của cụ thì giờ em còn 1 số thứ của cụ để lại như hộp đựng thuốc lá, bật lửa dupont, hộp kính... Cách cụ nói chuyện bao giờ cũng từ tốn, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất bình, giận dữ, cụ luôn biết kiềm chế lời ăn tiếng nói với hàng xóm xung quanh, để tránh xung đột. Cụ có quà gì cũng hay chia cho hàng xóm và đặc biệt là rất ít khi bước vào nhà hàng xóm trừ khi họ mời cụ vào uống trà hỏi chuyện trên đài trên báo.

- Nữ giới trong nhà, mỗi khi ra khỏi cửa cũng vậy dù là đi chợ, cũng phải ăn mặc kín đáo, thanh lịch. Các cụ các bà thì hình ảnh để lại trong em là khoản nữ công gia chánh - cỗ bàn và các món ăn theo mùa truyền thống. Cách ăn nói cũng vậy, cũng nhẹ nhàng, thưa dạ, và đặc biệt là cũng rất khéo đối đáp. Luôn làm vui lòng người khác khi có các bình luận, trọng“thể diện”, và sợ tai tiếng.

Cách dạy con cháu trong nhà thì luôn nhắc nhở 1 điều: "Ở nhà ăn uống gì thoải mái, đến chỗ đông người, có cỗ bàn thì tuyệt đối đừng để người ta đánh giá là nhà không dạy con dạy cháu." :))

Còn nhiều thứ lắm nhưng giờ em chả áp dụng được mấy :D
Cụ làm em phì cười vì cái câu cuối này.

Hồi nhỏ Moonlotus em bụ bẫm trắng trẻo yêu cực kỳ luôn vì em có tật ham ăn.

MẸ em đi đâu cũng phải cho em ăn trước ở nhà. Em đi ăn cỗ em no bụng rồi nên em chẳng muốn ăn :D

Toàn được tiếng thơm thôi....ai mà biết được.

Sau em lớn 1 chút Mẹ em mới bắt em sửa tính.

Em phải tự sửa đấy. Con phải hiểu rằng là con gái không được như thế.

Kiểu như món nào con ăn rồi biết rồi là không được ăn nữa.

Nên về sau nó thành cái tính của em, chắc em bị rèn nhịn cn thèm ăn từ bé thế là về sau này sinh hoạt tập thể đi du lịch hay tắm biển xong thường là đói. Mọi người bảo có vẻ như em không đói :D
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,900
Động cơ
326,575 Mã lực
Cụ tâm tư vấn đề đó làm j cho mệt,xưa các cụ nội ngoại nhà em đều gd khá giả cả,nhưng hình như không ai xưng hô vậy,hoặc các cụ không kể thì em không rõ..
Vâng bình thường em cũng không nghĩ gì vấn đề này đâu. Tiện đây em mới kể chuyện nhà em thôi mà.
Hôm nay thứ 6 rồi, chúc các cụ có một cuối tuần vui vẻ ạ.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Cụ làm em phì cười vì cái câu cuối này.

Hồi nhỏ Moonlotus em bụ bẫm trắng trẻo yêu cực kỳ luôn vì em có tật ham ăn.

MẸ em đi đâu cũng phải cho em ăn trước ở nhà. Em đi ăn cỗ em no bụng rồi nên em chẳng muốn ăn :D

Toàn được tiếng thơm thôi....ai mà biết được.

Sau em lớn 1 chút Mẹ em mới bắt em sửa tính.

Em phải tự sửa đấy. Con phải hiểu rằng là con gái không được như thế.

Kiểu như món nào con ăn rồi biết rồi là không được ăn nữa.

Nên về sau nó thành cái tính của em, chắc em bị rèn nhịn cn thèm ăn từ bé thế là về sau này sinh hoạt tập thể đi du lịch hay tắm biển xong thường là đói. Mọi người bảo có vẻ như em không đói :D
Hị hị chuẩn luôn mợ ạ, em trước đẻ bên Tiệp, 3 tuổi về nhà cũng bụ, ham ăn. Các cô các chú thì chiều thằng cháu, đi đâu về cũng có cái bánh cái kẹo dấu về cho cháu (thời đấy gần cuối thời tem phiếu), cụ biết được mắng các cô các chú, nhưng sau thì lúc nào cũng có hộp kẹo Nga, bánh quy Pháp dấu ở đâu ấy cho các cháu ăn bét nhè :))

Trước khi đến nhà nào ăn cỗ là y rằng mẹ em cho ăn xôi hoặc cơm ở nhà trước =)) đến nhà người ta cùng lắm ăn được miếng chả hoặc giò vì quá no rồi, xong là đứng lên xin phép ra vỉa hè nghịch cống với bọn trẻ con khác ngay :))
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,658
Động cơ
640,957 Mã lực
Toàn bọn rảnh hơi mới ngồi viết thế nào là người Hà Nội, chỉ có người Kinh, Tày, Nùng ... thôi =))
 

Son Dakao

Xe tải
Biển số
OF-545814
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
218
Động cơ
162,067 Mã lực
Mình dân Hà tịnh gốc .
Từ nhỏ cũng gọi Bố, Mẹ bằng Cậu, Mệ.
có sao đâu.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,136
Động cơ
478,639 Mã lực
Nhà em vẫn gọi đới, lấy cậu thì gọi mợ và lấy chú gọi Thím(tuy nhiên em cũng hay gọi là Cô ) :D
Phải gọi là thím, gọi cô là ko chuẩn lão nhá! Cô là trường hợp cô ruột - vai em của bố. Ông lấy cô thì vẫn gọi là chú!
Quê em trong lễ cưới có tục mừng tuổi (ngoài cái gọi là phong bì), nhà trai thì mừng cô dâu, gái thì mừng rể. Tục này có ý nghĩa là khi mừng, người thân lên nhận con cháu và nói rõ vai vế của mình để cháu nó biết . Thường thì dâu rể ko thể nhớ được vì đông quá và lại vui vẻ ồn ào. Xa thì mừng ít, thân thì nhiều, ít thì cũng cái khong đeo tay. Tiết mục này đáng xem nhất trong lễ cưới quê em! :D
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,671
Động cơ
567,385 Mã lực
Thời nhà Hồ lên tộc Trần bị dẹp, và Hồ ở xứ Thanh ép buộc các gia đình sĩ tộc Bắc Hà phải giảm số nô lệ, hạn chết quyền lực,...qua nhiều đợt cải cách nên sĩ tộc Bắc Hà cay cú. Hệ quả khi quân Minh vào, Ngô Sĩ Liên 1 tri thức Bắc Hà cùng thời, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn viết:''phần lớn dân kinh lộ theo giặc làm phản.'' Hồ bay trong 1 nốt nhạc, trọng lịch sử từ năm 900 đến nay chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Là vì các gia đình quý tộc Bắc Hà như Mạc Thúy, Đỗ Duy Trung,...đã đem quân theo, vẽ địa đồ, hướng đạo cho quân Minh toàn bộ chi tiết về bố phòng của nhà Hồ.

Khi Lê Lợi, 1 anh xứ Thanh ra, con cháu các sĩ tộc theo hàng nhà Minh này đã ''ẩn náu nơi thôn xóm, không dám ra làm quan'' như gia đình họ Mạc. Đến đời Mạc Đăng Dung mới bước ra chốn quan trường, hẵn quyền lực họ Mạc khi xưa thời theo giặc Minh chắc vẫn còn. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, 2 cha con đều hàng giặc, nhà cậu ruột, cỡ tướng, hàng nhà Minh, nhóm cậu ruột bị giết cùng 500 ngừoi ở Diễn Châu bởi phe Hậu Trần do đội Đặng Tất từ xứ Nghệ kéo ra.

Khi ra Thăng Long, quyền lực xứ Thanh họ đâu phải là tay mơ, đã cấm dân Bắc Hà tham gia lính tráng, hạn chế làm quan. Việc này kéo dài tới tận nhà Nguyễn. Nhưng họ dù thế, vẫn đã để sai sót khi con cháu Họ Mạc nổi lên sau đó vài trăm năm.

Như vậy Thăng Long, với hàng chục vạn lính xứ Thanh, gia quyến, con cháu công thần xứ Thanh kéo ra Kinh kì, thì dân Hà Nội gốc là dân gì ?

Các biểu tượng văn hóa vật thể, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc tử giám,...rồi phi vật thể như ca trù đều gắn liền với các anh xứ thanh cả.

Ngay cái square nổi tiếng mà ông cụ Hồ Chí Minh đặt tên cũng mang tên khởi nghĩa Ba Đình ở xứ Thanh.
Biết cụ quê 36, rất yêu quê cha đất tổ, nhưng hành động của cụ khéo lại phương hại tới vùng đất địa link, nhân kiệt
Thanh - Nghệ là vùng đất thang mật, cung cấp nhân lực nhân tài khá nhiều trong các sự kiện lịch sử đất nước(từ cung cấp vua chúa cho tới cung cấp kiêu binh làm loạn) cơ mà bảo người HN gốc là người biển 36 là ăn bốc nói phét
Em là bố người Thanh Hoá nên chém chắc hổng trượt phát nầu
Không phải 1 người TH mà làm bố 2 người TH cơ cụ ạ>:D<
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,933
Động cơ
998,720 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chủ đề này đc bàn tán mãi mà ko có hồi kết nhỉ. :))
 

aQu

Xe buýt
Biển số
OF-491401
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
583
Động cơ
194,631 Mã lực
Vâng bình thường em cũng không nghĩ gì vấn đề này đâu. Tiện đây em mới kể chuyện nhà em thôi mà.
Hôm nay thứ 6 rồi, chúc các cụ có một cuối tuần vui vẻ ạ.
Vâng chúc cụ cuối tuần vui vẻ nhé.!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top