[Funland] Như đất cày sửa thành như bùn có được k các cụ?

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Đây là 1 phân tích cụ có thể tham khảo:
Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa Hai câu thơ tạo nên hai hình ảnh đối lập đã làm nổi bật sự quật khởi vĩ đại của đất nước. Động từ “rũ” chỉ tác động mạnh mẽ dứt khoát mau lẹ. Trong phút chốc chúng ta đã rũ sạch mọi quá khứ bùn nhơ và hiện lên với một tư thế như một dũng sỹ thật oai phong lẫm liệt “đứng dậy sáng lòa”, sáng lòa là ánh sáng của hào quang, nó còn gợi cho ta cảm giác từ bóng tối đột ngột bước ra ánh sáng. Đó là ánh sáng của chiến công, của tư thế làm chủ đất nước.
http://tailieuvanhoc.net/binh-giang-kho-tho-cuoi-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi/
nhưng đây là tiếng việt mà cụ, còn đát nước thi nói làm gì, ai chang biết mình đau khổ thế nào rồi dược giải phóng ra làm sao trước ánh sáng CM, tư tuong ABC vĩ đại
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Cũng phài thừa nhận răng Ban ra đề thi của Bộ Dục lần này tính k chuẩn, chính tập thơ sau này và mới nhất có sự tham gia của PGS Lưu Khánh thơ đa sửa bùn thành đất cày cho đúng nguyên gốc của nó và nó cũng là một căn cứ để được xem xét đấy chứ. Việc sử dụng dị bản (bùn") để lấy đề thi mà k lấy tập thơ đã chỉnh sửa là vì lý do gì? là k biết hay là sao? Nói thẳng ra là k để ý và k biết, rất nên rút KN cho mùa 2017 tới :D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Chả biết cụ Duật nghĩ thế nào sửa thành như bùn như lụa, chắc muốn nhấn cái nhũn nhẽo mát rượi của tiếng mình ;))
Dưng mà thế rõ là sai nguyên gốc vì đất cày và lụa có tính đối lập thể hiện sự thô tháp, lấm láp nhưng chắc khỏe của những tảng đất cày vỡ và cái mềm mại tinh tế cao sang và nhẵn thin thín của nụa nà .
Về đề thì không sai nhưng tự nhiên phí của thí sinh một đoạn thơ hay.
 

bonggo

Xe hơi
Biển số
OF-355822
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
162
Động cơ
263,840 Mã lực
Bộ bảo k sai, các bác cứ bới ra nhỉ.
 

autorun

Xe điện
Biển số
OF-111551
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
2,205
Động cơ
-95,274 Mã lực
Bộ bảo k sai, các bác cứ bới ra nhỉ.
Đồng ý là không sai nhưng theo em thì thớt đang bàn về vấn đề: "như đất cày" có sửa được thành "như bùn" không và nếu sửa thì có hợp lý/hay hơn không
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,315
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
=
Ôi tiếng Việt xấu như Thị Nở và đẹp như Thúy Kiều
Cơ bắp như Lý Đức và yểu điệu như Ngọc Trinh
Em không hiểu các bác lấy sách cũ ra để chứng minh mình không sai để làm gì, trong khi điều các bác ấy cần thuyết phục - một cách thật văn học là: "như bùn" là cách dùng từ hay hơn "như đất cày".
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,381
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Vụ này có người như bị iểm buồ !

Một thanh cha dzáo dzục cho biết ! h
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực


Không thể hiểu được A Dục nó chình ình ra như thế, :D
Về câu thơ của Lưu Quang Vũ trong bài thơ Tiếng Việt mà đề thi môn văn trong kỳ thi THPT năm nay trích dẫn, bài viết này đã chỉ ra rõ:
- Bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” được công bố trên báo Văn nghệ năm 1978, và in trong Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002. Khi gửi bản thảo tới báo Văn nghệ (năm 1978), câu thơ gốc trong bài là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” được ban biên tập sửa thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Việc sửa chữa này đã được sự đồng ý của tác giả.
- Năm 1985, khi thực hiện Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, nhà xuất bản đã lấy lại bản thảo đầu tiên của tác giả Lưu Quang Vũ với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Tác giả Lưu Quang Vũ cũng đồng ý với việc này.
Đề thi văn năm nay đã trích câu thơ này từ cuốn Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985 (trong đề đã ghi rõ) nên có thể khẳng định đề văn năm nay không sai.
Còn vấn đề ý nghĩa câu thơ thì dành cho các chuyên gia bình luận.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,853
Động cơ
522,268 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Bài thơ còn vấn đề lớn ở câu kết mà chả thấy ai mổ xẻ. Nếu mổ xẻ sẽ thấy LQV chọn bùn hay đất cày là hợp lý .
- Câu kết do LQV viết:
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình...

- Câu kết do nhà biên tập sửa:
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...

Khi viết câu "Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình" có lẽ nào LQV đang xót xa vì ở đâu đó Tiếng Việt vẫn như bùn ... ?
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Em không hiểu các bác lấy sách cũ ra để chứng minh mình không sai để làm gì, trong khi điều các bác ấy cần thuyết phục - một cách thật văn học là: "như bùn" là cách dùng từ hay hơn "như đất cày".

kính thưa các cụ bộ giáo dục cho các em ôn thi bằng sách của nhà xuất bản giáo DỤC là đất cày, còn khi thi thì cho là bùn ạ.
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Về câu thơ của Lưu Quang Vũ trong bài thơ Tiếng Việt mà đề thi môn văn trong kỳ thi THPT năm nay trích dẫn, bài viết này đã chỉ ra rõ:
- Bài thơ Tiếng Việt với câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” được công bố trên báo Văn nghệ năm 1978, và in trong Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002. Khi gửi bản thảo tới báo Văn nghệ (năm 1978), câu thơ gốc trong bài là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” được ban biên tập sửa thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Việc sửa chữa này đã được sự đồng ý của tác giả.
- Năm 1985, khi thực hiện Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, nhà xuất bản đã lấy lại bản thảo đầu tiên của tác giả Lưu Quang Vũ với câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Tác giả Lưu Quang Vũ cũng đồng ý với việc này.
Đề thi văn năm nay đã trích câu thơ này từ cuốn Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985 (trong đề đã ghi rõ) nên có thể khẳng định đề văn năm nay không sai.
Còn vấn đề ý nghĩa câu thơ thì dành cho các chuyên gia bình luận.
có ai nói sai đâu cụ, vấn dề là tính hợp lý, em trích lại cái ảnh Bọ Dục luyện cho các em ôn đất cày, còn lúc ra đề thì thành bùn

 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
mà cácc cụ cho em chửi dm chấm điểm bình văn theo ba rem điểm đúng ý này ý kia mới được điểm, tổ sư
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,315
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng phài thừa nhận răng Ban ra đề thi của Bộ Dục lần này tính k chuẩn, chính tập thơ sau này và mới nhất có sự tham gia của PGS Lưu Khánh thơ đa sửa bùn thành đất cày cho đúng nguyên gốc của nó và nó cũng là một căn cứ để được xem xét đấy chứ. Việc sử dụng dị bản (bùn") để lấy đề thi mà k lấy tập thơ đã chỉnh sửa là vì lý do gì? là k biết hay là sao? Nói thẳng ra là k để ý và k biết, rất nên rút KN cho mùa 2017 tới :D
Em nói thật: thà dám nhận là có khiếm khuyết thì có khi nó là lỗi nhỏ, lỗi sơ ý. Còn cứ mang sách cũ ra để chứng minh là ra đề không sai thì lại thành cái sai lớn (vì nó đồng nghĩa với việc thừa nhận "bùn" hay hơn "đất cày").
 

autorun

Xe điện
Biển số
OF-111551
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
2,205
Động cơ
-95,274 Mã lực
Rõ ràng là khi phân tích thì chắc chắn "bùn" khác hẳn "đất cày", dấu "," khác hẳn chữ "và"

Mời các cụ tham khảo:
Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã rất tài hoa khi khái quát được đặc trưng tiếng nói của dân tộc trong hai câu thơ xuất thần: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ". Tác giả mượn những hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, tơ” để nói về tiếng Việt. Nhà thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.
http://queson.edu.vn/van-nghe/tieng-viet-oi-tieng-viet-an-tinh-270.html
 

~T~

Xe máy
Biển số
OF-422355
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
61
Động cơ
218,660 Mã lực
có ai nói sai đâu cụ, vấn dề là tính hợp lý, em trích lại cái ảnh Bọ Dục luyện cho các em ôn đất cày, còn lúc ra đề thì thành bùn

Cụ có hiểu sách đó là sách tham khảo không?
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Cụ có hiểu sách đó là sách tham khảo không?
chắc chắn có cụ hỏi :D đã có phản biện là: sách tham khảo này của Bộ Giáo dục đó ạ.

Ngoài ra: đề thi ghi rõ trích từ Tuyển thơ 1945-1985 có nghĩa là không phải từ Sách giáo khoa rồi. Do đó, học sinh có nguồn sách được giáo viên luyệ thi cho chính là cuốn Ôn tập Ngữ văn của Bộ GD nhà mình đó ạ (cái này em trích của người khác ạ)

chỉ tội các cháu được dạy và luyện thi là "đất cày" hôm nay cắn bút ngồi nhìn "bùn" - nếu trượt thì có "bắt đền" thầy cô giáo dạy luyện thi theo Sách của NXB Giáo dục được không ạ?
 

~T~

Xe máy
Biển số
OF-422355
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
61
Động cơ
218,660 Mã lực
chắc chắn có cụ hỏi :D đã có phản biện là: sách tham khảo này của Bộ Giáo dục đó ạ.

Ngoài ra: đề thi ghi rõ trích từ Tuyển thơ 1945-1985 có nghĩa là không phải từ Sách giáo khoa rồi. Do đó, học sinh có nguồn sách được giáo viên luyệ thi cho chính là cuốn Ôn tập Ngữ văn của Bộ GD nhà mình đó ạ (cái này em trích của người khác ạ)

chỉ tội các cháu được dạy và luyện thi là "đất cày" hôm nay cắn bút ngồi nhìn "bùn" - nếu trượt thì có "bắt đền" thầy cô giáo dạy luyện thi theo Sách của NXB Giáo dục được không ạ?
Em nghĩ không sao cụ ạ. Đề thế nào thì HS cứ phân tích theo đề thôi. Điểm chấm theo hướng dẫn.
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,613
Động cơ
520,604 Mã lực
Trong học thuật không được phép có dị bản, dễ dãi. Cái ông ra đề thi không biết nguyên tác, không phân tích được sự khác nhau giữa đất cày và như b.. thì khỏi nói. Xin lỗi chứ LQV mà viết tiếng Việt như bùn thì xin lỗi LQV cũng như b...
Em lại thấy trong Văn học nhất là Thơ thì việc biên tập lại Tác phẩm là rất bình thường khi đăng tại những Nhà xuất bản uy tín. Thường những người Biên tập thơ đều là các nhà thơ lớn nên khi họ biên tập là câu thơ sẽ hay hơn.
Khi Tác giả mất, gia đình làm Tuyển tập thường chỉ mang Bản thảo chưa được biên tập ra để in nên thành ra có sự khác biệt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top