Cảm ơn bác, cơ mà tiếng Hán (chữ nho) nếu viết chân phương rõ ràng, dễ đọc đi chăng nữa một câu cũng có thể có nhiều nghĩa!
Vì vốn dĩ có câu
"Nhất tự lục nghì"!!!
Đằng này, là một câu đối, mà lại khắc trên gỗ, vốn đã có cái hạn chế của việc chạm khắc, vì tiếng Hán có những nét rất thanh mảnh, khó khắc chạm cũng như do tay nghề của thợ, không lột được "cái thần" của con chữ. Điều này dẫn tới việc những người sau này khi đọc nó, phải vừa đọc vừa đoán, và khi đóan thì sẽ dựa vào kiến thức thường có, để tìm ra từ gần nhất, với cái mình đang thấy hay đang đọc!
Nó giống như một cuộc chơi giải mật mã khá thú vị và cũng đầy thử thách!
Còn trong trường hợp một câu mà
viết chữ chân phương rõ ràng, thì ai cũng có thể đọc được, nhưng việc
hiểu nghĩa của nó ntn, thì lại là chuyện khác: Tùy vào trình độ, kiến thức, cũng như văn hóa, nhân sinh quan, và thế giới quan của người Xem hay đọc!