Em có mấy góp ý ntn với cụ :
- Không có quy định nào nếu là doanh nghiệp siêu nhỏ thì cục Thuế không được thanh tra, kiểm tra (thông thường sẽ do CCT quản lý trực tiếp thực hiện).
- Khi cụ chưa có văn bản xin tạm ngưng hoạt động nghĩa là công ty cụ vẫn đang hoạt động bình thường.
- Khi có đơn tố cáo (không phải nặc danh) gởi cho cục Thuế thì chắc chắn cục Thuế sẽ xem xét, nếu nội dung đơn tố cáo là có căn cứ thì việc xử lý là hiển nhiên ngoài ra trong quá trình xem xét đơn tố cáo nếu cơ quan Thuế thấy có dấu hiệu gian lận, trốn thuế khác thì dù đơn tố cáo chưa đủ căn cứ cơ quan Thuế vẫn có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất (các doanh nghiệp có mức lãi quá thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề quy mô trong khu vực hoặc lỗ nhiều năm liền thường nằm trong tầm ngắm). Khi nhận đơn tố cáo tùy từng trường hợp cụ thể mà cục Thuế có thể chuyển cho CCT xử lý hoặc tự mình xử lý để đảm bảo tính khách quan (tự xử lý vì tránh tình trạng CCT thông đồng với NNT chẳng hạn).
- Khi thanh tra, kiểm tra mọi thông tin liên quan đến doanh số, chi phí, ... nếu có cơ sở đều được đem ra đấu tranh với mục đích tránh thất thoát Thuế (đấu tranh không có nghĩa là áp đặt, NNT có quyền giải thích).
- Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất không liên quan gì đến việc bồi thường thiệt hại mà đơn giản là thanh tra, kiểm tra khi có đơn tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế (thông thường sẽ thanh tra, kiểm tra 5 năm gần nhất nếu những năm đó chưa từng bị thanh tra, kiểm tra).
- Việc cụ thương lượng đòi bồi thường có hợp lý hay không em đã nói nhiều lần là cá nhân em thấy không quan trọng mà quan trọng nhất là "vừa miếng" nhưng nếu xử lý bằng pháp luật thì lãi của công ty lại là căn cứ để xác định mức bồi thường (nếu có).
Em định nói thêm vài ý để cụ lường trước nhưng thôi vì có vẻ cụ đang hiểu em với tư cách biện hộ cho cơ quan Thuế để tranh luận đúng sai