[Funland] Nhờ các cụ làm về XD

Hoàng Nát

Xe tải
Biển số
OF-297413
Ngày cấp bằng
1/11/13
Số km
388
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy- Hà Nội
Tôi đọc đủ 6/6 trang, chả thấy cụ nào tư vấn về Hủy đi làm lại??!!

Tôi dốt xây dựng, nhưng cho là: Sẵn sàng hủy đi làm lại, nhà mình xây để ở kia mà.
Bác [bimbim71;22889374] check lại cái Hợp đồng, xem trường hợp ấy thì như thế nào, dù sao thì bác cũng chưa trả tiền.
Nhà tôi xây trước đây thì bê tông tự trộn, bảo dưỡng tử tế, nên ko có vấn đề gì.
Có em tư vấn thế đấy cụ ơi. Bắt đền ngay bọn cấp bê tông đi. Đập ra mà làm lại chứ để thế không được. Làm gì có chuyện nứt đến cả 1cm mà vẫn để đó được.
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,946
Động cơ
1,549,812 Mã lực
Tôi đọc đủ 6/6 trang, chả thấy cụ nào tư vấn về Hủy đi làm lại??!!

Tôi dốt xây dựng, nhưng cho là: Sẵn sàng hủy đi làm lại, nhà mình xây để ở kia mà.
Bác [bimbim71;22889374] check lại cái Hợp đồng, xem trường hợp ấy thì như thế nào, dù sao thì bác cũng chưa trả tiền.
Nhà tôi xây trước đây thì bê tông tự trộn, bảo dưỡng tử tế, nên ko có vấn đề gì.
Nhà cụ thừa tiền thì cứ đập đi làm lại, vấn đề nứt của nó có đến mức phải đập đi ko? thứ nhất giờ cụ chủ có thể thí nghiệm để xem BT có đạt mác ko?đối với nhà dân mác trên 200#(B15) là được rồi, thứ 2 là việc sử lý các vết nứt và chống thấm, nứt như vậy nhưng với chiều dày sàn đủ lớn và vết nứt ko sâu thì sàn vẫn có khả năng chống thấm tốt (thử = cách ngâm nước 2-3 ngày, đương nhiên là thằng bán bê tông nó ăn bớt, làm ẩu rồi.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Có em tư vấn thế đấy cụ ơi. Bắt đền ngay bọn cấp bê tông đi. Đập ra mà làm lại chứ để thế không được. Làm gì có chuyện nứt đến cả 1cm mà vẫn để đó được.
Tôi thì sẽ đập đi làm lại, dù có tốn tiền công đập phá.
Bắt đền nhà sản xuất thì chắc là khó, ít nhất ông Bim Bim đã thanh toán đâu.

Như thế yên tâm hơn.
 

congngo

Xe container
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
6,017
Động cơ
537,828 Mã lực
Đổ mái thượng t3, đổ trời râm mát, sau đó mưa thông, cốp pha chưa dỡ đã nứt,khả năng là do chất lượng bê tông, cụ thể là cấp phối, tỷ lệ nước/XM, và thời gian trộn đến thời gian đổ không phù hợp, nứt rạn chân chim chỉ nên hòa nước XM đổ trên bề mặt.tầng mái sau này còn sử lý chống nóng nên vẫn còn nhiều phương án sử lý.
Tỷ lệ cấp phối bê tông không đạt chuẩn, ( đá quá nhỏ hoặc tỷ lệ đá thấp hơn chuẩn).
 

laihungkt

Xe tải
Biển số
OF-170862
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
243
Động cơ
344,848 Mã lực
Tôi đọc đủ 6/6 trang, chả thấy cụ nào tư vấn về Hủy đi làm lại??!!

Tôi dốt xây dựng, nhưng cho là: Sẵn sàng hủy đi làm lại, nhà mình xây để ở kia mà.
Bác [bimbim71;22889374] check lại cái Hợp đồng, xem trường hợp ấy thì như thế nào, dù sao thì bác cũng chưa trả tiền.
Nhà tôi xây trước đây thì bê tông tự trộn, bảo dưỡng tử tế, nên ko có vấn đề gì.
Có em. Em đạt gạch phá dỡ, bốc xúc, vận chuyển mà cụ....
 

nguyentoyotahn

Xe tăng
Biển số
OF-88191
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
1,050
Động cơ
415,389 Mã lực
Nứt bê tông như cụ mô tả là nứt do co ngót, đó là hiện tượng nứt do bê tông trong quá trình ninh kết và rắn chắc bị mất độ ẩm do không được bảo dưỡng đúng cách. Về mặt kết cấu thì không vấn đề gì, chủ yếu là vấn đề thấm và về lâu về dài vết nứt không được xử lí sẽ ảnh hưởng tới độ bề của cốt thép nếu trần nhà cụ tiếp xúc mới môi trường bên ngoài. Nếu chỉ có một số vết nứt cụ có thể đục rộng ra khoảng 1cm, sâu 0,5-1cm và đổ vữa KHÔNG CO NGÓT vào. Còn nếu quá nhiều vết nứt thì cụ cho làm xờm bề mặt bê tông và láng lại toàn bộ bề mặt bằng vữa KHÔNG CO NGÓT (Non Shkrinkage Morta). Không dùng nước xi măng!
Nguyên nhân thì nhiều miễn bàn (à có thể vữa nhiều nước, cái này bảo bên bán bt tươi để lần đổ sàn trên nữa k bị), xử lý như này là ổn nếu chỉ do co ngót bt, nếu vết nứt liền dài và xu hướng vết nứt theo hướng rõ rệt cụ xem lại hệ thống chống đỡ (lún mắt thường k phát hiện đc) hi vọng k phải bị như em nói.
 

tuan2681

Xe điện
Biển số
OF-194313
Ngày cấp bằng
16/5/13
Số km
3,429
Động cơ
349,202 Mã lực
Nơi ở
trên mây
Tôi thì sẽ đập đi làm lại, dù có tốn tiền công đập phá.
Bắt đền nhà sản xuất thì chắc là khó, ít nhất ông Bim Bim đã thanh toán đâu.

Như thế yên tâm hơn.
nếu chỉ nứt do co ngót thì theo e k cần đập đi cụ ạ, nthe là lãng phí.
đập đi đổ lại có chắc chắn là chất lượng vẫn ổn k ? e e rằng là k đâu.
 

orijo911

Xe tải
Biển số
OF-28678
Ngày cấp bằng
8/2/09
Số km
325
Động cơ
486,390 Mã lực
Các trạm bê tông thương phẩm nhỏ khi đổ bê tông cho nhà dân mà thấy chủ nhà không có kinh nghiệm thì thường ăn bớt. Trường hợp của cụ phần lớn là do 2 khả năng:
- Do mác BT không đảm bảo. Cái này cụ không đúc mẫu thì giờ chỉ có cách thuê đơn vị vào khoan lấy mẫu. Nếu mác quá yếu thì chỉ có cách đập đi làm lại. Kinh nghiệm là để bê tông khoảng 7 ngày cụ nhờ đồng chí nào về xây dựng có kinh nghiệm kiểm tra thử, dùng đục đục thử nếu thấy ổn thì thôi, bở bục thì vứt (ai có kinh nghiệm kiểm tra biết ngay). Cụ gọi đơn vị bê tông, đơn vi khoan lấy mẫu lên lấy mẫu thí nghiệm làm ra ngô khoai.
- Mác bê tông đảm bảo nhưng do cụ bảo dưỡng không tốt. Kinh nghiệm là đổ mái xong sau 5-6 tiếng phải xây be, hòa nước xi măng ngâm chống thấm ngay thì kể cả mác yếu 1 chút cũng không vấn đề gì. Nếu sau vài ngày thì chỉ bảo dưỡng bằng cách tưới nước, ngâm không ăn thua nữa. Giờ xử lý thì có nhiều cách nhưng khá phức tạp. Nếu nứt to, thấm nhiều thì buộc phải xử lý chống thẩm. Kinh nghiệm của em thường làm là nên quyét 2 lớp sika chống thấm rồi đổ thêm vữa mác cao + lưới mắt cáo dày 3-4 cm để chống nứt. Khi đổ xong phải xây be, hòa nước xi măng ngâm nước vài ngày vì vữa mác cao, đổ mỏng rất dễ nứt thì may ra ổn.
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,474
Động cơ
277,107 Mã lực
thường đổ bê tông xong, khi mặt bt se lại sẽ xảy ra co ngót, nhưng vết này thường nhỏ, chủ yếu là lớp hồ xi măng ở trên, nứt chân chim và không theo quy luật.
nếu như cụ mô tả vết nứt rộng đến 1mm thì cũng đáng ngại phết đấy, về chịu lực thì không lo nhưng sẽ ảnh hưởng trong quá trình sử dụng, thấm dột, đặc biệt là sàn mái và khu Wc. Bê tông tuơi, vận chuyển lên mái bằng bơm nên cần phụ gia để tăng độ linh động cho betong, nhiều bọn làm ẩu nó bơm nước vào-->rất nguy hiểm vì khi nước nhiều quá dễ tạo trong btong nhiều lỗ rỗng.
Cụ chụp ảnh lại và không nên thanh toán tiền hết, đợi xử lý theo kiểu truyền thống là ngâm nước xi măng và khi tháo dỡ coppha quan sát xem có thấm không
Để chống thấm hiệu quả sau này được chuẩn, cụ nên dùng giải pháp kết hợp chống thấm và chống nóng-bằng tôn, cách ly không cho nước tiếp xúc với sàn mái, đây là cách dễ làm và hiệu quả nhất, giữa sàn mái và lớp tôn xây tường bao và trổ cửa tránh nhốt khí nóng. Dùng mấy cái màng quét hay màng dạng khò nóng về lâu dài sẽ vẫn dính nếu thi công không đúng kỹ thuật ở 1 vài điểm nhỏ và đến tuổi lão hóa sp-cũng tuơng đối đắt đỏ mà ko chống được nóng nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,718
Động cơ
909,536 Mã lực
Các cụ chuyên môn về xây dựng cho em hỏi về bố trí thép móng với ạ
các cụ xem ảnh bố trí thép móng và thép cột như thế này chuẩn chưa ạ ( nhà xây 3 tầng 1 tum các cụ ạ)

em thì thấy không ổn lắm
và chỉnh lại như hình
Đối với MÓNG thì 3 thanh thép dầm nằm trên em cắt cụt
và 3 thanh thép dầm nằm dưới em uốn ngược lên như hình vẽ màu đỏ
CÒN đối với sàn các tầng trên thì em sẽ bố trí như hình ( 3 thanh thépp nằm trên uốn xuống và 3 thanh nằm dưới em cắt cụt đi)

em làm thế này không biết có ổn không nhỉ
và các cụ bảo móng lót gạch tận dụng làm phẳng thế này đổ bê tông móng có ổn ko, có sợ lúc đổ mất nước xi măng bê tông theo các khe gạch không
có cần đổ trước 1 lớp bê tông lót khoảng 5-10cm tạo phẳng và chống mất nước xi măng lên lớp gạch không
THANKS
>:D<
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,946
Động cơ
1,549,812 Mã lực
Móng nhà cụ 3 tầng móng băng lệch tâm rộng khoảng 900mm là ok rồi, nhìn đất cụ đào chắc tốt tầm 1.5-2kg/cm2. cụ cắt neo thép trên cho xuống dưới là đúng kiểu làm việc của dầm móng, nhưng nó ko quan trọng lắm, vì trong khu vực cột bê tông chịu nén nên chiều dài neo không nhất thiết phải uốn lên trên. cụ nên đổ 1 lớp vữa XM dày 3-5cm trét các mạch của gạch xếp vào, hoặc cụ lót bằng nilon để đảm bảo khi đổ bê tông không bị mất nước XM.
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,474
Động cơ
277,107 Mã lực
Các cụ chuyên môn về xây dựng cho em hỏi về bố trí thép móng với ạ
các cụ xem ảnh bố trí thép móng và thép cột như thế này chuẩn chưa ạ ( nhà xây 3 tầng 1 tum các cụ ạ)

em thì thấy không ổn lắm
và chỉnh lại như hình
Đối với MÓNG thì 3 thanh thép dầm nằm trên em cắt cụt
và 3 thanh thép dầm nằm dưới em uốn ngược lên như hình vẽ màu đỏ
CÒN đối với sàn các tầng trên thì em sẽ bố trí như hình ( 3 thanh thépp nằm trên uốn xuống và 3 thanh nằm dưới em cắt cụt đi)

em làm thế này không biết có ổn không nhỉ
và các cụ bảo móng lót gạch tận dụng làm phẳng thế này đổ bê tông móng có ổn ko, có sợ lúc đổ mất nước xi măng bê tông theo các khe gạch không
có cần đổ trước 1 lớp bê tông lót khoảng 5-10cm tạo phẳng và chống mất nước xi măng lên lớp gạch không
THANKS
>:D<
Nhà cụ đang xây ah. Em có bạn làm xd nên em cũng học mót được của nó 1 ít kiến thức, vì nhờ nó tư vấn làm nhà trong họ gần 10 cái rồi, em xin bình comment của cụ như sau:
-móng để đạt chất lượng 96,69% thì phải có 1 lớp bê tông lót mác thấp để tạo phẳng đáy và chống mất nước khi đổ bê tông cụ ợ, nhiều cụ kỹ tính còn xây be gạch làm áo móng thay côp pha luôn cơ cụ ợ, nhưng e thấy không cần thiết :-|
-còn về thép trong dầm móng ở ảnh gốc: đặt thế là chưa chuẩn cụ ợ, thép móng đặt trực tiếp trên nền đất thì trên hay dưới đều phải bẻ uốn mỏ 30-40 lần đường kính thép cụ nhóe
-từ gạch đầu dòng thứ 2 nên cái sáng tạo cải tiến của cụ cũng ko hợp lý cụ ợ :-s :-|b-)
-đối với các sàn tầng trên, thông thường với công trình nhà dân lô phố đơn giản thì thép trên bẻ móc xuống là chấp nhận được cụ ợ, nhưng bạn em nó bẩu, nếu tính toán chịu động đất hoặc gió siêu bão+nhà cao thì cần phải bẻ móc cả thép ở dứoi nữa cơ, lúc đó cần tính toán của kỹ sư cụ nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

sky_driver

Xe tăng
Biển số
OF-142684
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
1,566
Động cơ
370,923 Mã lực
Nơi ở
4 bể là nhà
Các cụ chuyên môn về xây dựng cho em hỏi về bố trí thép móng với ạ
các cụ xem ảnh bố trí thép móng và thép cột như thế này chuẩn chưa ạ ( nhà xây 3 tầng 1 tum các cụ ạ)

em thì thấy không ổn lắm
và chỉnh lại như hình
Đối với MÓNG thì 3 thanh thép dầm nằm trên em cắt cụt
và 3 thanh thép dầm nằm dưới em uốn ngược lên như hình vẽ màu đỏ
CÒN đối với sàn các tầng trên thì em sẽ bố trí như hình ( 3 thanh thépp nằm trên uốn xuống và 3 thanh nằm dưới em cắt cụt đi)

em làm thế này không biết có ổn không nhỉ
và các cụ bảo móng lót gạch tận dụng làm phẳng thế này đổ bê tông móng có ổn ko, có sợ lúc đổ mất nước xi măng bê tông theo các khe gạch không
có cần đổ trước 1 lớp bê tông lót khoảng 5-10cm tạo phẳng và chống mất nước xi măng lên lớp gạch không
THANKS
>:D<
Cấu tạo lưới thép thì ko vấn đề lắm. Phải biết nền đất chất lượng thế nào thì mới có được tiết diện móng phù hợp, chủ yếu là chống lún! Nên đổ bêtông lót trước!
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
3,377
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
độ lớn của vết nứt rộng nhất phải đến 1mm.
Theo nhà cháu, vết nứt rộng đến 1mm là quá lớn rồi, bê tông bản mỏng như sàn mái dù co ngót cũng không thể có vết nứt rộng đến vậy. Có thể do cốp pha làm yếu, nên khi đổ BT, ngoài khối lượng BT còn tải trọng công nhân thao tác làm cho cốp pha bị võng hoặc không ổn định dẫn đến nứt (ngay khi xi măng đang ninh kết). Kết cấu sàn có thể không ảnh hưởng gì nhiều, sau này đành làm lớp chống thấm phủ lên hoặc lợp tôn thôi.
 

Dark Man

Xe tăng
Biển số
OF-316160
Ngày cấp bằng
16/4/14
Số km
1,020
Động cơ
303,335 Mã lực
Móng nhà cụ 3 tầng móng băng lệch tâm rộng khoảng 900mm là ok rồi, nhìn đất cụ đào chắc tốt tầm 1.5-2kg/cm2. cụ cắt neo thép trên cho xuống dưới là đúng kiểu làm việc của dầm móng, nhưng nó ko quan trọng lắm, vì trong khu vực cột bê tông chịu nén nên chiều dài neo không nhất thiết phải uốn lên trên. cụ nên đổ 1 lớp vữa XM dày 3-5cm trét các mạch của gạch xếp vào, hoặc cụ lót bằng nilon để đảm bảo khi đổ bê tông không bị mất nước XM.
đáy móng chịu phản lực của nền đất rồi truyền đến dầm móng nên sơ đồ làm việc móng băng giống như một cái dầm chịu tải phân bố lộn ngược, vì vậy neo thép như hình 2 mà cụ [@moongket;49326] đăng lên là chuẩn, theo sơ đồ làm việc trên ngay khi ra khỏi chân cột, cốt thép lớp dưới chịu kéo, cốt thép này luôn phải được neo vào vùng bê tông chịu nén và phải được neo đủ lớn chứ không phải như cụ nói nhé. Nguyên lý là vậy nhưng thực tế thi công nhà dân nhiều khi cứ ào ào vì đơn giản "làm mãi rồi có thấy cái nhà nào sập đâu" :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
3,377
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Các cụ chuyên môn về xây dựng cho em hỏi về bố trí thép móng với ạ
các cụ xem ảnh bố trí thép móng và thép cột như thế này chuẩn chưa ạ ( nhà xây 3 tầng 1 tum các cụ ạ)

em thì thấy không ổn lắm
và chỉnh lại như hình
Đối với MÓNG thì 3 thanh thép dầm nằm trên em cắt cụt
và 3 thanh thép dầm nằm dưới em uốn ngược lên như hình vẽ màu đỏ
CÒN đối với sàn các tầng trên thì em sẽ bố trí như hình ( 3 thanh thépp nằm trên uốn xuống và 3 thanh nằm dưới em cắt cụt đi)

em làm thế này không biết có ổn không nhỉ
và các cụ bảo móng lót gạch tận dụng làm phẳng thế này đổ bê tông móng có ổn ko, có sợ lúc đổ mất nước xi măng bê tông theo các khe gạch không
có cần đổ trước 1 lớp bê tông lót khoảng 5-10cm tạo phẳng và chống mất nước xi măng lên lớp gạch không
THANKS
>:D<
Để cho an toàn thì thép trên và dưới của dầm móng đều phải bẻ ke (neo), chiều dài bẻ bằng chiều cao cốt thép dầm. Còn ăn bớt thì chỉ bẻ thép trên thôi cụ ạ, thép dưới cắt cụt, Không ai cắt cụt thép trên và bẻ thép dưới cả. Lớp lót móng làm vậy là Okie rồi, khi đổ móng nhớ tưới nhiều nước để tránh mất nước bê tông (do nước thấm xuống nền đất) và đầm kỹ lớp đáy để vữa BT chảy xuống lấp kín khe gạch.
Cụ iên tâm là cái thép dưới là thép gai và nó được neo vào cả bề rộng cái đáy móng rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,946
Động cơ
1,549,812 Mã lực
đáy móng chịu phản lực của nền đất rồi truyền đến dầm móng nên sơ đồ làm việc móng băng giống như một cái dầm chịu tải phân bố lộn ngược cụ nhé, vì vậy neo thép như hình 2 mà cụ [@dealer-ck;360108] đăng lên là chuẩn, theo sơ đồ làm việc trên ngay khi ra khỏi chân cột, cốt thép lớp dưới chịu kéo, cốt thép này luôn phải được neo vào vùng bê tông chịu nén và phải được neo đủ lớn chứ không phải như cụ nói nhé. Nguyên lý là vậy nhưng thực tế thi công nhà dân nhiều khi cứ ào ào vì đơn giản "làm mãi rồi có thấy cái nhà nào sập đâu" :D
Cụ cứ vẽ sơ đồ phân bố mô men của dầm lộn ngược là cụ hiểu?cụ có nghĩ nút ở chỗ cột là ngàm không ạ, em nghĩ ở đó chả có mô men âm nhiều đâu ạ?và chỗ đó độ lún của nó còn lớn hơn chỗ giữa của dầm ngược cụ nhé, vì nó chịu tải các tầng trên ạ.
 

Dark Man

Xe tăng
Biển số
OF-316160
Ngày cấp bằng
16/4/14
Số km
1,020
Động cơ
303,335 Mã lực
Cụ cứ vẽ sơ đồ phân bố mô men của dầm lộn ngược là cụ hiểu?cụ có nghĩ nút ở chỗ cột là ngàm không ạ, em nghĩ ở đó chả có mô men âm nhiều đâu ạ?và chỗ đó độ lún của nó còn lớn hơn chỗ giữa của dầm ngược cụ nhé, vì nó chịu tải các tầng trên ạ.
sơ đồ ở đây là 2 đầu ngàm (tại cột) và chịu tải phân bố, bản phân mục đích của móng băng cũng là thế, cụ đã coi tại chân cột là ngàm thì rõ ràng chuyển vị phải xảy ra ở giữa dầm mà momen chân cột là lớn nếu không muốn nói nếu cụ bố trí thép đúng, đủ để nó không phải phân bố lại momen thì theo sơ đồ 2 đầu ngàm thì nó còn lớn hơn rất nhiều giữa nhịp.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtuan132

Xe buýt
Biển số
OF-358127
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
895
Động cơ
267,420 Mã lực
Nơi ở
lò đúc-hà nội
Các cụ chuyên môn về xây dựng cho em hỏi về bố trí thép móng với ạ
các cụ xem ảnh bố trí thép móng và thép cột như thế này chuẩn chưa ạ ( nhà xây 3 tầng 1 tum các cụ ạ)

em thì thấy không ổn lắm
và chỉnh lại như hình
Đối với MÓNG thì 3 thanh thép dầm nằm trên em cắt cụt
và 3 thanh thép dầm nằm dưới em uốn ngược lên như hình vẽ màu đỏ
CÒN đối với sàn các tầng trên thì em sẽ bố trí như hình ( 3 thanh thépp nằm trên uốn xuống và 3 thanh nằm dưới em cắt cụt đi)

em làm thế này không biết có ổn không nhỉ
và các cụ bảo móng lót gạch tận dụng làm phẳng thế này đổ bê tông móng có ổn ko, có sợ lúc đổ mất nước xi măng bê tông theo các khe gạch không
có cần đổ trước 1 lớp bê tông lót khoảng 5-10cm tạo phẳng và chống mất nước xi măng lên lớp gạch không
THANKS
>:D<
Cụ bẻ như thế là đúng rồi ợ.Về lý thuyết,bẻ neo sắt để tăng độ liên kết của sắt với bê tông khi dầm làm việc.Trong thực tế,bản thân sắt xây dựng,là sắt gai,nên độ bám trong bê tông khá tốt,Trường hợp để tuột neo(do ko bẻ mỏ) trong thực tế là gần như ko sảy ra,để sảy ra được,thì dầm lúc ấy chịu lực khá lớn,gần như tới mức phá hoại..Nên cụ cứ yên tâm mà làm.(cụ cho chèn vữa vào hết mạch gạch,khi đổ tưới kỹ nước vào,gạch này hút nước khiếp lắm,ko cẩn thận là cháy bê ton)
 
Chỉnh sửa cuối:

laihungkt

Xe tải
Biển số
OF-170862
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
243
Động cơ
344,848 Mã lực
Các cụ chuyên môn về xây dựng cho em hỏi về bố trí thép móng với ạ
các cụ xem ảnh bố trí thép móng và thép cột như thế này chuẩn chưa ạ ( nhà xây 3 tầng 1 tum các cụ ạ)

em thì thấy không ổn lắm
và chỉnh lại như hình
Đối với MÓNG thì 3 thanh thép dầm nằm trên em cắt cụt
và 3 thanh thép dầm nằm dưới em uốn ngược lên như hình vẽ màu đỏ
CÒN đối với sàn các tầng trên thì em sẽ bố trí như hình ( 3 thanh thépp nằm trên uốn xuống và 3 thanh nằm dưới em cắt cụt đi)

em làm thế này không biết có ổn không nhỉ
và các cụ bảo móng lót gạch tận dụng làm phẳng thế này đổ bê tông móng có ổn ko, có sợ lúc đổ mất nước xi măng bê tông theo các khe gạch không
có cần đổ trước 1 lớp bê tông lót khoảng 5-10cm tạo phẳng và chống mất nước xi măng lên lớp gạch không
THANKS
>:D<
Nên đổ lót cụ a, lớp lót có tác dụng như sau
1. tạo mặt phẳng để sau này ghép coppha dẽ dàng và thuận lơik
2. chống mất nước xi măng, làm cho không trơ đá bề mặt
thép bố trí như cụ theo kinh nghiệm của em là ổn.. các cụ cho thêm ý kiến
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top