Em đưa ý kiến tiếp nhé, đúng sai, mọi người góp ý và sửa thêm:
"Cụ cho em hỏi nếu là ông bà làm giấy tờ bán cho chú thì ông bà em có được quyền thừa kế lại sau khi chú mất không cụ?"
=> Như em comment trên, kiểu gì thì bà của bác cũng được thừa kế từ chú út (nếu chú út không có di chúc gì khác).
Bác hiểu như sau: ông bà bán cho chú út => Chú út và vợ chú út là chủ sở hữu sổ đỏ đó = > Sau khi chú út mất (ko để lại di chúc gì), thì phần của chú út (là 1 nửa sổ đỏ đó) sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là: bố của chú út (ông), mẹ của chú út (bà), vợ chút út, các con chú út => bố của chú út (ông) mất (ko để lại di chúc gì), thì phần của ông sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là: vợ ông (bà), các con ông (có bố của bác)
=> Chắc chắn là: bà của bác, thậm chí bố của bác, cũng được quyền thừa kế ạ, và thực tế là đang được rồi (pháp luật công nhận điều này rồi)
"Về việc thím bảo mang đi cắm thì chắc ko phải cắm ngân hàng. Bởi đất đó chưa được sang tên cho thím nên ko ngân hàng nào dám nhận mà có thể là 1 hành động nhằm trì hoãn. Và thím sẽ cắm cho em ruột của thím, 1 người làm dịch vụ cầm đồ."
=> Cái này thì có thể hơi sang mảng khác, nên em cũng ko dám tư vấn nhiều. Trong hiểu biết của em thì góp chút ý kiến là: việc "cắm" này ko hợp pháp nên ko có gì đáng lo về mặt pháp luật, chủ yếu là: nếu vướng víu vào dân xã hội, thì đau đầu kiểu khác (kiểu như nếu các thành viên nhà bác hiền lành quá, dễ bị đội này át vía khi có tranh chấp, xích mích, đội đó chơi nhây, chiếm giữ nhà dù trái phép nhưng kiện cáo cũng mất công mất sức lắm)