Ngân hàng nó nã ông anh chứ nó có biết ông em là ai ko cụ? Đóng chậm, nhân viên ngày nào cũng réo gọi, có khi xuống tận nhà, hoặc thông báo, tác động đến cả cơ quan làm việc. Như vậy cụ có thấy phiền không? Chưa kể chị dâu nhà cũng bị kéo vào đòi nợ, nhà cửa lúc đó có còn vui không?
Đã là anh em mà còn băn khoăn thế thì qua hèn và quá kém.
1. Nếu chắc cú thì để HĐ mua nhà ấy tên anh, làm thỏa thuận với thằng em vài điều ABC, XYZ và cứ thế mà triển thôi. Chị dâu xử lý theo cách tài sản riêng của chồng, không liên quan đến sự vụ này.
2. Nếu HĐ đứng tên em mà anh đứng ra trả hộ thì phải có điều khoản không liên quan đến vợ và thường thì ngân hàng nó cũng không đồng ý và cũng không nên làm theo cách này.
3. Thằng em nó có vấn đề thì thằng anh phải lo cho nó chứ, đương nhiên lo theo cách của người có trình độ với sự tin tưởng cao. Cụ đã vay tiền bao giờ chưa mà sợ nó xuống tận nhà với báo về cơ quan tức là chưa phân biệt được vay tín chấp với thế chấp. Tôi vay cả nhiều tỷ, lâu lâu cũng bắt buộc phải chậm trả thì việc trả lời alo với nhân viên tín dụng là lẽ đương nhiên thôi, nhưng chưa thấy phiền hà gì đến cơ quan với người nhà hết. Việc này vì em mình cũng than phiền thì tình cảm gia đình chắc kém hơn bạn nhậu.
4. Còn thằng em nó đã chết hẳn thì có hai cách, một là bỏ tiền là lấy cái nhà ấy cứu nó hai là lực bất tòng tâm thì kệ cho Ngân hàng kê biên phát mãi.
Trên đời, có anh, có em mà không giúp nhau được những chuyện bé bằng con kiến như này thì .... Khi xảy ra chuyện lớn (chắc chắn không ai muốn) thì thằng em mất nhà còn thằng anh mất tý uy tín với Ngân hàng thôi. Những ông cả đời chả đi vay (tức là còn đi vay hộ được, chứ full hạn mức vay rồi thì cũng bỏ) thì cần quái gì cái điểm tín dụng hão ấy. Mình cố gắng thì em mình có cái nhà, trường hợp xấu nhất thì mất tý thời gian xử lý hậu kỳ. Nếu cứ kệ mẹ thằng em bơi (mà nó có vay tiền đâu, vay tình cảm đấy chứ) thì cuộc đời chắc cô độc lắm.