Bản chất của con người ta là ham muốn vô hạn ạ, sự ham muốn này không những vô hạn mà còn luôn biến đổi theo chiều sự đòi hỏi tăng hơn. Và đây là chuyện bình thường,
Và để cân bằng cuộc sống của con người trong xã hội, nó sinh ra những thứ để kiểm chế/điều chỉnh những sự ham muốn đó, để những sự ham muốn đó có điểm dừng phù hợp. Đó là pháp luật, là quy định, là quy chế, là hợp đồng, là thỏa thuận....... Nhưng thứ này là tác động từ phía ngoài vào hành vi của mỗi con người
Nhưng cuộc sống, không những chỉ dùng áp lực của phát luật tác động bắt buộc, mà còn có thứ gọi là đạo đức để tự thân mỗi người điều chỉnh/kiềm chế ham muốn của chính họ. Cái cụ thể của phạm trù đạo đức ấy là lòng tự trọng, là sự liêm chính của mỗi con người. Cái này nó điều chỉ con người ở cái mức giản dị rằng họ biết là thực hiện được những điều nên làm, không nên làm.
Nhưng ở ta, có nhẽ là tất cả chúng ta, cả bác và tôi thì cái sự tự trọng giờ đây không còn. Cả ngoài xã hội lẫn trong gia đình, cuộc sống riêng tư, Chúng ta hầu như mất hết lòng tự trọng. Khi hành động một điều gì đó, từ lời nói cho đến việc làm, ta chắc chỉ còn nghĩ đến là điều này có bị cấm không, nếu bị cấm thì lách nó thế nào, bị cấm nhưng làm chui làm lén, làm giấu để éo bị phát hiện ra thì cứ làm thôi.
Không còn khai khái niệm ồ, việc này xấu, việc này không phù hợp thì ta không nên làm.
Các việc xấu, việc sai ta làm nhiều, làm bình thường, làm mà không suy nghĩ lăn tăn gì... đến mức giờ ta thấy việc ấy là bình thường.
Một ví dụ đơn giản là đến ngã tư, đèn đỏ nhưng chiều đèn xanh kia không có người đi thì có nhẽ hầu hết chúng ta cho rằng ta dừng lại là điều không bình thường, phải đi mới là bình thường.