Vua Nguyễn như cụ Atlas nhấn mạnh thì chỉ có vua Gia Long là công trạng kinh thiên động địa, anh em đánh giá sai là do "sử quôc doanh nhồi sọ".
Nhưng cụ Atlas giải thích sao về đánh giá của cụ GS Trịnh Văn Thanh, “Thành-ngữ Điển-tích Danh-nhân Từ- điển” của NXB Hồn Thiêng, Sài Gòn – 1966, trang 350, 351).
Phải chăng cụ Trịnh Văn Thanh đọc "sử quốc doanh miền bắc
"Đối với những người bề tôi có công trận lớn, vì quá nghe lời sàm tấu, vua Gia Long đã đối xử với họ rất tàn nhẫn và bạc bẽo. Đỗ Thành Nhân, Lê Văn Câu, Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường đều bị chết một cách oan uổng.
Lại việc chủ trương bế quan tỏa cảng làm cho nền kinh tế không thể phát triển, và do đó đưa đến cái họa mất nước sau này.
Bắc Hà là cội rễ của dân tộc ta gần 20 thế kỷ, ruộng đất phì nhiêu, anh tài sẵn có, dù ở thời nào, thế mà nhà vua lại dời về Phú Xuân, lấy mảnh đất gầy, dân thưa để làm kế lâu dài. Hơn thế nữa về phương diện quân sự, đất Phú Xuân đều không thuận lợi cho cả hai vị trí đóng quân về thủy cũng như về bộ. Vua Gia Long lại cố chấp đào mả của vua Thái Đức nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và vua Thái Tổ nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ, thây thì vứt đi, còn đầu bỏ vào chum giam vào ngục tối. Những văn thần của Tây Sơn cũng bị trả thù, bằng cách căng nọc ra đánh trước nhà Văn Miếu ở Bắc thành để làm nhục, đó là trường hợp của Ngô Thời Nhiệm và Phan Huy Ích. Các phạm nhân của Gia Long đều bị mang về làm lễ hiến phù ở Thái Miếu vào tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802) rồi bị xử lăng trì (nghĩa là tội nhân bị xẻo từng miếng thịt, một hình phạt hết sức dã man). Hành động tàn ác này đã khiến cho nhân sĩ Bắc Hà vô cùng phẫn nộ và oán ghét Gia Long.
Về những công cuộc qui mô lập quốc, vua Gia Long cũng có làm nhiều việc chứng tỏ sự liêm cần của nhà vua, nhưng không có gì đặc biệt lắm so với các triều đại trước” (Theo “Thành-ngữ Điển-tích Danh-nhân Từ- điển” của GS Trịnh Văn Thanh, NXB Hồn Thiêng, Sài Gòn – 1966, trang 350, 351).