Cụ đọc tin này chưa:Nên làm từ lâu rồi mới phải. Chỉ đọc bộ việt nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim thôi, đã mở mang nhiều so với sử quốc doanh.
http://plo.vn/van-hoa-giai-tri/ra-mat-bo-sach-lich-su-vn-do-so-nhat-gia-gan-5-trieu-722177.html
Cụ đọc tin này chưa:Nên làm từ lâu rồi mới phải. Chỉ đọc bộ việt nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim thôi, đã mở mang nhiều so với sử quốc doanh.
Đây chính là đoạn này nhé, tác giả Thụy Khuê đã đưa dẫn chứng, chính trong thư của Bá đa lộccho nên cha Bá Đa Lộc chỉ dùng tiền và quan hệ của mình để huy động được ít vũ khí tàu bè và một số chuyên gia/lính Tây thích phiêu lưu gia nhập quân đội chúa Nguyễn Ánh và chủ yếu làm việc dưới dạng chuyên gia huấn luyện quân sự
Chúa NGuyễn là người đứng đầu tất cả các công việc từ đóng tàu, xây dựng quân đội, xây thành lũy.. dưới có các tướng lĩnh thân tín phụ trách cụ thể từng lĩnh vực . các công việc đều thực hiện theo công nghệ của Nam Hà chứ không có ông tư vấn , huấn luyện nào của tây lông cảchúa Nguyễn bỏ tiền hay bổng lộc ra để mua sự tư vấn/huấn luyện/truyền đạt kiến thưc của một vài trăm chuyên gia/cố vấn là lính tây
Em nghĩ các anh lính tây đó chức vụ của họ là binh nhất bình nhì gì trong quân đội nước họ không quan trọng, vấn đề là họ có mang được kiến thức, kỹ năng chiến thuật gì mới cho quân đội chúa Nguyễn hay không, có phát huy được hiệu quả hay không. Theo một số tài liệu em đọc như đã nói thì quân đội của chúa Nguyễn tiếp thu nhiều cái mới của phương tây và có bước trưởng thành nhanh chóng, ban đầu thì hay thua nhưng bước ngoặt là trận thắng thủy chiến vịnh Thị Nại, thủy quân nhà Nguyễn ít hơn nhưng đánh thắng thủy quân Tây Sơn của Vũ Văn Dũng.Đây chính là đoạn này nhé, tác giả Thụy Khuê đã đưa dẫn chứng, chính trong thư của Bá đa lộc
- Bá đa lộc cuối cùng không giúp được gì , cho dù là một con tàu hay là ít vũ khí. Tác giả Pháp cố tình dịch sai, từ mưu lược thành từ tài sản; ' tôi sẽ dùng mưu lược của tôi' thành ' tôi sẽ dùng tài sản của tôi'. Bản thân Bá đa lộc cũng không được phép tự do về Nam Hà vì Conway không cho phép
- Về phần các anh lính Tây thì toàn các anh binh nhất binh nhì rất vớ vẩn, khi gia nhập quân đội thì khai man là sỹ quan Pháp, nên cũng được cho 1 chức sỹ quan nhỏ là Cai đội, chẳng có gì lớn chứ nói gì đến huấn luyện quân sự
Cụ tìm mua quyển đó về sẽ có nhiều chi tiết thú vị nữa, như là 1 ông bị tội đào ngũ cũng tung hô là tướng lĩnh chủ chốt, một ông binh nhất thì là cha đẻ của kỹ thuật xây dựng thành đài ở VIệt Nam
Cái này là chúa Nguyễn cụ ạ, chúa Nguyễn rất chăm chỉ, chăm đọc sách kể cả của phương tâyTheo một số tài liệu em đọc như đã nói thì quân đội của chúa Nguyễn tiếp thu nhiều cái mới của phương tây và có bước trưởng thành nhanh chóng
Em lục wiki thôi ạCái này là chúa Nguyễn cụ ạ, chúa Nguyễn rất chăm chỉ, chăm đọc sách kể cả của phương tây
THế nên bây giờ Tác giả Thụy Khuê mới đưa ra các dẫn chứng mới để đánh giá, tránh cho lịch sử những hiểu nhầm về các công lao tưởng tượng của người Pháp do sử gia Pháp cố tình bịa ra.Em lục wiki thôi ạ
Cám ơn cụ, em download sách này trên mạng được.THế nên bây giờ Tác giả Thụy Khuê mới đưa ra các dẫn chứng mới để đánh giá, tránh cho lịch sử những hiểu nhầm về các công lao tưởng tượng của người Pháp do sử gia Pháp cố tình bịa ra.
Cụ nên mua quyển đó về đọc và tham khảo ,
Cảm ơn cụ
quyển này em đọc rồi. nó cung cấp nhiều cái mới rất hay về giai đoạn nàyGửi cụ Atlas,
Em đang đọc quyển ' Vua Gia Long và người Pháp' của tác giả Thuỵ Khuê
Trong quyển này, tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng trong giai đoạn chiến tranh Nhà Nguyễn - Tây Sơn, rất ít có sự trợ giúp của người pháp đối với Nguyễn Ánh, hầu như không đáng kể, từ xây dựng quân đội, xây thành , kinh tế cho đến tiến hành chiến tranh đều là sự cố gắng của Nguyễn Ánh , các tướng sỹ và dân Gia Định. Sau này , các sử gia của Pháp cố tình gán ghép công lao cho các người Pháp để nhằm thay đổi lịch sử vương triều Nguyễn được trung hưng là do có sự giúp đỡ của Phap
- Việc xây thành: thực ra là xây thành hoàn toàn theo kiểu phương đông ( thành bát quái) chứ chẳng phải là thành vauban nào cả. Các sử gia Pháp nói rằng người Pháp xây thành kiểu Vauban và dạy người Việt xây thành
- Xây dựng đô thị : cũng là đô thị được xây dựng theo nhu cầu thương mại và kinh nghiệm của người Việt và người Hoa, chứ không phải theo quy hoạch đô thị của Pháp
- Xây dựng quân đội: hoàn toàn theo truyền thống đàng trong, có các tướng lĩnh người Việt lãnh đạo, người Pháp chỉ giữ chức rất nhỏ trong quân đội- như là cai đội. Các tác giả Pháp cố tình nói rằng người Pháp xây dựng quân đội cho Nguyễn Ánh, và các sĩ quan Pháp là nòng cốt của quân đội và chiến tranh, cố tình dịch cho họ tước vị rất cao ( tước Hầu).
Không biết cụ đã đọc quyển này chưa, mong cụ cho ý kiến.
Cảm ơn cụ
đám chuyên gia này năm 1792 bị nguyễn ánh đuổi gần hết vì đòi lương cao và ko làm đc gì. chỉ giữ lại khoảng 20 ngườiEm cũng đọc một số tài liệu, sách về lịch sử giai đoạn này, đọc tản mát nên em cũng ngại lục lại nguồn dẫn chứng nhưng kiến thức nhặt nhạnh lại em thấy: mặc dù chúa Nguyễn Ánh có nỗ lực tìm kiếm quân viện chính thức từ Pháp (thông qua cha Bá Đa Lộc) nhưng không đạt được kết quả, cho nên cha Bá Đa Lộc chỉ dùng tiền và quan hệ của mình để huy động được ít vũ khí tàu bè và một số chuyên gia/lính Tây thích phiêu lưu gia nhập quân đội chúa Nguyễn Ánh và chủ yếu làm việc dưới dạng chuyên gia huấn luyện quân sự. Có một vài sĩ quan thì tham gia chỉ huy và đánh trận nhưng chỉ là số ít. Lực lượng chính của chúa Nguyễn thì vẫn là quân dân Nam Hà, có sự tiếp thu kỹ chiến thuật của các chuyên gia là sĩ quan/lính phương Tây bao gồm cả việc xây thành, đóng tàu chiến, sử dụng vũ khí mua được (chứ chắc là chưa đến mức tự chế tạo được).
Việc tham gia của lực lượng Pháp hay phương tây trong quân đội chúa Nguyễn theo em chỉ là dạng chúa Nguyễn bỏ tiền hay bổng lộc ra để mua sự tư vấn/huấn luyện/truyền đạt kiến thưc của một vài trăm chuyên gia/cố vấn là lính tây. Có vài anh máu chiến hay tự coi mình là bầy tôi của chúa thì tham gia chỉ huy đánh trận trực tiếp, và toàn được chúa đặt tên Việt cả.
Em cũng như cụ, trước đây cũng chả hiểu lắm. Nhưng khi đọc cuốn "Việt Nam sử lược" của cụ Trần Trọng Kim thì em ngộ ra nhiều thứ mà mình "bị bịt mắt" bấy lâu nay. Thực sự cuốn đấy rất hay cụ ạ, mua về cho F1 đọc chắc chắn lên lớp cãi nhau với giáo viên dạy sử theo kiểu truyền thống được.Em chưa rõ công lao nhà Nguyễn gồm những gì nhỉ
Chúa Nguyễn không nói vì lúc đó vẫn thuộc nhà Hậu Lê
Thế là cụ Ngô đức Kế bị sử quốc doanh tẩy não à?https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=374321196320018&id=100012264212885
Từ những thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Ngô Đức Kế đã: “Hỏi Gia Long: Ai về địa phủ hỏi Gia Long/ Khải Định thằng này phải cháu ông?/ Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ/ Trăm gia ba chục khổ nhà nông/ Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến/ Năm ngoái qua Tây ỉa vãi cùng!/ Bảo hộ trau dồi nên tượng gỗ:/ Vua thời còn đó, nước thời không!/ Nước thời không có, có vua chi?/ Có cũng như không chả ích gì/ Người vét đinh điền còn bạch địa/ Ta khoe dụ chỉ tự đan trì/ Cấp tiền nguyệt bổng vinh nào đó/ Ăn của, quan trường tệ lắm ri!/ Thọ lắm lại càng thêm nhục lắm/ Nhỏ cu-li, lớn cũng cu-li!/ Cu-li đành phận chớ ra oai/ Chuyên chế ăn quen thói cũ hoài/ Quân chủ cờ bay vui trước mắt/ Dân quyền trống đánh chán bên tai/ Bài, Liêm giảo hiểm khoa tài trí/ Huề, Thụ thông minh gọi bất tài/ Cấm hết công môn tiền hối lộ/ Ngoài ra Tiềm-để mặc lòng ai/ Mặc lòng ai thảo với quân vương/ Lớp để xây lăng, lớp tậu vườn/ Mặc kệ dân gian chìm nước lụt/ Trối thây sĩ tử thiếu nhà trường/ Một mình mê mẩn nghề ca xướng/ Các nước lăng xăng nghiệp phú cường/ Một lệ tứ tuần thu nặng túi/ Ngọc ngà châu báu có trăm rương!”.
Sử sách còn ghi chép: Ngày 28/11/1787, Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Anh kí kết với chính phủ Pháp hiệp định Véc-xây nhượng hẳn đảo Côn Lôn, cửa biển Hội An và cam kết để cho Pháp độc quyền buôn bán trên cả nước, cung cấp binh lính và lương thực cho Pháp khi có tranh chấp giữa Pháp với một nước ở phương Đông. Chính phủ Pháp nhận giúp đỡ Nguyễn Anh 4 tàu chiến và một đội quân gồm 1.650 người. Đây là một trong những bản hiệp ước bán nước. Gần 75 năm sau – ngày 5/6/1862, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp có Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn đã ký với Bonard và Palanca một hiệp ước gọi là hòa ước năm Nhâm Tuất cắt đứt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, bồi thường chiến phí trong 10 năm, mỗi năm 400 ngàn quan cho đại diện của Pháp ở Sài Gòn. Tự Đức thấy “thành quả” của hiệp ước đã trách Phan – Lâm: “ Ôi con dân mấy triệu, tội gì mà khổ thế? Thật là đau lòng. Hai người không những chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân muôn đời của hậu thế”.
Không chỉ bán nước, vương triều Nguyễn còn trở thành tay sai đắc lực của Pháp trong việc chống lại nhân dân, hãm hại những người yêu nước. Hãy xem mật thơ của “Tổng đốc Vĩnh Long” Phan Thanh Giản gởi Trung tướng Hải quân Bonard Thống đốc kiêm Tư lệnh”: “Vĩnh Long ngày 7/2/1863. “Tên Trương Định đã đóng quân vi pháp trên đất Tân Hòa (Gò Công). Tại đây, y đã tự đặt vào vị thế chống lại chính phủ An Nam, tuyển mộ binh lính; vì đã từ lâu y không có liên lạc nào với tôi nên tôi không thể đoán trước rằng ngày 18 tháng này (5/2/1863) có tên Quang do y sai đem tới một văn thơ và yêu cầu tôi tường lãm… Đọc bản tuyên ngôn đính theo đây, tôi đã nhận thấy sự kiêu hãnh và ngạo mạn cao độ của con người dám phủ nhận cả đương triều. Quân đội thuộc quyền các hạ mà còn chưa diệt trừ được tên ấy thì lòng kiêu hãnh của y cứ gia tăng. Tôi đã cho bắt giữ tên Quang do Trương Định sai tới và giam giữ ngặt để đưa ra xét xử… Tôi xin đính theo mật văn này bản tuyên ngôn đã nhận được để các hạ tri tường. Đây là mật văn của tôi. Năm thứ 15 triều vua Tự Đức, ngày 20 tháng 12” (Chân dung Phan Thanh Giản của Nguyễn Duy Oanh – tủ sách sử học do Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên của chế độ cũ ấn hành năm 1974 (Sđd., trang 155, 156, 157).
Sau khi chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, lúc đó Phan Thanh Giản với chức Kinh lược toàn quyền quân sự và dân sự 3 tỉnh miền Tây, song Phan Thanh Giản đã đầu hàng, theo lệnh của Lagrandiere Phan gởi công thơ cho quan Tổng đốc An Giang, Hà Tiên như sau: “Hỡi các quan và dân chúng!… Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải và tự nhủ: “Mình còn ngốc khi mình đánh người Phú lang sa bằng võ khí, cũng như con nai con muốn bắt con cọp. Mình lại kéo về phe mình một cách vô ích những tai họa lớn, để tai hại ấy đè lên đầu dân mà trời đã giao cho mình chăn. Vậy bản chức viết công thơ cho các quan văn cũng như các tướng võ hãy bẻ gãy giáo và gươm giao thành trì khỏi chống lại…” (Sđd., trang 253).
Phan Thanh Giản yếu hèn như thế, vương triều nhà Nguyễn cũng chẳng kém gì hơn, ngay cả sử sách của chế độ cũ và nhiều tài liệu đang được lưu giữ ở Á châu (ASIE) – Văn khố Bộ Ngoại giao Paris, các Bảo tàng Lịch sử còn lưu truyền cũng không mở được khâu “đột phá nhận thức về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, chưa cập nhật được một cách đầy đủ các kết quả nghiên cứu mới nhất, như một nhóm người của Hội KHLS đã làm. Sự thật lịch sử dù cho có các nghiên cứu mới nhất cũng không thể hô “biến” là kẻ bán nước trở thành người yêu nước. Theo GS Phan Huy Lê: “Nhà Nguyễn cũng là triều đại đã định hình xong lãnh thổ của Việt Nam và cơ bản giống lãnh thổ Việt Nam hiện nay, từ cực Bắc tới Cà Mau, từ Tây Nguyên ra tới biển và quan trọng hơn cả là đã bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa… Bên cạnh đó, việc trình bày lịch sử chống ngoại xâm cũng mới chỉ trình bày một mặt là mặt phía ta, mặt thắng lợi còn phía địch thì chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Trong khi đó, việc trình bày lịch sử xây dựng đất nước vẫn còn nặng về chính trị… Theo GS Phan Huy Lê, trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện… (Theo Vietnamnet, ngày 23/2/2017).
Sự thật, sau khi vua tôi nhà Nguyễn ký hàng ước hiến dâng nước ta cho thực dân Pháp. Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Kampuchia trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19-4-1899, Tổng thống Pháp Emile Loubet ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương, đất nước ta bị chia cắt làm 3 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc kỳ và Trung kỳ là hai xứ bảo hộ, chính quyền phong kiến vẫn còn được giữ lại về mặt hình thức. Nam kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp quản lý cùng với Lào và Kampuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp. Bằng thủ đoạn này, thực dân Pháp đã xóa bỏ tên Việt Nam hoặc Đại Nam, Lào và Kampuchia trên bản đồ thế giới. Đứng đầu Liên bang Đông Dương có Toàn quyền Đông Dương là người thay mặt chính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi mặt. Dưới Toàn quyền Đông Dương là Thống đốc Nam kỳ; Thống sứ Bắc kỳ; Khâm sứ ở Trung kỳ, Lào và Kampuchia (Theo Đề cương Lịch sử Việt Nam toàn tập của GS Trương Hữu Quýnh – GS Đinh Xuân Lâm – PGS Lê Mậu Hãn – NXB Giáo dục, trang 532, 566). Rõ ràng, thời Pháp thuộc nhân dân ta là vong quốc nô, làm gì có Tổ quốc, làm gì có Việt Nam hoặc Đại Nam, làm gì có “lãnh thổ của Việt Nam và cơ bản giống lãnh thổ Việt Nam hiện nay”.
không biết ai sợ ai đâu cụ ất àhuệ sợ nguyễn ánh quá vỡ máu não mà chết. chưa kịp đu càng
thế ánh chiếm toàn nam bộ mà huệ không dám đem quân xuống. mấy năm sau huệ mới thọt màkhông biết ai sợ ai đâu cụ ất à