Gia Long là vị vua quản lý vùng lãnh thổ lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử phong kiến, một dãy đất đai chạy dài từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái với biết bao khó khăn ngổn ngang. Vùng đất Nam bộ tuy đã được xác lập từ thời các chúa Nguyễn nhưng vẫn "vạn kiếp bất phục" bởi sự xung đột lợi ích, tư tưởng giữa người Việt và dân bản xứ (Chăm, Khơ me), sự thèm thuồng dòm ngó, xâm lấn của Xiêm la, dãy đất miền Trung thì đầy chiến tích chiến tranh và nghèo đói, vùng đất Bắc Hà ngàn năm văn hiến thì bất phục ... Hãy nhìn con và cháu của ông (Minh Mạng, Thiệu Trị) không giữ nổi trấn Tây Thành, buộc phải trả lại cho người Chân Lạp, thì mới thấy hết sự khó khăn nhường nào trong những ngày đầu định hình đất nước của vua Gia Long. Nhưng nhà vua đã làm được bằng vào quyết tâm, tài trí của mình.
Về đối ngoại : Vua Gia Long đã chấm dứt hoàn toàn ảnh hưởng của Xiêm la vào Chân Lạp, tạo nhiều ảnh hưởng lên Ai Lao, bằng sức mạnh quân sự mà nhà vua đã tạo ra (hải quân) đã làm cho các thế lực thực dân dè chừng không dám xâm phạm.
Về đối nội : Trãi qua hơn 20 năm nếm mật nằm gai, dấu chân nhà vua in ngang dọc khắp các miền đất và hải đảo miền Tây Nam Bộ đã giúp nhà vua thấu hiểu được người dân của vùng đất này, nhờ đó ngài đã có được sức mạnh đoàn kết và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân Nam bộ (Chăm, Khơ me, Hoa, Việt ...) đi đến chiến thằng sau cùng cũng như ổn định, giữ vững cương thổ mà các chúa Nguyễn đã nhọc công khai phá.
Về kinh tế : Vua Gia Long được mệnh danh là nhà vua cho đào và đắp nhiều kênh rạch nhất trong lịch sử PKVN, giúp ĐBSCL trở thành vựa lúa lớn nhất khu vực .
Về Giáo dục : Trở lại nền giáo dục truyền thống Nho học: Mở khoa thi, tiến cử người tài giỏi (Moá em thi đỗ cao mà éo được làm quan vì sinh nhằm thời các cụ ợ
)
Về khoa học : Nhà vua rất đam mê, chú trọng và phát triển khoa học nhất là trong ngành quân sự (đóng tàu, đúc súng, kiến trúc thành trì ...)
Về quân sự : Nhà vua tuyên bố chủ quyền HS-TS, phát triển mạnh hải quân, cắt đặt nhiều hệ thống phòng thủ ven bờ vì thấy trước được hoạ thực dân. Đáng tiếc các thế hệ vua sau này yếu kém, lơ là.