Sáng nay, trời Sài Gòn mưa bão, chợt mừng nhảy ngay vào ộp sau một thời gian xa vắng thấy các cụ vật nhau vui quá. Thôi thì em cũng xin góp một tay giúp vui
- Giữa TK18 "triều đình Đàng Trong" suy yếu bởi nạn quyền thần Trương Phúc Loan (em dùng từ triều đình là vì thực tế nước ta lúc ấy đã biến thành 2 thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau). Sư cao thuế nặng đã tạo ra nhiều cuộc khởi nghĩa, trong đó nổi bật nhất là phong trào Tây Sơn.
- Phong trào Tây Sơn do Nguyễn Nhạc khởi xướng năm 1771, ông mới thực sự là thủ lĩnh, là linh hồn của Tây Sơn chứ không phải Nguyễn Huệ. Sử trước đây cũng như nhiều nguồn dữ liệu "nhồi sọ" thường hay nhập nhằng Tây Sơn là của Nguyễn Huệ, cố tình làm lu mờ đi nhân vật Nguyễn Nhạc để đề cao và thần tượng hóa nhân vật Nguyễn Huệ. (lý do em sẽ cung cấp tiếp sau đây)
- Phong trào Tây Sơn nhanh chóng lớn mạnh trong bối cảnh XH lúc ấy . Tuy nhiên, dù dân chúng rất bất mãn với Trương Phúc Loan nhưng họ vẫn còn cảm tình rất lớn với các đời "chúa Nguyễn" (chắc do Nho giáo) nên Tây Sơn vẫn phải sử dụng khẩu hiệu "phò tá Hoàng Tôn Dương" nhằm "danh chính ngôn thuận" tập hợp được sức mạnh của quần chúng.
- Tây Sơn đã rất khôn khéo khi hòa hoãn (thực chất là xin quy phục) với quân Trịnh (do Hoàng Ngũ Phúc thống lĩnh) để đập tan quân Nguyễn. Năm 1775, Tây Sơn cử vị tướng Nguyễn Huệ xông trận (lần đầu tiên) đánh tan quân Nguyễn tại Phú Yên.
- Năm 1777, Tây Sơn lại cử Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định (2 lần) và tiêu diệt hoàn toàn tông thất chúa Nguyễn chỉ trừ một vị hoàng tử may mắn chạy thoát được : Nguyễn Phúc Ánh. Việc Nguyễn Huệ tru sát toàn bộ tông thất triều Nguyễn đã làm mất đi quân cờ "danh chính ngôn thuận" của Nguyễn Nhạc dẫn đến nhiều thế lực lúc trước tham gia với Tây Sơn đã hoàn toàn quay ngược chống lại Tây Sơn như quân của Lý Tài, Tập Đình ...
- Mất đi lá bài quan trọng trong tay, Nguyễn Nhạc buộc lòng phài xưng đế để quy thuận nhân tâm năm 1778, lấy niên hiệu Thái Đức phong Nguyễn Lữ (có dữ liệu là người em thứ ba của Nguyễn Nhạc đứng sau Nguyễn Huệ) là Đông Định Vương cai quản Gia Định nhưng lại phong Nguyễn Huệ là Long Nhượng tướng quân (!?) là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn sau này giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc.
- Năm 1784, Nguyễn Huệ sau khi đánh thắng liên quân Xiêm-Nguyễn tại Rạch Gầm-Xoài Múc thì kéo quân về Phú Xuân. Tại đây Nguyễn Huệ đã gặp được Nguyễn Hữu Chỉnh là một tướng Bắc Hà dưới trướng của Hoàng Ngũ Phúc. Chỉnh vào Nam nhằm lôi kéo Nguyễn Nhạc bắc tiến nhưng bị Nguyễn Nhạc từ chối (Nguyễn Nhạc rất khôn ngoan). Không thuyết phục được Nguyễn Nhạc, nhưng Chỉnh nhận ra được tham vọng của Nguyễn Huệ nên quay sang lôi kéo ông đi đánh Bắc Hà với lý do "Phù Lê diệt Trịnh".
- Năm 1786, sau khi thu hồi Phú Xuân, Nguyễn Huệ tự ý dẫn quân đánh Bắc Hà buộc Nguyễn Nhạc phải lập tức đem quân ra Bắc kéo Nguyễn Huệ quay trở về.
- Năm 1787, Nguyễn Huệ viết hịch kể tội Nguyễn Nhạc, anh em chính thức đánh nhau. Nguyễn Nhạc thua trận buộc lòng phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quan từ đèo Hải Vân ra Nghệ An. Từ bất hoàn giữa các anh em Nguyễn Nhạc, Đất nước chính thức bị cắt làm 4 phần : Nguyễn Ánh ở Gia Định, Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn, Nguyễn Huệ ở Nghệ An và phía Bắc thì tạm thời nhà Lê quản lý.
- Năm 1789 Nguyễn Huệ xưng đế hiệu Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh do nhà Lê cầu viện. Sau khi đánh thắng quân Thanh, Quang Trung lập tức hợp thức hóa quyền lực của mình bằng việc cho sứ giả sang nhà Thanh xin sắc phong, chính thức khép lại chế độ nhà hậu Lê tồn tại hơn 300 năm (1427-1789), buộc Tây Sơn do Nguyễn Nhạc là hoàng đế phải từ bỏ đế hiệu và tự xưng "Tây Sơn vương".
- Năm 1792, Nguyễn Huệ qua đời trong bối cảnh đất nước vẫn còn chia 3 : Gia Định (Nguyễn Ánh), Quy Nhơn (Tây Sơn Vương) và phần còn lại là một đất Bắc hà mà Quang Trung chưa kịp làm gì trong 3 năm ngắn ngủi cầm quyền.