[Funland] Nhìn Lại Chiến Dịch MB - 84

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,485
Động cơ
567,982 Mã lực
Nơi ở
IMG_3355.png


Khi xảy ra CT biên giới em còn nhỏ nhưng thấy ông nội đào hầm tránh bom trong vườn nhà nhưng chưa sử dụng lần nào, được chừng vài ngày lại phá đi vì nói TQ ko có máy bay ném bom.
Lên cấp 3 học quân sự các thầy vẫn hay dạy là hỏa lực tập trung binh lực phân tán, đổ mồ hôi trên thao trường thì bớt đổ máu trên chiến trường.
Sau này nhà em còn có thời gian giúp đỡ 1 cựu quân nhân là thương binh CT biên giới cho ăn ở tới mấy năm cho tới khi xin đươc việc, em còn nhỏ ko hiểu rõ có lẽ do bố em đồng cảm vì cũng là cựu chiến binh đã từng bị bom vùi ở Khe Sanh. Ông anh vk cũng đi lính thời đó nhưng đóng quân ở Bắc Giang chưa chiến đấu ngày nào
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,771 Mã lực
Những năm 8x, 9x thì quân phục còn lôm côm. Nhưng từ năm 2000 thì quân trang đã được dần dần cải thiện rất nhiều. Các bộ quân phục dã chiến K07 là một bước tiến nhảy vọt. Còn trang bị của người lính bộ binh thì vẫn chủ yếu là AK47 và các loại súng bộ binh từ thời chống Mỹ. Việc trang bị đại trà súng STV chưa thể làm ngay được dù của nhà trồng được nhưng do năng lực sản xuất yếu nên phải từ từ.
Ảnh minh hoại quân phục dã chiến K07 ( bộ được kỷ niệm khi xem tập trận ở quân đoàn 2 năm 2009.
1000011205.jpg

Bộ này được phát cho 100% lính QD2 đó ( theo lời Thượng tá Trung - chủ nhiệm hậu cần) chứ không phải biểu diễn đâu cụ Leo thân mến.
Hình này như là bộ đội ngồi trên phi cơ ấy nhỉ.
À, nếu mà toàn quân được trang bị như mũ sắt như thế này rồi (quân phục thì không nói), thì đúng là hồng phúc của dân tộc, cụ angkorwat ơi :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,771 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (5)

7/ Giải quyết chính sách cho cán bộ, sĩ quan ra quân:

Với những cán bộ lớn tuổi, Bộ đã đề xuất các chính sách phù hợp để khi ra quân có nơi ở đàng hoàng.

(Đây là thời kỳ mà toàn thể các đơn vị quân đội dùng đất quốc phòng bao gồm các trận địa tên lửa, pháo phòng không, kho tàng, bến cảng, doanh trại của các đơn vị bị giải tán -> phân chia vô tội vạ).

Đối với số cán bộ, chiến sĩ thuộc diện giảm quân số nhưng tuổi còn trẻ, có sức khỏe tốt, Bộ cho đi hợp tác lao động ở nước ngoài.

Lần đầu tiên trong lịch sử quân đội, bộ đội ra quân được tổ chức thành “đoàn”, “đội” có tổ chức nề nếp, chặt chẽ ra nước ngoài lao động. Tính từ năm 1987 đến năm 1990, quân đội đã tổ chức cho 37.338 người đi lao động xuất khẩu.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,137
Động cơ
551,818 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Hình này như là bộ đội ngồi trên phi cơ ấy nhỉ.
À, nếu mà toàn quân được trang bị như mũ sắt như thế này rồi (quân phục thì không nói), thì đúng là hồng phúc của dân tộc, cụ angkorwat ơi :D
Mũ M24 này có lâu rồi cụ ơi. Nó không phải bằng sắt mà bằng loại nhựa gì đó rất cứng và bọc vải ngụy trang trông cũng ngầu phết.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,771 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (6)

Về vấn đề xuất khẩu lao động trong các năm 1987-1990 (các năm trước không tính):

Băt đầu từ năm 1987, khi có chủ trương cho giải ngũ trên 1 triệu quân, thì tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu đi XKLĐ, đi tất cả các nước XHCH, như sau:

a/ 30% giành cho Bộ QP để giải quyết cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ,

b/ 30% giành cho tất cả các Bộ trực thuộc Trung ương, để giải quyết chế độ giảm biên chế. Bao gồm cả con em cán bộ đương chức (loại cán bộ có số má), mà có nhu cầu,

c/ 30% giành cho Bộ LĐ và TBXH: để giải quyết cho các quân nhân đã xuất ngũ, hoặc hết hạn nghĩa vụ quân sự,

d/ 10% giành cho chính quyền địa phương các cấp.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,771 Mã lực
Mũ M24 này có lâu rồi cụ ơi. Nó không phải bằng sắt mà bằng loại nhựa gì đó rất cứng và bọc vải ngụy trang trông cũng ngầu phết.
Thế thì tốt quá.
Nhưng tôi mong, các quân nhân trong các đơn vị chiến đấu, cần phải đội mũ sắt này thường xuyên, trong tất cả thời gian (trừ lúc nghỉ sinh hoạt, hoặc đi ra phố).
Được như thế, bộ đội sẽ quen với việc đội mũ chiến đấu nhiều hơn.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,137
Động cơ
551,818 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Thế thì tốt quá.
Nhưng tôi mong, các quân nhân trong các đơn vị chiến đấu, cần phải đội mũ sắt này thường xuyên, trong tất cả thời gian (trừ lúc nghỉ sinh hoạt, hoặc đi ra phố).
Được như thế, bộ đội sẽ quen với việc đội mũ chiến đấu nhiều hơn.
Thực ra đến tận bây giờ khi ra thao trường luyện tập thì quân ta vẫn dùng mũ cối như cụ đã minh họa. Đó không phải mũ cối sản xuất để phát cho bộ đội. Đó là mũ cối phát cho lực lượng dân quân tự vệ nên mang màu quân phục của DQTV. Vì một lý do nào đó nên loại mũ đó bị sản xuất thừa rất nhiều. Vì vậy để tiết kiệm một số đơn vị lấy phát cho lính mang ra thao trường chống nắng. ( Điều này tôi nghe được khi còn phụ trách tự vệ cty và do các đ/c Ban chỉ huy huyện đội Gia lâm nói) cũng không biết đúng sai đến đâu.
 

Phongtran570

Xe tải
Biển số
OF-560850
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
463
Động cơ
662,187 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Hà Nội
Radar phản pháo được 2 giàn từ Canada. Đưa lên chưa được 1 tháng đặc công lên thịt luôn 1 giàn còn lại không biết họ đưa đi đâu.
Em chứng kiến 2 trận địa pháo tầu bắn vào trận địa pháo ta ven bờ sông Lô. Vì nằm ngay cửa làng Ping đi ra nên em rất biết trận địa này. Từ trên đồi thấy chúng bắn từ sáng đến chập tối, em nghĩ tụi pháo này chắc đi hết, vì hầm pháo họ làm nửa chìm, nửa nổi mà đắp rất mỏng, chỉ được gang tay đất (hầm tụi em thì chỉ trừ đạn khoan, pháo nổ trên nắp thoải mái).
Nhưng chiều tải đi qua, gặp tụi lính pháo, chúng bảo hỏng 1 khẩu pháo, 1 ông sỹ quan bị thương, nhìn xung quanh lỗ chỗ vết đạn!
Phét có chiến công đấy thì quân ta chả nổ như pháo rang,sorry cụ ạ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,771 Mã lực
Thời kỳ giảm quân số, cũng là thời kỳ mà kinh tế khó khăn, lạm phát rất lớn.

Tháng 7/1985 vàng đang 15 k/chỉ, sau đổi tiền (9/1985) giảm còn 1,3 k/chỉ (do tỉ giá tiền cũ/tiền mới là 10) vì thiếu tiền mặt. Vậy mà tháng 12/1988 giá vàng là 250 k/ chỉ (tháng 8/1989 giảm còn 200). Nếu tính từ 9/1985 đến 12/1988 thì giá vàng tăng gần 200 lần.

Người nhà TB, bán con xe Ba bet ta của Tiệp còn đựng trong hộp xốp, được 200 ngàn, gửi tiết kiệm trước đổi tiền.
Sau đổi tiền còn 20 ngàn trong sổ.
Lúc rút tiền, mua được hơn bát phở.

Và rồi, tất cả đã qua.
Chúc tất cả các cụ, ngày một no đủ và hạnh phúc hơn.

1720837791924.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,857
Động cơ
364,771 Mã lực
Thực ra đến tận bây giờ khi ra thao trường luyện tập thì quân ta vẫn dùng mũ cối như cụ đã minh họa. Đó không phải mũ cối sản xuất để phát cho bộ đội. Đó là mũ cối phát cho lực lượng dân quân tự vệ nên mang màu quân phục của DQTV. Vì một lý do nào đó nên loại mũ đó bị sản xuất thừa rất nhiều. Vì vậy để tiết kiệm một số đơn vị lấy phát cho lính mang ra thao trường chống nắng. ( Điều này tôi nghe được khi còn phụ trách tự vệ cty và do các đ/c Ban chỉ huy huyện đội Gia lâm nói) cũng không biết đúng sai đến đâu.
Trong các cuộc thi, mà phát trên VTV gần đây, như là 'Quân khu số 1', tôi thấy bộ đội đã đội mũ sắt.
Mong lắm, toàn quân có mũ sắt và các cái khác nữa, bạn hiền angkorwat ời ~o)
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,684
Động cơ
914,669 Mã lực
Mũ M24 này có lâu rồi cụ ơi. Nó không phải bằng sắt mà bằng loại nhựa gì đó rất cứng và bọc vải ngụy trang trông cũng ngầu phết.
Tụi em trên kia không dùng mũ. Sỹ quan trên đó ra ngoài cũng không măc áo chít gấu mà chỉ có cái áo lính K82 dài lòng thòng và quần đùi. Dầy vải rất có ích để che chở bàn chân khỏi mảnh pháo, đá và cành cây rơi dưới đất,... Vì như tự em thấy, những lúc chạy vượt pháo sẽ chỉ chú ý được lúc nào loạt tiếp theo lại nổ bên cạnh để lao người xuống đất.
Tất cả các trang bị khác đều làm vướng víu. Ví dụ như quần dài. Bình thường không ai để ý, nhưng khi đeo cái ba lô đạn độ 3 chục ký để leo dốc, mồ hôi làm vải quần bị ướt. Lúc đó vải sẽ dính vào da phía trên và dưới đầu gối và căng lên theo mỗi bước chân, mất rất nhiều sức. Từ làng Ping vào đến hang Giơi khoảng hơn 8 cây số, phải vượt qua đỉnh 812 (tụi em men bên cạnh, cách đỉnh độ 1 -200m).
Quần đùi không làm làm vướng như vậy.
Còn cái tag mọi người tranh luận, tụi em phải thêu trên nắp túi áo họ tên, phiên hiệu viết tắt của đơn vị (khi vào đấy đơn vị chỉ mang mật danh. Tụi em còn là đơn vị tăng cường nên theo chính sử không bao giờ có tên trong cái khu vực Thanh thủy).
Ngã ba Thanh Thủy có 2 tên: Cối xay thịt hay Lò vôi thế kỷ. Nhiều người gọi chỗ cái triền núi vượt qua điểm cao 812 là Cửa tử, nhưng thực ra chỗ ý lính ta bị thương vong không nhiều, dù phải vượt qua quãng đường trống trải hơn 1 cây số đối diện với trận địa 85 bắn thẳng của tầu (đi ở đấy nhìn thấy được các lỗ pháo phía tầu).
Có lần em đã phải chạy pháo ở đó. Ngay bên đường cũng là trận địa 85 bắn thẳng của ta. Khi đến đấy thấy pháo tầu đang bắn nhưng phía bên này chỉ nghe tiếng nổ ục ục em biết chúng đang bắn đạn khoan nên vẫn đi tiếp. Đến nửa đường tự nhiên thấy khói bung trên mặt đất và tiếng nổ rất đanh, biết là chúng đổi đạn bắn em. Vẫn cái bài đếm nhẩm, vùng chạy hay lao xuống nằm dưới đất em vượt qua được. Vào đến cái khe chỗ mấy ông trung đoàn chạy ra "Sao mày liều thế?". Lúc đó mà nằm lại sẽ trở thành mục tiêu chết cho tụi pháo binh tầu tập bắn!
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,684
Động cơ
914,669 Mã lực
Phét có chiến công đấy thì quân ta chả nổ như pháo rang,sorry cụ ạ
Đặc công thời đó luồn sâu đánh rất nhiều trận cực hay.
Tụi tầu rất ghét đặc công Việt. Chỉ cần loáng thoáng bóng áo rằn ri là chúng trùm cả quả đồi bằng H12.
Tự nhục thì sẽ rất khó tin được những điều họ đã làm.
Còn pháo ta thời đó nằm rất nhiều từ cây số 4 đến tận ngã 3 làng Ping. Tụi pháo thủ là ngon nhất, chỉ vất vả chân tay thôi (nhưng thực phẩm và đạn được ô tô chở vào tận nơi).
Cả thời gian tôi trên ấy, từ cây số 4 đến ngã 3 làng Ping là cây số 18, đường trống trơn chỉ còn vài thân cây gạo và cây sữa, nhưng không có 1 cái ô tô nào bị pháo tầu bắn hỏng. Sau khi ra quân rồi, tụi ra sau kể có 1 cái do lái xe, chắc mới, sợ quá bỏ xe trên dường chui xuống gầm cầu mới bị pháo bắn hỏng.
Chạy đêm hội lái xe bật pha vì đường rất xấu. Không ít lần tôi đứng trên đồi xem tụi xe chạy vượt pháo tầu!
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (4)

5/ Thực hành giảm quân qua các chi tiết:

Tháng 12 năm 1986, Bộ quyết định điều chỉnh các đơn vị chủ lực lui về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Trước quyết định này, đồng chí Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra chỉ lệnh bằng văn bản. Ngay lập tức, Bộ đã giao đồng chí Phi Long - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, viết lệnh.

Kết quả của đợt điều chỉnh tổ chức biên chế trong hai năm (1987 và 1988), toàn quân đã hợp nhất 41 đơn vị thuộc cơ quan quân khu, quân đoàn và tổng cục; giải thể 71 đầu mối từ cấp tiểu đoàn đến sư đoàn và tương đương; giảm biên chế 20% quân số đối với các cơ quan trực thuộc Bộ.



Năm 1989, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể 12 sư đoàn bộ binh, 01 lữ đoàn, 03 trung đoàn, 01 tiểu đoàn thuộc các quân khu, quân đoàn và tổng cục.

Trong việc điều chỉnh thế bố trí chiến lược, ngày 11/9/1987, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 179/QĐ-TM thành lập 83 đồn biên phòng thuộc 06 tỉnh biên giới phía Bắc; Quân đoàn 14 và Quân đoàn 26 (Quân khu 1) làm nhiệm vụ ở tuyến được lệnh lùi về phía sau. Sau đó giải thể.

Hướng Đông Bắc, tháng 8/1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương quyết định hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh và Quân khu 3, giữ tên gọi là Quân khu 3 và thành lập Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ vùng đảo Quảng Ninh.

Trên nước bạn Lào và Campuchia, sau khi đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc tế, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam rút về nước (năm 1989).

Như vậy, sau một thời gian thực hiện tinh giản tổ chức, biên chế và điều chỉnh thế bố trí chiến lược, đến cuối năm 1990, việc điều chỉnh lực lượng trong toàn quân đã đạt tỷ lệ tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu tổ chức quân đội trong thời kỳ đổi mới.

6/ Cuộc tinh giảm biên chế ở dân sự trong cùng thời kỳ:

Ngày 29.12.1987, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 227/HĐBT về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Từ đây bắt đầu một thời kỳ nặng nề trong các cơ quan hành chính sự nghiệp với bài toán khó về nhân sự. Mặc dầu theo Quyết định số 227, việc sắp xếp chỉ đến hết quý 1 năm 1998 là kết thúc, nhưng mãi rất nhiều năm tháng sau này, hiện tượng sợ hãi với chủ trương tinh giản biên chế để từ đó phản ứng tiêu cực vẫn tồn tại.

Cánh cửa trước hết là đóng lại với sinh viên mới ra trường. Nhiều cơ quan, địa phương áp dụng chiến thuật “cố thủ”. Dạo đó những sinh viên mới ra trường, ôm hồ sơ đi tìm việc, chưa vô khỏi cổng cơ quan là đã nghe trả lời “giảm biên chế rồi em ơi”. Đi đến đâu cũng chỉ nghe bàn tán chuyện giảm biên chế mà thôi. Làn sóng giảm biên chế như một bóng ma bao trùm lên toàn xã hội lúc đó.

Có nhiều tỉnh thành kiên quyết không nhận sinh viên của các địa phương khác, để dành chỉ tiêu cho con em của địa phương mình. Ở Bình Thuận có một trường hợp thế này: Đoàn địa chất thủy văn 705 là cơ quan trung ương trú đóng trên địa bàn tỉnh, nhiều năm liền không thể tuyển được người vì bị Ban tổ chức chính quyền tỉnh ép nhận người trong tỉnh. Cơ quan này như tên gọi của nó, họ chỉ cần những người có chuyên môn về địa chất thủy văn, nhưng tỉnh Bình Thuận ép họ phải nhận sinh viên con em trong tỉnh tốt nghiệp chuyên ngành thủy lợi với lý luận là “thủy nào cũng là thủy”.

Với các cán bộ công nhân viên đương chức, cuộc vận động cho nhân viên thôi việc diễn ra rộng khắp. Thực trạng đói nghèo, cộng thêm cái lợi trước mắt của việc nhận trợ cấp 1 lần/ 1 cục theo Quyết định 176, đã đẩy hàng vạn người ra khỏi các cơ quan, xí nghiệp.

Ảnh minh hoạ:

Những năm 198x, quân trang bộ đội có chất lượng không tốt, và nhiều khi thiếu.

Thời đó, tất cả những gì, mà na ná và nom giống quân phục, đều được bộ đội mặc, và coi đó là quân phục nghiêm chỉnh.

Hồi đó, ‘cả cây quân phục’ của các quân nhân ‘có điều kiện’, kể từ chân lên tới đầu, bao gồm:

-Giầy da tá,

-Quần ‘pho tá’,

-Áo ‘bay Nga’ bên trong,

-Áo khoác ‘Na-tô’ bên ngoài,

-Mũ mềm ‘dạ tá’.

Đưa hình ảnh minh hoạ này lên, chắc pain nhận ra ngay, ai là ai. :D

Đoàn - QS.jpg
Thuở trai trẻ, tư lịnh đẹp trai phết anh nhề :D
 

CCB

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,282
Động cơ
40,072 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (4)

5/ Thực hành giảm quân qua các chi tiết:

Tháng 12 năm 1986, Bộ quyết định điều chỉnh các đơn vị chủ lực lui về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Trước quyết định này, đồng chí Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra chỉ lệnh bằng văn bản. Ngay lập tức, Bộ đã giao đồng chí Phi Long - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, viết lệnh.

Kết quả của đợt điều chỉnh tổ chức biên chế trong hai năm (1987 và 1988), toàn quân đã hợp nhất 41 đơn vị thuộc cơ quan quân khu, quân đoàn và tổng cục; giải thể 71 đầu mối từ cấp tiểu đoàn đến sư đoàn và tương đương; giảm biên chế 20% quân số đối với các cơ quan trực thuộc Bộ.



Năm 1989, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể 12 sư đoàn bộ binh, 01 lữ đoàn, 03 trung đoàn, 01 tiểu đoàn thuộc các quân khu, quân đoàn và tổng cục.

Trong việc điều chỉnh thế bố trí chiến lược, ngày 11/9/1987, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 179/QĐ-TM thành lập 83 đồn biên phòng thuộc 06 tỉnh biên giới phía Bắc; Quân đoàn 14 và Quân đoàn 26 (Quân khu 1) làm nhiệm vụ ở tuyến được lệnh lùi về phía sau. Sau đó giải thể.

Hướng Đông Bắc, tháng 8/1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương quyết định hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh và Quân khu 3, giữ tên gọi là Quân khu 3 và thành lập Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ vùng đảo Quảng Ninh.

Trên nước bạn Lào và Campuchia, sau khi đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc tế, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam rút về nước (năm 1989).

Như vậy, sau một thời gian thực hiện tinh giản tổ chức, biên chế và điều chỉnh thế bố trí chiến lược, đến cuối năm 1990, việc điều chỉnh lực lượng trong toàn quân đã đạt tỷ lệ tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu tổ chức quân đội trong thời kỳ đổi mới.

6/ Cuộc tinh giảm biên chế ở dân sự trong cùng thời kỳ:

Ngày 29.12.1987, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 227/HĐBT về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Từ đây bắt đầu một thời kỳ nặng nề trong các cơ quan hành chính sự nghiệp với bài toán khó về nhân sự. Mặc dầu theo Quyết định số 227, việc sắp xếp chỉ đến hết quý 1 năm 1998 là kết thúc, nhưng mãi rất nhiều năm tháng sau này, hiện tượng sợ hãi với chủ trương tinh giản biên chế để từ đó phản ứng tiêu cực vẫn tồn tại.

Cánh cửa trước hết là đóng lại với sinh viên mới ra trường. Nhiều cơ quan, địa phương áp dụng chiến thuật “cố thủ”. Dạo đó những sinh viên mới ra trường, ôm hồ sơ đi tìm việc, chưa vô khỏi cổng cơ quan là đã nghe trả lời “giảm biên chế rồi em ơi”. Đi đến đâu cũng chỉ nghe bàn tán chuyện giảm biên chế mà thôi. Làn sóng giảm biên chế như một bóng ma bao trùm lên toàn xã hội lúc đó.

Có nhiều tỉnh thành kiên quyết không nhận sinh viên của các địa phương khác, để dành chỉ tiêu cho con em của địa phương mình. Ở Bình Thuận có một trường hợp thế này: Đoàn địa chất thủy văn 705 là cơ quan trung ương trú đóng trên địa bàn tỉnh, nhiều năm liền không thể tuyển được người vì bị Ban tổ chức chính quyền tỉnh ép nhận người trong tỉnh. Cơ quan này như tên gọi của nó, họ chỉ cần những người có chuyên môn về địa chất thủy văn, nhưng tỉnh Bình Thuận ép họ phải nhận sinh viên con em trong tỉnh tốt nghiệp chuyên ngành thủy lợi với lý luận là “thủy nào cũng là thủy”.

Với các cán bộ công nhân viên đương chức, cuộc vận động cho nhân viên thôi việc diễn ra rộng khắp. Thực trạng đói nghèo, cộng thêm cái lợi trước mắt của việc nhận trợ cấp 1 lần/ 1 cục theo Quyết định 176, đã đẩy hàng vạn người ra khỏi các cơ quan, xí nghiệp.

Ảnh minh hoạ:

Những năm 198x, quân trang bộ đội có chất lượng không tốt, và nhiều khi thiếu.

Thời đó, tất cả những gì, mà na ná và nom giống quân phục, đều được bộ đội mặc, và coi đó là quân phục nghiêm chỉnh.

Hồi đó, ‘cả cây quân phục’ của các quân nhân ‘có điều kiện’, kể từ chân lên tới đầu, bao gồm:

-Giầy da tá,

-Quần ‘pho tá’,

-Áo ‘bay Nga’ bên trong,

-Áo khoác ‘Na-tô’ bên ngoài,

-Mũ mềm ‘dạ tá’.

Đưa hình ảnh minh hoạ này lên, chắc pain nhận ra ngay, ai là ai. :D

Đoàn - QS.jpg
Ngày nhỏ em cứ ước ao có bộ này
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
384
Động cơ
27,927 Mã lực
Tuổi
32
Về MB-84 mặt trận Hà Tuyên trước tháng 5-1984 chưa phải điểm nóng, nóng nhất từ 1979- 5-1985 vẫn là mặt trận Lạng Sơn.

Tháng 5/1984, quân Trung Quốc mở đợt tấn công dữ dội ở Hà Tuyên, đánh chiếm các cao điểm phía đông và tây sông Lô: 1509, 772,1200…. có nơi sâu trong đất ta 2km. Khi ấy ở Vị Xuyên hình như có mỗi cái Sư 313 trụ lại, Bộ điều khẩn cấp Sư 356 từ mặt trận Hoàng Liên Sơn sang tổ chức đánh khôi phục lại như trước tháng 5/1984 nên mới xảy ra trận đánh 12/7/1984. Nguyên nhân thất bại thì e không phải người thẩm quyền để mà bàn bạc mổ xẻ, e chỉ hiểu thắng thua là chuyện thường của đánh trận, có thắng lợi giòn giã thì cũng phải có những trận thua mất mặt, nhiều khi do nguyên nhân khách quan không ai nói trước được điều gì “Ai chiến thắng không hề chiến bại, ai nên khôn chẳng dại đôi lần”, có thất bại tại Nà Sản thì mới có chiến thắng Điện Biên Phủ, có trận thua đau ở Kontum 1972 thì mới có thắng lợi oanh liệt Buôn Ma Thuột 1975.

Trong khi lúc đó ở mặt trận Hà Tuyên, bọn TQ nắm thế chủ động, địa hình phía bên nước nó thuận tiện hơn, mà cũng không hiểu được tại sao nó lại mở mặt trận Vị Xuyên vì đường sá khó khăn, không thể phát triển được về thị xã Hà Giang (sau này mới biết nó thử nghiệm cách đánh sơn cước áp dụng để áp dụng cho các hướng biên giới khác: BG Ấn Độ, Liên Xô… nên mới chọn Vị Xuyên để thử lửa và giới hạn xung đột). Chiến trường mới, cách đánh mới với đối thủ đã cải cách toàn diện quân đội so với 1979, nên các chỉ huy của ta trở tay không kịp.

Sau thất bại 12/7/1984. Bộ QP điều động khẩn cấp binh tướng xe pháo cho Vị Xuyên, điều động các chỉ huy giỏi về sơn chiến và sử dụng pháo binh, tổ chức huấn luyện diễn tập đánh lấn dũi, từ đó mới bắt đầu chiếm lại được một số cao điểm, hình thành thế bao vây xen kẹp cài da báo giằng co với quân TQ. Đánh qua đánh lại nhiều trận quân TQ cũng ôm đầu máu thất bại nặng nề, có trận chết cả tiểu đoàn, trung đoàn mất sức chiến đấu lính quay súng bắn cả chỉ huy, có trận bị phản xung phong bỏ xác la liệt trận địa.

Còn về pháo binh thì tình hình từ sau 12/7/1984, Bộ QP bổ sung cho mặt trận Vị Xuyên 3 trung đoàn pháo, cối đủ loại đủ kích cỡ, có cả pháo 3 càng D30 122mm và Bm-21 40 nòng. Do đó giai đoạn sau này các trận chiến thành các cuộc đấu pháo qua lại, TQ bắn nhiều còn ta tất nhiên cũng bắn không ít, ta sử dụng pháo có trọng tâm trọng điểm và theo sát tình hình tác chiến của bộ binh. Có những trận giữ chốt ta đánh hàng vạn quả đạn pháo, cối các loại. Có trận còn thử nghiệm cả bom bay vừa bay vừa hú nổ rất to nhưng không chính xác…
 
Chỉnh sửa cuối:

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
379
Động cơ
13,642 Mã lực
Tuổi
28
Cám ơn vì sự dũng cảm và ngay thẳng của cụ. Sự thật nhìn theo chiều sâu em cho rằng còn tệ hơn nữa.. vài cái đồ mua kia như 1 thủ tục phải có như kiểu con lên c3 ắt phải cố cái xe đạp.. đồ cũng chẳng có gì bằng người lại móc túi vợ lục túi con , rồi lại thu mình bả lả làm thân ai đó mà vay mượn , nhờ tiếng...rồi đi qua mấy xã khênh về. Ctr xảy ra nguồn lực từ hậu cần, công nghiệp QP, Cn phụ trợ tri thức, tinh thần, v chất vv đều gần như ko có.. lòng người là cái may ra còn trông chờ đc.. nhưng nó ở trên tv chưa biết thế nào.
Nói ra rất buồn cụ ạ
Lính tiểu đoàn A (300 cán bộ chiến sĩ) tham gia diễn tập cứu hộ cứu nạn trên sông ở Nđ, tỉnh cho 500tr để động viên các chiến sỹ, rốt cuộc về đến anh em chỉ là 1 chầu nhậu và 200k bồi dưỡng
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,684
Động cơ
914,669 Mã lực
Ngày nhỏ em cứ ước ao có bộ này
Thời đó ước mơ không chỉ của lính mà rất nhiều thanh niên khác là bộ Tô Châu, mũ cối và dép đúc tầu.
Hôm đổi tiền ta bắt được 1 tên thám báo. Nó men theo sông Lô vào, nhưng lại diện bộ Tô Châu mới. Trong người nó đã mang 1 sấp giấy bạc mới.
Hồi đầu do chỉ mỗi tiểu đoàn vào tham gia, hàng tuần em phải ra Hà Giang nộp báo cáo cho trung đoàn, mấy ông chỉ huy bảo "Ông ra hỏi xem sắp tới mình phải làm gì!". Tụi em hay ngồi chờ xem có ô tô vào làng Ping để đi nhờ ở 1 quán nước. Bà hàng nước hỏi "Chú ở đơn vị nào?". Vừa nói tên bà ấy đọc vanh vách, đang tăng cường cho ai, sắp tới đội kia sẽ làm gì,.... và sau đó cũng chẳng sai nhiều!
 

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
379
Động cơ
13,642 Mã lực
Tuổi
28
Tôi trân trọng những tâm tư và trăn trở của bạn.
Có lẽ ở vị trí là người dân rất bình thường như của tôi và bạn hiện tại (rất mong bạn sẽ là người có địa vị cao nay mai), thì chúng ta phải tạm bằng lòng với việc chấp hành pháp luật, đi làm có đóng thuế thu nhập cá nhân (cá nhân tôi, tiền thuế thu nhập là 1,5 tr VND/365 ngày trong năm), và tham gia đóng góp vào Quỹ xây dựng biển -đảo khi tổ dân phố yêu cầu.

Còn những việc to hơn, như chúng ta đang trăn trở, thì đành phải chờ đợi ở 'trên' thôi.

Theo lịch sử ghi nhận, thì chỉ khi 'nước đến chân', thì dân tộc ta 'mới nhẩy', và sẽ thoát ra 'bằng 1 cách nào đó'.

Cảm ơn bạn đã có những trăn trở rất đáng nghĩ suy.
Buồn cho lính anh nhỉ
 

CCB

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,282
Động cơ
40,072 Mã lực
Thời đó ước mơ không chỉ của lính mà rất nhiều thanh niên khác là bộ Tô Châu, mũ cối và dép đúc tầu.
Hôm đổi tiền ta bắt được 1 tên thám báo. Nó men theo sông Lô vào, nhưng lại diện bộ Tô Châu mới. Trong người nó đã mang 1 sấp giấy bạc mới.
Hồi đầu do chỉ mỗi tiểu đoàn vào tham gia, hàng tuần em phải ra Hà Giang nộp báo cáo cho trung đoàn, mấy ông chỉ huy bảo "Ông ra hỏi xem sắp tới mình phải làm gì!". Tụi em hay ngồi chờ xem có ô tô vào làng Ping để đi nhờ ở 1 quán nước. Bà hàng nước hỏi "Chú ở đơn vị nào?". Vừa nói tên bà ấy đọc vanh vách, đang tăng cường cho ai, sắp tới đội kia sẽ làm gì,.... và sau đó cũng chẳng sai nhiều!
Áo lính Tô Châu, hình như trên avt cụ angkorwat mặc.
 

Phongtran570

Xe tải
Biển số
OF-560850
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
463
Động cơ
662,187 Mã lực
Tuổi
53
Nơi ở
Hà Nội
Đặc công thời đó luồn sâu đánh rất nhiều trận cực hay.
Tụi tầu rất ghét đặc công Việt. Chỉ cần loáng thoáng bóng áo rằn ri là chúng trùm cả quả đồi bằng H12.
Tự nhục thì sẽ rất khó tin được những điều họ đã làm.
Còn pháo ta thời đó nằm rất nhiều từ cây số 4 đến tận ngã 3 làng Ping. Tụi pháo thủ là ngon nhất, chỉ vất vả chân tay thôi (nhưng thực phẩm và đạn được ô tô chở vào tận nơi).
Cả thời gian tôi trên ấy, từ cây số 4 đến ngã 3 làng Ping là cây số 18, đường trống trơn chỉ còn vài thân cây gạo và cây sữa, nhưng không có 1 cái ô tô nào bị pháo tầm bắn hỏng. Sau khi ra quân rồi, tụi ra sau kể có 1 cái do lái xe, chắc mới sợ quá bỏ xe trên dường chui xuống gầm cầu mới bị pháo bắn hỏng.
Chạy đêm hội lái xe bật pha vì đường rất xấu. Không ít lần tôi đứng trên đồi xem tụi xe chạy vượt pháo tầu!
Thôi cụ nói ít thôi cái gì mà tự nhục ?cụ có thông tin chính xác vụ Trung Quốc có 2 dàn rada phản pháo bị đặc công ta phá hủy 1 giàn không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top