[Funland] Nhìn Lại Chiến Dịch MB - 84

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
951
Động cơ
320,130 Mã lực
Cụ P. V. Giang cũng lính biên giới 79 thì phải.
 
Biển số
OF-806963
Ngày cấp bằng
5/3/22
Số km
126
Động cơ
11,415 Mã lực
Nơi ở
Mễ Tây Cơ
Em tôn trọng, nhưng đọc nó lộn ruột. Có cái quái gì mà công thần và phán xét! Cứ làm tròn bổn phận của mình đi thì hậu thế luôn ghi nhận rồi.
Bình tĩnh, lộn ruột thì trồng chuối lên là hết thôi. Nói đến bổn phận thì một lính cựu quan tâm đến năng lực tác chiến của Quân đội là tốt quá rồi, là đúng bổn phận của công dân đấy, tất nhiên có nhiều kiểu quan điểm về "bổn phận", ví dụ có kiểu người nghĩ cứ xoa tay, vỗ tay khét lẹt cũng là làm tròn bổn phận.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mất 6 7 trăm người. Em đọc mà thấy xót xa quá!
IMG_3355.png


 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,179
Động cơ
221,314 Mã lực
Bình tĩnh, lộn ruột thì trồng chuối lên là hết thôi. Nói đến bổn phận thì một lính cựu quan tâm đến năng lực tác chiến của Quân đội là tốt quá rồi, là đúng bổn phận của công dân đấy, tất nhiên có nhiều kiểu quan điểm về "bổn phận", ví dụ có kiểu người nghĩ cứ xoa tay, vỗ tay khét lẹt cũng là làm tròn bổn phận.
Năng lực tác chiến của QĐ thì nó ở tầm vĩ mô rồi. Em dân đen nên cứ nghĩ là đóng thuế đầy đủ, xã hội ổn định, đất nước yên bình là vui rồi
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
-Tổ lái sang vấn đề khác
-Dừng viết bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

georu

Xe máy
Biển số
OF-829734
Ngày cấp bằng
13/3/23
Số km
71
Động cơ
792 Mã lực
Tất cả dường như vẫn giống năm 1979.
Có cái mọi người cũng hay kể: bộ đội bây giờ được ăn cơm gạo no hơn. Có lẽ đây là điểm sáng duy nhất ạ?

Cháu là thế hệ sau, cháu cũng lo chung nỗi lo của bác, theo bác thì chúng cháu có thể làm gì để góp phần thúc đẩy sự thay đổi ạ?

Cháu thiển nghĩ mấy hướng: cố leo cao tới vị trí ra quyết định được để thúc đẩy thay đổi (nhưng không chắc 1 cánh én nhỏ có làm nên gì không); cố làm đóng thuế nhiều để rơi vãi thì vẫn có đầu tư thực chất; tự kêu gọi quỹ độc lập để hỗ trợ trang bị cho bộ đội? Cháu nghĩ khi nhận ra tồn tại thì chúng ta sẽ có giải pháp. Với người thường như bác cháu mình thì nên làm gì bên cạnh việc tề gia, làm tốt nhiệm vụ xã hội phân công ạ?
 

thaibinhdutu

Xe buýt
Biển số
OF-80813
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
625
Động cơ
420,765 Mã lực
Thực ra nên có những bài về những hy sanh, mất mát ... của mình để nhiều người thấy được việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng thế nào và những nước được coi là nhỏ, yếu thế cần được thế giới hậu thuẫn ra sao.
Em thấy rất rất nhiều cụ trên Off này cứ nghĩ "chả ai hỗ trợ được mình trong việc tự bảo vệ mình cả" và phát biểu cứ như VN mình xưng hùng xưng bá đến nơi.
Thực lòng mà nói, kể cả mình có mạnh đến mấy thì cũng không thể so được về quân số, vũ khí, ,,, và nhiều thứ khác so với láng giềng, mình trang bị 1 nó đủ tiền, đủ lực để trang bị 10, thậm chí 100 (có chăng mình chỉ hơn ở ý chí, mà cái đó ko cẩn thận thì khó giữ được như xưa) => thế nên làm sao để giữ được cân bằng, được thế giới ủng hộ là điều tối quan trọng .. trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tất nhiên là không thể hoàn toàn dựa vào kẻ khác nhưng nếu để các nước quay lưng thì cực kỳ nguy hiểm.
Tinh thần bạc nhược vậy hẳn không có thấu hiểu lịch sử, chỉ cộng con số làm sao cái dân tộc này tồn tại đến giờ. Làm ăn thì làm ăn, lơ là là chiếm hết công ty chung đuổi cổ ăn mày.
 

Thỏ vẩu

Xe tải
Biển số
OF-859106
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
473
Động cơ
20,318 Mã lực
Tuổi
24
Có cái mọi người cũng hay kể: bộ đội bây giờ được ăn cơm gạo no hơn. Có lẽ đây là điểm sáng duy nhất ạ?

Cháu là thế hệ sau, cháu cũng lo chung nỗi lo của bác, theo bác thì chúng cháu có thể làm gì để góp phần thúc đẩy sự thay đổi ạ?

Cháu thiển nghĩ mấy hướng: cố leo cao tới vị trí ra quyết định được để thúc đẩy thay đổi (nhưng không chắc 1 cánh én nhỏ có làm nên gì không); cố làm đóng thuế nhiều để rơi vãi thì vẫn có đầu tư thực chất; tự kêu gọi quỹ độc lập để hỗ trợ trang bị cho bộ đội? Cháu nghĩ khi nhận ra tồn tại thì chúng ta sẽ có giải pháp. Với người thường như bác cháu mình thì nên làm gì bên cạnh việc tề gia, làm tốt nhiệm vụ xã hội phân công ạ?
Đăng lính! Phấn đấu cống hiến để rồi trở thành chỉ huy Quân đội. Tha hồ thay đổi theo ý =))
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,508
Động cơ
60,921 Mã lực
-Đưa thông tin không kiểm chứng
-Dừng viết bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Có cái mọi người cũng hay kể: bộ đội bây giờ được ăn cơm gạo no hơn. Có lẽ đây là điểm sáng duy nhất ạ?

Cháu là thế hệ sau, cháu cũng lo chung nỗi lo của bác, theo bác thì chúng cháu có thể làm gì để góp phần thúc đẩy sự thay đổi ạ?

Cháu thiển nghĩ mấy hướng: cố leo cao tới vị trí ra quyết định được để thúc đẩy thay đổi (nhưng không chắc 1 cánh én nhỏ có làm nên gì không); cố làm đóng thuế nhiều để rơi vãi thì vẫn có đầu tư thực chất; tự kêu gọi quỹ độc lập để hỗ trợ trang bị cho bộ đội? Cháu nghĩ khi nhận ra tồn tại thì chúng ta sẽ có giải pháp. Với người thường như bác cháu mình thì nên làm gì bên cạnh việc tề gia, làm tốt nhiệm vụ xã hội phân công ạ?
Tôi trân trọng những tâm tư và trăn trở của bạn.
Có lẽ ở vị trí là người dân rất bình thường như của tôi và bạn hiện tại (rất mong bạn sẽ là người có địa vị cao nay mai), thì chúng ta phải tạm bằng lòng với việc chấp hành pháp luật, đi làm có đóng thuế thu nhập cá nhân (cá nhân tôi, tiền thuế thu nhập là 1,5 tr VND/365 ngày trong năm), và tham gia đóng góp vào Quỹ xây dựng biển -đảo khi tổ dân phố yêu cầu.

Còn những việc to hơn, như chúng ta đang trăn trở, thì đành phải chờ đợi ở 'trên' thôi.

Theo lịch sử ghi nhận, thì chỉ khi 'nước đến chân', thì dân tộc ta 'mới nhẩy', và sẽ thoát ra 'bằng 1 cách nào đó'.

Cảm ơn bạn đã có những trăn trở rất đáng nghĩ suy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Anh Baoleo! Em đây, nói sao nhỉ? Em chắc chắn anh hiểu và biết em đủ rõ. Em không dám hỗn với các Đàn anh, em cũng không phủ nhận gì về các thông tin các Đàn anh nghe, nắm nhưng em khẳng định là phần nhiều chưa sát thực tế bây giờ của Quân đội. Chí ít, 3 năm gần đây, nhiều và rất nhiều cải tổ,cải cách tiến bộ về tư duy huấn luyện, tư duy chiến đấu, tư duy chỉ huy và diễn biến nhận thức chính trị cán bộ, chiến sĩ.

MB- 84, em mong anh @thắng còng của f356 vào lên tiếng.

Còn phần em, đàn em, sẵn sàng nhận gạch đá từ những người bất mãn, hèn hạ chỉ vì bất mãn cá nhân mà nhân dịp này bu vào rỉa rói Quân đội.( em không có ý nói anh Baoleo vì em biết, hiểu anh).

Mong Min/ mod diễn đàn tỉnh táo, kiên quyết để topic MB-84 là nơi để tri ân 40 năm trận đánh lịch sử điểm cao 1509- Hà Tuyên đúng nghĩa!
Cảm ơn pain nhé.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Bình tĩnh, lộn ruột thì trồng chuối lên là hết thôi. Nói đến bổn phận thì một lính cựu quan tâm đến năng lực tác chiến của Quân đội là tốt quá rồi, là đúng bổn phận của công dân đấy, tất nhiên có nhiều kiểu quan điểm về "bổn phận", ví dụ có kiểu người nghĩ cứ xoa tay, vỗ tay khét lẹt cũng là làm tròn bổn phận.
Trân trọng những góp ý của bạn Bạch Phát Tiên Ông ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (4)

5/ Thực hành giảm quân qua các chi tiết:

Tháng 12 năm 1986, Bộ quyết định điều chỉnh các đơn vị chủ lực lui về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Trước quyết định này, đồng chí Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra chỉ lệnh bằng văn bản. Ngay lập tức, Bộ đã giao đồng chí Phi Long - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, viết lệnh.

Kết quả của đợt điều chỉnh tổ chức biên chế trong hai năm (1987 và 1988), toàn quân đã hợp nhất 41 đơn vị thuộc cơ quan quân khu, quân đoàn và tổng cục; giải thể 71 đầu mối từ cấp tiểu đoàn đến sư đoàn và tương đương; giảm biên chế 20% quân số đối với các cơ quan trực thuộc Bộ.



Năm 1989, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể 12 sư đoàn bộ binh, 01 lữ đoàn, 03 trung đoàn, 01 tiểu đoàn thuộc các quân khu, quân đoàn và tổng cục.

Trong việc điều chỉnh thế bố trí chiến lược, ngày 11/9/1987, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 179/QĐ-TM thành lập 83 đồn biên phòng thuộc 06 tỉnh biên giới phía Bắc; Quân đoàn 14 và Quân đoàn 26 (Quân khu 1) làm nhiệm vụ ở tuyến được lệnh lùi về phía sau. Sau đó giải thể.

Hướng Đông Bắc, tháng 8/1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương quyết định hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh và Quân khu 3, giữ tên gọi là Quân khu 3 và thành lập Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ vùng đảo Quảng Ninh.

Trên nước bạn Lào và Campuchia, sau khi đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc tế, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam rút về nước (năm 1989).

Như vậy, sau một thời gian thực hiện tinh giản tổ chức, biên chế và điều chỉnh thế bố trí chiến lược, đến cuối năm 1990, việc điều chỉnh lực lượng trong toàn quân đã đạt tỷ lệ tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu tổ chức quân đội trong thời kỳ đổi mới.

6/ Cuộc tinh giảm biên chế ở dân sự trong cùng thời kỳ:

Ngày 29.12.1987, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 227/HĐBT về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Từ đây bắt đầu một thời kỳ nặng nề trong các cơ quan hành chính sự nghiệp với bài toán khó về nhân sự. Mặc dầu theo Quyết định số 227, việc sắp xếp chỉ đến hết quý 1 năm 1998 là kết thúc, nhưng mãi rất nhiều năm tháng sau này, hiện tượng sợ hãi với chủ trương tinh giản biên chế để từ đó phản ứng tiêu cực vẫn tồn tại.

Cánh cửa trước hết là đóng lại với sinh viên mới ra trường. Nhiều cơ quan, địa phương áp dụng chiến thuật “cố thủ”. Dạo đó những sinh viên mới ra trường, ôm hồ sơ đi tìm việc, chưa vô khỏi cổng cơ quan là đã nghe trả lời “giảm biên chế rồi em ơi”. Đi đến đâu cũng chỉ nghe bàn tán chuyện giảm biên chế mà thôi. Làn sóng giảm biên chế như một bóng ma bao trùm lên toàn xã hội lúc đó.

Có nhiều tỉnh thành kiên quyết không nhận sinh viên của các địa phương khác, để dành chỉ tiêu cho con em của địa phương mình. Ở Bình Thuận có một trường hợp thế này: Đoàn địa chất thủy văn 705 là cơ quan trung ương trú đóng trên địa bàn tỉnh, nhiều năm liền không thể tuyển được người vì bị Ban tổ chức chính quyền tỉnh ép nhận người trong tỉnh. Cơ quan này như tên gọi của nó, họ chỉ cần những người có chuyên môn về địa chất thủy văn, nhưng tỉnh Bình Thuận ép họ phải nhận sinh viên con em trong tỉnh tốt nghiệp chuyên ngành thủy lợi với lý luận là “thủy nào cũng là thủy”.

Với các cán bộ công nhân viên đương chức, cuộc vận động cho nhân viên thôi việc diễn ra rộng khắp. Thực trạng đói nghèo, cộng thêm cái lợi trước mắt của việc nhận trợ cấp 1 lần/ 1 cục theo Quyết định 176, đã đẩy hàng vạn người ra khỏi các cơ quan, xí nghiệp.

Ảnh minh hoạ:


Những năm 198x, quân trang bộ đội có chất lượng không tốt, và nhiều khi thiếu.

Thời đó, tất cả những gì, mà na ná và nom giống quân phục, đều được bộ đội mặc, và coi đó là quân phục nghiêm chỉnh.

Hồi đó, ‘cả cây quân phục’ của các quân nhân ‘có điều kiện’, kể từ chân lên tới đầu, bao gồm:

-Giầy da tá,

-Quần ‘pho tá’,

-Áo ‘bay Nga’ bên trong,

-Áo khoác ‘Na-tô’ bên ngoài,

-Mũ mềm ‘dạ tá’.

Đưa hình ảnh minh hoạ này lên, chắc pain nhận ra ngay, ai là ai. :D

Đoàn - QS.jpg
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (4)

5/ Thực hành giảm quân qua các chi tiết:

Tháng 12 năm 1986, Bộ quyết định điều chỉnh các đơn vị chủ lực lui về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Trước quyết định này, đồng chí Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra chỉ lệnh bằng văn bản. Ngay lập tức, Bộ đã giao đồng chí Phi Long - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, viết lệnh.

Kết quả của đợt điều chỉnh tổ chức biên chế trong hai năm (1987 và 1988), toàn quân đã hợp nhất 41 đơn vị thuộc cơ quan quân khu, quân đoàn và tổng cục; giải thể 71 đầu mối từ cấp tiểu đoàn đến sư đoàn và tương đương; giảm biên chế 20% quân số đối với các cơ quan trực thuộc Bộ.



Năm 1989, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể 12 sư đoàn bộ binh, 01 lữ đoàn, 03 trung đoàn, 01 tiểu đoàn thuộc các quân khu, quân đoàn và tổng cục.

Trong việc điều chỉnh thế bố trí chiến lược, ngày 11/9/1987, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 179/QĐ-TM thành lập 83 đồn biên phòng thuộc 06 tỉnh biên giới phía Bắc; Quân đoàn 14 và Quân đoàn 26 (Quân khu 1) làm nhiệm vụ ở tuyến được lệnh lùi về phía sau. Sau đó giải thể.

Hướng Đông Bắc, tháng 8/1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương quyết định hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh và Quân khu 3, giữ tên gọi là Quân khu 3 và thành lập Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ vùng đảo Quảng Ninh.

Trên nước bạn Lào và Campuchia, sau khi đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc tế, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam rút về nước (năm 1989).

Như vậy, sau một thời gian thực hiện tinh giản tổ chức, biên chế và điều chỉnh thế bố trí chiến lược, đến cuối năm 1990, việc điều chỉnh lực lượng trong toàn quân đã đạt tỷ lệ tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu tổ chức quân đội trong thời kỳ đổi mới.

6/ Cuộc tinh giảm biên chế ở dân sự trong cùng thời kỳ:

Ngày 29.12.1987, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 227/HĐBT về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Từ đây bắt đầu một thời kỳ nặng nề trong các cơ quan hành chính sự nghiệp với bài toán khó về nhân sự. Mặc dầu theo Quyết định số 227, việc sắp xếp chỉ đến hết quý 1 năm 1998 là kết thúc, nhưng mãi rất nhiều năm tháng sau này, hiện tượng sợ hãi với chủ trương tinh giản biên chế để từ đó phản ứng tiêu cực vẫn tồn tại.

Cánh cửa trước hết là đóng lại với sinh viên mới ra trường. Nhiều cơ quan, địa phương áp dụng chiến thuật “cố thủ”. Dạo đó những sinh viên mới ra trường, ôm hồ sơ đi tìm việc, chưa vô khỏi cổng cơ quan là đã nghe trả lời “giảm biên chế rồi em ơi”. Đi đến đâu cũng chỉ nghe bàn tán chuyện giảm biên chế mà thôi. Làn sóng giảm biên chế như một bóng ma bao trùm lên toàn xã hội lúc đó.

Có nhiều tỉnh thành kiên quyết không nhận sinh viên của các địa phương khác, để dành chỉ tiêu cho con em của địa phương mình. Ở Bình Thuận có một trường hợp thế này: Đoàn địa chất thủy văn 705 là cơ quan trung ương trú đóng trên địa bàn tỉnh, nhiều năm liền không thể tuyển được người vì bị Ban tổ chức chính quyền tỉnh ép nhận người trong tỉnh. Cơ quan này như tên gọi của nó, họ chỉ cần những người có chuyên môn về địa chất thủy văn, nhưng tỉnh Bình Thuận ép họ phải nhận sinh viên con em trong tỉnh tốt nghiệp chuyên ngành thủy lợi với lý luận là “thủy nào cũng là thủy”.

Với các cán bộ công nhân viên đương chức, cuộc vận động cho nhân viên thôi việc diễn ra rộng khắp. Thực trạng đói nghèo, cộng thêm cái lợi trước mắt của việc nhận trợ cấp 1 lần/ 1 cục theo Quyết định 176, đã đẩy hàng vạn người ra khỏi các cơ quan, xí nghiệp.

Ảnh minh hoạ:

Những năm 198x, quân trang bộ đội có chất lượng không tốt, và nhiều khi thiếu.

Thời đó, tất cả những gì, mà na ná và nom giống quân phục, đều được bộ đội mặc, và coi đó là quân phục nghiêm chỉnh.

Hồi đó, ‘cả cây quân phục’ của các quân nhân ‘có điều kiện’, kể từ chân lên tới đầu, bao gồm:

-Giầy da tá,

-Quần ‘pho tá’,

-Áo ‘bay Nga’ bên trong,

-Áo khoác ‘Na-tô’ bên ngoài,

-Mũ mềm ‘dạ tá’.

Đưa hình ảnh minh hoạ này lên, chắc pain nhận ra ngay, ai là ai. :D

Đoàn - QS.jpg
Những năm 8x, 9x thì quân phục còn lôm côm. Nhưng từ năm 2000 thì quân trang đã được dần dần cải thiện rất nhiều. Các bộ quân phục dã chiến K07 là một bước tiến nhảy vọt. Còn trang bị của người lính bộ binh thì vẫn chủ yếu là AK47 và các loại súng bộ binh từ thời chống Mỹ. Việc trang bị đại trà súng STV chưa thể làm ngay được dù của nhà trồng được nhưng do năng lực sản xuất yếu nên phải từ từ.
Ảnh minh hoại quân phục dã chiến K07 ( bộ được kỷ niệm khi xem tập trận ở quân đoàn 2 năm 2009.
1000011205.jpg

Bộ này được phát cho 100% lính QD2 đó ( theo lời Thượng tá Trung - chủ nhiệm hậu cần) chứ không phải biểu diễn đâu cụ Leo thân mến.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top