[Funland] Nhìn Lại Chiến Dịch MB - 84

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ

Như đã viết ngay ở phần đầu tiên, Sau MB-84, QĐNDVN không tổ chức thêm trận tiến công quy mô lớn nào ở mặt trận Vị Xuyên nói riêng và toàn mặt trận Biên giới với Trung Quốc nói chung, mà chỉ sử dụng chiến thuật lấn dũi, vây ép để tạo thế ngăn chặn đối phương và từng bước giành lại một ́vài điểm chốt nhỏ.

Đến năm 1989, cùng với xu hướng giảm căng thẳng biên giới và bình thường hóa quan hệ 2 nước, quân TQ lần lượt rút khỏi các điểm chiếm đóng trái phép còn lại ở Vị Xuyên và Yên Minh.

Đến đây, bên cạnh việc bổ xung thêm các chi tiết về trận MB – 84, nhà cháu biên tiếp về các vấn đề hậu MB – 84, trong đó nổi bật là câu chuyện về ‘Cuộc giảm quân lịch sử’

Bài tương đối dài, nên nhà cháu sẽ tách ra thành nhiều đoạn.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,874
Động cơ
246,310 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Mặt trân biên giới Phía Bắc - quả thật nếu không có Tướng HĐ thì không biết sẽ như thế nào.
- Vậy mà ông bị gọi về HN liên tục. Ảnh hưởng nhiều tới việc giữ và giành lại những cao điểm chiến lược sau đó. Thật là khó hiểu.
* Trong kháng chiến chống Mĩ, không có ông thì Thượng Đức ta sẽ không sao giành và giữ được ngày nào.
Tiếc là ông chỉ được hàm 1 ⭐
 

Ngo_le

Xe đạp
Biển số
OF-861676
Ngày cấp bằng
18/6/24
Số km
17
Động cơ
360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ cuộc Chiến này em mới biết em nghĩ năm 84 cuộc chiến chỉ là những trận đơn lẻ không nghĩ nó lại kéo dài và thương vong lớn thế. Em đọc theo dõi trên diễn đàn quân sự Máu và Hoa có hồi ức của các cựu binh tham gia cuộc chiến đó rất chân thực và sống động ạ
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,911
Động cơ
1,054,615 Mã lực
VỀ LỜI ĐỒN THỔI ĐỐT XÁC LIỆT SỸ TRONG TRẬN MB-84

Như đã viết, trận MB-84, quân ta hy sinh tầm độ 600 người.

Đêm ngày 12/07/1984, sau khi kết thúc trận đánh và quân ta rút lui, => thì tuyệt đại số liệt sỹ khoảng 600 người đó, vẫn nằm lại trận địa.

Đến ngày 16/07/1984, phía Trung Quốc mới có thư gửi quân đội nhân dân VN, cho phép quân ta tổ chức thu gom thi hài.

Vậy từ ngày 13/07 đến hết ngày 16/07/1984, quân ta đã làm gì với số liệt sỹ đã hy sinh?

Hãy suy luận lô-gic, kết hợp với lời kể khả tín của cựu binh sư đoàn 365 ( ở đây là Thắng ‘còng’ (khá nổi danh trên cõi mạng – lính sư 365 đánh trận này và Nguyễn Trọng Ninh – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Bất động sản – Bộ XD – người mà tôi đã nhắc đến trong các còm trước).

Hãy xem bối cảnh thực tế:

-Ban ngày 13, ngày 14, ngày 15 và ngày 16: lẽ tất ngẫu dĩ là sẽ không có cuộc thu gom liệt sỹ nào.

-Trong các đêm ngày 13, ngày 14, ngày 15 và ngày 16: Trời đều đổ mưa, và tối không ánh trăng.

Việc thu gom liệt sỹ được sư 365 tiến hành theo hình thức khoán cho từng đơn vị nhỏ, tùng tổ nhỏ.

Theo định mức là 1 đêm/tìm được 1 liệt sỹ/ 1 người đi tìm.

Vậy nên mới có cảnh: 2 ông đi tìm và mò mẫm được 1 liệt sỹ, lúc nghỉ giai lao, do sơ ý, đã bị 2 ông khác ăn trộm mất liệt sỹ. Thế là lại khóc mếu vì mất công toi, lại đi mò mẫm tìm các ông liệt sỹ khác.

Việc tìm kiếm hết sức khó khăn, vì mưa to, tối đen, đường trơn, và lo Trung Quốc bắn.


Việc mò tìm liệt sỹ hết sức vất vả, và kết quả cũng không được là bao.

Chỉ sau khi được sự cho phép của TQ, thì bắt đầu từ ngày 17/07, quân ta mới có thể tổ chức thu gom vào ban ngày,

Tuy nhiên, lúc này, thi hài liệt sỹ đang trong quá trình phân hủy, Cộng thêm thái độ không tận tâm của quân ta, nên số liệt sỹ vẫn không thể nào thu hồi được hết.

Nguồn cơn của tin đồn đốt xác:

Sau này, khi hết thời hạn thu hồi của phía TQ, và bên ta đã chấm dứt việc thu hồi thi hài, thì ở chiến hào tiền duyên, quân TQ có dùng xăng để tẩy uế mùi hôi.

Đây là việc có thật, nhưng chỉ ở phạm vi hạn chế.

TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ CHUYỆN:
Quân TQ đốt thiêu hủy đại trà các liệt sỹ của ta.

Tuy nhiên, lời đồn thổi theo kiểu ‘ông mù sờ voi’, nên tam sao thất bản.
Và chuyện đồn thổi thì bao giờ cũng có.
Ta phải truy tìm tư liệu, kết hợp với suy luật lo-gic, để đưa ra phỏng đoán , GẦN ĐÚNG NHẤT



Hình ảnh thi thể các liệt sỹ bị đốt cháy sau khi ta chấm dứt việc thu hồi.


đốt xác.jpg
Em có nghe 1 chú ccb thời này kể, việc chú đi thu dọn chiến trường, thu xác đồng đội. Chú kể phải bịt khăn, bôi đẫm cao sao vàng.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Em có nghe 1 chú ccb thời này kể, việc chú đi thu dọn chiến trường, thu xác đồng đội. Chú kể phải bịt khăn, bôi đẫm cao sao vàng.
Các câu chuyện giải quyết hậu quả chiến trường, luôn là những câu chuyện 'thâm cung bí sử' và 'đau lòng.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (2)

Thập niên những năm 80, chắc hẳn Cụ nào trong Nhóm cũng còn nhớ những câu ca vè trong dân gian:
"….Đầu đường đại tá bơm xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Ngoài đường thiếu tá ê kem
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma….”

Thời ấy, có trên 1 triệu quân nhân bị giảm trừ cùng lúc.

Dân sự giảm biên chế hàng loạt. Nhiều vạn công nhân viên chức, chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhận quyết định thôi việc, ra về ‘một cục’, theo ‘chế độ 176’, mà hậu quả nặng nề còn đeo bám đến tận hôm nay.

Thực sự là một thời kỳ gian khó.

1/ Bối cảnh quốc tế:


Những năm 80 của thế kỷ XX, LX và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Ở LX, từ tháng 3/1985, sau khi được bầu làm Tổng BT Đ, Mr. Gorbachev tiến hành chính sách cải cách kinh tế. Nhưng các kế hoạch này không thành công, nền kinh tế càng thêm khủng hoảng, dẫn tới sự rối loạn trong xã hội.

Ở các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết bấy lâu âm ỉ, thời điểm này bùng phát thành phong trào đòi ly khai, như Lítva, Látvia, Extônia. Bắt đầu thấy rõ “mầm mống tan rã” của Đ . C . S LX.

Cũng vào những năm 80 của thế kỷ XX, do sự suy giảm nghiêm trọng về kinh tế và mất ổn định về chính trị, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng rơi vào khủng hoảng.

Theo đó, các chính quyền xã hội chủ nghĩa lần lượt sụp đổ ở Bungari, Tiệp Khắc, Hungari, Rumani, Liên bang Nam Tư, v.v…

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, tình hình chính trị và những diễn biến hết sức phức tạp ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, đã tác động mạnh mẽ đối với Việt Nam - một đất nước xây dựng theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thời kỳ Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, việc quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, đã bị quốc tế cô lập, tăng cường bao vây, cấm vận Việt Nam. Thực tế đó đặt ra rằng: Việt Nam phải nhanh chóng hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia.
(còn tiếp)
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,328
Động cơ
294,850 Mã lực
Còm về Quân đội ta hôm nay:

-Vẫn là khẩu súng tiểu liên AK 47 huyền thoại, đã được thế hệ cụ hoặc ông sử dụng từ thời đánh Mỹ.
(Tất nhiên, có 1 số ít đơn vị, như là Hải quân đánh bộ của ta, Lữ 141 bảo vệ Bộ Tổng, là được trang bị vũ khí bộ binh đời mới. Còn thì đại trà vẫn là AK 47)

-‘Bao-xe’ đựng đạn: vẫn là kiểu đựng 3 băng, đeo trước ngực.

-Chân vẫn đi giầy vải, chất lượng chả dám khen là tốt.

-Vẫn đội chiếc mũ cứng, không có tác dụng che chắn mảnh đạn.

-Quân tư trang cũng vẫn là chiếc ba lô vải. Hành quân xa, quai ba lô vẫn vặn xoắn và siết đau vai.

-Hành quân bộ vẫn là chủ yếu.

-Bộ khung trợ lực, giúp tiết kiệm sức lực đáng kể, khi mang vác trọng lượng nặng: là một sự hão huyền không có trong tư duy.

Tất cả dường như vẫn giống năm 1979. Điểm khác biệt nhận thấy là: quân phục nom diêm dúa hơn.

Minh họa thực trạng của trang bị hiện nay, của quân đội ta

09.jpg
Cám ơn vì sự dũng cảm và ngay thẳng của cụ. Sự thật nhìn theo chiều sâu em cho rằng còn tệ hơn nữa.. vài cái đồ mua kia như 1 thủ tục phải có như kiểu con lên c3 ắt phải cố cái xe đạp.. đồ cũng chẳng có gì bằng người lại móc túi vợ lục túi con , rồi lại thu mình bả lả làm thân ai đó mà vay mượn , nhờ tiếng...rồi đi qua mấy xã khênh về. Ctr xảy ra nguồn lực từ hậu cần, công nghiệp QP, Cn phụ trợ tri thức, tinh thần, v chất vv đều gần như ko có.. lòng người là cái may ra còn trông chờ đc.. nhưng nó ở trên tv chưa biết thế nào.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,328
Động cơ
294,850 Mã lực
Như tôi đã còm trước đấy, là:
Câu hỏi đó, cũng như câu hỏi của các CCB chúng tôi, là:
-Tại sao, không trang bị cho bộ đội ta, cái thẻ inox nhận dạng quân nhân, như của quân đội Mỹ, để vơi bớt đi, tình trạng liệt sỹ vô danh ???
Chi phí để làm cái thẻ inox này, nhiều cụ tính ra, chỉ tầm 100 k/chiếc (nếu làm nhiều).

Câu hỏi này của chúng tôii, vẫn luôn rơi và các cái tai điếc.
Em cho rằng sx hàng loạt thì chỉ dưới 50k/ chiếc. Nếu đặt TQ nó làm phôi thì chắc 5k 10k/ chiếc.
Nhưng người đc quyết thì gần như bản thân họ và con họ ko thể chết do ctranh. ..nên ko quan tâm thẻ làm gì.
 

trong_dshl

Xe máy
Biển số
OF-103989
Ngày cấp bằng
24/6/11
Số km
54
Động cơ
395,391 Mã lực
Tháng 4/1984, tôi đang ở cái vùng biên này đây. Cứ mùa khô hàng năm là cánh chúng tôi lại đi các vùng biên để trinh sát địa hình, để làm gì thì ko đến lượt lính trơn bọn tôi biết. Rồi 1 ngày trong cái tháng này tôi đc nhắn tin về ngay đơn vị để đc ra quân, khi từ biên giới ra đến quốc lộ 2 thấy 1 số anh em đợn vị khác chuyển đến. Tiếp xúc tôi có hỏi anh em mình lên làm gì đấy, 1 số anh em bảo lên chiến dịch ở cái chỗ anh vừa về ấy. Tôi bâng khuâng nghĩ mãi khi đó mà ko thể hiểu nổi, thôi đc về là sướng rồi. Tôi nói tôi suy nghĩ là vì khi đó tôi chỉ là lính thôi nhưng đã có tuổi vì học xong chuyên nghiệp mới đi lính nên so với mặt bằng anh em là cao tuổi hơn và lại có tuổi quân đến đc cho về rồi. Mấy năm sau mới nghe đồng ngũ kể lại chuyện năm đó ....
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Cám ơn vì sự dũng cảm và ngay thẳng của cụ. Sự thật nhìn theo chiều sâu em cho rằng còn tệ hơn nữa.. vài cái đồ mua kia như 1 thủ tục phải có như kiểu con lên c3 ắt phải cố cái xe đạp.. đồ cũng chẳng có gì bằng người lại móc túi vợ lục túi con , rồi lại thu mình bả lả làm thân ai đó mà vay mượn , nhờ tiếng...rồi đi qua mấy xã khênh về. Ctr xảy ra nguồn lực từ hậu cần, công nghiệp QP, Cn phụ trợ tri thức, tinh thần, v chất vv đều gần như ko có.. lòng người là cái may ra còn trông chờ đc.. nhưng nó ở trên tv chưa biết thế nào.
Đó là một vấn đề, mà tôi thấy buồn, bạn à.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Tháng 4/1984, tôi đang ở cái vùng biên này đây. Cứ mùa khô hàng năm là cánh chúng tôi lại đi các vùng biên để trinh sát địa hình, để làm gì thì ko đến lượt lính trơn bọn tôi biết. Rồi 1 ngày trong cái tháng này tôi đc nhắn tin về ngay đơn vị để đc ra quân, khi từ biên giới ra đến quốc lộ 2 thấy 1 số anh em đợn vị khác chuyển đến. Tiếp xúc tôi có hỏi anh em mình lên làm gì đấy, 1 số anh em bảo lên chiến dịch ở cái chỗ anh vừa về ấy. Tôi bâng khuâng nghĩ mãi khi đó mà ko thể hiểu nổi, thôi đc về là sướng rồi. Tôi nói tôi suy nghĩ là vì khi đó tôi chỉ là lính thôi nhưng đã có tuổi vì học xong chuyên nghiệp mới đi lính nên so với mặt bằng anh em là cao tuổi hơn và lại có tuổi quân đến đc cho về rồi. Mấy năm sau mới nghe đồng ngũ kể lại chuyện năm đó ....
Trận MB-84 là trận khốc liệt nhất của mặt trận Hà - Tuyên thời 1984-1989.
Tất nhiên, còn đồi Cô Ích, còn có 'lò vôi', còn có 'làng Pinh' và các cái. Nhưng đó là sự khốc liệt dai dẳng và dài ngày, nhưng từng trận một, không còn trận nào, hy sinh nhiều như MB-84.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,328
Động cơ
294,850 Mã lực
Trận MB-84 là trận khốc liệt nhất của mặt trận Hà - Tuyên thời 1984-1989.
Tất nhiên, còn đồi Cô Ích, còn có 'lò vôi', còn có 'làng Pinh' và các cái. Nhưng đó là sự khốc liệt dai dẳng và dài ngày, nhưng từng trận một, không còn trận nào, hy sinh nhiều như MB-84.
Đánh với TQ khi đó có cái khó hơn đánh với Mỹ phải không cụ ? Họ hiểu mình quá rõ, nguồn lực tiếp liệu dồi dào và sát lưng . Địa hình có lợi cho họ . mình lại không có nguồn lực nào bù đắp đc đủ mạnh trong cuộc chiến đó.
Ps. Mà em nhìn ảnh cụ trông giống trung tướng Nguyễn văn Phiệt. Cụ có họ hàng gì không đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

maitung

Xe buýt
Biển số
OF-16048
Ngày cấp bằng
6/5/08
Số km
932
Động cơ
502,359 Mã lực
Theo mình được biết thì tai nạn thông thường thôi, không phải liên quan đến TQ. Bộ đội đóng quân ở TS trên biển có khá nhiều hy sinh không liên quan đến Trung Quốc.
chắc là do tai nạn thôi cụ nhỉ? đợt em đi TS cách đây hơn chục năm có nghe nói có cs bị chết đuối khi đi đánh cá nên có lệnh cấm đánh bắt cá. Bản thân hôm ở đảo cũng chứng kiến 1 cậu cs đi tè bậy nhảy qua công sự trượt chân ngã gãy tay ngay trc hôm được lên tàu về đất liền
 

crYztaL

Xe buýt
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
889
Động cơ
314,690 Mã lực
Cái dogtag Mỹ dùng, Liên Xô dùng, Trung Quốc thậm trí còn đang thử nghiệm tích hợp cả chip lên dogtag. Việt Nam mình chả có lý do không dùng cả, nếu sợ lộ bí mật thì làm kiểu Liên Xô, chỉ in mỗi số hiệu quân nhân.
il_fullxfull.1711397718_qwmw.jpg
 

titit2023

Xe tải
Biển số
OF-840072
Ngày cấp bằng
13/9/23
Số km
471
Động cơ
72,749 Mã lực
[
Sao nhiều cụ bây giờ vẫn ảo tưởng cái món Tầu nó đánh hay chiếm mình. Mảnh đất thì bé, dân thì đông, tài nguyên không còn gì đặc biệt. Con người cũng chẳng phải kiệt xuất gì so với thế giới. Nó chiếm mình để làm gì. Để thử nghiệm hàng chục nghìn cái Drone đánh thế nào à. Cứ cho nó tiêu diệt vãn các vị trí như kiểu sân bay, bến cảng, kho xăng dầu..... Sau đó không đổ quân sang à. Đổ quân sang nó cứ như đi dạo trên bãi tắm chắc. Em nghĩ tập trung mà làm kinh tế với học hành thôi. Chạy đua quân sự có khi kiệt quệ cả nền kinh tế.
Lịch sử hàng nghìn năm trước đến bây giờ, chưa bao giờ TQ ngừng ý định thôn tính hoặc ngừng gây ảnh hưởng lên đất Việt.
Trong tương lai cũng vậy thôi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (3)

2/ Bối cảnh trong nước:
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ cải cách kinh tế. Sau một loạt chính sách về giá lương tiền, thì kinh tế xã hội lâm vào khủng hoảng và sa sút trầm trọng.

Trong khi đó, quân đội ta là sản phẩm của đấu tranh giành độc lập và là công cụ để bảo vệ hòa bình. Nay đất nước đã hòa bình “cần phải giảm hai phần ba quân số để tập trung sức xây dựng đất nước về mọi mặt”.

Cuối những năm 198x, Việt Nam bị bao vây cấm vận, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, lạm phát lên 744%, quân đội thường trực lúc cao nhất có đến 1,6 triệu người, vượt quá xa khả năng bảo đảm của hậu cần quân đội. Trong lúc đó, chúng ta vừa thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong nước lại vừa thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và đương đầu với hoạt động tranh chấp gây hấn thường xuyên ở phía Bắc.

Trong thời kỳ đó, ngân sách quốc phòng hằng năm chiếm đến 25% tổng ngân sách quốc gia nhưng vẫn không đủ trang trải các nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, trang bị, huấn luyện và chiến đấu của bộ đội; đời sống bộ đội hết sức khó khăn, trang bị thiếu thốn; nếu không thực hiện được việc giảm quân số, không những nền kinh tế không chịu nổi mà sức chiến đấu của Quân đội cũng sẽ ngày càng giảm sút, an ninh quốc phòng không bảo đảm.

3/ Thực trạng quân đội cuối những năm 8x:

Năm 1986, Tổng Tham mưu trưởng đi thị sát dọc vùng biên giới sáu tỉnh phía bắc.

Khi đi thị sát, Bộ nhận thấy, hầu hết sư đoàn, quân đoàn chủ lực mạnh đều được điều hết lên biên giới bố trí theo kiểu “be bờ” với phương châm “Quyết tâm đánh thắng quân địch ngay từ tuyến đầu, trận đầu, loạt đạn đầu”.

Qua chuyến thị sát, Bộ nhận thấy: việc điều động hết chủ lực lên dàn hàng ngang trên biên giới có gì đó chưa thật ổn, lực lượng dày đặc nhưng thế trận phòng thủ thiếu chiều sâu, trong khi lực lượng phòng thủ biển đảo và Tây Nguyên thiếu được tăng cường các đơn vị chủ lực mạnh.

Cũng từ tìm hiểu thực tế, Bộ nhận thấy đời sống của bộ đội trên biên giới quá kham khổ. Bộ đội đóng quân trên các cao điểm sát biên giới, đường đi lại hiểm trở, công tác bảo đảm hậu cần rất khó khăn.

Lúc đó, Liên Xô tư vấn với ta là phải tăng quân thêm một quân đoàn, nhưng Bộ thấy rằng, tình thế buộc phải giảm quân số thường trực; việc giảm quân sẽ tập trung nguồn lực để tăng cường trang bị, huấn luyện, bảo đảm hậu cần, nâng cao sức chiến đấu của quân đội, đồng thời làm nhẹ gánh nặng chi phí quốc phòng, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.

4/ Kế hoạch giảm quân:

Bộ đã báo cáo với Bộ Chính trị về kết quả chuyến thị sát, tình hình quân đội, tình hình biên giới phía bắc và đề xuất phải thực hiện hai việc cấp thiết trước mắt là bố trí lại đội hình, thế trận phòng thủ chiến lược và giảm quân số thường trực. Ðề xuất của Bộ được Bộ Chính trị chấp thuận và cho triển khai thực hiện.

Sau khi được Bộ Chính trị chấp thuận, Bộ xây dựng kế hoạch phòng thủ chiến lược theo tư duy mới. Trước mắt, điều chỉnh sơ bộ trên tuyến biên giới, đưa bộ đội địa phương và dân quân du kích lên tuyến một, các đơn vị chủ lực lui về tuyến hai nhằm tạo ra thế trận phòng thủ có chiều sâu, sau đó sẽ từng bước điều chỉnh lớn và cơ bản hơn.

Tiếp theo đó, việc giảm quân được tiến hành bởi nhiều giải pháp: giải thể những đơn vị được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ lâm thời trước đó; giảm các đơn vị thứ tư của các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn trên tuyến biên giới; điều chỉnh rút gọn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quốc tế và bộ đội biên phòng; giảm gọn biên chế các sư đoàn bộ binh, trung đoàn binh chủng, đơn vị huấn luyện và cơ quan nghiệp vụ của các tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng ở phía sau; chuyển bớt một số đơn vị xây dựng kinh tế sang Nhà nước quản lý; kiện toàn các ban chỉ huy quân sự quận, huyện.

Bộ Chính trị nhất trí giảm: từ quân thường trực 1,5 triệu xuống còn 45 vạn (trong đó đã bao gồm 5 vạn quân thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế) và ghi sổ có 5 vạn quân dự bị.

Giảm từ 9 quân đoàn giảm xuống còn 4 quân đoàn.

Di chuyển vị trí đóng quân của Quân đoàn 3, một trong những quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, từ miền Bắc vào Tây Nguyên. Ngoài lý do đi vào trấn giữ một địa bàn chiến lược, thì khi ấy, quân đoàn 3 mà còn ở lại miền Bắc, thì miền Bắc không cung cấp nổi hậu cần.

Có thể nói rằng, đây là cuộc giảm quân phi thường, chưa có trong tiền lệ Quân đội Nhân dân Việt Nam!
Với tính toán giảm hơn 60% số quân thường trực và chỉ nhận từ 15% đến 18% ngân sách thu trong nước chứ không phải tổng thu ngân sách, càng không phải tổng thu nhập quốc dân. Với lộ trình giảm trong ba năm => Cuối cùng, Việt Nam cũng dần bớt đói nghèo.

(còn tiếp)

Hình ảnh cụ Lê Đức Anh, trong chuyến thị sát Biên giới, khi thực hiện chủ trương giảm quân.
1720791820200.jpeg
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,297
Động cơ
1,019,749 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (2)

Thập niên những năm 80, chắc hẳn Cụ nào trong Nhóm cũng còn nhớ những câu ca vè trong dân gian:
"….Đầu đường đại tá bơm xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Ngoài đường thiếu tá ê kem
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma….”

Thời ấy, có trên 1 triệu quân nhân bị giảm trừ cùng lúc.

Dân sự giảm biên chế hàng loạt. Nhiều vạn công nhân viên chức, chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhận quyết định thôi việc, ra về ‘một cục’, theo ‘chế độ 176’, mà hậu quả nặng nề còn đeo bám đến tận hôm nay.

Thực sự là một thời kỳ gian khó.

1/ Bối cảnh quốc tế:

Những năm 80 của thế kỷ XX, LX và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Ở LX, từ tháng 3/1985, sau khi được bầu làm Tổng BT Đ, Mr. Gorbachev tiến hành chính sách cải cách kinh tế. Nhưng các kế hoạch này không thành công, nền kinh tế càng thêm khủng hoảng, dẫn tới sự rối loạn trong xã hội.

Ở các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết bấy lâu âm ỉ, thời điểm này bùng phát thành phong trào đòi ly khai, như Lítva, Látvia, Extônia. Bắt đầu thấy rõ “mầm mống tan rã” của Đ . C . S LX.

Cũng vào những năm 80 của thế kỷ XX, do sự suy giảm nghiêm trọng về kinh tế và mất ổn định về chính trị, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng rơi vào khủng hoảng.

Theo đó, các chính quyền xã hội chủ nghĩa lần lượt sụp đổ ở Bungari, Tiệp Khắc, Hungari, Rumani, Liên bang Nam Tư, v.v…

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, tình hình chính trị và những diễn biến hết sức phức tạp ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, đã tác động mạnh mẽ đối với Việt Nam - một đất nước xây dựng theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thời kỳ Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, việc quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, đã bị quốc tế cô lập, tăng cường bao vây, cấm vận Việt Nam. Thực tế đó đặt ra rằng: Việt Nam phải nhanh chóng hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia.
(còn tiếp)
Năm 87 bắt đầu giảm quân ồ ạt. Đơn vị nhà cháu cho 1 loạt sỹ quan ra quân phục viên chuyển ngành, có vài trường hợp được đi Đức XKLĐ, còn lính tráng như bọn cháu cũng cho ra quân trước thời hạn luôn. Có lẽ lúc đó tình hình chiến trường, nguy cơ chiến tranh đã chấm dứt nên ta mới có đợt giảm biên chế các đơn vị quân đội nhiều như vậy, cũng có thể do đặc thù đơn vị nhà cháu thuộc QKTĐ, không còn phải lo phòng thủ tuyến sau nữa nên BQP cho các đơn vị thuộc QKTĐ tinh giảm trước.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,795
Động cơ
277,833 Mã lực
Chiến tranh đã lùi xa, nhân dân ko quên những người con đã nằm lại và đóng góp máu xương, còn với anh tim thâm thì luôn phải đề phòng
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Dạ cuộc Chiến này em mới biết em nghĩ năm 84 cuộc chiến chỉ là những trận đơn lẻ không nghĩ nó lại kéo dài và thương vong lớn thế. Em đọc theo dõi trên diễn đàn quân sự Máu và Hoa có hồi ức của các cựu binh tham gia cuộc chiến đó rất chân thực và sống động ạ
Cũng có rất nhiều người, không biết rằng, sau năm 1979, ta và Trung Quốc vẫn còn tiếp tục có chiến tranh, đến tận năm 1989.
Đó là điều rất đáng tiếc, bạn à.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Năm 87 bắt đầu giảm quân ồ ạt. Đơn vị nhà cháu cho 1 loạt sỹ quan ra quân phục viên chuyển ngành, có vài trường hợp được đi Đức XKLĐ, còn lính tráng như bọn cháu cũng cho ra quân trước thời hạn luôn. Có lẽ lúc đó tình hình chiến trường, nguy cơ chiến tranh đã chấm dứt nên ta mới có đợt giảm biên chế các đơn vị quân đội nhiều như vậy, cũng có thể do đặc thù đơn vị nhà cháu thuộc QKTĐ, không còn phải lo phòng thủ tuyến sau nữa nên BQP cho các đơn vị thuộc QKTĐ tinh giảm trước.
Tôi vẫn đang viết tiếp về câu chuyện giảm quân này.
Đó quả là một thời kỳ gian khó, bạn ơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top