Nhiệt đới hóa Mercedes.

gaz69

Xe điện
Biển số
OF-1685
Ngày cấp bằng
24/9/06
Số km
3,290
Động cơ
603,079 Mã lực
Tuổi
50
Website
www.autopart.vn
4x4: xe GL của bác em tháo cái đèn check ra từ lâu rồi, đố nó sáng được nữa;)
 

4x4

Xe tăng
Biển số
OF-335
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
1,361
Động cơ
592,699 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
4x4: xe GL của bác em tháo cái đèn check ra từ lâu rồi, đố nó sáng được nữa;)
:)) may quá, đèn nó vừa báo tuần trước sau khi bơm phải xăng đểu xong chứ ko mình phải vào xưởng kiểm tra lại thật vì 2 năm nay nó chả sáng lần nào :D
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
1 phút, free luôn. Nhưng làm ở chỗ khác.
Đơn giản là vào phần mềm off cái đèn đi thôi.
Hoặc tháo ra, cắt cái mạch dẫn đến bóng đèn
Đơn giản hơn nữa thì dán miếng băng dính đen lên
Íu mị, để chuẩn bị cho tết đã cẩn thận vác xe vào xưởng xóa lỗi và bảo dưỡng dọn dẹp cận thận. Thế mà đến đúng chiều 30 thì nó lại hiện lên vàng khè mới điên. Thôi dán băng dính đen cho nó rẻ, tự thi công lấy vậy.
 

khivang

Xe đạp
Biển số
OF-84294
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
42
Động cơ
411,220 Mã lực
E cũng quan tâm, e sắp rước 1 em hàng lướt bên Germany về
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
212
Động cơ
441,170 Mã lực
Chắc các bác ở đây ai cũng biết nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát rồi và nhà chế tạo cũng đủ cơ sở để chế tạo cũng như định chế độ làm việc tối ưu cho động cơ theo các tiêu chí riêng. Tuy nhiên theo em môi trường làm việc và chế độ làm việc rất quan trọng. Ở VN chuyện tháo van hằng nhiệt đối với xe ca chạy đường dài là việc khá phổ biến do thời gian động cơ phải hoạt động liên tục kéo dài. Các bác tài còn "nhiệt đới hóa" bằng cách thêm két nước mui bổ xung nước lạnh trực tiếp vào hệ thống nước làm mát. Trong khi đó bên xứ lạnh lại làm thêm rèm che két mát để đậy hẳn đường gió vào khoang động cơ! Đối tượng đang bàn ở đây là xe du lịch (xe con) nên thời gian hoạt động ngắn hơn và động cơ làm việc ở chế độ công suất thấp...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

nvtrung

Xe máy
Biển số
OF-10041
Ngày cấp bằng
23/9/07
Số km
94
Động cơ
534,740 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Beijing
Thế mới đau, xe em cứ 2 tuần là nó hiện 1 lần. Hay là đèn nó bị chập nhể!
Xin chia buồn với huynh hihihiii, em tưởng Audi nó lành hơn Merc chứ. Hay huynh bán rẻ cho đệ con đó để quay đầu về Cẩm Ly cho nó lành vậy ? hihihi... nói đùa cho vui chứ cái CUỘC ĐỜI LÀY thì bao giờ đệ mới có tiền để mua, đệ ngưỡng mộ huynh lắm đó
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
Đang nói Merc mà. Từ ngày chú hưởng sái Chủ tịch thế là cũng lân la vào đây rồi à, hê hê hê :), cứ khiêm tốn làm gì. Dạo này trời ấm lên rồi chứ!
 

meo230

Xe tải
Biển số
OF-77979
Ngày cấp bằng
16/11/10
Số km
210
Động cơ
421,000 Mã lực
em lính mới với lại xe công chúa tuyết nên em xin đứng ngó để học tập kinh nghiệm ợ
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,685
Động cơ
625,881 Mã lực
Tuổi
56
ôi trời , bác tháo VHN nó còn sôi nước mà bác còn đi tìm VHN để gắn vào làm gì thế ? muốn cho sôi nước nhanh thêm à :))!!!! xe cũ thì bỏ VHN là giải pháp không tồi đâu bác , cũng chẳng có gì hài cả , xe cũ nhiều người chấp nhận thà chạy hơi mát máy một tí còn hơn bị nguy cơ sôi nước rình rập, mà bác biết rồi đấy quá nhiệt thì hậu quả nó đắt ghê lắm ;)) , nếu muốn gắn VHN thì tùy tình trạng "xuống cấp" của ht làm mát , có khi phải thay cả két , bơm , quạt mới giải quyết triệt để chuyện sôi nước . Bỏ VHN thì vẫn OK nhưng còn cái quạt thì làm sao mà bỏ được hả bác ? :5:
e ở SG VHN bán đầy đường như cóc ổi , đồ cũ nhưng xài ngon khoảng 3 đến 4 trăm / cái , bác thích e mua hộ cho 100 cái về cất xài dần ... :))
Tháo VHN nước sôi nhanh hơn đấy ạ, cái này liên quan đến chuyện lưu lượng nước qua két nước, tháo VHN lượng nước qua két ít đi vì có 1 phần nước không qua két mà về thẳng động cơ, dẫn đến làm mát kém hơn, khi có VHN và VHN mở (khi này đóng mạch nước tắt về động cơ) thì lượng nước qua két nhiều hơn, dẫn đến làm mát tốt hơn, kết quả như mong muốn.
 

cutywww

Xe máy
Biển số
OF-27519
Ngày cấp bằng
15/1/09
Số km
80
Động cơ
486,600 Mã lực
Tháo VHN nước sôi nhanh hơn đấy ạ, cái này liên quan đến chuyện lưu lượng nước qua két nước, tháo VHN lượng nước qua két ít đi vì có 1 phần nước không qua két mà về thẳng động cơ, dẫn đến làm mát kém hơn, khi có VHN và VHN mở (khi này đóng mạch nước tắt về động cơ) thì lượng nước qua két nhiều hơn, dẫn đến làm mát tốt hơn, kết quả như mong muốn.

bác mô tả đúng đấy nhưng không kết luận gì đc vì chưa đầy đủ và bác chưa biết thực tế họ làm thế nào , cái vấn đề đường bypass về lại khoang máy thì thợ thầy họ biết cả và giải quyết đơn giản thôi , có vẻ thô thiển nhưng e lại đánh giá cao cái cục gỗ xấu xí họ đóng vào họng cái ống đó lắm , chứng tỏ người thợ hiểu đúng vấn đề , làm thế là cưỡng bức nước qua két 100% luôn phải chưa nào ? như vậy e nói gắn VHN cho "nhanh sôi" có gì sai không ạ ? :))

bàn thêm tí , việc đóng nút gỗ hay kim loại nhiều khi cũng chưa cần thiết đâu , vì cái HTLM mà có VHN thì nó chỉ bắt đầu có tác dụng khi VHN chớm mở thôi , việc này đ/v vài xe có bịnh sôi nước có khi đã là muộn khi mà tốc độ sinh nhiệt còn nhanh hơn tốc độ làm mát , trong khi ở t/h tháo VHN (chưa cần phải đóng nút) thì việc "làm mát" bắt đầu luôn từ ngay khi nổ máy rồi ! nếu tính lượng nước qua két cho cả quá trình ở 2 t/h này thì cái nào nhiều hơn đây ? làm sao có thể khẳng định cái nào làm mát tốt hơn nếu không nhờ thực tế ? còn thực tế thế nào thì bác tự tìm hiểu lấy đi . 8->


p.s : ở đây e chỉ đề cập xe có bịnh sôi nước thôi nhé các bác :)).
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,685
Động cơ
625,881 Mã lực
Tuổi
56
bác mô tả đúng đấy nhưng không kết luận gì đc vì chưa đầy đủ và bác chưa biết thực tế họ làm thế nào , cái vấn đề đường bypass về lại khoang máy thì thợ thầy họ biết cả và giải quyết đơn giản thôi , có vẻ thô thiển nhưng e lại đánh giá cao cái cục gỗ xấu xí họ đóng vào họng cái ống đó lắm , chứng tỏ người thợ hiểu đúng vấn đề , làm thế là cưỡng bức nước qua két 100% luôn phải chưa nào ? như vậy e nói gắn VHN cho "nhanh sôi" có gì sai không ạ ? :))

bàn thêm tí , việc đóng nút gỗ hay kim loại nhiều khi cũng chưa cần thiết đâu , vì cái HTLM mà có VHN thì nó chỉ bắt đầu có tác dụng khi VHN chớm mở thôi , việc này đ/v vài xe có bịnh sôi nước có khi đã là muộn khi mà tốc độ sinh nhiệt còn nhanh hơn tốc độ làm mát , trong khi ở t/h tháo VHN (chưa cần phải đóng nút) thì việc "làm mát" bắt đầu luôn từ ngay khi nổ máy rồi ! nếu tính lượng nước qua két cho cả quá trình ở 2 t/h này thì cái nào nhiều hơn đây ? làm sao có thể khẳng định cái nào làm mát tốt hơn nếu không nhờ thực tế ? còn thực tế thế nào thì bác tự tìm hiểu lấy đi . 8->
p.s : ở đây e chỉ đề cập xe có bịnh sôi nước thôi nhé các bác :)).
Theo em hiểu thì bác không hâm mộ cái món VHN lắm đúng không ạ? còn chuyện tìm hiểu thì phải học cả đời mà :))
 

tranquoctoan

Xe tải
Biển số
OF-424
Ngày cấp bằng
20/6/06
Số km
485
Động cơ
584,629 Mã lực
Tuổi
47
Thấy các bác cãi nhau nhiều quá nên phải có vài lời phân tích rõ ràng để các bác mới đọc biết

- "Nhiệt đới hóa" là từ cho bác bigdog tự đặt ra chứ chẳng có tài liệu nào của MB đề cập đến. Vì vậy các bác miễn tranh luận thế nào là đúng nhé vì hãng không có món này để so sánh.
- Thủ tục "nhiệt đới hóa" của bác bigdog bao gồm tương đối nhiều công việc nhưng tóm tắt lại là: Không thay đổi bất cứ phần cứng gì trong xe, chỉ dùng StarDiag của Mercedes để điều chỉnh lại settings trong xe, thay loại nước làm mát, thay đổi thông số trong hộp số, ICM, và giới hạn nhiệt độ khi sử dụng Auxiliary Fan, van hằng nhiệt,etc..
- Bản thân tôi sau khi thử thay đổi thấy nhiệt độ máy giảm xuông một chút, tương đối chuẩn theo các xe chạy ở Bắc Mỹ, điều hòa mát hơn. Còn xe có chạy bền không thì chưa confirm được (chắc phải 10 năm nữa). Tôi đã chạy thử cả trên xe V6 và 200K đều có kết quả tương tự tuy lượng thay đổi có khác nhau.

Có mấy thông tin để các bác biết.
 

Crown 2.4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31557
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
20
Động cơ
480,020 Mã lực
Em cũng chẳng phải phải được đào tạo về ô tô nhưng mạn phép đóng góp ý kiến của mình thế này:

Tạm không xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu quả đốt hòa khí hay hiệu quả bôi trơn, chỉ xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ giãn nở của vật liệu.

Một động cơ có nhiều chi tiết: xéc măng, pít tông, xi lanh, trục khuỷu, trục cam... mỗi chi tiết có những yêu cầu nhất định về tính chất cơ học, dẫn tới những vật liệu chế tạo nên những chi tiết đó cũng có những tính chất khác nhau. Mà tính chất đã khác nhau rồi thì độ giãn nở nhiệt cũng khác nhau. Rõ ràng phải có một nhiệt độ nào đó mà mọi chi tiết, lúc này đã thay đổi kích thước do tác động của nhiệt, phối hợp với nhau nhịp nhàng nhất (Ví dụ như xéc măng hơi khít khìn khịt với thành xi lanh nhưng không tì mạnh tới mức gây ra ma sát có hại cho quá trình chuyển động lên xuống của pít tông). Nhiệt độ này được nhà sản xuất tính toán dựa trên tính năng của động cơ, những vật liệu mà họ dùng để chế tạo động cơ. Thậm chí một con ê cu bắt mặt máy với máy cũng được tính toán cẩn thận sao cho tại nhiệt độ thiết kế thì liên kết mặt máy với máy là kín nhất.

Em tin Mercedes có một nhiệt độ tối ưu, BMW cũng thế, Toyota cũng vậy. Mỗi nhà sản xuất cũng có một ý định riêng đối với mỗi loại động cơ mà họ chế tạo ra, có thể với động cơ này thì họ tập trung vào độ bền và chi phí sửa chữa thấp, nhưng với động cơ khác thì họ lại tập trung vào công suất, và có khi lại tập trung vào mức độ thân thiện với môi trường... Lựa chọn về vật liệu chế tạo động cơ sẽ thay đổi đáng kể giá thành động cơ. Theo quan điểm cá nhân em thì động cơ càng nóng thì đốt hòa khí càng nhanh và càng sạch, nhưng nhiệt độ lại là kẻ thù của vật liệu, nên nhà sản xuất phải cân nhắc giữa 2 yếu tố đó, cộng thêm với yếu tố về chi phí. Em chưa có dịp kiểm chứng, nhưng mọi người thường nói xe Nhật máy mát hơn xe Đức, rất có thể các nhà sx Đức sẵn sàng cho những động cơ của mình nóng hơn để có tính năng tốt hơn, và cái giá của việc đó là chi phí đắt hơn, và những nhà sx Nhật thì chỉ cần động cơ của họ có tính năng vừa vừa nhưng chi phí thì thấp hơn?

Trở lại vấn đề giải nhiệt của động cơ thì hệ thống giải nhiệt cơ bản gồm 3 thứ: van hằng nhiệt, quạt, và giàn nóng. Bản thân cái tên đã nói lên chức năng của VHN - duy trì một nhiệt độ cố định. Van hằng nhiệt được đặc trưng bởi 2 con số: nhiệt độ bắt đầu mở van và nhiệt độ mở hoàn toàn. Khi nhiệt độ thấp động cơ thấp hơn nhiệt độ bắt đầu mở của VHN nhiệt thì van đóng, không có (hoặc rất ít) nước chạy qua giàn nóng, quạt không chạy. Khi nhiệt động động cơ trong khoảng bắt đầu mở và mở hoàn toàn của VHN thì nước chạy qua giàn nóng, quạt vẫn chưa chạy. Khi nhiệt độ cao trên ngưỡng mở hoàn toàn thì quạt bắt đầu chạy. Các quá trình này diễn ra liên tục và kết quả là động cơ gần như được duy trì ở một nhiệt độ không đổi, chính là nhiệt độ mà nhà sx thiết kế cho xe.

Về nhiệt đới hóa, theo định nghĩa của các bác đã làm việc đó cho xe của mình, theo em giải quyết được vấn đề tăng độ bền cho hệ thống dây dẫn tín hiệu trong khoang động cơ, nhưng bỏ ngỏ một vấn đề là khi nhiệt độ động cơ thấp hơn nhiệt độ thiết kế thì các chi tiết, các bộ phận sẽ không có mối liên kết chặt chẽ nhất, sẽ va đập nhiều hơn, và điều này sẽ ảnh hưởng tới độ bền.

Vài lời đóng góp dựa trên những hiểu biết rất thô mộc của em về ô tô, có gì sai các bác đừng cười.
Em hoàn toàn đồng ý với bác GLPro160: Xe em C180 chũ cũ đã tháo van hằng nhiệt. Mấy hôm trời lạnh 10-11 độ, ngồi trong xe sun hết cả C vì lạnh dù đã bật điều hòa lên mức nóng nhất. Thử chạy trên đại lộ Thăng Long từ đầu đến cuối đồng hồ chỉ 7,2l/100km, nhiệt độ chỉ 40 độ, thảo nào C em cứ sun lại. Lạnh thế thì làm gì có nhiệt mà sưởi nóng buồng lái, phải không các bác. Khi mang xe vào xưởng nhờ bác SHD kiểm tra mới biết là xe em bị tháo mất VHN. Em quyết định đi tậu ngay: 1 củ. Đây là 1 quyết định sáng suốt, nhiệt độ xe em luôn duy trì ổn định ở mức 85-90 độ chỉ sau 5 phút khởi động xe. Bật điều hòa nóng vã mồ hôi luôn. Test lại đại lộ Thăng Long từ đầu đến cuối: 6,5l/100km. Em là người rất thực tế các bác ạ. Vậy mà bác Big Dog cứ chê em là "Tào Tháo đa nghi". Bác ấy nói nhiều quá làm em ù hết cả tai, lú lẫn, tẩu hỏa nhập ma luôn!!!
 

nvtrung

Xe máy
Biển số
OF-10041
Ngày cấp bằng
23/9/07
Số km
94
Động cơ
534,740 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Beijing
Các cụ ơi xe em những lúc tắc đường nó nhảy lên đến 95 độ C thì có nguy hiểm ko các cụ ? Hay hệ thống làm mát của em có vấn đề rồi ?
 

beefburger

Xe tăng
Biển số
OF-43830
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
1,805
Động cơ
481,670 Mã lực
Cái vụ này hay đây. Vì trên diễn đàn này mỗi người theo 1 quan điểm nhưng quan điểm nào thì cũng đi đến 1 cái CHUNG là làm cho con vợ 2 của chúng ta ĐẦM HƠN, KHỎE HƠN, BỀN HƠN, VÀ TIÊU ÍT TIỀN HƠN. Tuy nhiên vấn đề này nó không được nhiều người nói ra vì thực tế ít người biết (em cũng hổng có biết) và tế nhị nữa. Tế nhị vì sao thì em cũng chịu. Chỉ biết rằng cá nhân em là người chịu lắng nghe và ham học hỏi nên em sẽ nghe và đọc tất cả cái gì các cụ trên này nói còn thực hiện theo thì tự em thấy cái gì phù hợp em sẽ theo chứ em không chạy đua vũ trang hay bảo thủ theo bất kỳ 1 quan điểm cứng nhắc nào. Cụ chủ muốn hiểu Nhiệt đới hóa thì đến chạy thử xe em đi. ke ke. Vợ 2 của em tuy bé nhưng mà xinh, đã làm hài lòng hai cụ khó tính là cụ BIG và cụ BEEF. Mà em vừa đưa vợ đi SPA về trông vợ em đẹp lắm. Để em post hầu các cụ nhé.
Hê hê cụ mún mu xe: Em lại được nhắc ở bài cụ viết rồi, đúng như cụ nói, việc lên đây là trao đổi cái kinh cái nghiệm cái gì thấy hay thì cho anh em thôi, như em đây cụ làm gì xe thì làm nhưng cơ mà em có nhiệt đới gì gì cho xe của em đâu, vì em theo chủ nghĩa bảo thủ lắm cơ mà, cứ thế nào em để nguyên thế em dùng thôi.
Em khen là khen cái xe cụ mới ấy ạ, chứ cái vụ nhiệt đới hóa của cụ em có bít cái chi mô.
 

muonmuaxe

Xe tăng
Biển số
OF-64158
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
1,176
Động cơ
447,560 Mã lực
....Em khen là khen cái xe cụ mới ấy ạ, chứ cái vụ nhiệt đới hóa của cụ em có bít cái chi mô.
bài lượn từ bao giờ lại có cụ móc lên thì lại vào chém gió phát.
@beef: Thì em cũng bảo là cụ khen xe em mới chứ có bảo cụ khen em cái vụ đến bảo cụ big thay nước làm mát đâu mà. Cụ cứ sợ các cụ ấy hiểu là cụ ủng hộ chuyện đó. Có thế thì khi đi làm chăm sóc xe em mới hỏi cụ chứ. Em cứ chọn mỗi cụ chuyên về 1 thứ, khi nào cần cái gì em lại alo nhờ các cụ chỉ giáo vì chả có ai giỏi và cẩn thận toàn tập cả.
 

ML320

Xe hơi
Biển số
OF-5624
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
130
Động cơ
545,200 Mã lực
Lâu lâu mới vào OF thấy nhiều mem mới và nhiều phát minh mới.=P~
 

Ride

Xe tăng
Biển số
OF-56006
Ngày cấp bằng
27/1/10
Số km
1,156
Động cơ
459,630 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
bác mô tả đúng đấy nhưng không kết luận gì đc vì chưa đầy đủ và bác chưa biết thực tế họ làm thế nào , cái vấn đề đường bypass về lại khoang máy thì thợ thầy họ biết cả và giải quyết đơn giản thôi , có vẻ thô thiển nhưng e lại đánh giá cao cái cục gỗ xấu xí họ đóng vào họng cái ống đó lắm , chứng tỏ người thợ hiểu đúng vấn đề , làm thế là cưỡng bức nước qua két 100% luôn phải chưa nào ? như vậy e nói gắn VHN cho "nhanh sôi" có gì sai không ạ ? :))

bàn thêm tí , việc đóng nút gỗ hay kim loại nhiều khi cũng chưa cần thiết đâu , vì cái HTLM mà có VHN thì nó chỉ bắt đầu có tác dụng khi VHN chớm mở thôi , việc này đ/v vài xe có bịnh sôi nước có khi đã là muộn khi mà tốc độ sinh nhiệt còn nhanh hơn tốc độ làm mát , trong khi ở t/h tháo VHN (chưa cần phải đóng nút) thì việc "làm mát" bắt đầu luôn từ ngay khi nổ máy rồi ! nếu tính lượng nước qua két cho cả quá trình ở 2 t/h này thì cái nào nhiều hơn đây ? làm sao có thể khẳng định cái nào làm mát tốt hơn nếu không nhờ thực tế ? còn thực tế thế nào thì bác tự tìm hiểu lấy đi . 8->


p.s : ở đây e chỉ đề cập xe có bịnh sôi nước thôi nhé các bác :)).
Chuẩn đấy bác. Nhưng các thợ thuyền trong SG toàn đóng bịt bằng cục kim loại ~X( hic, tháo ra không dễ đâu ạ, chắc tại cái nút gỗ nhanh hỏng :))
 

KIA Q7

Xe tăng
Biển số
OF-75034
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
1,656
Động cơ
436,410 Mã lực
Tuổi
55
Em không đi xe Mer nhưng trộm nghĩ về cái vụ VHN mà các cụ tranh cãi thế này: Ai tháo hoặc đồng ý để cho người ta van hằng nhiệt của xe mình là THẬM NGU (viết chữa in hoa đàng hoàng). Cụ nào làm sửa chữa xe ô tô mà ủng hộ việc tháo VHN chắc không được học hành đến nơi đến chốn.
Về lý thuyết mà nói, động cơ đốt trong làm việc với nhiệt độ nước mát cao có cái lợi như sau:
1. Giảm ma sát do độ nhớt của dầu bôi trơn giảm - tổn hao ma sát ít, tiết kiệm năng lượng.
2. Tăng tuổi thọ các chi tiết chịu nhiệt do chênh lệch nhiệt độ trong động cơ và nước mát thấp đi: các cụ cứ tưởng tượng cái xylanh động cơ, bên trong nóng, bên ngoài lạnh sẽ có xu hướng giãn nở không đều, nếu nhiệt độ nước mát cao sẽ giảm chênh lệch, tốt hơn;
3. Hiệu suất nhiệt cao hơn vì giảm tổn hao cho nước mát, cái này ảnh hưởng nhiều nhất đến việc tiết kiệm nhiên liệu (cùng với mục 1).
Tuy nhiên, việc nâng cao nhiệt độ nước mát có một số khó khăn vì dưới áp suất khí quyển nước sôi ở 100 độ C nên muốn nâng cao nhiệt độ nước mát phải nâng cao áp suất trong hệ thống làm mát dẫn đến kết cấu của két mát và đường ống cũng như các chi tiết khác phức tạp và đắt tiền hơn nên người ta phải cân nhắc khi áp dụng.
Người ta đã áp dụng hệ thống làm mát áo suất cao vào một số động cơ cao cấp hoặc động cơ diesel tàu thủy để nâng cao hiệu suất và làm động cơ làm việc êm ái hơn.
VHN là chi tiết quan trọng xuất trong hệ thống làm mát. Thông qua việc điều chỉnh lượng nước ra két mát nhiều hay ít để giữ nhiệt độ động cơ không đổi, cụ thể:
- Khi mới khởi động, nhiệt độ động cơ và nước mát thấp nên VHN đóng hoàn toàn, nước mát chỉ đi xung trong động cơ mà không qua két mát nên giúp động cơ đạt được nhiệt độ làm việc tối ưu trong một thời gian ngắn.
- Khi nhiệt độ tăng đến và vượt qua nhiệt độ tối ưu VHN lập tức mở để cho một lượng nước (lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tình hình lúc đó) đi qua két mát (được làm mát bằng nước hoặc không khí) để giữ cho nhiệt độ cố định.
Quạt gió tự động nhằm tiết kiệm năng lượng, khi nhiệt độ nước mát thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ tối ưu thì nó dừng, khi nhiệt độ tăng quá giới hạn nó mới chạy để làm mát nước.
Như vậy có thể thấy động cơ ô tô làm việc ở nhiệt độ 90 độ C (nếu nó được thiết kế như thế) chắc chắn có lợi hơn khi nó bị bắt buộc làm việc ở 70 độ C.
Ảnh hương của khí hậu nhiệt đới đến động cơ không phải ở hệ thống làm mát mà ở hệ thống khí nạp, nó ảnh hưởng đến hệ số nạp do ở điều kiện nhiệt đới nhiệt độ và độ ẩm không khí cao hơn nên lượng không khí tinh (không bao gồm hơi nước) sẽ ít hơn ở xứ ôn đới, khi đó máy sẽ điều chỉnh để có chế độ phun nhiên liệu phù hợp với hệ số nạp mới.
 

V8_Northstar

Xe buýt
Biển số
OF-93237
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
782
Động cơ
410,430 Mã lực
Nơi ở
IA. USA.
ủa..cái vụ nhiệt đới hóa này e thấy cũng đúng mà..e sống ở mĩ bang em lạnh nên cần heat nhưng nevada nóng chảy mỡ ra thì cần lạnh...xe tiêu thụ ở bang đó cũng có tinh chỉnh đẻ phù hợp hơn vs xe bang e..nếu ko thì nó có 70C thermostat làm gì hả cụ :-s. xe e mà mang sang bang đó chạy..ko calibrate lại thì cũng blow head gasket sớm :|, chạy 10 ngày thì ok chứ chạy tầm chục vạn bên đó thì teo..




van 87C thì lắp ở bang em..nhưng mùa đông nó rét lắm ạ..-20C cụ nhổ bãi nước bọt ra xuống đất là đóng băng rồi..xe nhiều khi chạy lấy màn che ca lang lại vì lạnh wa..nên ko đủ heat..:-<

em ko biết ai ngu hay giỏi nhưng mà máy mà nóng tầm 87C đổ lên là mất công suất rồi..lên 95 100 thì cẩn thận blow head gasket.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top