Bác North này có bàn tay giống bác Bigdog thế nhỉ, he he
Em thấy cách giải thích của cụ rất hay, đơn giản, dễ hiểuKính các cụ,
Em ko có Mẹc để đi, nhưng đọc thớt này thấy nó cũng đúng cho nhiều loại xe khác chứ không chỉ có Mẹc nên cũng mạo muội xin góp đôi lời.
- Về nhiệt đới hóa: theo ngu ý của em thì nhiệt đới hóa không phải chỉ có thay đổi những cái gì có liên quan đến nhiệt độ. Càng không phải là làm cho nhiệt độ nước làm mát giảm khi chuyển xe sang vùng khí hậu nhiệt đới. Mà có lẽ phải hiểu là làm cho cái xe đó phù hợp hơn với khí hậu nhiệt đới, bao gồm cả nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Nhiệt độ cao dẫn đến thay đổi chế độ tỏa nhiệt của két làm mát, thay đổi độ nhớt các loại dầu trên xe, các chi tiết chất dẻo lão hóa nhanh hơn... Độ ẩm cao làm tăng khả năng hư hỏng của hệ thống điện, hệ thống điện hoạt động chập chờn không ổn định. Nhiệt đới hóa là làm sao để cải thiện tất cả những cái đó khi xe hoạt động ở vùng nhiệt đới (cô giáo bảo là "nóng ẩm mưa nhiều" ý ạ). Cụ thể: điều chỉnh thời điểm khởi động và tắt quạt gió, thay thế những chi tiết chất dẻo bằng những chi tiết phù hợp với nhiệt độ cao, thay các loại dầu phù hợp với vùng nhiệt đới, làm kín các chi tiết dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm (ECU, các đầu nối, các đầu đo, thiết bị điện tử...), tăng cường khả năng của hệ thống điều hòa...
- Về van hằng nhiệt và nhiệt độ động cơ: với nhiều loại xe thì nhà sản xuất thường chọn nhiệt độ nước làm mát là 90oC khi thiết kế. Tất cả các chi tiết đều được thiết kế để làm việc ổn định ở nhiệt độ này: độ giãn nở, mài mòn, bôi trơn... Do vậy nếu làm thay đổi sang nhiệt độ khác thì sẽ gây hại cho động cơ chứ không có lợi lộc gì: động cơ sẽ mài mòn nhanh hơn. Còn tại sao nhà sx lại chọn 90oC chứ không chọn thấp hơn hay cao hơn? Chọn thấp hơn thì nhiệt lượng dư thừa phải xả ra môi trường sẽ lớn hơn làm giảm hiệu suất động cơ. Chọn cao hơn thì làm tăng nguy cơ sôi nước làm mát, bôi trơn sẽ kém hơn, làm giảm tuổi thọ động cơ.
Cái van hằng nhiệt có 2 tác dụng: duy trì nhiệt độ nước làm mát ở khoảng 90oC, nhanh chóng đưa nhiệt độ nước làm mát lên tới nhiệt độ làm việc ổn định khi khởi động nhằm tránh mài mòn động cơ ở thời điểm này và tăng hiệu suất nhiệt. Còn nó duy trì như thế nào thì các cụ đều rõ cả rồi ạ. Như vậy tháo bỏ nó đi thì có hại chứ không có lợi. Chỉ trừ trường hợp không tìm được cái nào phù hợp thì đành chịu. Cụ nào bảo giá nó đắt quá nên không mua thì em cũng không đồng ý đâu ạ. Cụ bỏ ra 1 đồng mua nó thì cụ tiết kiệm được 10 đồng tiền xăng và 20 đồng tiền sửa xe sau này.
Vài suy nghĩ thiển cận mong các cụ bỏ quá.
bác đi so sánh xe hàn quốc và nhật bản với xe mec thì không hiểu nổi bác biết nhiệt độ đốt trong của các dòng xe này khác nhau như thế nào không. Mà không những thế khác nhau hoàn toàn về công nghệ cơ khí và vi sai điện tử. Em đọc mấy bài của bác giống mấy anh chuyên sủa toy qua, nhiệt đới hòa Mec là vấn đề có từ rất lâu và từ khi có nhà máy Mec ở Việt Nam đã được giải quyết và tinh chỉnh hết rồi. Các xe Mec nếu nhập từ bắc âu về thì mới cần nhiệt đới hóa. Vì đặc điểm khác biệt giữa bắc âu và châu á. Và em cũng nói luôn các xe Mec từ 1994 về trước con nào về Việt Nam cũng phải nhiệt đới hóa hết vì hệ thống làm mát là bị động. Em không nhầm thì đến tận 1997 thì Mec mới có làm mát chủ động (thông tin này do em tìm hiều chưa trắc đã chính xác)em chơi qua 3 con chuồng gà rồi, van hằng nhiệt chả đào đâu ra mua được phải tháo bỏ đi, chưa lần nào mà bỏ được quạt làm mát chứ đừng nói là che bớt két nước lại. Chuyện nhiệt đới hóa họ làm thế nào em không biết nên không nhận xét về chuyện đó, chỉ có chuyện đọc được ở đây là tháo bỏ van hằng nhiệt đi cho phù hợp với thời tiết thì thấy hài quá mức nên nói về bản thân chuyện đó
Mời bác tham khảo 2 con xe của em xem có đủ độ thực tế cho các phát biểu không
# 1 : Nissan Bluebird 1982
# Hyundai i50
hai con này đều không còn VHN, con thứ hai bị sôi nước một lần chỉ ngay sau khi quạt bị hỏng khoảng 30 phút, đây là không mua được van hoặc quá đắt so với cái xe nên chịu, đằng này Mec toàn tiền tỉ lại rủ nhau đi mất tiền để tháo ra thì thật không buồn cười không nổi, Nói thật với bác là em tuy dốt dốt không vững thuyết như bác nhưng cái gì đã phát biểu đều là cái đã trải nghiệm và sờ tay vào chứ không nói bừa
Bác nói rõ hơn cho em cái: hệ thống làm mát chủ động và hệ thống làm mát bị động hoạt động thế nào? Xe em trước năm 94, hệ thống làm mát vẫn như trong tài liệu kỹ thuật, nghĩa là chẳng nhiệt đới hóa gì cả theo ngôn ngữ của các bác. Vậy thì để nhiệt đới hóa cho các xe Merc trước năm 94 thì phải làm những gì?bác đi so sánh xe hàn quốc và nhật bản với xe mec thì không hiểu nổi bác biết nhiệt độ đốt trong của các dòng xe này khác nhau như thế nào không. Mà không những thế khác nhau hoàn toàn về công nghệ cơ khí và vi sai điện tử. Em đọc mấy bài của bác giống mấy anh chuyên sủa toy qua, nhiệt đới hòa Mec là vấn đề có từ rất lâu và từ khi có nhà máy Mec ở Việt Nam đã được giải quyết và tinh chỉnh hết rồi. Các xe Mec nếu nhập từ bắc âu về thì mới cần nhiệt đới hóa. Vì đặc điểm khác biệt giữa bắc âu và châu á. Và em cũng nói luôn các xe Mec từ 1994 về trước con nào về Việt Nam cũng phải nhiệt đới hóa hết vì hệ thống làm mát là bị động. Em không nhầm thì đến tận 1997 thì Mec mới có làm mát chủ động (thông tin này do em tìm hiều chưa trắc đã chính xác)
Mercedes Cooling System 1994-97
Và đến 1998 mercedes vẫn còn động cơ làm mát bị động này ở một số dòng xe
Em vẫn chưa hiểu bị động, chủ động nếu chỉ nhìn vào vài hình vẽ bác đưa. Tuy nhiên em chú ý nhất tới cái hình này, trông giống động cơ M119 nhưng mà lại dùng phun xăng cơ khí liên tục (CIS) chứ không phải phun xăng điện tử LH jetronic. Theo kiến thức nông cạn của em thì từ khoảng năm 93 thì Merc không dùng CIS nữa mà chuyển sang phun xăng điện tử. Vậy động cơ trên hình chắc chắn trước năm 93, em đồ rằng lắp cho 400SE hoặn 500SE (W140), bác có biết tên chính xác của động cơ này không?
Em đã tra sơ sơ trên mạng, đây đúng là M119, chính xác là M119.960.Mercedes Cooling System 1994-97
Và đến 1998 mercedes vẫn còn động cơ làm mát bị động này ở một số dòng xe
Em vẫn chưa hiểu bị động, chủ động nếu chỉ nhìn vào vài hình vẽ bác đưa. Tuy nhiên em chú ý nhất tới cái hình này, trông giống động cơ M119 nhưng mà lại dùng phun xăng cơ khí liên tục (CIS) chứ không phải phun xăng điện tử LH jetronic. Theo kiến thức nông cạn của em thì từ khoảng năm 93 thì Merc không dùng CIS nữa mà chuyển sang phun xăng điện tử. Vậy động cơ trên hình chắc chắn trước năm 93, em đồ rằng lắp cho 400SE hoặn 500SE (W140), bác có biết tên chính xác của động cơ này không?