Bản gốc bức thư của cụ Nguyễn Hoàng, gửi vua Nhật Bản năm 1610
Có thay đổi rõ rệt về danh xưng: 安南國舒郡公上書 An Nam quốc Thư quận công thượng thư ( (Thư của Thư quận công nước An Nam ) đã manh nha âm-mưu thành lập nước khác, coi Đàng Trong là An Nam, phân biệt với Đại Việt Đàng NGoài.
Danh tiếm xưng ác liệt: 安南國老中軍都督府右都督兼知太醫院堂院 事舒郡公臺下 : An Nam Quốc lão Trung quân Đô đốc phủ Hữu Đô đốc kiêm Tri Thái y viện Chưởng viện sự Thư Quận công đài hạ.
Tạm dịch:
( tôi) làm văn thư mạo- muội đệ đạt đạt tới quốc vương điện hạ nước Nhật Bản xét rõ lời lẽ nông-cạn. Năm trước có bọn chủ thuyền Giác Tàng nước Nhật Bản chở theo vật quý, ngày 15 tháng 5 tới đạo Nghệ An bản quốc buôn- bán. Đài hạ bẩm lên, chúa thượng lệnh sai mua lại những vật quý của các thuyền Nhật Bản, Phúc Kiến tiến nạp. Đến ngày 11 tháng 6 bọn Giác Tàng từ biệt trở về, tới cửa biển Đan Nhai chợt gặp sóng gió, bọn Giác Tàng cộng 13 người chết đuối. Người em là Trang Tả Vệ Môn cùng bọn khách thương và người làm công cộng hơn trăm người may mà thoát được. Đài hạ nghe tin, liền sai binh sĩ cứu vớt đưa về, chia cấp cơm áo. Nay đài hạ rất thương bọn Trang Tả ở chốn tha hương, muốn về bản quốc, vẫn sai người dẫn tới cửa khuyết bái yết. Đài hạ mạo- muội nói lời viển- vông, làm chuyển thánh ý, may được đội ơn ra lệnh ưng thuận sắp xếp chế tạo thuyền bè đưa bọn Trang Tả tùy tiện về nước, nên tóm tắt việc ấy kính- cẩn làm văn thư mạo- muội đệ đạt để quốc vương xem -xét, ngọ hầu thành toàn tình- nghĩa hòa hiếu giữa láng giềng.
Thư không hết lời, kính thưa đầy đủ. Ngày 3 tháng 4 năm Hoằng Định thứ 11
Hoằng Định (弘定 ) là Niên Hiệu vua Lê Kính Tông sử dụng từ năm 1601-1619
Từ thế kỷ 16-17, các thuyền buôn Nhật Bản và Phúc Kiến đã biết đến cửa Đan Nhai 丹涯 (tên khác là Cửa Hội). Từ cửa Đan Nhai đi ngược dòng sông Lam (xưa gọi là sông Cả), qua Bến Thuỷ (thành phố Vinh bây giờ) để đến xã Phục Lễ lập thương điếm buôn bán. Thương nhân người Nhật là Matsumoto ( chữ Hán là 松本 , Tùng Bản) ngược dòng sông Lam (cũng gọi là sông Cả), qua Bến Thuỷ (thành phố Vinh bây giờ) để đến xã Phục Lễ lập thương điếm buôn bán. Thương nhân người Nhật Matsumoto đã có công xây khu phố buôn bán ở đất Phục Lễ - Chợ Tràng, Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An tương tự như Hội An mặc dù quy mô nhỏ hơn. Tiếc rằng sau đó chiến tranh Trịnh-Nguyễn liên miên (1627 lần thứ nhất, 1633 lần thứ hai…) và nạn sụt lở đất, nên dần dần Phục Lễ không còn thuận lợi cho buôn bán nữa. Người Nhật người Hoa bỏ đi, Phục Lễ dần dần mất đất và mất cả tên trên bản đồ.
Sự kiện đắm tàu ở cửa sông Đan Nhai (Cửa Hội) là một sự kiện lớn, xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1609, tức niên hiệu Khánh Trường 10 của Nhật Bản . Hôm ấy thuyền chở rất đông người và chất đầy hàng hoá, rời Phục Lễ theo dòng sông Lam ra cửa Đan Nhai thì gặp sóng to gió lớn. Chủ tàu là Kakuzo ( chữ Hán: Giác Tàng) cùng 13 người nữa cứu tàu thì bị sóng cuốn trôi. Khi tàu chìm, quan quân địa phương đã hết lòng cứu hộ, kết quả là có 105 người sống sót. Các quan lớn người địa phương như Phò mã Quảng Phú hầu, Hoa quận công, Văn Lý hầu mỗi người nhận nuôi một số. Sau đó trình lên phủ chúa, chúa Trịnh Tùng cho đóng tàu đưa họ về nước. Trong số những người còn sống có một người con gái Nhật được Liêm quận công 廉郡公 nuôi, sau gả cho Hình bộ lang trung Nguyễn Như Trạch (1579-1662), mộ bà còn ở xứ Rú Đền, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Xin gửi thêm 1 Lệnh Chỉ của chúa Trịnh Tùng, cho thấy Trịnh Tùng còn tiếm xưng ác hơn:
An Nam quốc Bình an vương lệnh chỉ 安南國平安王令旨(Lệnh chỉ của Bình an vương Trịnh Tùng nước An Nam)
Em của chủ thuyền người Nhật là Trang Tả Vệ Môn và các khách thương Thậm Hữu Vệ Môn( 甚右衛門), Nguyên Hữu Vệ Môn( 源右衛門), Đa Hữu Vệ Môn(多右衛門), Thiện Tả Vệ Môn(善左衛門), Truyền Binh Vệ (傳兵衛) dâng tờ khải nói năm trước rời bờ vượt biển, ngày 5 tháng 5 tới xã Phục Lễ huyện Hưng Nguyên xứ Nghệ An mở cửa hàng trao đổi hàng hóa, ngày 16 tháng 6 dời thuyền về nước, tới cửa biển Đan Nhai bị sóng gió, Trang Tả cùng khách thương trên thuyền tổng cộng 105 người nương náu đã lâu, xin cho trở về vân vân. Nên cho kiều ngụ nơi đất khách, chỉnh đốn hành lý, tùy ý trở về bản quốc.
Phàm tuần ty những nơi đi qua biết rõ nơi sẽ tới thì xét thực cho đi. Thảng hoặc trên đường trễ nãi sinh sự, quốc pháp rất nghiêm, ắt không tha thứ bỏ qua.
Nay lệnh.
Ngày 26 tháng giêng năm Hoằng Định thứ 11 (1610).
Có thay đổi rõ rệt về danh xưng: 安南國舒郡公上書 An Nam quốc Thư quận công thượng thư ( (Thư của Thư quận công nước An Nam ) đã manh nha âm-mưu thành lập nước khác, coi Đàng Trong là An Nam, phân biệt với Đại Việt Đàng NGoài.
Danh tiếm xưng ác liệt: 安南國老中軍都督府右都督兼知太醫院堂院 事舒郡公臺下 : An Nam Quốc lão Trung quân Đô đốc phủ Hữu Đô đốc kiêm Tri Thái y viện Chưởng viện sự Thư Quận công đài hạ.
Tạm dịch:
( tôi) làm văn thư mạo- muội đệ đạt đạt tới quốc vương điện hạ nước Nhật Bản xét rõ lời lẽ nông-cạn. Năm trước có bọn chủ thuyền Giác Tàng nước Nhật Bản chở theo vật quý, ngày 15 tháng 5 tới đạo Nghệ An bản quốc buôn- bán. Đài hạ bẩm lên, chúa thượng lệnh sai mua lại những vật quý của các thuyền Nhật Bản, Phúc Kiến tiến nạp. Đến ngày 11 tháng 6 bọn Giác Tàng từ biệt trở về, tới cửa biển Đan Nhai chợt gặp sóng gió, bọn Giác Tàng cộng 13 người chết đuối. Người em là Trang Tả Vệ Môn cùng bọn khách thương và người làm công cộng hơn trăm người may mà thoát được. Đài hạ nghe tin, liền sai binh sĩ cứu vớt đưa về, chia cấp cơm áo. Nay đài hạ rất thương bọn Trang Tả ở chốn tha hương, muốn về bản quốc, vẫn sai người dẫn tới cửa khuyết bái yết. Đài hạ mạo- muội nói lời viển- vông, làm chuyển thánh ý, may được đội ơn ra lệnh ưng thuận sắp xếp chế tạo thuyền bè đưa bọn Trang Tả tùy tiện về nước, nên tóm tắt việc ấy kính- cẩn làm văn thư mạo- muội đệ đạt để quốc vương xem -xét, ngọ hầu thành toàn tình- nghĩa hòa hiếu giữa láng giềng.
Thư không hết lời, kính thưa đầy đủ. Ngày 3 tháng 4 năm Hoằng Định thứ 11
Hoằng Định (弘定 ) là Niên Hiệu vua Lê Kính Tông sử dụng từ năm 1601-1619
Từ thế kỷ 16-17, các thuyền buôn Nhật Bản và Phúc Kiến đã biết đến cửa Đan Nhai 丹涯 (tên khác là Cửa Hội). Từ cửa Đan Nhai đi ngược dòng sông Lam (xưa gọi là sông Cả), qua Bến Thuỷ (thành phố Vinh bây giờ) để đến xã Phục Lễ lập thương điếm buôn bán. Thương nhân người Nhật là Matsumoto ( chữ Hán là 松本 , Tùng Bản) ngược dòng sông Lam (cũng gọi là sông Cả), qua Bến Thuỷ (thành phố Vinh bây giờ) để đến xã Phục Lễ lập thương điếm buôn bán. Thương nhân người Nhật Matsumoto đã có công xây khu phố buôn bán ở đất Phục Lễ - Chợ Tràng, Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An tương tự như Hội An mặc dù quy mô nhỏ hơn. Tiếc rằng sau đó chiến tranh Trịnh-Nguyễn liên miên (1627 lần thứ nhất, 1633 lần thứ hai…) và nạn sụt lở đất, nên dần dần Phục Lễ không còn thuận lợi cho buôn bán nữa. Người Nhật người Hoa bỏ đi, Phục Lễ dần dần mất đất và mất cả tên trên bản đồ.
Sự kiện đắm tàu ở cửa sông Đan Nhai (Cửa Hội) là một sự kiện lớn, xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1609, tức niên hiệu Khánh Trường 10 của Nhật Bản . Hôm ấy thuyền chở rất đông người và chất đầy hàng hoá, rời Phục Lễ theo dòng sông Lam ra cửa Đan Nhai thì gặp sóng to gió lớn. Chủ tàu là Kakuzo ( chữ Hán: Giác Tàng) cùng 13 người nữa cứu tàu thì bị sóng cuốn trôi. Khi tàu chìm, quan quân địa phương đã hết lòng cứu hộ, kết quả là có 105 người sống sót. Các quan lớn người địa phương như Phò mã Quảng Phú hầu, Hoa quận công, Văn Lý hầu mỗi người nhận nuôi một số. Sau đó trình lên phủ chúa, chúa Trịnh Tùng cho đóng tàu đưa họ về nước. Trong số những người còn sống có một người con gái Nhật được Liêm quận công 廉郡公 nuôi, sau gả cho Hình bộ lang trung Nguyễn Như Trạch (1579-1662), mộ bà còn ở xứ Rú Đền, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Xin gửi thêm 1 Lệnh Chỉ của chúa Trịnh Tùng, cho thấy Trịnh Tùng còn tiếm xưng ác hơn:
An Nam quốc Bình an vương lệnh chỉ 安南國平安王令旨(Lệnh chỉ của Bình an vương Trịnh Tùng nước An Nam)
Em của chủ thuyền người Nhật là Trang Tả Vệ Môn và các khách thương Thậm Hữu Vệ Môn( 甚右衛門), Nguyên Hữu Vệ Môn( 源右衛門), Đa Hữu Vệ Môn(多右衛門), Thiện Tả Vệ Môn(善左衛門), Truyền Binh Vệ (傳兵衛) dâng tờ khải nói năm trước rời bờ vượt biển, ngày 5 tháng 5 tới xã Phục Lễ huyện Hưng Nguyên xứ Nghệ An mở cửa hàng trao đổi hàng hóa, ngày 16 tháng 6 dời thuyền về nước, tới cửa biển Đan Nhai bị sóng gió, Trang Tả cùng khách thương trên thuyền tổng cộng 105 người nương náu đã lâu, xin cho trở về vân vân. Nên cho kiều ngụ nơi đất khách, chỉnh đốn hành lý, tùy ý trở về bản quốc.
Phàm tuần ty những nơi đi qua biết rõ nơi sẽ tới thì xét thực cho đi. Thảng hoặc trên đường trễ nãi sinh sự, quốc pháp rất nghiêm, ắt không tha thứ bỏ qua.
Nay lệnh.
Ngày 26 tháng giêng năm Hoằng Định thứ 11 (1610).
Chỉnh sửa cuối: