Gọi là gồng thở oxi thôi...chứ ngân hàng nó làm phải có lãi.....càng hi vọnh càng mất hết
@ Thực lòng, nếu in tiền thoải mái để cứu con nợ mà không ảnh hưởng đến nền kinh tế thì chắc cả thế giới cũng làm việc nhân đạo ấy rồi. Không được thì sẽ tính giải pháp khác.
@ Giải pháp nào cũng ít nhiều tác dụng, có triệt để, toàn diện hay không thì còn bỏ ngỏ cụ ah.
Có thể là một Non Number One cho vận động viên kiệt sức. Nhưng cũng có khả năng là mũi Moocphin từ biệt giai đoạn cuối bệnh nhân K.
@ Giảm lãi suất cho vay là quá tốt cho nền kinh tế, nhưng lại đối mặt với hai vấn đề:
- Ngược dòng với lãi suất của Fed, ngoại hối sẽ chảy ra khỏi nền kinh tế.
- Phải giảm lãi suất huy động, giảm huy động thì không hấp dẫn người dân bằng các kênh đầu tư khác, dẫn đến lượng tiền gửi giảm, tiền gửi giảm thì lấy gì để cùng lúc nuôi cả các vận động viên lẫn các con bệnh ung thư.
@ Cũng chưa chắc lãi suất giảm thì dòng tiền gửi mới sẽ chạy đến mọi chỗ cần vay, cái này tùy thuộc vị rủi ro của bank. Chủ bank luôn có mấy lựa chọn:
1) Nếu thấy khách hàng sử dụng hiệu quả vốn giải ngân thêm + không thấy có rủi do thị trường, thì sẽ giải ngân tiếp. Thực lòng họ rất mong win-win, cũng là mong điều này.
2) Nếu thấy khách hàng không thể sử dụng hiệu quả vốn giải ngân thêm + rủi ro thị trường quá cao, thì bắt buộc họ phải dừng cấp thêm vốn, vì càng bơm tiền cho con nghiện, thì mất mát sẽ càng nhiều. Họ sẽ tính bài làm gì khi bắt buộc phải là Win - Lost, tất nhiên thì họ phải là bên Win rồi, còn Lost phải là con nợ thôi. Nếu cần thiết họ vẫn giãn nợ cho khách vay, nhưng thật ra cũng chỉ chờ khách khách vay chết hẳn thì vào vai kền kền đi thâu tóm.
@ Qua khủng hoảng, kinh tế rồi sẽ đi lên, nhưng vận may được thừa hưởng thành tựu đó không đến với tất cả...
- Ai giữ được vàng, tiền mặt, lại vững tâm lý giữ mình chờ thời lúc này thì là vua...
- Ai kẹt bank, đầu cơ quá trớn, cần tiền xoay sở, sắp tới bắt buộc phải bán hàng thì thua luôn rồi.