Online về thời trang thì ở nước ngoài nó cũng thể hiện sẵn tương lai ở vn ra sao rồi bác. Ở nước ngoài các hãng thời trang họ vẫn duy trì cả 2 dạng cửa hàng và online chứ nó ko chuyển hết qua online. Thời trang là cái nhiều người muốn thử để chọn đc cái vừa vặn, được ngắm nghía rồi mua thế nên ở nước ngoài các hãng thời trang họ vẫn duy trì cửa hàng để người ta đến thử và mua là vì thế. Không phải cái gì cũng có thể online được, rất nhiều mặt hàng vẫn yêu cầu có sự giao tiếp giữa người mua và bán, vẫn yêu cầu có sự cảm nhận bằng mắt chứ ko phải là cứ ngồi nhà ấn nút là chọn được cái ưng ý ngay.
Online nó rất thuận tiện cho cả người bán và mua nhưng nó ko thay thế hoàn toàn cửa hàng truyền thống, ở các nước phát triển nó cũng là như vậy chứ ko chỉ ở vn đâu. Muốn biết vn thế nào cứ nhìn các nước đã phát triển là sẽ biết vì thương mại điện tử của họ đã phát triển trước vn cả chục năm rồi, thế nên nếu ở các nước phát triển các nhà phố nhỏ lẻ nó vẫn cho thuê được thì ko lí gì riêng vn các nhà phố lại chết sạch cả.
Đương nhiên là thời trang nó vẫn có 2 mảng on off cụ ah, thời trang cao cấp thì nó thiên về offline, thời tran phổ thông thì nó thiên về online, nhưng nhìn chung thì mảng online đang thắng thế so với offline rất nhiều, thực tế:
- Mảng bán lẻ ở Hà Nội, lượng cửa hàng thời trang đóng cửa nhiều hơn lượng cửa hàng mở mới hàng chục lần, có thể thấy rõ sự biến mất của rất nhiều cửa hàng thời trang tại chùa bộc, bạch mai, xuân thủy.
- Mảng bán buôn ở Ninh Hiệp, những cửa hàng ngoài mặt đường nhỏ hẹp, dần thất thế trước những kho hàng lớn bên trong - có mặt bằng rộng đa dạng hàng hóa và đủ chỗ để cho hàng chục livestreamer làm việc cùng nhau.
@ Nói các nước phát triển nhà phố nhỏ hẹp đúng là không chết nhưng ở khía cạnh kinh doanh thì lay lắt lay lắt dần.
- Các nước phát triển cao Âu Mỹ, thậm chí họ rất ít có văn hóa mua bán ở cửa hàng, chủ yếu là ở siêu thị, sảnh thương mại và mua bán qua ứng dụng online. Dù nhà phố rất nhiều nhưng hầu như chỉ là nhà để ở. Giá cho thuê để ở thì phố thông cũng không hơn ngõ cụt là bao, miễn là xe hơi đi vào được.
- Các nước phát triển châu Á: Như Trung, Nhật, Hàn thì xu thế kinh doang nhà phố đang đi xuống so với trước. Thậm chí, trung Quốc đã áp dụng quy định "Nhà Là Để Ở, Không Phải Để Kinh Doanh" tại một số khu phố ở thủ đô Bắc Kinh và đang nhân rộng ra các điểm khác. Nhật Bản các điểm ăn chơi phố xá cũng xẹp dần, vì dân số giảm + thói quen tụ tập chơi bời giảm, bù lại vẫn duy trì tương đối các cửa hàng tiện lợi vì dân nhật có văn hóa làm để lấy chết, lên không có thời gian về nhà nấu nướng - các công ty lại không hỗ trợ cơm ca - lên họ chỉ còn cách ra cửa hàng tiện lợi. Còn VN không có văn hóa này lên xuống là hết đỡ - chỉ còn cách căng biển hạ giá cho thuê. Kinh doanh nhỏ lẻ hầu hết là yếu dần - dù là phố thị đấy nhưng những khu vực không tập trung văn phòng, không có khách du lịch, chỉ thuần hành chính với dân sinh có chăng chỉ phát triển kinh doanh mạnh hơn ở mấy mảng: trà đá vỉa hè, hàng rau góc chợ, thịt chó đầu ngõ... còn các cửa hàng kinh doanh quần áo, đồ gia dụng,... đang bị bọn online, shopee, lazada gặm dần, gặm mòn... thậm chí dược là lĩnh vực siêu lợi nhuận mà giờ quần áo, gia dụng rút đi, dược vào thế chỗ khiến cửa hàng dược tăng lên nhiều quá, bão hòa thị trường, bào mòn lợi nhuận, dược giờ cũng sống lay lắt.