Ở mình có một lý do lớn là đầu cơ. Tỷ lệ đầu cơ rất cao, nhà đất nhàn rỗi nằm trong tay những người có tiền. Bởi vì không minh bạch nên em không có số liệu đủ tốt để hầu cụ, nhưng có những dấu hiệu cho thấy tình trạng đó là nghiêm trọng:
- Mỗi khi có dấu hiệu BĐS chững giá thì lượng giao dịch giảm đến 90%. Số báo chí công bố, cụ có thể hỏi anh Google. Các nước phát triển đều giảm ở hoàn cảnh tương tự nhưng ko đến mức thế này.
Quý I, đất nền dự án các tỉnh kế cận TP HCM hầu như không bán được hàng, thị trường trầm lắng kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại.
vnexpress.net
- Cho vay BĐS theo tỷ lệ cho vay lẫn GDP cao khủng khiếp, hàng đầu thế giới. Ngân hàng VN khống chế trần cho vay BĐS là 30%, bình quân 20-30% nhưng có ngân hàng cho vay 70%. Đó là trên số liệu chứ thực tế đa phần tìm cách lách vay cho mục đích khác rồi chảy về BĐS, nếu có số thực thì bình quân ko thể 20-30% như hiện nay báo cáo.
VTV.vn - Báo cáo tài chính quý IV/2022 và tiết lộ từ lãnh đạo các ngân hàng cho thấy phần nào bức tranh tín dụng bất động sản năm vừa qua.
vtv.vn
Và cuối cùng, cái em đang nói đến là câu chuyện thông tin bất đối xứng và vấn đề đầu cơ, là những vấn đề phức tạp nhất của kinh tế thị trường. Thậm chí ngay cả bậc đại học các khối kinh tế còn chưa được dạy mấy cái đó, hoặc chỉ được giới thiệu qua, không có công cụ nghiên cứu và định lượng. Em rất ngạc nhiên khi cụ nói "kinh tế thị trường nó không hoạt động như cụ nói đơn giản thế đâu". Nếu cụ thấy mấy vấn đề đó là đơn giản thì em rất ngạc nhiên, sao bảo trên OF rất ít chuyên gia đầu ngành tham gia. Tầm cỡ nguyên viện trưởng CIEM, người được giới kinh tế học Việt Nam kính nể, còn chưa dám nói vấn đề đó là "đơn giản":
Do sự thiếu minh bạch của thị trường BĐS, người dân không nắm hết diễn biết giá cả nên rơi vào bẫy “bất đối xứng thông tin” và phải trả giá đắt khi mua.
tapchitaichinh.vn