- Biển số
- OF-112960
- Ngày cấp bằng
- 15/9/11
- Số km
- 1,618
- Động cơ
- 401,920 Mã lực
- Nơi ở
- Hoàng Sa - Trường Sa
Khu vực thang thoát hiểm sao lại ko an toàn hả cụ. Dù gì nó cũng là phương án thoát nạn nhanh nhất khi sự cố xảy ra. Các cửa chống cháy của thang hiểm mỗi khi có người chạy ra là phải được đóng lại ngay, tránh để đối lưu, hút khói và hơi nóng. Vụ cháy chung cư này nhắc tới việc các cửa thoát hiểm bị chèn gạch dẫn đến luôn trong trạng thái mở đã là sai rồi, gián tiếp gia tăng thảm hoả.Theo lý thuyết thì phải chạy ra thang thoát hiểm , nhưng ở VN thang thoát hiểm có thực sự an toàn ??? . Vì trong cảnh cháy mà thiết bị chiếu sáng - an toàn lẹt đẹt như ở mình chạy ra khỏi nhà rồi có thể quay lại nhà không do điện thì cắt , khói mù mịt + tâm lý hoảng loạn em nghĩ khả năng bị kẹt lại ở hành lang là rất cao .
Nguyên tắc đầu tiên khi xảy ra cháy, người phát hiện ra cháy phải báo động và ngay khi không thể xử lý đám cháy tại chỗ thì cần nhanh chóng kêu gọi mọi người thoát nạn và đặc biệt là cô lập, cách ly khu vực hoặc tầng đang cháy ngay. Hiện nay, các chung cư đều thiết kế cầu thang bộ thoát hiểm bằng cửa thép chống cháy với tay co thuỷ lực, để khi xảy ra sự cố, người thát hiểm ra ngoài khu vực cầu thang, đóng cửa lại ngay là sẽ được an toàn. Có nhiều nơi còn thiết kế cầu thang thoát hiểm có buồng đệm 2 lớp cửa và bố trí thêm quạt gió tăng áp, nếu người vận hành, sử dụng đúng thì mức độ an toàn sẽ rất cao kể cả khi sự cố xảy ra. Tai nạn như vụ cháy chung cư này, sơ bộ qua miêu tả đã thấy là chính con người đã gia tăng thêm thiệt hại cho chính mình.