Với các bài hát nước ngoài thì không chỉ VN mà cả thế giới đều có 2 kiểu: dịch lời và đặt lời.
Dịch lời là viết lời giữ nguyên ý của lời bài hát gốc. Như các bài Besame Mucho, Chuyện tình yêu (Historia de un Amor) hay Tuyết rơi (Tombe la Neige). Tất nhiên có thêm thắt biến đổi... nhưng tinh thần giữ nguyên.
Còn đặt lời là chỉ lấy nhạc bài hát và viết một lời hoàn toàn mới và khác. Như bài "Người tình mùa đông" ở trên, bài hát gốc "Son hồng' 1 nội dung, bài hát Hoa "Người con gái dễ bị tổn thương" một nội dung khác, đến bài hát Việt (Anh Bằng đặt lời) "Người tình mùa đông" lại nội dung khác nữa.
Không chỉ Châu Á mà cả Tây cũng đặt lời búa xua. Các cụ lớn tuổi trong này chắc có biết bài hát "Donna Donna", nguyên bản tên là "Dana Dana" bằng tiếng Ý, là lời than vãn của 1 chú bê con trên đường đi vào lò mổ. Bản tiếng Anh sau đó (Joan Baez hát) khá sát bản gốc, nhưng đến bản tiếng Pháp (La Petit Garcon) thì đúng là đặt lời vì chú bê bị biến thành 1 cậu bé, và lời than vãn là bị nhốt ở nhà nhiều quá không được chạy nhảy tự do. Sau nữa khi sang Việt nam thì bài hát quay 180 độ, không còn bê con cậu bé gì nữa mà biến thành lời ai điếu của một người chồng cho người vợ vừa lìa đời.
Có lẽ vì thấy lời Việt lúc đó khác biệt quá nên nhạc sĩ Trần Tiến (năm 1992) đã dịch lại lời bản tiếng Pháp. Tam ca Áo Trắng hát và có tiếng vang nhất định.
Đây là bản Donna cũ (Tiếc thương)
Còn đây là "bản gốc 2" của Joan Baez