[Funland] Nhạc của các cụ mợ 7x, 8x xưa...

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Sukiyaki (Ue o Muite Arukou)


Lời bài hát nói về một người đàn ông vừa đi bộ vừa huýt sáo và ngước nhìn lên trời để nước mắt không rơi. Những câu hát như bài thơ nói lên những cảm xúc khi nghĩ về kỷ niệm của mình

Bản thu âm được hãng Toshiba phát hành lần đầu ở Nhật vào năm 1961. Năm 1963, hãng thu Pye Records (Anh) phát hành bản cover do Kenny Ball and his Jazzmen trình bày. Họ lo ngại tựa bài hát khó nhớ/phát âm đối với thính giả nói tiếng Anh, nên đã dùng tên mới là "Sukiyaki". Tựa này tiếp tục được Capitol Records ở Mỹ và His Master's Voice ở Anh dùng khi phát hành phiên bản nguyên thuỷ của Kyu Sakamoto vài tháng sau đó.

Tên sukiyaki không liên hệ gì với lời nhạc cũng như ý nghĩa của bài hát; lý do nó được dùng do tính ngắn gọn, dễ nhớ, có liên hệ với Nhật, và quen thuộc hơn với người dùng tiếng Anh (có rất ít người hiểu lời tiếng Nhật). Sukiyaki còn là tên một loại món ăn quen thuộc của người Nhật.

" Ue o Muite Arukō " (上 を 向 い て 歩 こ う? ) nghĩa đen là "Tôi nên ngước mặt lên mà đi" được trình bày bởi môt ca sĩ người Nhật tên Kyu Sakamoto, phần nhạc do nhạc sĩ Rokusuke Ei biên soạn và phần lời được viết bởi nhà thơ Hachidai Nakamura

Bài hát từng đứng trên top của bảng xếp hạng Billboard top 100 tại Mỹ vào năm 1963 và là bài hát Nhật duy nhất có được vị thế này, cũng như 13 triệu bản được bán ra khắp thế giới vào thời điểm đó (st)

Phiên bản tiếng anh của ca sĩ Seiko Matsuda

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Oh Carol


"Oh! Carol" là một bài hát hit quốc tế của Neil Sedaka sáng tác năm 1958. Bài hát được Sedaka đồng sáng tác với Howard Greenfield. Ca khúc này đạt vị trí số 9 trong bảng xếp hạng của Mỹ vào năm 1959. Nó cũng là bài hát đầu tiên của Sedaka giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng khi nó đã đứng đầu trên bảng xếp hạng ở Ý bốn tuần liền trong tháng 1 năm 1960. Sau khi phát hành single, nó đã được đưa vào album Neil Sedaka Sings Little Devil and His Other Hits. Bài hát được chú ý khi Sedaka đọc thay vì hát phần điệp khúc trong lần hát thứ hai.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Can't Take My Eyes off You


“Can’t Take My Eyes Off You” lần đầu ra mắt công chúng vào năm 1967. Bài hát được sáng tác bởi Bob Crewe và Bob Gaudio. Tính đến nay, bài hát này đã vang lên suốt gần 50 năm tại những sự kiện trang trọng như thảm đỏ hay tại những sự kiện cá nhân như lễ cưới.

Ra đời từ những năm 60 thế kỷ trước, ca khúc Can't take my eyes off you vẫn có sức sống tươi trẻ cho đến tận bây giờ.

Có vô số những giọng ca đã từng thể hiện ca khúc kinh điển này, vì vậy, đối với mỗi người nghe, họ có thể sẽ có những lựa chọn khác nhau về ca sĩ thể hiện nhạc phẩm xuất sắc nhất. Tuy những ca sĩ thể hiện bài hát này có thể già đi, thậm chí bị lãng quên, nhưng bản thân bài hát là một nhạc phẩm kinh điển và “không tuổi”.

Đó là bài hát mà ngay từ khi còn nhỏ người ta đã được nghe nhưng sẽ không bao giờ thấy hết hấp dẫn. Có thể bạn không thuộc lời nhưng mỗi khi cụm từ quen thuộc “I Love You Baby” vang lên, phần lớn người nghe đều có thể “lẩm nhẩm” hát theo.

Sức sống của “Can’t Take My Eyes Off You” nằm ở chính sự trẻ trung, tươi vui, tràn đầy năng lượng. Bài hát vẫn được yêu thích qua các thế hệ, đặc biệt là đối với thanh niên, bởi sự trẻ trung, tươi vui là điểm chung của những người trẻ. Những người lớn tuổi khi nghe lại nhạc phẩm này cũng tìm lại được những ký ức đẹp đẽ và một thời tuổi trẻ sôi nổi của mình.

“Can’t Take My Eyes Off You” không chỉ là một bản tình ca lãng mạn mà còn gợi cho người nghe nhiều cảm xúc tươi vui, tích cực, thay vì sự buồn bã, ủy mị. Bài hát là lời tỏ tình chân thành pha chút lém lỉnh của một chàng trai với sức mạnh ngôn từ có thể “tước bỏ mọi vũ khí lạnh lùng” của các cô gái.

“Can’t Take My Eyes Off You” là một nhạc phẩm có ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hóa đại chúng, có tới hàng trăm bản “cover” bài hát này với nhiều giọng ca và phong cách khác nhau suốt 5 thập kỷ qua. Nhiều bản “cover” đã có được thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc của nhiều nước.

Nhạc phẩm “Can’t Take My Eyes Off You” cũng thường xuyên xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh, thậm chí còn từng được NASA sử dụng làm bản nhạc để đánh thức các phi hành gia làm việc trên tàu vũ trụ Space Shuttle hồi năm 2008. (Dantri)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Rain And Tears


Khi thưởng thức những nốt nhạc đầu tiên, trong lần đầu tiên, tôi cảm thấy thật quen thuộc. Lần đầu tiên với bao xúc cảm, mà như đã từng nghe cả triệu lần rồi. Và khi đọc được những lời nhạc đầy ý nghĩa, chưa bao giờ có mưa rơi tôi lại không nhớ về ca khúc về mưa tuyệt vời nhất đối với tôi.

Nhiều lần tự hỏi rằng tại sao người ta lại có thể viết nên những bản nhạc như thế, giọng hát truyền cảm lạ thường của Demis Rousso, phần lời không thể hay hơn, chạm đến những rung động sâu thẳm nhất chỉ với đôi dòng giản đơn. (st)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
All I Have To Do Is Dream


All I Have To Do Is Dream là sáng tác của cặp vợ chồng nhạc sĩ nổi tiếng Felice và Boudleaux Bryant, được gửi gắm qua giọng hát của Everley Brothers trong đĩa đơn của nhóm này phát hành năm 1958.

Thông tin về thời điểm sáng tác của All I Have To Do Is Dream không được tiết lộ, người ta chỉ biết là nó nằm đâu đó trong khoảng 13 năm từ khi hai nhạc sĩ gặp nhau đến lúc Everly Brother hát vang nó trên sóng phát thanh.

“Bất cứ khi nào em cần anh, điều em cần làm chỉ là mơ”, lời bài hát vốn sến sẩm kiểu “trên trời” thì nay lại phản ánh không thể chân thật hơn về một câu chuyện thực tế. Và cũng thật thú vị trong cách hai nhạc sĩ sử dụng điệp khúc “Dream”, như một sự tôn vinh đối với giấc mơ của định mệnh đã đưa họ đến với nhau.

All I Have To Do Is Dream
là sáng tác đặc biệt nhất sự nghiệp của Felice và Boudleaux Bryant bởi lý do như trên. Song nó còn đặc biệt cả với Everly Brothers, hai giọng ca đã mang đến cho ca khúc này một vẻ quyến rũ đầy ám ảnh.
Quan trọng, bởi nó đem về cho Everly Brothers những kỷ lục mà đến tận bây giờ vẫn chưa ai phá được. All I Have To Do Is Dream là đĩa đơn duy nhất đạt đến vị trí quán quân trên tất cả hạng mục dành cho đĩa đơn tại BXH Billboard vào tháng 6/1958.

Không chỉ vậy, đều đặn mỗi thập niên 50, 60, 70 và 80 của thế kỷ trước, All I Have To Do Is Dream đều có ít nhất một lần “lên đỉnh” ở Billboard Hot 100 với nhiều giọng ca khác nhau. Riêng Everly Brothers chiếm 2 lần trong số đó, vào năm 1958 và năm 1961.
Phil Everly từ bộ đôi Everly Brothers nói: “Tôi nhớ khi nghe All I Have To Do Is Dream từ Boudleaux và ngay lập tức biết nó sẽ thành hit. Nó quá tuyệt vời, quá đẹp, quá hay”. (st)
 

Thích ăn dưa

Xe buýt
Biển số
OF-448763
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
563
Động cơ
211,653 Mã lực
Mấy page trước có cụ nào post bài Blowing in the wind, em xin góp 1 bản cover rất nổi tiếng của bài này do nhóm Paul, Peter and Mary hát.

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Oh, Pretty Woman


Pretty Woman là một sáng tác của ca/nhạc sĩ Roy Orbison. Chính bài hát này là niềm cảm hứng để làm nên bộ phim bom tấn cùng tên vào năm 1990. Nhưng bài hát này ra đời sớm hơn thế, tận 25 năm, 1964, bằng độ dài cuộc đời của người đàn bà trong ca khúc, Claudette Frady.
Tình yêu quan trọng hơn hết thảy

Claudette Frady gặp Roy Orbison khi còn đang là nữ sinh trung học. Nàng 16, chàng 21 khi cả hai vẫn còn đang sống ở Texas. Tình yêu sét đánh và cả hai cùng mê mẩn nhau. Chàng vào năm 1956 ấy đang là ca nhạc sĩ cũng có chút tiếng tăm, đang đầu quân cho hãng đĩa trứ danh The Sun, nơi hội tụ của rất nhiều anh tài thế hệ đầu tiên như Elvis Presley, Jerry Lee Lewis, Carl Perkins hay Johnny Cash…

Elvis Presley lúc ấy cũng rất thích Roy, chính Elvis và Johnny Cash tiến cử Roy cho ông chủ Sam Phillips để đưa anh lên cao hơn nhưng Sam không đồng ý. Sam chỉ muốn Roy trở thành nhạc công trứ danh còn giọng hát của Roy vẫn còn thường lắm. Và đó có lẽ sẽ là một quyết định sai lầm của Sam để vài năm sau Roy nổi tiếng toàn cầu dưới nhãn hiệu của một hãng đĩa khác.



Roy Orbison và Claudette Frady, nguyên mẫu của “Pretty Woman”

Nhưng vào thời điểm ấy, Roy có vẻ không cần. Cái anh đang bận tâm là tình yêu với Claudette. Tình yêu của nàng làm anh rạo rực và bất chấp. Năm 1957, Roy sáng tác bài hát nổi tiếng Claudette tặng nàng. Nhưng anh không hát mà bán bài này cho bộ đôi nổi tiếng Everly Brothers. Bài hát thành công và đem lại cho Roy khoản tiền lớn. Có tiền, Roy mua ngay một chiếc Cadillac, cùng Claudette, lúc ấy đã bỏ học, rong ruổi khắp nước Mỹ trong suốt gần một năm trời, bỏ hết cả chuyện thu âm, sáng tác. Âm nhạc chẳng là gì với Roy lúc ấy, nếu không có Claudette cạnh bên.


Nhưng chỉ một năm sau, tình yêu của họ gặp thử thách lớn khi nguồn tài chính đã cạn, chiếc xe mơ ước năm nào giờ đã được đem bán. Hết tiền, cả hai trở về nhà. Lúc này Roy bắt đầu nhờ đến bạn bè để bắt đầu gây dựng lại sự nghiệp âm nhạc.
Việc đầu tiên Roy làm là tạm biệt hãng The Sun (1960) để đến đầu quân cho RCA và tại đây, với sự ủng hộ và động viên của Claudette, thời kỳ hoàng kim của Roy Orbison bắt đầu. Một loạt bài hit rực rỡ nhất trong sự nghiệp của Roy bắt đầu lấp lánh trong thời kỳ này như, Only The Lonely, Crying, In Dream, Blue Bayou…

Tờ Rolling Stone sau này đã nhận định rằng Roy đã tạo nên một trường phái riêng với chất âm thanh đặc trưng với tiếng trống liên hồi, tiếng guitar chắc nịch nhưng có giai điệu rất chắt chiu, “tạo nên một vẻ huy hoàng mới cho âm nhạc bất chấp lúc ấy Beatles đang trở thành cơn cuồng phong”.
Tất cả những huyền thoại như Bob Dylan, George Harrison, Tom Petty… sau này đều nói rằng những sáng tác của thời kỳ 1960 của Roy là một niềm cảm hứng bất tận cho họ, một thứ âm thanh đơn giản nhưng sâu lắng vô tận mà họ hằng theo đuổi nhưng rất khó đạt tới. Đáp lại, Roy chỉ nói rằng, Claudette chính là niềm cảm hứng trong mọi sáng tạo của ông.

Năm 1964, sự sáng tạo tột đỉnh của Roy, bài hát Pretty Woman, ra đời. Pretty Woman là bản rock huyền thoại với câu bass mở đầu đến bây giờ ngay cả một đứa lên 5 vẫn còn thuộc lòng. Còn hình mẫu của nó, không ai khác, chính là Claudette Frady.

Bài hát nói về nỗi lòng của một gã đàn ông khi bất chợt trông thấy một kiều nữ trên phố. Gã dậy sóng trong lòng và cũng thầm ước phải chi nàng cũng đang cô đơn như gã. Gã cứ đứng đấy, nhìn theo và cuối cùng, như định mệnh, nàng quay lại nhìn gã và cả hai cùng song hành.

Roy Orbison sáng tác bài này cùng Bill Dees vào năm 1964. Tối thứ Sáu hôm ấy, cả hai đang vò đầu bứt tai để tìm cảm hứng sáng tác. Đúng lúc ấy thì bất chợt Claudette Frady xuất hiện nơi cầu thang. Nàng bảo với Roy rằng nàng cần ít tiền. Roy hỏi lại “em cần tiền làm gì?”, “em ra phố mua vài món đồ”, Claudette đáp. Chuyện chỉ có thế. Bất chợt Dees lên tiếng “Đã là kiều nữ thì không cần tiền”. Chính câu nói ấy bỗng tạo cho Roy cảm hứng. “Đúng, hay đấy, tôi sẽ làm bài về chuyện này nhưng không phải về tiền nong”. Nói xong, Roy cầm đàn, bấm ngay hợp âm La trưởng và hát “Kiều nữ xuống phố”. Dees há hốc “hay quá” và thế là cả hai chụm đầu làm ngay bài hát. 40 phút sau, Claudette trở về bài hát đã hoàn thành.

Thứ Sáu tuần sau, cả hai bước vào phòng ghi âm với phần lĩnh xướng thuộc về Roy Orbison.
Và đến thứ Sáu kế tiếp, bài hát này chính thức trình làng và trở thành quả bom vào tháng 8/1964. Chưa có bài hát nào trong sự nghiệp của Roy hoàn thành nhanh và thành công hơn thế.

Niềm cảm hứng của nó vẫn là Claudette Frady, một người đàn bà vừa đem lại niềm vui, hạnh phúc và những đau khổ mà Roy Orbison bao giờ cũng chịu đựng xen lẫn. Pretty Woman trở thành bài hit lớn nhất trong cuộc đời của Roy Orbison và cũng đúng lúc ấy nó mở màn những bi kịch.

Khi bài hát vừa phát hành thì Roy Orbison phát hiện ra vợ mình, Claudette Frady, trong thời gian Roy đi tour đã ở nhà tằng tịu với gã chủ thầu xây dựng, người đang nhận trách xây ngôi nhà mà Roy và Claudette mơ ước. Claudette từng nhiều lần khiến Roy đau khổ bởi tính đỏng đảnh, khó ở và nhõng nhẽo của mình. Nhưng việc ngoại tình là điều quá sức chịu đựng của Roy. Tháng 11/1964, cả hai ra tòa ly dị.

Nhưng Roy vẫn yêu Claudette. Bạn bè khuyên giải Roy rằng có lẽ vì cô ấy vẫn còn trẻ và cô đơn khi chồng thường xuyên vắng nhà nên chuyện ấy rất dễ bị buông thả cảm xúc. Năm 1965 Roy quyết định tha thứ cho Claudette bằng một đám cưới thứ hai. Lúc này, Roy quyết định ít đi diễn hơn và ở cạnh Claudette nhiều hơn.

Để lấp khoảng trống đi diễn, cả hai bắt đầu chơi motor. Thú chơi này được khơi gợi nhờ ông vua Elvis Presley, người đã tặng cả hai một chiếc motor Harley mới nhất lúc ấy. Niềm đam mê mới đã cuốn cả hai vào một cuộc chơi mới. Roy và Claudette đi diễn cũng bằng motor và họ càng ngày càng nhận ra đây là một thú tiêu khiển đầy đam mê.

Nhưng họ không biết bi kịch đang nằm ở phía trước. Ngày 6/6/1966 khi cả hai đang đi xả gió bằng motor ở Tennessee thì bất ngờ chiếc motor của Claudette bị một chiếc xe tải ở phía sau đâm sầm vào. Roy chạy trước và khi nghe tiếng va chạm lớn đã quay lại nhưng chỉ thấy mỗi chiếc xe nằm kềnh ra đường còn Claudette thì biến mất. Hốt hoảng quay lại, Roy phát hiện ra Claudette đã nằm bên vệ cỏ ven đường. Nhào tới ôm lấy vợ thì mọi chuyện đã quá muộn.

Chuyện tình đẹp của họ kết thúc vào ngày hôm ấy với cảnh cuối cùng, Claudette chết trong vòng tay của Roy. Và chuỗi ngày sau đó là tăm tối, Roy gần như bất lực, không còn bài nào thành hit và trở nên lặng lẽ hơn.

Nhưng bi kịch không tha cho Roy. Ngày 16/8/1968 khi đang đi lưu diễn tại Anh thì Roy Orbison nhận được cuộc gọi từ gia đình. Căn nhà mà họ đang ở đã bị cháy rụi và hai người con lớn của Roy đang chơi ở dưới hầm đã không thoát được. Roy và Claudette có 3 người con, giờ chỉ còn lại người con út là được ông nội cứu kịp.

Đó là chính khoảng thời gian tăm tối nhất của Roy. Tuy vậy, sau này ông cũng lập gia đình mới và có thêm 2 người con. Sau đó ông được đám “đàn em” sừng sỏ mời chơi nhạc tiếp và có những thành công mới nhưng không bao giờ thấy lại được ở ông sự vinh quang của ngày xưa.

Ngày 6/12/1988, Roy Orbison qua đời vì trụy tim, ở tuổi 52.

Và sau đó, khi bộ phim Pretty Woman gây sóng gió đã đem bài hát cùng tên trở lại và tiếp tục thành cú hút hit mới nhưng những nhân vật chính của nó đã không còn sống để chứng kiến.

Bài hát này sau đó được vinh danh khắp mọi nơi. Năm 2008 bài hát này được đưa vào Danh sách ghi âm của Thư viện quốc hội Hoa Kỳ. Trước đó nó đã nằm trong danh sách mọi thời của những tạp chí âm nhạc danh tiếng.

Sinh thời, Roy Orbison nổi tiếng với phong trình diễn mực thước trong bộ đồ đen kì bí và mắt lúc nào cũng đeo kính đen. Nhiều người đã từng tưởng ông bị mù nhưng đó là cách ông giấu tâm trạng của mình sau cặp kính đen. Nhưng dù giấu đi những cảm xúc vào bóng tối nhưng những bài hát của Roy vẫn tiếp tục chiếu sáng giá trị cho các thế hệ công chúng. (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần)
 
Chỉnh sửa cuối:

quanghungle

Xe điện
Biển số
OF-312980
Ngày cấp bằng
23/3/14
Số km
2,548
Động cơ
314,350 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Hà Nội
Em ủn lên mời bác sau em
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
The Way You Make Me Feel


The Way You Make Me Feel là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Michael Jackson nằm trong album phòng thu thứ bảy của ông, Bad (1987). Nó được phát hành như là đĩa đơn thứ ba trích từ album vào ngày 9 tháng 11 năm 1987 bởi Epic Records. Bài hát cũng xuất hiện trong nhiều album tổng hợp của Jackson, như HIStory Begins (1995), Number Ones (2003), The Ultimate Collection(2004), The Essential Michael Jackson (2005), Visionary: The Video Singles (2006) và This Is It (2009). Được viết lời và sản xuất bởi Jackson và Quincy Jones, đây là một bản R&B với nội dung liên quan đến việc Jackson cố gắng gây ấn tượng với một người phụ nữ.

Sau khi phát hành, "The Way You Make Me Feel" nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá nó như là một điểm nhấn nổi bật từ Bad. Bài hát cũng gặt hái những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Ireland và Tây Ban Nha, và lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn như Úc, Bỉ, Ý, New Zealand và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, "The Way You Make Me Feel" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong một tuần, trở thành đĩa đơn quán quân thứ chín trong sự nghiệp của Jackson tại đây, và là đĩa đơn thứ ba liên tiếp từ Bad đứng đầu bảng xếp hạng.

Video ca nhạc cho "The Way You Make Me Feel" được đạo diễn bởi Joe Pytka, trong đó Jackson theo đuổi và nhảy múa trước một người phụ nữ. Nó đã nhận được một đề cử giải thưởng video âm nhạc của MTV năm 1988 cho Video có vũ đạo xuất sắc nhất, và phong cách của ông thể hiện trong video đã tạo nên sức ảnh hưởng nhất định đến phong cách trình diễn của nhiều nghệ sĩ đương đại, như Usher, Chris Brown và Ne-Yo.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Georgia On My Mind


Năm 1979 là một năm đáng ghi nhớ của Ray Charles khi tiểu bang Georgia chọn nhạc phẩm “Georgia On My Mind” làm bài hát tượng trưng của tiểu bang. Mặc dù lúc Ray Charles viết nhạc phẩm này, ông không chủ đích viết cho tiểu bang Georgia nhưng Georgia là tên của người con gái Ray Charles quen từ thời xưa. Nhưng điều này không quan trọng, quan trọng hơn cả là tiểu bang có nhiều sự kỳ thị nhưng đã chọn một nhạc phẩm của người da màu làm đại diện cho cả tiểu bang. Ngày 24 tháng tư năm 1979, Ray Charles được mời làm thượng khách trình diễn nhạc phẩm này trong quốc hội của tiểu bang để đánh dấu một ngày trọng đại. Năm 1996 nhân Thế Vận Hội tổ chức ở thành phố Atlanta, bài hát này một lần nữa được cất lên trong ngày khai mạc

Em chim ưng cover của Michael Buble hơn của bản gốc của Ray Charles và cover của Michael Bolton


 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
My Girl


My girl
là là bài hát do hai thành viên của nhóm Miracles (Smokey Robinson và Ronald White) sáng tác nhưng được nhóm Temptations trình diễn thành công.

Khi nhóm Temptations đang chia sẻ một chương trình với nhóm Miracles ở nhà hát Apollo, Harlem (một khu vực ở Manhattan, New York, Mỹ), khi Robinson (nhóm Miracles) đang sửa soạn cho bài hát mới, nhóm Temptations nghe được và xin Robinson cho phép họ ghi âm bài hát này. Robinson đã nhượng bộ và chọn Davidor Ruffin (nhóm Temptations) hát chính. Bài hát trở thành bài số một đầu tiên của Temptations tại Mỹ và ngày nay là bài hát chữ ký của họ.

Báo nhạc Rolling Stone xếp bài nàythứ 88 trong danh sách 500 Bài hát hay nhất trong mọi thời đại. (st)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
7 seconds


Đầu những năm 80, nhạc sĩ, ca sĩ N’Dour được biết đến như người đưa nền âm nhạc Châu Phi đến với thị trường Châu Âu. Mọi việc tưởng chừng khó khăn cho một nghệ sĩ da đen không có bằng cấp lúc bấy giờ, nhưng vào năm 1994, với việc song ca cùng nghệ sĩ người Anh Cherry thì bài hát '7 seconds' đã được đón nhận ở khắp mọi nơi. Chất giọng trời phú mang pha lẫn âm điệu tiếng Wolof của ông, cùng với giọng ca êm ái, diễn cảm của Cherry đã cướp đi trái tim của khán thính giả cả nước, lập nên kỉ lục một trong những bản thu âm bán chạy nhất năm 1994. Hiện tượng '7 seconds' là minh chứng cho việc mọi điều không tưởng đều có thể xảy ra. (st)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Islands in the Stream


'Island in the Stream' là một trong những đĩa đơn nhạc đồng quê bán chạy nhất mọi thời đại, được sáng tác bởi Bee Gees dành cho Kenny Rogers. Trước đó, Kenny đã từng hợp tác thu âm với Dolly Parton bài hát 'Eyes That See' trong album Dark. 'Island in the Stream' không hoàn toàn thuộc dòng nhạc đồng quê mà là sự pha trộn giai điệu của country-pop-soul. Giọng ca hòa quyện, hòa âm phối khí hoàn hảo hình thành nên giai điểu giản đơn, trìu mến, ấm áp lòng người. Riêng phần điệp khúc được sáng tác dựa trên bản hit 'Ghetto Superstar' (That Is What You Are) của rapper Pras. (st)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mời cccm nghe 1 bài rất chi là ... gợi cảm ;))
Vào năm 1969, ca khúc 'Je t’aime…moi non plus' đã bị cấm bởi Giáo hoàng và kênh BBC vì tính chất gợi dục. Lời bài hát cũng chính là lời nói của một cặp trai gái đang làm tình khá táo bạo cùng với những âm thanh đầy nhục dục. Nó trở thành một hiện tượng trong giới học sinh ở Anh giữa thập niên 70. Gainsbour đã sáng tác bài này dành tặng cho bạn gái Brigitte Bardot, nhưng sau này ông lại hát chung với người tình mới là một diễn viên đang lên Jane Birkin. Khi nghe, khán giả sẽ thấy tiếng thì thầm khêu gợi của người con trai cùng với tiếng thở hổn hển của cô gái trong phút giây thăng hoa (st)

:">
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Something Stupid


Có thể nói Francis Albert Sinatra là người có nhiều ca khúc song ca với nhiều giọng ca trứ danh hơn bất kỳ ai. Ca khúc “Somethin’ Stupid”mà Frank hát cùng con gái Nancy được đánh giá là "một bài hát kì quặc nhưng lại gây ảnh hưởng mạnh". Điều cuốn hút của ca khúc này xuất phát từ tiếng guitar mở đầu cho đến sự hài hòa, ngọt ngào giữa giọng ca lãng mạn của Frank cùng với tiếng lấy hơi của cô con gái nhỏ Nancy. Để biết bài hát tuyệt vời như thế nào bạn có thể đặt nó trên bàn cân để so sánh với bản cover của Robbie Williams/Nicole Kidman năm 2001. (st)

I know i stand in line, until you think you have the time to spend an evening with me
And if we go someplace to dance, i know that there's a chance you won't be leaving with me
And afterwards we drop into a quiet little place and have a drink or two
And then i go and spoil it all, by saying something stupid like: "i love you"
I can see it in your eyes, that you despise the same old lies you heard the night before
And though it's just a line to you, for me it's true it never seemed so right before
I practice every day to find some clever lines to say to make the meaning come through
But then i think i'll wait until the evening gets late and i'm alone with you
The time is right your perfume fills my head, the stars get red and oh the night's so blue
And then i go and spoil it all, by saying something stupid like: "i love you" ("i love you, i love you,...")

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ta vô hồn gọi David Bowie huyền thoại (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần)

Đúng 24 năm trước, trung tuần tháng 1/1994, Bryan Adams biểu diễn tại Sài Gòn đánh dấu sự trở lại chính thức đầu tiên của làn gió âm nhạc phương Tây sau nhiều thập niên vắng bóng. Cùng năm đó, bộ phim Em và Michael Jackson của Phước Sang đại thắng với 8 tỷ đồng doanh thu, giới thiệu khán giả gương mặt lần đầu xuất hiện: Trương Ngọc Ánh, Huỳnh Anh Tuấn, Lê Công Tuấn Anh và… Michael Jackson.

Michael Jackson, hay chân phương hơn là Mai-Cồ hoặc Mai-cơn, từ đó, đã bám vào văn hóa đại chúng Việt, suốt 2 thập kỷ qua, trên đường phố, từ các xe kẹo kéo lên đến cả trên sân khấu truyền hình Idol.

Sau Michael Jackson, và còn rất nhiều năm sau nữa, chúng ta sẽ không còn chứng kiến thêm một nhân vật nào khác nhận được sự tiếc nuối tương tự, và khó lòng tương xứng với tầm vóc của họ, kể cả khi đó là một nghệ sĩ Việt như nhạc sĩ Phạm Duy, huống hồ một nghệ sĩ quốc tế dường như luôn “xa lạ” như David Bowie.

Anh hùng vô danh

Truyền thông trong nước đã làm theo cách tốt nhất, ở khâu lặp lại, một cách vô hồn, những từ ngữ trống rỗng về David Bowie, như: huyền thoại, ngôi sao nhạc rock, biểu tượng… bất chấp việc David Bowie chưa bao giờ là cái tên quen thuộc của người Việt hiện tại.
Nhưng David Bowie, nếu quan sát đủ, chưa bao giờ biệt tích trong cái văn hóa thưởng thức ít ỏi trong 2 thập kỷ qua tại Việt Nam. Không tính đến những kinh nghiệm tiếp xúc đậm cá nhân vốn thường thấy không thể nào ghi chép trọn vẹn, Bowie đã hòa vào dòng văn hóa đại chúng có thể khả dĩ thưởng thức ở những góc thực ra rất quen thuộc.

Với những rock fan thời thập niên 1990, thời của thiếu thốn bộn bề những tư liệu âm nhạc quốc tế, thì một VCD buổi diễn tưởng niệm 1 năm ngày mất Freddie Mercury nhóm Queen trước 72.000 khán giả tại sân Wembley, đã là một niềm vui tận cùng. Rất nhiều người không thể nào quên buổi biểu diễn ấy, không thể quên khoảnh khắc David Bowie xuất hiện trong bộ cánh xanh lá, tóc vàng đã hát Under Pressure xuất thần như thế nào. Ai cũng nghĩ bài hát này là sáng tác của một mình Queen nhưng phải đến lúc ấy mới biết đồng tác giả của nó còn có thêm David Bowie.


Trong chuỗi chương trình Giai điệu bốn phương của gần 2 thập niên trước, với lượng video clip eo hẹp của Đài truyền hình TP.HCM được lặp đi lặp lại thì cứ đến dịp Giáng sinh là công chúng lại tiếp tục được thưởng thức lại bài hát bất hủ, A Little Drummer Boy, bản thu năm 1977 với phần trình diễn của giọng ca vàng Bing Crosby và… David Bowie.



Trước khi nhóm Helloween rần rần tại Việt Nam với bài hát Forever And One, thì trước đó giới nghe rock Việt đã biết tới nhóm này từ lâu, đặc biệt là album Metal Jukebox, trong đó họ hát bài Space Oddity không thể thuyết phục hơn. Space Oddity chính là sáng tác của David Bowie từ năm 1969, trước cả khi tàu Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng.


Heroes, một sáng tác đình đám khác đồng sáng tác giữa David Bowie với những bậc kỳ tài như Brian Eno và Robert Fripp (nhóm King Crimson) cũng nằm trong danh mục các sáng tác được cover bởi Hồ Quang Hưng và nhóm nhạc Little Wings của anh tại hầu hết các quán bar nhạc sống tại TP.HCM.


Những fan cuồng của nhóm Nirvana tại Việt Nam từng mê đắm The Man Who Sold The World do Kurt Cobain thể hiện, đến một ngày cũng phát hiện ra, bài hát này là của David Bowie sáng tác từ năm 1970.


Năm 2014 tại Hội An, đoàn Hợp xướng nam Thái Bình Dương, từng đoạt giải Grammy năm 2004, trong lần công diễn tại Việt Nam cũng trình diễn lại The Man Who Sold The World.

Rải rác ở các chương trình phát thanh ở vào thời điểm trước Internet, các giai điệu của Starman, Changes… đôi khi cũng vang lên, từ sự tri nhận quý giá ít ỏi của một thiểu số người dẫn chương trình.
Và như thế, David Bowie không đến nỗi quá hiếm hoi tại Việt Nam nhưng một tượng đài như ông, tại Việt Nam, cũng chỉ là một anh hùng vô danh mà thôi.



Tát nước hay dẫn nước văn hóa âm nhạc?

Vì sao những tượng đài như David Bowie vẫn nằm “ở dưới” trong việc thưởng thức và quan tâm của công chúng Việt thì chắc chắn đó không phải là lỗi của ông, hoặc ông không thể nổi như Michael Jackson tại Việt Nam.

Người Việt chỉ nhắc đồng loạt đến David Bowie sau khi ông qua đời. Những cái tên từ “bên dưới” khối văn hóa âm nhạc nói riêng được truyền thông Việt “tát” lên một cách thụ động, là khi một nghệ sĩ gạo cội nào đó qua đời và được quốc tế nhất loạt thông tin. Có nhiều cách để lý giải điều này.

Khác với điện ảnh, ở đó thị phần và doanh thu đã có, hệ thống xuất bản lẫn mạng lưới truyền thông phục vụ hoạt động tích cực cho các tác phẩm trong lẫn ngoài nước được xuất bản, xuất hiện trên mặt báo đều đặn thì những gì xảy ra với âm nhạc tại Việt Nam hầu như không có gì thay đổi.

Người Việt có đóng góp cực kỳ khiêm tốn vào doanh số đĩa bán ra của một nghệ sĩ trong và ngoài nước, vào vé thưởng thức các liveshow và một lối mòn trong thưởng thức quấn lấy người nghe lẫn người sáng tạo, quấn luôn cả truyền thông.

Khi điện ảnh và truyền hình thực tế tạo chỗ đứng riêng trong bức tranh truyền thông, khi sách vẫn đều đặn mở rộng, thậm chí sang góp vốn cộng đồng thì âm nhạc vẫn vò võ trong cột giải trí, văn hóa của các tờ báo lớn nhỏ, chờ hồi chuông báo tử.

Trong khi đó, và trong giai đoạn địa chính trị và xã hội Internet phân hóa phức tạp, và tự do Internet đang lớn dần, chưa bao giờ các giải thưởng văn hóa nhuốm mùi tiêu thụ nặng nề trở nên phù phiếm như trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.

Qua cơn bão EDM, các nhà tổ chức chuyển hướng sang Rock với vô số tín hiệu ngay từ đầu năm, nhưng vẫn bằng một thông điệp và tư duy quá lỗi thời: chương trình theo chủ đề bao quát lỏng lẻo, áp đảo các ban nhạc trong nước khi hầu như không một sáng tác mới trong nhiều năm qua, và nửa vời sáng tạo khi ghép sân và khán giả với các dòng nhạc khác.

Họ, như chính các nghệ sĩ và như chính truyền thông, dường như quên mất sự kết dính hữu cơ của một cộng đồng thưởng thức cần lắm một đầu tàu đủ khác biệt, và bản lĩnh. Hay nôm na hơn, một chiếc tàu ngầm để ngụp lặn trong bầu văn hóa hiện có, để những kẻ sinh ra trên bờ quen thuộc hơn, nhưng cũng đủ to để sự chật hẹp bên trong không khiến thủy thủ đoàn chóng ngợp. Văn hóa tầm gửi thương hiệu, nếu so với nước, không hơn gì một bình nước đóng chai, đắt gấp 20 lần giá thực nhưng lại cực kỳ kém hiệu quả.

Và việc “thương hiệu” lấn át nội dung, quyết định luôn cả sự xuất hiện của những nhân vật của nó sẽ dẫn đến việc đẩy những người David Bowie hay những nghệ sỹ thực tài nhưng kém tiếng, xuống dưới, tại Việt Nam.

David Bowie là một tượng đài không chỉ về âm nhạc, mà là nghệ thuật. Black Star, là album cuối cùng của ông, vẫn cho thấy sự sáng tạo của ông vào lúc cuối đời, một biệt khúc quá thừa mứa nghệ thuật ứa ra từ bộ não ngập tràn những ảnh hưởng từ quá trình tiếp thu văn hóa như thể lẽ sống duy nhất.

Và trong hai tuần qua, những gì về David Bowie mà chúng ta có được, có thể ví như những khai quật ít ỏi của những cá nhân đơn lẻ đang ngụp lặn trong chiếc mặt nạ oxy: đứt quãng và quá ít ỏi. Những cá nhân, quá mê đắm với cái họ tìm ra, ngỡ rằng những gì họ tìm thấy ở Bowie là thứ duy nhất thuộc về bên dưới. Nhưng họ đâu biết rằng, “bên dưới” vẫn còn quá nhiều điều cần phải được trồi lên một cách công bằng.
Dẫu sao, chúng ta còn hy vọng cho sự phát triển và sinh sôi của văn hóa nội tại chừng nào nhiều, rất nhiều những cỗ máy lặn văn hóa khác được sinh ra và được cấp phép hoạt động từ chính những người sống bên trên.

Bất kể là ai, làm gì.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
(You Make Me Feel Like) A Natural Woman


"(You Make Me Feel Like) A Natural Woman" là một đĩa đơn do ca sĩ nhạc soul của Hoa Kỳ Aretha Franklin phát hành qua hãng thu âm Atlantic. Bài hát được Carole King và Gerry Goffin hợp soạn, cùng với sự góp mặt của nhà sản xuất thu âmJerry Wexlercủa hãng đĩa Atlantic. Được viết riêng cho Franklin, bản thu âm đã trở hành một hit lớn giành vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, và trở thành một trong những bài hát gắn liền với tên tuổi của bà. Nó đã tạo nên lịch sử trong bảng xếp hạng đĩa đơn ở UK một tuần sau khi bà qua đời, khi cuối cùng lọt vào bảng xếp hạng ở vị trí thứ #79 sau tận gần 51 năm kể từ lần đầu phát hành. Franklin cũng thu live bài hát này trong album Aretha in Paris năm 1968. Carole King đã trình diễn và thu một bản của bài hát, bên cạnh đó còn có Mary J. Blige, Celine Dion, và nhiều người khác

Một trong những điều đáng tiếc nhất của thế hệ Millenials (những người sinh từ năm 1980 trở đi) là không được chứng kiến sự vĩ đại của những nghệ sĩ như Aretha Franklin. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí tạo nên những thế hệ "diva ảo", thừa tham vọng nhưng thiếu tâm hồn, thừa những âm thanh điện tử và những màn trình diễn bắt mắt, nhưng khó có thể làm chủ sân khấu chỉ bằng nội lực của giọng hát.

Trong suốt sự nghiệp, Aretha có vinh dự được trình diễn tại nhiều sân khấu trọng đại như lễ nhậm chức của các tổng thống, lễ tang của các vĩ nhân, các buổi biểu tình, đấu tranh xã hội, hay những sự kiện thể thao mang quy mô cực lớn. Hàng trăm ca khúc của bà có nội dung rộng lớn, mang tính xã hội cao, từ tình yêu, gia đình, tới tôn giáo, nữ quyền, chống phân biệt chủng tộc. Vì vậy, bà là nữ ca sĩ duy nhất được tạp chí Time bầu chọn vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.

Khi ngồi trong khán phòng và lắng nghe Aretha cất cao giọng hát bài (You Make Me Feel Like) A Natural Woman vào năm 2015, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể kìm được nước mắt. "Lịch sử nước Mỹ đứng lên khi Aretha cất giọng. Không ai thể hiện tinh thần của người Mỹ gốc Phi, của nhạc Blues, R&B, Rock and Roll trọn vẹn như bà. Aretha đã biến nỗi buồn, sự gian khó thành vẻ đẹp, sức sống và hy vọng", ông đánh giá. Với giọng hát cao vút ngàn năm có một, mỗi lần cất cao tiếng hát, Aretha làm dâng lên những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người nghe. Cách tạo cảm xúc của bà vừa bộc trực, vừa man dại, kích thích và cuốn hút. Không những vậy, Aretha còn có lối biểu diễn vô cùng khoáng đạt, tràn ngập năng lượng. Bà hát như rút ruột rút gan, hát bằng cả trái tim, để cuốn khán thính giả của mình vào những cơn bão cảm xúc. (st)



Khoảng cách thế hệ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bài hát được sáng tác bởi David Foster và Linda Thompson, do Foster sản xuất. Đây là một bản ballad về một tình yêu sâu đậm và lời hứa với người mình yêu. Bài hát này, cũng giống với “I will always love you” đã từng vang lên suốt những năm tháng tuổi nhỏ của rất nhiều 8x và 9x, kéo dài đến những ngày trưởng thành sau này. Việc so sánh các giọng ca huyền thoại là không cần thiết, tuy nhiên, ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy: những diva cùng thời như Mariah Carey, Celine Dion hay Madonna, tiếng hát của Whitney dễ đi vào lòng người hơn cả.

Bởi vì, nếu như Mariah và Celine luôn khiến cho những bản ghi âm của họ trở nên hoàn hảo bằng kỹ thuật chuẩn xác, Madonna thu hút bằng sự cá tính, phong cách biến đổi không ngừng thì khi Whitney hát, nhiều người vẫn cảm thấy phần bản năng của cô cao hơn phần kỹ thuật và phong cách. Chính điều đó đã tạo nên một Whitney huyền thoại và biến cô trở thành một thần tượng, một tấm gương mà các nghệ sĩ trẻ luôn muốn vươn tới.


Bài này ngày xưa được cất lên rất ngọt ngào tình cảm trong phim The Bodyguard do chính Whitney Houston thủ vai chính. Trong phim, cô là một ngôi sao ca nhạc trót yêu anh vệ sĩ luôn kề cận, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì mình. Những tưởng quan hệ chỉ là công việc đó kết thúc khi anh vệ sĩ hết hợp đồng, nhưng rồi cả hai, cả người vệ sĩ và ngôi sao ca nhạc đều nhận ra rằng, họ không thể sống thiếu nhau được nữa, họ không là gì cả, cuộc sống không còn ý nghĩa gì hết nếu như họ không được ở cạnh nhau. If I don"t have you, I have nothing...

Share my life, take me for what I am
Cause I’ll never change all my colours for you
Take my love, I’ll never ask for too much
Just all that you are and everything that you do
I don’t really need to look very much further
I don’t want to have to go where you don’t follow
I won’t hold it back again, this passion inside
Can’t run from myself There’s nowhere to hide (your love I’ll remember forever)
Don’t make me close one more door I don’t wanna hurt anymore
Stay in my arms if you dare
Or must I imagine you there
Don’t walk away from me...
I have nothing, nothing, nothing
If I don’t have you, you, you, you.
You see through, right to the heart of me
You break down my walls with the strength of you love
I never knew love like I’ve known it with you
Will a memory survive, one I can hold on to

Trong nhiều năm qua, nhiều nữ ca sĩ trẻ trên thế giới thường hay chọn I Have Nothing làm "thử thách" cho giọng hát của mình khi bước chân vào làng nhạc.




 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
You Make Me Feel Brand New


Em thích cover của Simply Red hơn

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi

'More than words' – bản 'tình ca lạc' của nhóm rock Extreme

Đó là một buổi chiều xuân năm 1990 khi tay guitar Nuno Bettencourt và ca sĩ chính của nhóm, Gary Cherone, đang ngồi chơi ngoài hiên nhà, một buổi chiều như rất nhiều buổi chiều họ đã ngồi cùng nhau tại nhà của Cherone ở Malden (Massachusetts) và ở đó, rất nhiều bài hát đã được ra đời.

Nhưng chiều ấy, Cherone không có tâm trạng sáng tác. Anh đang ngồi ngắm đường phố, lắng nghe âm thanh của những chiếc xe ngược xuôi và nghĩ về Extreme. Đó là thời điểm mà ban nhạc của anh đang chuẩn bị ý tưởng cho album thứ 2.

Album đầu tay cùng tên của nhóm phát hành năm trước không thật sự thành công nhưng vẫn đủ để các ông chủ hãng A&M đồng ý cho dự án tiếp theo được khởi hành. Và giờ nhóm đang đứng trước một núi khó khăn để vượt qua khi danh tiếng vẫn còn là một hương thơm xa xỉ.

Bất giác Cherone nghe thấy tiếng bập bùng guitar của Nuno Bettencourt. Một âm thanh dạo đầu rất lạ, như thể mời gọi, như thể muốn nói điều gì đó. Ngay lập tức, Cherone chạy vào phòng ngủ, viết ngay lên cuốn sổ “More than words is all you have to do” (Chẳng cần nói, hãy thể hiện). Và ngay chiều hôm đấy, từ ý tưởng âm nhạc của Bettencourt, một tuyệt khúc được ra đời. Bettencourt viết giai điệu còn Cherone ướm lời.

More than words khai sinh thế nào thì khi vào phòng thu nó vẫn giữ nguyên tinh thần thế ấy, có nghĩa là chỉ có đúng một guitar đệm và giọng hát chính, đôi chỗ có thêm tiếng bè của Bettencourt. Tất cả thành viên còn lại trong nhóm đều không có việc gì làm.

Đó là một chuyện lạ lùng bởi một sáng tác của một ban nhạc rock mà chẳng đi kèm với bass, trống hay tiếng guitar điện. Lạ lùng hơn, nhà sản xuất của bài hát này, Michael Wagener, cũng chẳng động tay chân gì nhiều. Ông gần như ngồi yên để cho Bettencourt và Cherone song ca như thể đang ngồi hát ở vỉa hè.

Lúc đấy, cả ban nhạc đều đặt niềm tin vào More than words. Ngay cả bà chị của Bettencourt, một người chẳng ưa gì âm nhạc của cậu em và chẳng có tí kiến thức gì về thị trường âm nhạc, ngay khi nghe Bettencourt đang hát thử More than words ở nhà đã ra lệnh ngay lập tức “cậu đừng hát cho ai nghe trước nhé. Việc đầu tiên cậu cần làm là đi đăng ký tác quyền vì đây sẽ là bài hát quan trọng nhất cuộc đời cậu”.

Ai cũng hy vọng bản tình ca này sẽ mang lại may mắn bởi những ẩn dụ trong bài hát như thể mang tính số phận của nhóm Extreme.

More than words là tâm sự của một chàng trai nói với cô gái rằng “Em chẳng cần nói yêu anh hàng ngày làm gì, hãy thể hiện ý nghĩa ấy nhiều hơn là lời nói, và anh sẽ nhận ra”. Extreme không phải là một nhóm nhạc nổi bật lúc ấy nhưng họ tin rằng âm nhạc của mình sẽ được nhận ra nếu được nghe một cách chăm chú.

Nhưng khi album Pornograffitti được phát hành thì cái sự “không nhận ra” ấy vẫn tiếp tục. Hai single được tung ra và thu về là sự bi quan. Buồn hơn, không single nào trong số ấy có bài More than words, một quyết định khó hiểu của ông chủ tịch hãng đĩa.

7 tháng sau, kể từ khi phát hành album chính thức, nhóm Extreme lên đường đi biểu diễn quảng bá album, một kế hoạch đã định từ trước đó. Họ mang theo More than words và cả nỗi buồn bên trong.

"Đừng đùa, tôi sẽ rời nhóm"!

Đó là câu nói của Nuno Bettencourt khi hay tin ông chủ tịch hãng đĩa A&M lại tiếp tục không cho More than words vào danh mục single thứ 3 chuẩn bị phát hành.

Chuyện xảy ra khi Extreme đang lưu diễn ở châu Âu và họ hay tin hãng A&M vì ngán ngẩm với lượng đĩa tiêu thụ quá thấp nên quyết định tung ra single thứ 3 để câu khách. Vừa biết tin nóng, nhóm ngay lập tức liên lạc với hãng và yêu cầu phải phát hành More than words thành single ngay lập tức.

Nhưng ông chủ tịch từ chối với lí do “sẽ chẳng có đài phát thanh nào chơi bài ấy, với lại bài này nó lớn tuổi hơn nhiều so với diện mạo của các cậu”. Đáp lại, Bettencourt dọa sẽ rời nhóm. Không khí lúc ấy chẳng khác nào một cuộc chiến.

Ông bầu của nhóm tái xanh mặt và hét lên rằng “Các cậu điên hay sao mà dám nói như vậy với ông chủ tịch hãng đĩa? Các cậu cần phải biết rằng, bài hát này sẽ không bao giờ leo lên nổi một bảng xếp hạng nào”.

Nhưng may mắn là hôm sau hai phía có một sự thỏa hiệp. Một bài kiểm tra được đưa ra, nếu More than words được các đài phát thanh chuyên về rock cho phát sóng và gây được tiếng vang, thì nó sẽ được phát hành single.

Và kết quả thật khả quan, chỉ trong 3 ngày, More than words lên quán quân bảng xếp hạng của rock radio. Và giữ đúng lời hứa, hãng A&M quyết định phát hành single More than words và kèm theo đó là một MV.

Bettencourt sau này nhớ lại rằng, đó là một khoảnh khắc nửa đêm trong một khách sạn tồi tàn ở Đức, nơi ban nhạc đang trú ngụ thì họ nhận được một cuộc gọi khi cả nhóm đang mê ngủ. Đầu dây bên kia là tiếng ông bầu, giọng có vẻ hối lỗi “Nghe này, Billboard vừa gọi cho tôi, họ bảo sáng mai bảng xếp hạng mới nhất sẽ được công bố, More than words đứng ở vị trí quán quân Hot 100”.

“Đó là một điều điên khùng nhất mà bọn tôi nhận được trong đời”, Bettencourt nhớ lại. Ngay sau cuộc gọi ấy, cả nhóm quẩy tung khách sạn mình đang ở, họ đấm thùng thùng vào từng cửa phòng, la hét ỏm tỏi và cũng quên rằng trên người mình chỉ đang độc chiếc quần lót.

Lên hương

More than words đã thắng tuyệt đối vào mùa xuân năm 1991, nhờ single, nhờ đài phát thanh và nhờ cả MTV đã phát liên tục. Chính xác là chẳng có bàn tay nào can thiệp vào cuộc lên ngôi ấy. Tất cả là nhờ vào công chúng. Họ yêu cầu liên tục trên đài phát thanh, rồi MTV và dầm mưa chờ mua đĩa.

Lúc ấy ai cũng tưởng More than words là một bản song ca của hai chàng đẹp trai người vùng Địa Trung Hải nào đấy. Nhiều người vào tiệm đĩa xếp hàng mua đĩa của Extreme và khi về nghe thì ngã bổ chửng khi hóa ra đây lại là một ban nhạc rock.

Khi tin thắng trận được loan tin thì Extreme không được nhấm nháp hương vị vinh quang. Họ vẫn còn đang ở châu Âu mà lúc này thì thị trường vẫn chưa xuất hiện More than words. Chỉ có điều, những khách sạn họ ở trong chuyến lưu diễn đã sạch sẽ và lịch sự hơn rất nhiều.

Đến khi kết thúc tour diễn, về Mỹ, thì More than words đã chinh phục toàn bộ châu Âu và trở thành bài hát được yêu thích nhất năm 1991.
Lần đầu tiên, khi về Mỹ, Extreme được chào đón tại sân bay với hàng nghìn fan hâm mộ. Đón họ là một dàn siêu xe chờ sẵn, cả hàng rào an ninh và hàng nghìn ngón tay của fan chỉ trỏ “Họ kìa!”

Cuộc đời của nhóm Extreme thật sự lật sang một trang mới. Họ kết giao với nhiều người nổi tiếng, doanh số đĩa bán ra tăng vọt, MTV mời chào, âm nhạc của nhóm được đón nhận rộng mở.

Nhưng More than words mãi mãi là ca khúc thành công nhất của nhóm cho dù nó không phải là hình ảnh đại diện cho âm nhạc thật sự của Extreme.

Đến giờ này, gần 3 thập kỷ sau, đây vẫn là một trong những bản tình ca được xưng tụng và được cover khá nhiều. Còn bản thân Extreme, dù âm nhạc của họ vẫn đầy rock, vẫn được xem trọng nhưng không có bài hát nào đưa họ trở lại thành công như More than words của thuở ban đầu. (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần)

Westlife cover

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top