[Funland] Nhạc của các cụ mợ 7x, 8x xưa...

bear in car

Xe buýt
Biển số
OF-481974
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
932
Động cơ
202,779 Mã lực
Some girls - RACEY (1979)

Some girls will, some girls won't
Some girls need a lot of lovin' and some girls don't
Well, I know I've got the fever but I don't know why
Some say they will and some girls lie

So here I am in front of you
Not really knowing what to do
My heart is feeling something new
Nervously I turn away from you
I see the looks you're sending me
Is this the way it's meant to be?
It's something we should talk about
Just give me time to work it out

Some girls will, some girls won't
Some girls need a lot of lovin' and some girls don't
Well, I know I've got the fever but I don't know why
Some say they will and some girls lie

I find your company to be
Something completely new to me
Now that I know you socially
Obviously I'll fall heavily
I've seen those looks you're sending me
This is the way it's meant to be
There's nothing left to talk about
Oh, how I wish you'd work it out

Some girls will, some girls won't
Some girls need a lot of lovin' and some girls don't
Well, I know I've got the fever but I don't know why
Some say they will and some girls lie
:D
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Madu Dan Racun


Girl You Are My Love


SI JANTUNG HATI


Hẹn hò đêm trăng


JAMILAH

 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Over The Rainbow


Over the Rainbow (đôi khi được viết là Somewhere Over the Rainbow) là một bài hát do Harold Arlen viết nhạc, E.Y. Harburgsoạn lời và được trình diễn lần đầu năm 1939 bởi ca sĩ-diễn viên Judy Garland cho bộ phim The Wizard of Oz. Tác phẩm này được coi là một trong những ca khúc đáng nhớ nhất của âm nhạc và điện ảnh Hoa Kỳthế kỷ 20, nó được Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ bình chọn là bài hát của thế kỷ 20 và cũng được Viện phim Mỹ xếp đầu tiên trong danh sách 100 ca khúc đáng nhớ nhất của điện ảnh Hoa Kỳ thế kỷ 20.

Over the Rainbow có ca từ giản dị, trong sáng, thể hiện ước muốn của một cô gái trẻ (khi biểu diễn ca khúc này Judy Garland mới 17 tuổi) muốn thoát ra khỏi những rắc rối, u buồn của cuộc đời để đến với một thế giới mới "ở phía bên kia cầu vồng" ("over the rainbow"). Ca khúc tràn đầy niềm tin của cô gái về một thế giới tốt đẹp hơn, nơi "rắc rối tan biến như những viên kẹo" ("troubles melt like lemon-drops"), tác phẩm cũng sử dụng hình ảnh "con chim xanh hạnh phúc" ("Bluebird of Happiness") để thể hiện sự hy vọng của cô gái ("If happy little bluebirds fly beyond the rainbow, why oh why can't I?" - "Nếu con chim xanh hạnh phúc bé nhỏ kia có thể bay qua cầu vồng, tại sao ta lại không thể?").

Cùng với White Christmas của Irving Berlin, Over the Rainbow được coi là ca khúc động viên tinh thần binh sĩ Mỹ trong thời gian họ xa nhà để tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bài hát sau này đã được rất nhiều ca sĩ khác trình diễn lại với các bản phối mới cũng như được đưa vào nhiều bộ phim khác. Over the Rainbow được Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ bình chọn là bài hát của thế kỷ 20 và cũng được Viện phim Mỹ xếp đầu tiên trong danh sách 100 ca khúc đáng nhớ nhất của điện ảnh Hoa Kỳ thế kỷ 20. (wiki)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
White Christmas


"White Christmas" (nghĩa là: Giáng sinh trắng) là tên một bài hát Giáng sinh nổi tiếng được sáng tác bởi Irving Berlin. Thời gian và địa điểm bài hát ra đời có nhiều ý kiến khác nhau. Bài hát bày tỏ sự nhung nhớ cảnh Giáng sinh cổ điển có tuyết rơi. Nó đã trở thành một trong những ca khúc Giáng sinh phổ biến nhất và đã được nhiều ca sĩ hát lại như Elvis Presley, Westlife, Taylor Swift, Lady Gaga. Theo Sách Kỷ lục Guinness, bản ghi âm bởi Bing Crosby là bản bán chạy nhất trên thế giới với hơn 50 triệu đĩa đơn được bán ra khắp thế giới. (wiki)
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Moon River


"Moon River" là một bài hát do Johnny Mercer (lời) và Henry Mancini (nhạc) sáng tác, được Audrey Hepburn thể hiện trong Breakfast at Tiffany's (1961) và giành Giải Oscar cho "Ca khúc phim hay nhất". Bài hát cũng mang về cho tác giả giải Grammycho "Bài hát của năm" và "Thu âm của năm". (wiki)

Moon river
Wider than a mile, I'm crossing you in style Someday
Oh dream maker, you heart breaker
Wherever you're going, I'm going your way
Two drifters, off to see the world, there's such a lot of world to see
We're after the same
Rainbows end
Waitin' round the bend
My huckleberry friend
Moon river
And me
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
DIANA


Diana là một trong những ca khúc để đời của ca sĩ, nhạc sĩ Paul Anka. Gần 60 năm qua bài hát này vẫn được nghe đi nghe lại như một lời tỏ tình dễ thương và chân thành nhất.

Khi bài hát này lên quán quân Paul Anka mới chỉ vừa 16 tuổi và ít ai biết nhân vật chính trong bài hát chính là mối tình đầu của ông.

Anh quá trẻ còn em lại lớn tuổi

Thủ đô Ottawa (Canada) vào năm 1956 đang bước vào một mùa Hè oi bức. Những nhóc tì bạn bè của Paul Anka đang nô nức rủ nhau đi bơi, đi picnic để tránh nắng và tận hưởng kỳ nghỉ hè vừa bắt đầu. Ở tuổi 15, đó là niềm vui gần như duy nhất. Nhưng Paul Anka thì không. Cậu đang bị cảm. Chính xác hơn là bị cảm “nắng”. Đã mấy ngày nay, cô bạn Diana Ayoub tránh mặt không gặp Anka.

Tất cả các cuộc gọi điện đến nhà Ayoub, đầu dây bên kia vẫn toàn là tiếng của bố cô. Anka đã chờ từ sáng, trưa cho đến chiếu tối mà cô bạn vẫn không ló mặt ra khỏi nhà.

Những bức thư gửi đến đều không hồi âm, trái tim của cậu trai 15 tuổi như vỡ từng mảnh nhỏ. Diana Ayoub là mối tình đầu, là tiếng sét đầu tiên, là cú đánh knock-out khiến cậu trai Paul Anka gần như không gượng dậy nổi.


Paul Anka và Diana Ayoub những ngày còn thân thiết

Chỉ có điều, nàng 18, chàng mới chỉ 15. Nàng đã cười sặc sụa khi nghe chàng bày tỏ tình cảm. “Vui quá đi, một chàng trai 15 tuổi đang muốn hẹn hò với tôi”, Ayoub vừa nói vừa xoa đầu Paul Anka, một cử chỉ của một người chị dành cho đứa em hơn là một một chàng trai ngang lứa.

Họ biết nhau trong ca đoàn, Paul Anka đánh piano còn Diana Ayoub thì hát. Đôi mắt đen láy thừa hưởng dòng máu Ai Cập đã khiến Ayoub tách biệt khỏi những cô gái xung quanh và khiến Paul Anka mê mệt.

Những dòng thư đầu tiên mà Anka gửi đến Ayoub là những lời tỏ tình nồng cháy “Anh quá trẻ còn em lại lớn tuổi nhưng anh không quan tâm đến chuyện dư luận nghĩ gì. Anh sẽ mãi nguyện cầu rằng đôi chúng ta sẽ như đôi chim câu tự do trên cành. Xin hãy đến bên anh, Diana”.

Nhưng Diana thì lại im lặng, sự im lặng khiến Paul Anka lại tiếp tục những dòng thư cháy bỏng. Nhưng càng viết, mối tình của Anka lại càng rơi vào nỗi buồn mênh mông.

Thư tình không xong, Anka lắp những lời thơ mình đã viết thành bài hát và đặt tên thành Diana. Tất cả các hội hè thanh niên mà Ayoub tham gia, Paul Anka đều đến, rụt rè xin hát và chỉ hát đúng bài Diana. Nhưng cho dù những tiếng vỗ tay vang lên như sấm thì điều mà Paul Anka mong chờ lại không xảy đến. Chẳng có điều kỳ diệu nào cho chàng trai 15 tuổi và đau đớn rằng Diana chỉ hoàn toàn muốn làm bạn với chàng mà thôi.

Diana làm thay đổi cuộc đời

Mùa Hè kết thúc cùng mối tình tuyệt vọng, Paul Anka quyết định nghỉ học và xin cha cho đến New York để đi theo con đường âm nhạc. Cần biết rằng trước đó, Paul Anka từng có một sáng tác vào năm 14 tuổi và cũng đã có chút tiếng tăm. Nhưng người cha không đồng ý, và muốn con mình vẫn đi học phổ thông còn chuyện âm nhạc thì tính sau.

Nhưng quyết định này đã thay đổi khi một người bạn của ông nói rằng tại New York (Mỹ) đang có cuộc tuyển lựa những tài năng âm nhạc và điều này sẽ hợp với Paul Anka vì cậu đã từng gây chú ý. Sau cùng, Paul Anka nhận được của cha số tiền là 500 USD và lên đường.

Hành trang mang theo của Paul Anka là Diana và 3 bài hát khác. Và tại cuộc thi tuyển lựa tài năng của hãng ABC năm ấy với giám tuyển là ông trùm Don Costa, Paul Anka đã gây ấn tượng mạnh khi lần đầu tiên hát Diana trước một cử tọa khá đông người.

Nghe Anka hát xong, việc đầu tiên Costa hỏi là ai đủ trách nhiệm để ký hợp đồng. Đó là một câu hỏi điên rồ ở hãng ABC lúc ấy khi chưa từng có một tài năng nào được ký hợp đồng sớm như vậy. Đáp lại, hôm sau, cha của Paul Anka bay từ Canada sang và trực tiếp ký hợp đồng thu âm của cậu con trai chỉ mới vừa 15 tuổi.

Ngay sau đó, hãng đĩa ABC cũng thông báo, đĩa đơn đầu tiên Diana sẽ sớm được phát hành. Lập tức, Paul Anka viết thư cho Diana Ayoub: “Diana thân yêu, mọi người ở đây bảo rằng bài hát này quá khác biệt và trong vòng vài chục tiếng nữa, nó sẽ được phát hành single. Em không cần nói gì cả. Hôn em. Em là người tạo ra điều này”.

Nhưng Diana Ayoub cũng chẳng biết nói gì. Bên cạnh đó, kế hoạch phát hành single này dự kiến vào tháng 3/1957 cuối cùng kéo dài sang tháng 8 cùng năm để Paul Anka tròn 16 tuổi, cái tuổi hát về tình yêu ít ra còn có người tin.

Và đó là một tính toán hợp lý. Tháng 8/1957, khi single Diana ra đời với người hát là một cậu trai 16 tuổi Paul Anka đã gần như thay đổi bộ mặt ngành ghi âm Mỹ. Bài hát thắng gần như tuyệt đối với số lượng bán ra lên đến hàng triệu bản (tính đến giờ này là 20 triệu), trở thành một trong những single thành công nhất mọi thời tại Mỹ. Chưa kể tại Anh và cả quê hương Canada của Paul Anka.

Diana đã đưa Paul Anka một bước trở thành ngôi sao sáng nhất lúc ấy và hãng ABC đã tìm được một mỏ vàng rộng lớn, đủ sức khai thác trong nhiều thập niên.

Nhưng Diana Ayoub thì vẫn im lặng

Nhưng thành công bao nhiêu thì tiếng vọng đáp lại từ một người duy nhất mà Paul Anka mong chờ vẫn chỉ là “bạn bè thôi”.

Ngày Paul Anka hồi hương, cả nghìn người ra đón và báo chí thì xâu xé nhau để tìm xem nhân vật Diana là ai. Và khi tìm ra được thì ngôi nhà nơi Diana Ayoub đang ở gần như trở thành một chiến trường. Bố của cô phải quây kín hết các cửa sổ để khỏi bị dòm ngó. Thậm chí, nhiều paparazzi còn bắc cả thang lên tận cửa sổ phòng ngủ của Diana Ayoub để moi tin. Người ta tìm mọi cách để phỏng vấn cô. Báo chí thêu dệt rằng Diana Ayoub chính là vú em trong gia đình của Paul Anka.

Sau này Diana Ayoub kể lại rằng thậm chí những gã trai muốn hẹn hò cô cũng không dám bày tỏ vì họ sợ ngày mai hình ảnh của họ lại lên báo. “Đó thật sự là một ác mộng với tôi” - Diana kể lại.

Nhưng Diana Ayoub vẫn cảm động vì bài hát về mình đã đưa Paul Anka trở thành ngôi sao ca nhạc. Cô hiếm hoi nhận trả lời một vài cuộc phỏng vấn và tuyên bố sẵn sàng trở thành trưởng nhóm fan club của Paul Anka tại quê nhà. “Còn tình cảm thì sao?”, trước những câu hỏi như thế, Diana Ayoub chọn sự im lặng.

Và đó có thể là lý do sau khi về quê nhà, Paul Anka gần như sau đó đã sang Mỹ định cư và không bao giờ trở lại, thậm chí còn từ chối biểu diễn tại Ottawa cho đến tận năm 2002.

Mối tình đầu ông đem theo đã hóa thành một bài hát bạc triệu và kể từ đó trở đi, Paul Anka trở thành một ca - nhạc sĩ thành công vang dội khắp thế giới trong suốt nhiều thập niên với hàng loạt bài hát bất hủ.

Từ đó trở đi, họ cũng ít khi nào nói về nhau. Sau này, trong cuốn hồi ký của mình, Paul Anka vẫn dành những lời đẹp đẽ nhất dành tặng Diana Ayoub và người đọc vẫn gần như cảm nhận được ít nhiều tiếng thở dài trong dòng suy tư của ông.

Diana Ayoub - vẫn im lặng giữa đời thường

Còn Diana Ayoub, sau chứng cuồng Diana thì cô trở lại với đời thường. Cô gần như bị quên bẵng nhưng điều ấy lại làm cô vui hơn.

Diana Ayoub vẫn ở lại Ottawa, lập gia đình, có con. Sau khi tốt nghiệp thì cô đi làm và đã từng làm quản lý cho kho hàng thời trang Divine Liquidation. Giờ thì Ayoub đã nghỉ hưu và vui vầy bên con cháu. Trong hồi ức của mình, Diana Ayoub vẫn vui khi nhớ về ngày cũ, về những gì mà cô đã khiến một chàng trai trẻ gần như điên dại vì mình và nhờ đó anh đã trở thành một ngôi sao xuất chúng.

(Nguồn: http://thethaovanhoa.vn)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Sad Movies (Make Me Cry)


Nội dung bái hát nói về chuyện một cô gái đi xem phim nhưng lại tình cờ thấy người yêu của mình đang tình tự với người khác, nên buốn và khóc, nhưng khi về nhà lại nói dối cha mẹ là khóc chỉ vì xem một phim buồn.

Ra mắt công chúng lần đầu như một đĩa đơn vào năm 1961, "Sad Movies (Make Me Cry)" là bài hát đầu tiên của Thompson lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100, và nó đạt vị trí cao nhất là vị trí #5 vào tháng 10. Bài hát còn đứng đầu bảng xếp hạng Easy Listening Billboard ("nhạc dễ nghe", trở thành bài hát thứ hai do một nữ ca sĩ thể hiện (sau bài Together của Connie Francis). Ở Úc, bài hát giành vị trí #6 trong Kent Music Report, trong khi ở Anh quốc, nó vươn đến vị trí #46 trong UK Singles Chart

Mặc dù đã hơn 30 tuổi khi thu âm "Sad Movies", phong cách hát và giọng hát trẻ trung của cô đã có ảnh hưởng đến nhiều ca sĩ của "thế hệ Baby Boom". Loudermilk thấy muốn viết bài hát này sau khi người bạn gái của ông đi xem bộ phim năm 1960 Spartacus: "Khi bộ phim kết thúc, người ta bật đèn lên, cả phòng chiếu im lặng. Người bạn của tôi giàn giụa nước mắt và nói "phim buồn làm em khóc"." (wiki)

Quand le film est triste


Chuyện Phim Buồn

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Let's Twist Again


Philadelphia, tháng 7/2010, có khoảng 1.000 người đã đến tòa thị chính thành phố để tham dự “twist party” với chủ xị là ông trùm Chubby Checker. Ngày 9/7 vừa qua đánh dấu cột mốc 50 năm điệu twist ra đời. Đa phần người tham gia là những cậu ấm cô chiêu thời ấy, những người cách đây nửa thế kỷ đã không vâng lời cha mẹ mà lao ra đường hít thở hương vị thanh xuân của rock’n roll và twist. Một ông lão gần 70 giơ cao biểu ngữ: “Đừng bao giờ quên rằng, thời tuổi trẻ bọn tôi đã nhảy twist suốt đêm”. Người ta thương nhớ twist, người ta trịnh trọng mở tiệc kỉ niệm 50 năm của twist như thể sợ rằng nó sẽ sớm qua đời, sợ rằng một thời đã đi qua sẽ thành mãi mãi, mãi mãi không bao giờ trở lại như xưa.

Twist do rock sinh nhưng kì thực cha đẻ của nó là Chubby Checker, một dân rock thứ thiệt. Tên thật là Ernest Evans và nghệ danh “Chubby Checker” đã được vợ của Dick Clark, ông trùm của American Bandstand - chương trình vốn đã đưa twist lần đầu ra công chúng, đặt theo tên của một trong những ông vua tiên phong rock’n roll của Mỹ là ca sĩ Fats Domino. “Chubby” là đồng nghĩa với “Fats” và “Checker” đồng nghĩa với “Domino”. Có nghĩa trong vương quốc twist chỉ có một vua duy nhất, Chubby Checker. Đến nỗi sau này khi được hỏi có hối hận không khi cả đời mình gắn liền với twist thì Chubby đã trả lời đại ý rằng có hối hận cũng bằng thừa vì bởi ông sinh ra đã ngấm twist và cho dù nhiều lần muốn thay đổi nhưng công chúng không cho phép ông được biểu diễn một thể loại nhạc nào khác nữa nên trọn đời Chubby gắn mình cùng điệu nhảy “khiêu khích” ấy mà thôi.

Năm nay đã xấp xỉ 70 (sinh năm 1941), Chubby Checker, gương mặt huyền thoại của điệu twist vẫn hừng hực nhựa sống và sức hút mạnh mẽ trong công chúng. Chỉ cần nhấp chuột vào trang web của ông là thấy được tình cảm của công chúng khắp nơi dành cho ông. Giờ đây, sau nửa thế kỷ, trên nhiều đài phát thanh, nhiều casino ở Las Vegas, nhiều bộ phim nổi tiếng vẫn thấp thoáng những giai điệu của The Twist, Let’s Twist Again hay The Limbo Rock, chúng vẫn ngự trị ở đó như chưa bao giờ mất đi.

Let’s Twist Again, ca khúc đã trở thành kinh điển, có thể nghe được ở bất cứ đâu, từ những hội quán âm nhạc, quán bar, quán karaoke hoặc thậm chí ở cửa sổ nhà hàng xóm… Ở bất cứ đâu, Mỹ, châu Âu, Việt Nam, bài hát được đón nhận cuồng nhiệt và điệu twist cứ thế mà lan tỏa khắp mọi nơi.

(Nguồn: http://thethaovanhoa.vn)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Stand By Me


Giống như mọi bài hát vĩ đại khác, Stand By Me (Mãi bên anh) khiến người nghe nhận ra chỉ sau vài nốt nhạc. Gần 50 năm sau khi ra đời, bài hát vẫn mang đến những cảm xúc vô tận khiến người ta chảy nước mắt.
Với riêng ca khúc Stand by Me của Ben E. King, giọng ca huyền thoại vừa qua đời hôm 30/4/2015 ở tuổi 76, đã trở thành bất tử.
Stand By Me là bài hát về tình yêu vĩnh cửu, không chỉ trong ca từ, mà còn ngoài đời thực, chính là mối tình giữa King và vợ, Betty King. Một tình yêu mạnh mẽ bền vững vượt qua những thử thách của thời gian.

Ảnh hưởng của bài hát đã tràn ngập trong nền văn hóa kể từ khi phát hành vào năm 1961. Tổng cộng, hơn 400 nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài giới âm nhạc đã thu âm phiên bản Stand By Me của chính họ, đến tận vài thập kỷ sau khi King lần đầu thu âm bản gốc

Trên giấy, Stand By Me có vẻ là một bài hát đơn giản, và King viết nó với một ý định đơn giản: dành tặng người phụ nữ anh yêu, Betty Nelson. Các ca khúc pop ít khi là tấm gương phản chiếu trung thực cuộc sống của người nghệ sĩ tạo ra nó, nhưng trường hợp này lại như vậy.
Và sẽ mộc mạc hơn, đồng thời cảm động hơn, nếu biết 5 thập kỷ sau khi bài hát ra đời, cũng là khoảng 5 thập kỷ từ khi họ kết hôn, Nelson (sau khi kết hôn đã đổi họ thành Betty King) vẫn hát ca khúc này tặng lại cho người chồng đã sáng tác nó. “Nếu bầu trời sụp đổ và núi non vỡ vụn, trôi ra biển khơi. Anh sẽ không khóc. Anh sẽ không rơi một giọt nước mắt. Chỉ cần em vẫn ở bên anh”.

Ban đầu, King sáng tác ca khúc này cho ban nhạc The Drifters (Những kẻ lang thang) mà ông là một thành viên chủ chốt. Nhưng ban nhạc đã gạt ca khúc này đi.
Sau đó, King rời khỏi The Drifters và tạo dựng sự nghiệp riêng từ năm 1960, khi anh 23 tuổi và đang là giọng ca quan trọng nhất của ban nhạc. Trong một buổi thu âm ca khúc đơn ca đầu tiên của mình, Spanish Harlem, King sớm hoàn thành công việc và còn thừa chút thời gian.
Các nhà sản xuất huyền thoại Jerry Leiber và Mike Stoller, những người làm album cho anh, đã hỏi King có còn ca khúc nào chưa thu âm không. King nói còn Stand By Me, và chơi giai điệu của bài hát bằng cây đàn piano. Leiber và Stoller thích bài hát này, họ gọi các nhân viên phòng thu trở lại để ghi âm Stand By Mengay lúc đó.

(Nguồn: http://thethaovanhoa.vn)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Only You (And You Alone)


“Only You And You Alone”, thường được gọi ngắn gọn “Only You”, là một nhạc phẩm pop song được soạn bởi nhạc sĩ Buck Ram. Bản nhạc được ghi âm thành công nhất với ban nhạc “The Platters”, và giọng ca chính Tony Williams năm 1955.

Giọng ca bass của “The Platters”, Herb Reed, sau này nhớ lại nguyên nhân nhóm họ thành công trong bản ghi âm mới: “Chúng tôi cố gắng rất nhiều lần mà vẫn không tốt. Trong một lần chúng tôi tạp dợt trong xe… và chiếc xe bị nhồi… rồi giọng của Tony bị như thế này… ‘O-oHHHH-nly you’. Đầu tiên chúng tôi cười đùa, nhưng khi Tony hát lại bài hát – đó là dấu hiệu chúng tôi bị hit bởi cái gì đó”. Theo Buck Ram, giọng của Tony Williams bị đứt đoạn trong khi tập dợt, nhưng họ quyết định giữ nguyên âm đó khi họ thu âm. Đây là bản ghi âm duy nhất của “The Platters” đã được các nhà soạn nhạc và Buck Ram chơi trên đàn Piano. Bản này giữ vị trí số 1 trên Bản sắp hạng US R & B trong vòng 7 tuần lễ liền, và giữ vị trí số 5 trên bảng sắp hạng Billboard Hot 100, rồi nằm ở đó 30 tuần lễ.

Tại Việt Nam, Only You được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Chỉ Cần Có Anh Trong Đời, và được thu âm với tiếng hát Khánh Hà. (st)


 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Will You Still Love Me Tomorrow


Nhóm nhạc nữ Shirelles là nhóm đầu tiên thu âm ca khúc này, vào năm 1960, và đưa ca khúc lên vị trí số một trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100.
Báo nhạc Rolling Stone xếp Will you still love me tomorrow hạng thứ 126 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại. (st)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
When a man loves a woman


When a man loves a woman là single đầu tiên và cũng là ca khúc nổi tiếng nhất của Percy Sledge, đưa ông vào hàng những ca sĩ huyền thoại của Mỹ. Ca khúc này được tạp chí Rolling Stone xếp hạng thứ 54 trong số 500 bài hát hay nhất mọi thời đại. Sledge nhận giải thành tựu sự nghiệp đầu tiên do Rhythm & Blues Foundation trao tặng vào năm 1989

Chính thức ra mắt vào năm 1966, When A Man Loves A Woman trở thành ca khúc đầu tiên và thành công nhất trong sự nghiệp của huyền thoại dòng nhạc soul - Percy Sledge. Ca khúc nhạc soul da diết, khắc khoải chan chứa tâm sự của một người đàn ông trong một nỗ lực tuyệt vọng giành lại trái tim người yêu vừa bỏ đi ấy đã chạm đỉnh BXH Billboard Hot 100 (và cả BXH R&B) vào năm 1966, nằm trong album cùng tên bán được hàng triệu bản tại Mỹ trước khi trở thành bản hit toàn cầu.
25 năm sau, vào năm 1991 phiên bản cover của Michael Bolton được xướng tên tại lễ trao giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng nam xuất sắc nhất thể loại pop. (st)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ain't No Sunshine


Ain’t no sunshine là một bài hát do Bill Withers sáng tác và trình diễn năm 1971.

Khi Withers thu âm bài này, anh 31 tuổi và đang làm việc tại nhà máy sản xuất ghế vệ sinh cho các máy bay Boeing 747. Anh định viết thêm lời cho phần “Tôi biết” lặp đi lặp lại 26 lần, nhưng các nhạc sĩ khác bảo anh cứ để vậy.

Bài hát đứng thứ 285 trong danh sách 500 Bài hát hay nhất trong mọi thời đại cùa báo nhạc Rolling Stone. Bài hát cũng giành giải Grammy năm 1972 cho ca khúc R&B xuất sắc nhất (st)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top