[Funland] Nhạc của các cụ mợ 7x, 8x xưa...

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi

If God had a name what would it be?
And would you call it to His face?
If you were faced with Him in all His glory
What would you ask if you had just one question?

And yeah, yeah God is great
Yeah, yeah God is good
Yeah, yeah, yeah, yeah, yeah

What if God was one of us?
Just a slob like one of us
Just a stranger on the bus
Trying to make His way home

If God had a face what would it look like?
And would you want to see?
If seeing meant that you would have to believe
In things like Heaven and in Jesus and the Saints
And all the Prophets

"One of Us" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Joan Osborne nằm trong album phòng thu đầu tay của cô, Relish (1995). Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 2 năm 1995 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi Blue Gorilla Records và Mercury Records ở nhiều thị trường khác nhau, đồng thời là đĩa đơn đầu tay trong sự nghiệp của Osbourne. "One of Us" được viết lời bởi Eric Bazilian, trong khi phần sản xuất được đảm nhận bởi Rick Chertoff. Đây là một bản pop rock với nội dung đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về niềm tin của mỗi người đối với Thiên Chúa qua việc đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến Thiên Chúa.

Sau khi phát hành, "One of Us" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá nội dung lời bài hát cũng như quá trình sản xuất của nó. Bài hát còn nhận được ba đề cử giải Grammy cho Thu âm của năm, Bài hát của năm và Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 38. "One of Us" cũng gặt hái những thành công đáng kể về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Úc, Canada và Thụy Điển, và lọt vào top 10 ở những quốc gia khác, bao gồm vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn như Bỉ, Đan Mạch và Na Uy. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn đầu tiên của Osborne vươn đến top 10 tại đây, cũng như là đĩa đơn duy nhất trong sự nghiệp của cô lọt vào bảng xếp hạng.

Video ca nhạc cho "One of Us" được đạo diễn bởi Mark Seliger và Fred Woodward, trong đó bao gồm những hình ảnh Osborne trình diễn bài hát trước camera, bên cạnh những hình ảnh trừu tượng khác nhau như tàu lượn siêu tốc, đu quay và Hồ cá New Yorkdưới phông nền ám vàng. Để quảng bá bài hát, nữ ca sĩ đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, như Saturday Night Live, Late Show with David Letterman, The Tonight Show with Jay Leno, Top of the Pops và giải Grammy lần thứ 38. Được ghi nhận là bài hát trứ danh của Osborne, "One of Us" đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm Homicide: Life on the Street, Vanilla Sky, Austin Powers: The Spy Who Shagged Me và được sử dụng làm bài hát chủ đề cho Joan of Arcadia, cũng như được hát lại bởi nhiều nghệ sĩ như Prince và dàn diễn viên của Glee. (wiki)
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Nối tiếp mạch về cover, hầu các cụ bài Summertime. Theo wiki thì có chừng 33.000 bản cover khác nhau của đủ các loại ban nhạc và ca sĩ thể hiện lại. Các cụ nghe Black Widow hát cho thư thái tâm hồn nhé


Summertime, and the livin' is easy
Fish are jumpin' and the cotton is high
Oh, your daddy's rich and your ma is good-lookin'
So hush, little baby, don't you cry
One of these mornings you're gonna rise up singing
And you'll spread your wings and you'll take to the sky
But till that morning, there ain't nothin' can harm you
With daddy and mammy standin' by
One of these mornings you're gonna rise up singing
And you'll spread your wings and you'll take to the sky
But till that morning, there ain't nothin' can harm you
With daddy and mammy standin' by
Summertime, and the livin' is easy
Fish are jumpin' and the cotton is high
Oh, your daddy's rich and your ma is good-lookin'
So hush, little baby, don't you cry.
Nhìn mũi của các bạn tây lông đúng là tuyệt phẩm của tạo hóa
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Sorry khi ko cùng quan điểm, nhưng theo cảm nhận cá nhân thì A-sin trong phim lẫn truyện là nhân vật khá tầm thường.
- Sở hữu sức mạnh (trời ban)
- Sự kiêu ngạo chủ yếu đến từ sức mạnh ấy
- Nhưng sự kiêu ngạo ko tỷ lệ thuận với lý tưởng và đức độ: nhân vật đó chiến đấu vì cái gì? Dân tộc (Hy Lạp) hay vì lý tưởng công chính cao đẹp? Hay vì nghĩa bằng hữu (sự trả thù cho Patroclus mang tính cá nhân, và theo nhiều giả thuyết thì giống như sự trả thù cho "tình nhân")? Hay vì tình yêu lớn lao nào đó (đoạn kết của phim không giống truyện, và ko logic)?
- Thêm vào đó, sự thiện chiến trời phú của nhân vật này không tỷ lệ thuận với trí dũng của một vị tướng cầm quân. Sự kiêu căng dẫn tới cả hành động mạo phạm nhóm thần linh trợ giúp cho thành Troy (như Ares, hay Apollo), hẳn đó không phải là 1 biểu hiện của thông minh cơ trí.
- Sự kiêu căng còn dẫn tới những hành động khá nhỏ nhen (như hành hạ xác Hector).

Thứ mà nhân vật A-sin thiếu chính là câu nói của Hector (trong phim do Eric Bana đóng) về lý tưởng đàn ông (Troy): sinh ra ở đời để kính trọng thần linh, bảo vệ tổ quốc và thương yêu người đàn bà của mình.

Xet cho cùng, A-sin là 1 nhân vật anh hùng được trời phú cho sức mạnh vô đối nhưng không thành công, cô độc, thiếu lý tưởng, thậm chí còn bị lợi dụng (bởi các vị vua Hy Lạp) để gieo rắc chết chóc cho các dân tộc khác. Ở góc độ nào đó, nhân vật này gợi nhớ Lã Bố trong Tam Quốc (thần lực vô song, bảo bối đầy mình - Achilles có khiên, gươm, giáp do thần Thợ rèn làm thì LB có ngựa Xích Thố và cây kích).

Phim Troy, đáng tiếc, không giúp cho người xem bớt được cảm nhận ấy. Hoặc có thể họ cố tình phơi bày các mặt tính cách của nhân vật ấy chăng?

Kiểu như La Quán Trung càng ca ngợi Lưu Bị, càng dìm hàng Tào Tháo, thì người đọc lại càng thấy một Tào Tháo gian hùng nhưng trên cơ về mọi mặt vậy (trừ sự đạo đức giả).




(Achilles bên xác Patroclus)


(Achilles kéo lê xác Hector dưới xe ngựa)
Em xem Troy thích luôn Eric bana, đúng là người đàn ông lý tưởng
Yêu gia đình và trách nhiệm với xã hội
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
If I Can't Have You


"If I Can't Have You" là bài hát disco do Barry, Robin và Maurice Gibb viết năm 1977
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Chuẩn. Sống có lý tưởng. Và giàu chât đàn ông. (theo thần thoại HL thì có thể Achilles còn là song tính).

"Thờ phụng thần linh, bảo vệ đât nước, thương yêu người đàn bà của mình."

Lời nói của Hecto với quân sĩ trước trận tiền giàu sưc cuốn hut hơn đối thủ đuọc trời ban sưc mạnh siêu phàm nhưng ko biết mình muốn gì, miình yêu ai.
Trong thế giới của thần linh thì họ không care giới tính lắm
Mấy ô bồ tát, thần của đạo hindu không có ranh giới về giới tính
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
3,211
Động cơ
562,711 Mã lực
Trong lúc cụ Hitchhiker đang nghỉ ngơi em làm một bài - Judy Judy Judy

 

dức đức hoàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-541202
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
125
Động cơ
164,410 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Website
shopee.vn
em thích nhất bài này , nghe lại bao lần không chán !
 

Forza Azzurri

Xe điện
Biển số
OF-576458
Ngày cấp bằng
29/6/18
Số km
3,044
Động cơ
762,706 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội dáng kiều thơm

'More than words' – bản 'tình ca lạc' của nhóm rock Extreme

Đó là một buổi chiều xuân năm 1990 khi tay guitar Nuno Bettencourt và ca sĩ chính của nhóm, Gary Cherone, đang ngồi chơi ngoài hiên nhà, một buổi chiều như rất nhiều buổi chiều họ đã ngồi cùng nhau tại nhà của Cherone ở Malden (Massachusetts) và ở đó, rất nhiều bài hát đã được ra đời.

Nhưng chiều ấy, Cherone không có tâm trạng sáng tác. Anh đang ngồi ngắm đường phố, lắng nghe âm thanh của những chiếc xe ngược xuôi và nghĩ về Extreme. Đó là thời điểm mà ban nhạc của anh đang chuẩn bị ý tưởng cho album thứ 2.

Album đầu tay cùng tên của nhóm phát hành năm trước không thật sự thành công nhưng vẫn đủ để các ông chủ hãng A&M đồng ý cho dự án tiếp theo được khởi hành. Và giờ nhóm đang đứng trước một núi khó khăn để vượt qua khi danh tiếng vẫn còn là một hương thơm xa xỉ.

Bất giác Cherone nghe thấy tiếng bập bùng guitar của Nuno Bettencourt. Một âm thanh dạo đầu rất lạ, như thể mời gọi, như thể muốn nói điều gì đó. Ngay lập tức, Cherone chạy vào phòng ngủ, viết ngay lên cuốn sổ “More than words is all you have to do” (Chẳng cần nói, hãy thể hiện). Và ngay chiều hôm đấy, từ ý tưởng âm nhạc của Bettencourt, một tuyệt khúc được ra đời. Bettencourt viết giai điệu còn Cherone ướm lời.

More than words khai sinh thế nào thì khi vào phòng thu nó vẫn giữ nguyên tinh thần thế ấy, có nghĩa là chỉ có đúng một guitar đệm và giọng hát chính, đôi chỗ có thêm tiếng bè của Bettencourt. Tất cả thành viên còn lại trong nhóm đều không có việc gì làm.

Đó là một chuyện lạ lùng bởi một sáng tác của một ban nhạc rock mà chẳng đi kèm với bass, trống hay tiếng guitar điện. Lạ lùng hơn, nhà sản xuất của bài hát này, Michael Wagener, cũng chẳng động tay chân gì nhiều. Ông gần như ngồi yên để cho Bettencourt và Cherone song ca như thể đang ngồi hát ở vỉa hè.

Lúc đấy, cả ban nhạc đều đặt niềm tin vào More than words. Ngay cả bà chị của Bettencourt, một người chẳng ưa gì âm nhạc của cậu em và chẳng có tí kiến thức gì về thị trường âm nhạc, ngay khi nghe Bettencourt đang hát thử More than words ở nhà đã ra lệnh ngay lập tức “cậu đừng hát cho ai nghe trước nhé. Việc đầu tiên cậu cần làm là đi đăng ký tác quyền vì đây sẽ là bài hát quan trọng nhất cuộc đời cậu”.

Ai cũng hy vọng bản tình ca này sẽ mang lại may mắn bởi những ẩn dụ trong bài hát như thể mang tính số phận của nhóm Extreme.

More than words là tâm sự của một chàng trai nói với cô gái rằng “Em chẳng cần nói yêu anh hàng ngày làm gì, hãy thể hiện ý nghĩa ấy nhiều hơn là lời nói, và anh sẽ nhận ra”. Extreme không phải là một nhóm nhạc nổi bật lúc ấy nhưng họ tin rằng âm nhạc của mình sẽ được nhận ra nếu được nghe một cách chăm chú.

Nhưng khi album Pornograffitti được phát hành thì cái sự “không nhận ra” ấy vẫn tiếp tục. Hai single được tung ra và thu về là sự bi quan. Buồn hơn, không single nào trong số ấy có bài More than words, một quyết định khó hiểu của ông chủ tịch hãng đĩa.

7 tháng sau, kể từ khi phát hành album chính thức, nhóm Extreme lên đường đi biểu diễn quảng bá album, một kế hoạch đã định từ trước đó. Họ mang theo More than words và cả nỗi buồn bên trong.

"Đừng đùa, tôi sẽ rời nhóm"!

Đó là câu nói của Nuno Bettencourt khi hay tin ông chủ tịch hãng đĩa A&M lại tiếp tục không cho More than words vào danh mục single thứ 3 chuẩn bị phát hành.

Chuyện xảy ra khi Extreme đang lưu diễn ở châu Âu và họ hay tin hãng A&M vì ngán ngẩm với lượng đĩa tiêu thụ quá thấp nên quyết định tung ra single thứ 3 để câu khách. Vừa biết tin nóng, nhóm ngay lập tức liên lạc với hãng và yêu cầu phải phát hành More than words thành single ngay lập tức.

Nhưng ông chủ tịch từ chối với lí do “sẽ chẳng có đài phát thanh nào chơi bài ấy, với lại bài này nó lớn tuổi hơn nhiều so với diện mạo của các cậu”. Đáp lại, Bettencourt dọa sẽ rời nhóm. Không khí lúc ấy chẳng khác nào một cuộc chiến.

Ông bầu của nhóm tái xanh mặt và hét lên rằng “Các cậu điên hay sao mà dám nói như vậy với ông chủ tịch hãng đĩa? Các cậu cần phải biết rằng, bài hát này sẽ không bao giờ leo lên nổi một bảng xếp hạng nào”.

Nhưng may mắn là hôm sau hai phía có một sự thỏa hiệp. Một bài kiểm tra được đưa ra, nếu More than words được các đài phát thanh chuyên về rock cho phát sóng và gây được tiếng vang, thì nó sẽ được phát hành single.

Và kết quả thật khả quan, chỉ trong 3 ngày, More than words lên quán quân bảng xếp hạng của rock radio. Và giữ đúng lời hứa, hãng A&M quyết định phát hành single More than words và kèm theo đó là một MV.

Bettencourt sau này nhớ lại rằng, đó là một khoảnh khắc nửa đêm trong một khách sạn tồi tàn ở Đức, nơi ban nhạc đang trú ngụ thì họ nhận được một cuộc gọi khi cả nhóm đang mê ngủ. Đầu dây bên kia là tiếng ông bầu, giọng có vẻ hối lỗi “Nghe này, Billboard vừa gọi cho tôi, họ bảo sáng mai bảng xếp hạng mới nhất sẽ được công bố, More than words đứng ở vị trí quán quân Hot 100”.

“Đó là một điều điên khùng nhất mà bọn tôi nhận được trong đời”, Bettencourt nhớ lại. Ngay sau cuộc gọi ấy, cả nhóm quẩy tung khách sạn mình đang ở, họ đấm thùng thùng vào từng cửa phòng, la hét ỏm tỏi và cũng quên rằng trên người mình chỉ đang độc chiếc quần lót.

Lên hương

More than words đã thắng tuyệt đối vào mùa xuân năm 1991, nhờ single, nhờ đài phát thanh và nhờ cả MTV đã phát liên tục. Chính xác là chẳng có bàn tay nào can thiệp vào cuộc lên ngôi ấy. Tất cả là nhờ vào công chúng. Họ yêu cầu liên tục trên đài phát thanh, rồi MTV và dầm mưa chờ mua đĩa.

Lúc ấy ai cũng tưởng More than words là một bản song ca của hai chàng đẹp trai người vùng Địa Trung Hải nào đấy. Nhiều người vào tiệm đĩa xếp hàng mua đĩa của Extreme và khi về nghe thì ngã bổ chửng khi hóa ra đây lại là một ban nhạc rock.

Khi tin thắng trận được loan tin thì Extreme không được nhấm nháp hương vị vinh quang. Họ vẫn còn đang ở châu Âu mà lúc này thì thị trường vẫn chưa xuất hiện More than words. Chỉ có điều, những khách sạn họ ở trong chuyến lưu diễn đã sạch sẽ và lịch sự hơn rất nhiều.

Đến khi kết thúc tour diễn, về Mỹ, thì More than words đã chinh phục toàn bộ châu Âu và trở thành bài hát được yêu thích nhất năm 1991.
Lần đầu tiên, khi về Mỹ, Extreme được chào đón tại sân bay với hàng nghìn fan hâm mộ. Đón họ là một dàn siêu xe chờ sẵn, cả hàng rào an ninh và hàng nghìn ngón tay của fan chỉ trỏ “Họ kìa!”

Cuộc đời của nhóm Extreme thật sự lật sang một trang mới. Họ kết giao với nhiều người nổi tiếng, doanh số đĩa bán ra tăng vọt, MTV mời chào, âm nhạc của nhóm được đón nhận rộng mở.

Nhưng More than words mãi mãi là ca khúc thành công nhất của nhóm cho dù nó không phải là hình ảnh đại diện cho âm nhạc thật sự của Extreme.

Đến giờ này, gần 3 thập kỷ sau, đây vẫn là một trong những bản tình ca được xưng tụng và được cover khá nhiều. Còn bản thân Extreme, dù âm nhạc của họ vẫn đầy rock, vẫn được xem trọng nhưng không có bài hát nào đưa họ trở lại thành công như More than words của thuở ban đầu. (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần)

Westlife cover

Em rất thích ca khúc này cụ ạ, Westlife thì cũng đỉnh nhưng cá nhân em thích cái màu của Extreme khi thể hiện ca khúc này hơn!
 

BLUE_CAFE

Xe điện
Biển số
OF-322998
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
2,530
Động cơ
319,543 Mã lực
Em đang nghe!


 

bear in car

Xe buýt
Biển số
OF-481974
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
926
Động cơ
202,832 Mã lực
E rất thích câu chuyện của cụ liên quan đến bài "More than words". Tiếc là e k vote đc vì đã vote cho cụ quá nhiều rồi :D

'More than words' – bản 'tình ca lạc' của nhóm rock Extreme

Đó là một buổi chiều xuân năm 1990 khi tay guitar Nuno Bettencourt và ca sĩ chính của nhóm, Gary Cherone, đang ngồi chơi ngoài hiên nhà, một buổi chiều như rất nhiều buổi chiều họ đã ngồi cùng nhau tại nhà của Cherone ở Malden (Massachusetts) và ở đó, rất nhiều bài hát đã được ra đời.

Nhưng chiều ấy, Cherone không có tâm trạng sáng tác. Anh đang ngồi ngắm đường phố, lắng nghe âm thanh của những chiếc xe ngược xuôi và nghĩ về Extreme. Đó là thời điểm mà ban nhạc của anh đang chuẩn bị ý tưởng cho album thứ 2.

Album đầu tay cùng tên của nhóm phát hành năm trước không thật sự thành công nhưng vẫn đủ để các ông chủ hãng A&M đồng ý cho dự án tiếp theo được khởi hành. Và giờ nhóm đang đứng trước một núi khó khăn để vượt qua khi danh tiếng vẫn còn là một hương thơm xa xỉ.

Bất giác Cherone nghe thấy tiếng bập bùng guitar của Nuno Bettencourt. Một âm thanh dạo đầu rất lạ, như thể mời gọi, như thể muốn nói điều gì đó. Ngay lập tức, Cherone chạy vào phòng ngủ, viết ngay lên cuốn sổ “More than words is all you have to do” (Chẳng cần nói, hãy thể hiện). Và ngay chiều hôm đấy, từ ý tưởng âm nhạc của Bettencourt, một tuyệt khúc được ra đời. Bettencourt viết giai điệu còn Cherone ướm lời.

More than words khai sinh thế nào thì khi vào phòng thu nó vẫn giữ nguyên tinh thần thế ấy, có nghĩa là chỉ có đúng một guitar đệm và giọng hát chính, đôi chỗ có thêm tiếng bè của Bettencourt. Tất cả thành viên còn lại trong nhóm đều không có việc gì làm.

Đó là một chuyện lạ lùng bởi một sáng tác của một ban nhạc rock mà chẳng đi kèm với bass, trống hay tiếng guitar điện. Lạ lùng hơn, nhà sản xuất của bài hát này, Michael Wagener, cũng chẳng động tay chân gì nhiều. Ông gần như ngồi yên để cho Bettencourt và Cherone song ca như thể đang ngồi hát ở vỉa hè.

Lúc đấy, cả ban nhạc đều đặt niềm tin vào More than words. Ngay cả bà chị của Bettencourt, một người chẳng ưa gì âm nhạc của cậu em và chẳng có tí kiến thức gì về thị trường âm nhạc, ngay khi nghe Bettencourt đang hát thử More than words ở nhà đã ra lệnh ngay lập tức “cậu đừng hát cho ai nghe trước nhé. Việc đầu tiên cậu cần làm là đi đăng ký tác quyền vì đây sẽ là bài hát quan trọng nhất cuộc đời cậu”.

Ai cũng hy vọng bản tình ca này sẽ mang lại may mắn bởi những ẩn dụ trong bài hát như thể mang tính số phận của nhóm Extreme.

More than words là tâm sự của một chàng trai nói với cô gái rằng “Em chẳng cần nói yêu anh hàng ngày làm gì, hãy thể hiện ý nghĩa ấy nhiều hơn là lời nói, và anh sẽ nhận ra”. Extreme không phải là một nhóm nhạc nổi bật lúc ấy nhưng họ tin rằng âm nhạc của mình sẽ được nhận ra nếu được nghe một cách chăm chú.

Nhưng khi album Pornograffitti được phát hành thì cái sự “không nhận ra” ấy vẫn tiếp tục. Hai single được tung ra và thu về là sự bi quan. Buồn hơn, không single nào trong số ấy có bài More than words, một quyết định khó hiểu của ông chủ tịch hãng đĩa.

7 tháng sau, kể từ khi phát hành album chính thức, nhóm Extreme lên đường đi biểu diễn quảng bá album, một kế hoạch đã định từ trước đó. Họ mang theo More than words và cả nỗi buồn bên trong.

"Đừng đùa, tôi sẽ rời nhóm"!

Đó là câu nói của Nuno Bettencourt khi hay tin ông chủ tịch hãng đĩa A&M lại tiếp tục không cho More than words vào danh mục single thứ 3 chuẩn bị phát hành.

Chuyện xảy ra khi Extreme đang lưu diễn ở châu Âu và họ hay tin hãng A&M vì ngán ngẩm với lượng đĩa tiêu thụ quá thấp nên quyết định tung ra single thứ 3 để câu khách. Vừa biết tin nóng, nhóm ngay lập tức liên lạc với hãng và yêu cầu phải phát hành More than words thành single ngay lập tức.

Nhưng ông chủ tịch từ chối với lí do “sẽ chẳng có đài phát thanh nào chơi bài ấy, với lại bài này nó lớn tuổi hơn nhiều so với diện mạo của các cậu”. Đáp lại, Bettencourt dọa sẽ rời nhóm. Không khí lúc ấy chẳng khác nào một cuộc chiến.

Ông bầu của nhóm tái xanh mặt và hét lên rằng “Các cậu điên hay sao mà dám nói như vậy với ông chủ tịch hãng đĩa? Các cậu cần phải biết rằng, bài hát này sẽ không bao giờ leo lên nổi một bảng xếp hạng nào”.

Nhưng may mắn là hôm sau hai phía có một sự thỏa hiệp. Một bài kiểm tra được đưa ra, nếu More than words được các đài phát thanh chuyên về rock cho phát sóng và gây được tiếng vang, thì nó sẽ được phát hành single.

Và kết quả thật khả quan, chỉ trong 3 ngày, More than words lên quán quân bảng xếp hạng của rock radio. Và giữ đúng lời hứa, hãng A&M quyết định phát hành single More than words và kèm theo đó là một MV.

Bettencourt sau này nhớ lại rằng, đó là một khoảnh khắc nửa đêm trong một khách sạn tồi tàn ở Đức, nơi ban nhạc đang trú ngụ thì họ nhận được một cuộc gọi khi cả nhóm đang mê ngủ. Đầu dây bên kia là tiếng ông bầu, giọng có vẻ hối lỗi “Nghe này, Billboard vừa gọi cho tôi, họ bảo sáng mai bảng xếp hạng mới nhất sẽ được công bố, More than words đứng ở vị trí quán quân Hot 100”.

“Đó là một điều điên khùng nhất mà bọn tôi nhận được trong đời”, Bettencourt nhớ lại. Ngay sau cuộc gọi ấy, cả nhóm quẩy tung khách sạn mình đang ở, họ đấm thùng thùng vào từng cửa phòng, la hét ỏm tỏi và cũng quên rằng trên người mình chỉ đang độc chiếc quần lót.

Lên hương

More than words đã thắng tuyệt đối vào mùa xuân năm 1991, nhờ single, nhờ đài phát thanh và nhờ cả MTV đã phát liên tục. Chính xác là chẳng có bàn tay nào can thiệp vào cuộc lên ngôi ấy. Tất cả là nhờ vào công chúng. Họ yêu cầu liên tục trên đài phát thanh, rồi MTV và dầm mưa chờ mua đĩa.

Lúc ấy ai cũng tưởng More than words là một bản song ca của hai chàng đẹp trai người vùng Địa Trung Hải nào đấy. Nhiều người vào tiệm đĩa xếp hàng mua đĩa của Extreme và khi về nghe thì ngã bổ chửng khi hóa ra đây lại là một ban nhạc rock.

Khi tin thắng trận được loan tin thì Extreme không được nhấm nháp hương vị vinh quang. Họ vẫn còn đang ở châu Âu mà lúc này thì thị trường vẫn chưa xuất hiện More than words. Chỉ có điều, những khách sạn họ ở trong chuyến lưu diễn đã sạch sẽ và lịch sự hơn rất nhiều.

Đến khi kết thúc tour diễn, về Mỹ, thì More than words đã chinh phục toàn bộ châu Âu và trở thành bài hát được yêu thích nhất năm 1991.
Lần đầu tiên, khi về Mỹ, Extreme được chào đón tại sân bay với hàng nghìn fan hâm mộ. Đón họ là một dàn siêu xe chờ sẵn, cả hàng rào an ninh và hàng nghìn ngón tay của fan chỉ trỏ “Họ kìa!”

Cuộc đời của nhóm Extreme thật sự lật sang một trang mới. Họ kết giao với nhiều người nổi tiếng, doanh số đĩa bán ra tăng vọt, MTV mời chào, âm nhạc của nhóm được đón nhận rộng mở.

Nhưng More than words mãi mãi là ca khúc thành công nhất của nhóm cho dù nó không phải là hình ảnh đại diện cho âm nhạc thật sự của Extreme.

Đến giờ này, gần 3 thập kỷ sau, đây vẫn là một trong những bản tình ca được xưng tụng và được cover khá nhiều. Còn bản thân Extreme, dù âm nhạc của họ vẫn đầy rock, vẫn được xem trọng nhưng không có bài hát nào đưa họ trở lại thành công như More than words của thuở ban đầu. (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần)

Westlife cover

Mời cccm nghe tuyệt phẩm "More than a feeling" của Boston
"More Than a Feeling" là ca khúc được sáng tác bởi Tom Scholz, được ban nhạc Boston trình bày làm đĩa đơn đầu tay của nhóm trong album đầu tay của họ được hãng Epic Records phát hành vào tháng 9 năm 1976. Ca khúc đạt vị trí số 5 tại Billboard Hot 100. Ngày nay, "More Than a Feeling" thường được coi là ca khúc tiêu biểu của mọi chương trình Classic rock, và vào năm 1999 được xếp hạng số 39 trong danh sách các ca khúc hard rock vĩ đại nhất mọi thời đại bởi đài VH1. (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
E rất thích câu chuyện của cụ liên quan đến bài "More than words". Tiếc là e k vote đc vì đã vote cho cụ quá nhiều rồi :D
Hehe, cám ơn cụ đã khích lệ, thật ra em đều có ghi nguồn từ wiki, tạp chí văn hóa thể thao, hoặc copy paste từ các chuyên trang âm nhạc (trong nước, hải ngoại). Sở dĩ em đăng lên vì em nghĩ nếu ta hiểu được lời và hiểu bối cảnh ra đời tác phẩm thì cảm nhận về tác phẩm sẽ phong phú hơn so với chỉ nghe giai điệu. Nên sự tò mò và rảnh rỗi thời gian đã đưa đẩy đến việc em post khá nhiều, 95% thông tin trong đó là em chưa hề biết cho đến khi tìm thấy qua Internet :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
And I Love Her


"And I Love Her" là ca khúc nổi tiếng của The Beatles, được sáng tác chính bởi Paul McCartney. Đây là ca khúc thứ 5 nằm trong album thứ ba của họ, A Hard Day's Night. "And I Love Her" được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng "If I Fell" vào ngày 20 tháng 7 năm 1964 tại Mỹ bởi Capitol và đạt vị trí số 12 tại Billboard.

The Beatles chỉ một lần duy nhất trình diễn "And I Love Her" ngoài Abbey Road Studios: ngày 14 tháng 7 năm 1964, ca khúc được trình bày trong trường quay chương trình Top Gear của BBC và được phát sóng 2 ngày sau đó. (wiki)

Khi ca sĩ huyền thoại của nhóm The Beatles, Paul McCartney, tròn 70 tuổi, người ta thấy trên facebook của Jane Asher, người tình một thời của ông, có một đường link youtube dẫn đến bài hát And I love her. And I love her, ca tụng một tình yêu nồng cháy nhưng cuối cùng lại chẳng đến đâu.
Cuộc tình tan…

And I Love Her ra đời vào năm 1964 khi mối tình của Paul McCartney và cô nàng diễn viên Jane Asher đang ở thời điểm ngọt ngào nhất. Thời ấy, người ta xem họ là cặp đôi vàng của làng nhạc. Thời ấy John Lennon và Yoko Ono chưa gặp nhau, Mick Jagger và Marianne Faithfull chưa đến với nhau, vì thế Paul và Jane được nhiên được cánh truyền thông quan tâm nhiều nhất. Họ đẹp đôi lạ lùng. Chàng đẹp trai, thư sinh, nàng tóc vàng, dịu dàng, tha thướt. Họ đến với nhau vì đơn giản yêu nhau thật sự. Chàng và nàng đều có sự nghiệp lớn, gia đình khá giả và cả hai chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là chọn thời điểm thích hợp để làm đám cưới.

Đây là một trong những ca khúc đầu tiên Paul viết tặng Jane (sau này còn rất nhiều bài tình ca khác anh viết cho Jane, từ I’m Looking Through You cho đếnHere, There And Everywhere hay For No One…). Tứ của nó được phát triển từ bài hát trước đó mà Paul đã từng xưng tụng Jane, All My Loving. Nếu như All My Loving là một lời hứa “tất cả tình yêu anh sẽ trao về em” thì ở And I Love Her sự hứa đó giống như một lời tổng kết “Tôi trao nàng tất cả tình yêu của mình. Đó là tất cả những gì tôi làm được. Và nếu như bạn trông thấy tình yêu của tôi, bạn cũng sẽ yêu nàng mất thôi”.

Đây là ca khúc đầu tiên mà nhóm The Beatles chơi toàn bộ nhạc cụ là mộc, không một chút điện tử. Giai điệu mộc mạc, đơn giản, tựa bài hát được nhiều nhà phê bình âm nhạc đánh giá là dũng cảm, bởi nó quá chân thật và chẳng bóng bẩy chút nào. Sau này Paul tâm sự, anh phát triển giai điệu trên âm giai phảng phất những bài tình ca của Irving Berlin những năm 1930 và tựa bài hát lấy cảm hứng từ ca khúc rất nổi tiếng của Perry Como trước đó, And I Love Her So. Nhưng And I Love Her của Paul vẫn mang tính Beatles hoàn toàn, cấu trúc đẹp, tổng phổ dày và giai điệu mượt mà. Chính bài hát này mà người ta tôn vinh Paul McCartney là người viết ballad hay nhất nhóm. John Lennon sau này thừa nhận chính anh cũng cảm thấy ghen tị khi Paul sáng tác được một bài đơn giản mà lại hay đến thế.

“Ca khúc này là tiền đề để Paul sáng tác Yesterday sau này”, John nhớ lại. Khi And I Love Her ra đời người ta thấy ký tên là Lennon - McCartney và John sau đó nói rằng mình góp đến 35% vào giai điệu bài này. Mãi sau này, khi Beatles tan rã và tình bạn giữa các thành viên trong nhóm cũng rệu rã, Paul McCartney đã nói rằng toàn bộ bài này, hay Yesterday sau này đều một mình anh viết và cái tên Lennon được để vào theo yêu cầu của quản lý ban nhạc mà thôi.

And I Lover Her nhanh chóng trở thành bài ballad nhất trong album A Hard Day’s Night được phát hành cùng năm 1964 và cũng là bài dễ thương nhất trong bộ phim cùng tên và sau đó, đây là một trong những bài hát để đời của tứ quái Beatles.

Cá nhân Paul rất yêu thích bài hát này. Anh viết bài này vào tháng 2/1964, trong khoảng hai ngày trước khi cả nhóm sang Mỹ. Bài hát được viết trong phòng chơi nhạc của gia đình Jane Asher. Lúc này anh đã dọn đến ở cùng cô tại đây. Ca khúc với những lời tỏ tình tươi sáng, chân thành “Ánh sáng là những ngôi sao, bóng đêm là bầu trời, tôi biết tình yêu của mình sẽ không bao giờ chết. Và tôi yêu nàng”. Paul bảo rằng bây giờ có cho viết lại anh cũng chẳng thể viết được “Tôi yêu bầu trời và những ngôi sao, tôi yêu chữ “và” được nói lên giản dị và chân thành. Tôi yêu tiếng guitar rải đều của George ở đoạn ấy, đẩy cả tinh thần lên cao và khi hát tôi như được bay bổng”, Paul nhớ lại.

Thế nhưng, bài hát tuyệt đẹp ấy không níu giữ được tình yêu giữa Paul và Jane Asher. Hai người chia tay 3 năm sau đó khi Jane phát hiện Paul ngoại tình ngay trong căn nhà của hai người. Sau này cho dù Jane chưa bao giờ nhắc lại về chuyện cũ nhưng thấp thoáng trên Facebook của bà người ta vẫn thấy những hình ảnh ngày cũ, những video clip, ca khúc được đưa lên như nhắc nhở lại một thời tuyệt đẹp, của tình yêu và tự do, của một thời The Beatles đã làm vua thế giới. Paul vẫn gọi Jane là một tình bạn lớn còn Jane vẫn chân thành chúc mừng sinh nhật Paul và chúc mừng cuộc hôn nhân mới nhất của ông. Cuộc tình ấy tan đi nhưng để lại cho đời nhiều ca khúc bất hủ mà And I Love Her là một trong số rất đáng nhớ ấy.

And I Love Her phát hành 10/6/1964. Theo tờ Songfacts, đến năm 1972, nghĩa là chưa tới 10 năm sau, ca khúc này được các nghệ sĩ khác chơi lại đến 372 lần, một kỷ lục thứ nhì sau thành công tuyệt đối của ca khúc Yesterday. Trong đó, có nhiều trường hợp cũng ăn theo danh tiếng và đưa người hát lại trở thành ngôi sao ca nhạc. Bộ đôi danh cầm thủ Santo & Johnny chỉ cần hòa tấu lại bài này cũng đã nổi danh khắp Mexico. Các nghệ sĩ của nhiều dòng nhạc khác nhau, từ jazz, blues, country, pop, nhạc kịch… đều thay nhau cover ca khúc này. Nổi nhất như huyền thoại jazz, Shirley Horn, người vốn không ưa thể loại pop đại chúng thời ấy, cũng đã hát lại và tôn vinh ca khúc này hết lời “Mộc mạc, dễ đi sâu vào tim và chất jazz hoàn toàn có thể xử lý tốt bài này”. Sau Horn còn có rất nhiều nghệ sĩ jazz chơi lại và biến tấu theo nhiều cách khác nhau.

Danh ca Sarah Vaughan và Dian Krall hát bài này theo điệu jazz, các ca sĩ của hãng Tamla Motown như Bobby Woomack, Smokey Robinson của nhóm Miracles hay là ban nhạc The Temptations đều chuyển thể theo điệu soul. Bất ngờ hơn nữa là trong tiếng Tây Ban Nha, ca khúc Và tôi yêu nàng trở thành một vũ điệu salsa, kinh điển đến nổi người La tinh không tin rằng nguyên tác bài hát lại là một ca khúc của nhóm The Beatles.


Ở Việt Nam cũng nhiều người ngoài yêu thích bài gốc cũng đã từng rất yêu mến And I Love Her qua tiếng hát Kiều Nga (với tựa Vẫn mãi yêu em). Tuy nhiên, trái với nội dung tươi sáng, nhẹ nhàng của bản gốc thì phiên bản Việt lại hơi u tối, buồn bã vì một cuộc tình chia phôi. (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần)

Em mời các cụ thẩm thêm một số bản cover




và tất nhiên Vẫn mãi yêu em

 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hotel California

Mùa Hè năm 1976, nhóm nhạc rock Eagles muốn thống lĩnh bầu trời âm nhạc Mỹ, bởi sau những thành công đã có, nếu không làm được điều phi thường, ''những chú đại bàng'' sẽ bị gãy cánh. Ít ai biết, đây là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của họ.

''Hotel California'' được ''thai nghén'' trong một căn nhà đơn sơ bên bờ biển Malibu (California). Đứng bên ô cửa nhỏ, Don Felder, tay ghitar của nhóm, bỗng nhớ tới những giai điệu Mexico quen thuộc. Bất giác, anh cầm chiếc đàn 12 dây, với tay bật nút thu âm trên máy thu Teac nhỏ, những giai điệu đầu tiên của ''Hotel California'' đã ra đời như thế.

Một thời gian ngắn sau, Don Henley và Glenn Frey, hai thành viên của Eagles, nhận được bản demo và nghe nó trên chuyến bay trở về California. Càng nghe, họ càng kinh ngạc trước tuyến giai điệu quá khác biệt của Felder. Cả hai quyết định phải viết một thứ gì đó thật lạ lùng.

Một ý tưởng đã hiện ra trong đầu Glenn Frey, vocal của nhóm: ''Tôi không bao giờ quên ánh hoàng hôn le lói rồi tắt lịm nơi đường chân trời, trên xa lộ mịt mùng ngang qua sa mạc, mỗi lần lái xe đến Los Angeles. Đó là một hành trình cô đơn, trải dài đến vô tận…''

Câu nói này ngay lập tức xới tung cảm xúc của Don Henley, và ''Hotel California'' đã được bắt đầu bằng câu hát: ''Trên xa lộ mịt mùng ngang sa mạc…'' Ở đó, một người đàn ông phóng môtô như bay, những mảng sáng tối vụt qua trước mắt. Ở đó, giữa những ánh đèn khách sạn nhấp nháy là khoảng trời tăm tối. Ở đó, sự chênh vênh giữa danh vọng và tình yêu đã lột tả cái khắc nghiệt của giấc mơ Mỹ. Sau đó, tên ca khúc, từ ''Mexican Reggae'' đã được đổi thành ''Hotel California.''

''Chúng tôi là những đứa trẻ đến từ miền Tây nước Mỹ, ca khúc này đã mô tả chính xác cuộc sống của chúng tôi ở Los Angeles'' - Don Henley chia sẻ.

''Đó là thiên đường, nhưng cũng là địa ngục''

Thật ra Hotel California không hề tồn tại. Nó là hình ảnh về cuộc sống lang bạt, từ khách sạn này đến khách sạn khác, trong những tour diễn triền miên của nhóm. ''Hotel California,'' không gì hơn, là lời tự sự về nỗi cô đơn của đại bàng trên đỉnh cao danh vọng.

Nhưng ngay khi ra đời, ca khúc lại trở thành nạn nhân của chính sự mỉa mai, cay đắng mà nó nói tới. Không mấy ai chịu lắng nghe những thông điệp được gửi gắm dưới lớp vỏ ngôn từ, mà chỉ điên cuồng giải nghĩa những lát cắt mang tính hình thức.

Nhiều người đặt giả thuyết ''Hotel California'' liên quan đến việc theo đạo Satan của các thành viên Eagles, khi bức ảnh bìa của đĩa đơn ''Hotel California'' được cho là chụp dinh thự của Anton LaVey, giáo chủ Satan, người đứng đầu nhà thờ tà giáo Church of Satan. Nhà thờ này được đăng ký dưới cái tên Hotel California.

Các giả thuyết càng được thêu dệt rùng rợn thì ''Hotel California'' lại càng nổi tiếng. Nhất loạt các nhà phê bình đều dành cho nó những lời khen nồng nhiệt nhất. Có ý kiến còn cho rằng, ca khúc này đã định hình màu sắc của dòng nhạc rock&roll. Những âm điệu ghitar solo được xem là đoạn ''intro'' kinh điển của làng rock và là bài học bắt buộc của bất kỳ ai muốn trở thành một guitar rocker.

“…On a dark desert highway
Cool wind in my hair
Warm smell of colitas
Rising up through the air…”

“…Trên xa lộ sa mạc u tối
Gió mát lùa vào mái tóc tôi
Mùi hương của colitis thơm nồng
Vút lên trên không trung…”

Nhiều người cho rằng Hotel California là sự ám chỉ về ma túy. California là một trong những vùng có thái độ cởi mở nhất nước Mỹ với việc sử dụng và tiêu thụ các chất kích thích. Từ năm 1972, một phương án hợp thức hóa cocaine đã được đề xuất ở đây. Vì vậy, có thể hiểu câu hát “Warm smell of colitas rising up to the air” đang ám chỉ trực tiếp đến việc này bởi colitas là nụ hoa của cây cannabis - thành phần chính của một loại chất kích thích.

Trong vai những người lữ hành, Gley Frey và những người bạn của mình bước vào khách sạn California - một nơi thật dễ thương với những con người thân thiện và cởi mở. Bạn có thể tìm cho mình một phòng ở đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bước vào khách sạn California là bước vào một thế giới của những niềm vui xa hoa:

“…Her mind is Tiffany twisted
She's got the Mercedes Bends
She's got a lot of pretty, pretty boys
That she calls friends
How they dance in the courtyard
Sweet summer sweat
Some dance to remember
Some dance to forget…”

“…Tâm trí cô gái luôn chứa đầy trang sức Tiffany
Và có xe Mercedes Bends
Cô ấy có rất nhiều chàng trai, họ đều bảnh bao
Cô ấy gọi họ là “bạn” của mình
Họ khiêu vũ ở trên sàn
Mồ hôi ướt đẫm người họ
Một số người nhảy để hồi tưởng
Một số khác lại nhảy để quên đi điều gì đó…”

Trên nền không gian ấy, The Eagles mơ màng hát về những cuộc vui xa xỉ, trụy lạc. Trang sức Tiffany, xe hơi Mercedes, những gã trai bảnh bao… tất cả ôm ấp hình ảnh người đàn bà Mỹ yêu kiều và phù phiếm. Hotel California giống như một bức tranh với hai mảng sáng, tối rõ rệt - đẹp và chân thật - phản chiếu cuộc sống phù hoa của nước Mỹ hiện đại. Họ yêu vật chất, sẵn sàng vùi mình vào những bữa tiệc kéo dài thâu đêm suốt sáng và những cuộc tình chớp nhoáng. Dường như ngay cả bản thân người trong cuộc cũng không còn phân biệt được mình đang hưởng thụ hay đang trở thành nô lệ cho cuộc sống hào nhoáng ấy.

Theo nhiều người, bài hát này thực sự được viết dưới giác quan và góc độ cảm nhận của một người đàn ông đang say ma túy. Bởi vậy, mọi sự vật, hình ảnh hiện ra đều mờ mịt và ám ảnh. Và rồi khi một tiếng chuông hư ảo vang lên, anh ta không còn biết được rằng mình đang ở thiên đường hay địa ngục - “This could be Heaven or this could be Hell”.

Hotel California có nhiều hình ảnh ẩn dụ. Khi chìm sâu vào những cuộc vui chớp nhoáng, những kẻ sa đọa cảm thấy mình bị giam giữ và trói buộc bởi những khoái cảm tội lỗi. Họ trở thành tù nhân bởi chính hành động của mình.

“…We are all just prisoners here
Of our own device…”

“…Chúng ta ai cũng là tù nhân ở đây
Bởi vì chúng ta muốn như vậy…”

Đoạn kết bài hát là sự tuyệt vọng. Hình ảnh “Họ đâm con thú với lưỡi dao đanh thép của mình. Nhưng họ không thể giết được con thú hoang dã ấy” (They gathered for the feast
They stab it with their steely knives) thể hiện một sự bất lực đến tột cùng. “Con thú” ấy phải chăng là phần đen tối tồn tại trong mỗi con người? Khi không thể “đánh bại” phần bản ngã xấu xa ấy, họ tìm cách chạy trốn:

“…I was running for the door
I had to find the passage back to the place I was before…”

“…Tôi phải chạy nhanh ra cửa
Tôi phải đi tìm đường đến nơi mà tôi vừa ở trước đó…”

Hotel California là ca khúc giúp Glenn Frey và các thành viên The Eagles sở hữu giải Grammy. Từ khi ra mắt, đĩa đơn này đã bán được 16 triệu bản chỉ riêng tại thị trường Mỹ. Từ năm 1976 đến 1977, Hotel California có 8 tuần xếp vị trí quán quân Billboard. Bài hát đã giúp album cùng tên phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc.

Năm 2001, kênh VH1 đã chọn Hotel California vào danh sách 15 album vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2003, album này đã xếp thứ 37 trê


''Hotel California'' trở thành tuyên ngôn của nhóm Eagles, một tác phẩm rock kinh điển mà sức sống hàng chục năm sau vẫn mãnh liệt như ngày đầu. Đó chính là định mệnh của Eagles, những chú đại bàng được sinh ra để làm nên điều vĩ đại (st)

Mời cccm thẩm vài cover lạ tai ;;)

Salsa


Acapella


Reggae



 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Love Will Keep Us Alive


Bài hát Love will keep us alive được trình bày lần đầu tiên năm 1994 bởi nhóm nhạc nổi tiếng The Eagles. Bài hát với giai điệu ngọt ngào và lời bài hát sâu sắc đã đem đến nhiều thành công và giải thưởng cho nhóm cũng như để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ. Hiện bài hát rất được giới trẻ yêu mến và được nhiều cặp đôi lựa chọn làm nhạc đám cưới.

Năm 2008, nữ ca sĩ Susan Wong đã trình bày lại ca khúc với phong cách sâu lắng và trữ tình hơn. Susan Wong có giọng hát truyền cảm và đã thực hiện nhiều bản hát lại thành công của những tình khúc bất hủ


Em lại thích cover theo phong cách jazz sau đây

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bài hát Season In The Sun được biết đến nhiều do nhóm nhạc Westlife thể hiện. Nhưng bản gốc của nó là một ca khúc nhạc Pháp có tên Le Moribond (Kẻ hấp hối) được danh ca Jacques Brel sáng tác và cho ra mắt năm 1961. Câu chuyện phía sau bài hát này rùng rợn hơn những gì bạn nghĩ, Jacques Brel viết bài hát khi ông nhận án tử hình vì đã ám sát bạn thân, kẻ quan hệ bất chính với vợ mình. So với lời bài hát vui tươi trong Season In The Sun, thì lời dịch của Le Moribond lại chứa đựng những phẫn uất và lời mỉa mai cay độc của người bị chính những người thân phản bội.

“Chào anh, người tôi từng rất yêu quý, tin tưởng, nhưng giờ đây tôi phải chết khi anh vẫn sung sướng thế đấy. Hy vọng anh sẽ chăm sóc tốt cho vợ tôi. Tôi biết anh sẽ làm thế mà” - lời dịch của Le Moribond (st)



 

Cungcanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-593313
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
21
Động cơ
131,080 Mã lực
Tuổi
45
Nhiều bài lâu quá rồi em ko được nghe
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
"Feelings" là một bài hát với lời bài hát được viết bởi ca sĩ người Brazil, Morris Albert, được đặt theo giai điệu "Pour Toi" được sáng tác riêng biệt bởi Louis "Loulou" Gasté vào năm 1957. Albert thu âm "Feelings" như một đĩa đơn và sau đó đưa nó vào tựa đề theo dõi album đầu tay năm 1975 của anh ấy. Bản thu âm ban đầu của Albert đã rất thành công trên toàn thế giới. Vào giữa năm 1975, "Feelings" đạt vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và số 2 trên bảng xếp hạng Adult Contemporary tại Hoa Kỳ.

Năm 1981, nhạc sĩ người Pháp Loulou Gasté kiện Morris Albert vì vi phạm bản quyền, tuyên bố rằng "Feelings" đã ăn cắp giai điệu bài hát năm 1957 của anh "Pour Toi". Gasté đã thắng kiện; bây giờ họ chia sẻ tác quyền của bài hát


Feelings, nothing more than feelings,
trying to forget my feelings of love.

Teardrops, rolling down on my face,
trying to forget my feelings of love.

Feelings, for all my life I'll feel it.
I wish I've never met you, girl;
you'll never come again.

Feelings, wo-o-o feelings,
wo-o-o, feel you again in my arms.

Feelings, feelings like I've never lost you
and feelings like I've never have you
again in my heart.

Feelings, for all my life I'll feel it.
I wish I've never met you, girl;
you'll never come again.

Feelings, feelings like I've never lost you
and feelings like I've never have you
again in my life.

Feelings, wo-o-o feelings, wo-o-o,
feelings again in my arms.
Feelings...(repeat & fade)

 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
819
Động cơ
473,990 Mã lực
E góp 1 bài, hy vọng thớt này không bao giờ ngừng :D
Bài này Dionne Warwick hát năm 1985, cùng những giọng ca nổi tiếng Elton John, Gladys Knight và Stevie Wonder :-bd
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
E góp 1 bài, hy vọng thớt này không bao giờ ngừng :D
Bài này Dionne Warwick hát năm 1985, cùng những giọng ca nổi tiếng Elton John, Gladys Knight và Stevie Wonder :-bd
Hay quá cụ ơi, các nghệ sĩ tung hứng với nhau nhìn nhắng phết, Elton John nhìn như ma cà rồng ý
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top