• [Thông báo] Diễn đàn tạm thời bảo trì từ 23h00 ngày 21/12 đến 03h00 ngày 22/12/2024 để nâng cấp. Mong cụ/mợ thông cảm.

[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

Cafe In

Xe hơi
Biển số
OF-355281
Ngày cấp bằng
25/2/15
Số km
134
Động cơ
263,730 Mã lực
Bài này quá shay, ko nghĩ rằng các cụ of nhà ta hieu bít lịch sử nhìu như này
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 26 tháng 7 năm 1792.

Nguyễn Nhạc không lo tổ chức phòng bị ở Thị Nại, cũng không biết quân Ánh kéo ra, lại còn cùng tất cả bá quan văn võ đi săn giải trí.

"Nguyễn Nhạc không ngờ trận tấn công này, ngày hôm ấy, ông cùng triều đình đi săn cách [Quy Nhơn] ba mươi dặm"

Quân Nguyễn do 2 sỹ quan Tây là Olivier de Puymanel và Dayot chỉ huy, cùng với:

"tướng sĩ các dinh Tiên Phong và Chấn Võ thuộc Trung Quân chỉnh bị lương thực súng ống khí giới như phép hành quân, định ngày thử các chiến hạm ở ngoài biển, thuyền đại hiệu (là loại thuyền lớn) và thuyền ô sai (là thuyền nhẹ để sai phái, sơn đen), 128 chiếc"

Ánh xuất quân qua của Cần Giờ, thuận gió đi thẳng tới Diên Áo (Vũng Diên), Nguyễn Văn Thành tiên phong, Phạm Văn Nhân, thứ nhì. Nguyễn Văn Trương hộ giá, Nguyễn Văn Nhuận tiếp sau.

Chiếc tàu chiến Long Phụng ( hay Phi Phụng) do Puymanel chỉ huy (thì) đi trước, Ánh cùng các tàu thì đi sau, cách xa một quãng. Puymanel tiến vào một mình, ra lệnh cho đại bác khai hỏa bắn vào các tàu Tây Sơn. Quân Tây Sơn thấy Tây, lại bị oánh bất ngờ, lúc đầu sợ hãi, nhiều tàu bị bắn cháy, lính chết rơi xuống; được khoảng 1 giờ, quân Tây Sơn bắt đầu ra sức bắn trả, nhưng chả trúng phát nào.

Tàu Puymanel xông xáo bắn đại bác liên tục, lại vào cửa nhằm khi nước ròng, nên mắc cạn chẳng đi được nữa, thấy vậy, tàu của Dayot và vài tàu chiến của Bồ Đào Nha cùng tiến lên nã pháo, tàu Tây Sơn tan tành

Nguyễn Ánh sợ chết, nên toàn đứng ngoài xem, thấy tàu Tây gần thắng, mới xua quân tiến lên:

" Qua một ít lâu, thì vua cùng các tầu khác mới vào cửa mà đánh: quân giặc phải thua trận cả thể (...) Khi đầu vua thấy mình được trận làm vậy thì mừng quá, mà truyền đốt các tầu quân giặc. Bấy giờ có một tầu lớn và một kho đầy tiền, còn hai kho khác đầy đồ đạc, quần áo, thì vua truyền đốt ba kho ấy đi, cho quân giặc chẳng dùng đặng nữa. Nhưng khi vua thấy lửa phát lên cháy bấy nhiêu tầu thì lấy làm tiếc lắm, lại truyền ra sức chữa lửa đi; nên còn giữ lấy năm chiếc tầu trận lớn, hai mươi chiếc nhỏ, và bốn mươi thuyền nhỏ. Vua cũng lầm một điều nữa, là khi ông Thái Đức đi khỏi như đã nói trước, mà quan quân kinh khiếp, vì đã thua, thì vua phải thừa dịp mà vây thành Quy Nhơn và bắt các xứ xung quanh nữa. Nhưng mà vua ngại, vì ít quân chẳng dám lên vây Qui Nhơn, môt đem binh khởi [khải] hoàn mà thôi."


Toàn bộ tàu chiến của Nhạc đều bị thiêu rụi, quân Nguyễn bắt được 5 thuyền lớn, 30 chiến hạm, 40 thuyền nhỏ hơn, thu được vô số đại bác, súng ống, vũ khí.

Ngoài ra còn bắt được 3 chiếc tàu chiến của bọn Hải Phỉ TQ ( gọi là Tề Ngỗi, quân của Huệ) với tổng cộng 400 lính, Ánh ra lệnh tha cho bọn này để ra nhập hội.

Số lính Tây Sơn bị chết trận này là 8.000 quân, 5.000 bị bắt sống hoặc đầu hàng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tin thất trận Thị Nại đến tai Nguyễn Huệ, ông hết sức đau lòng:

"Ông Quang Trung khi nghe anh mình đã phải thua làm vậy, thì giận bẩy gan; lại sợ e ông Nguyễn Ánh lại ra đánh mình, nên họp binh sĩ lại và sắm sửa các tầu các ghe cho đặng cứu giúp anh. Lại muốn giục lòng binh sĩ, thì đã thương dụ nhắc lại các việc cá thể mình làm, và những trận đã được xưa nay; lại thêm những lời khinh dễ ông Nguyễn Ánh rằng: "Danh Chủng (tên Nguyễn Ánh khi còn nhỏ) trốn ẩn mình nơi nọ nơi kia, và cầu những Tây dương nhơn đến cứu giúp. Dầu danh Chủng, dầu các Tây Dương nhơn thì cũng chẳng làm chi được, vì chẳng có gan [can] đảm cùng chẳng hay nghề võ; chớ khá đem lòng sợ làm chi""

Ngày 27 tháng 8 năm 1792.

Nguyễn Huệ ra Hịch quyết tâm tiêu diệt Ánh, xin chú ý là bản gốc bài Hịch này không còn, nên lại phải dịch ngược từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, chắc không thể giống nguyên văn.

Bài hịch cho thấy ba điểm: ý chí quyết liệt chiếm lại Nam Hà; sự khôn khéo của Huệ và tình hình chính trị lúc bấy giờ. Anh em Huệ Nhạc chưa thoát khỏi nghịch cảnh bất hoà. Việc hành quân đánh Nguyễn Ánh qua hai vùng Quảng Ngãi và Quy Nhơn, là đất của Nguyễn Nhạc, không dễ, nên Nguyễn Huệ phải có hịch truyền đi trước:

1- Chứng tỏ mình theo lệnh anh mà đánh. Tôn anh làm Hoàng đế. Mình chỉ là vua, nhưng vua trị vì cả Nam Hà lẫn Bắc Hà.

2- Đánh giặc cho anh. Nhưng nhân danh mình và quân đội của mình.

3- Mắng quan, quân, dân hai miền Quảng Ngãi và Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc là hèn nhát để mất đất về tay Nguyễn Ánh.

4- Không khiến dân quân hai miền này góp phần vào chiến trận, ngoài việc làm cầu đường.

5- Gọi Nguyễn Ánh bằng Chủng, tên tục hồi bé, là một xỉ nhục.

6- Khinh bỉ người Âu, cho sự cầu cạnh người Âu là đê tiện.


Hịch



Của Quang Trung, Vua Nam Hà và Bắc Hà

Gửi toàn thể Quan, Quân, Dân hai xứ Quảng Ngãi và Qui Nhơn


"Các ngươi, lớn, nhỏ, từ hơn hai mươi năm nay không ngừng sống nhờ ân huệ của anh em ta. Đành rằng nếu chúng ta đã gặt hái được những chiến thắng trong Nam ngoài Bắc trong thời kỳ này, quả đúng cũng nhờ vào sự gắn bó của nhân dân hai xứ; ở đó, ta đã tìm được những người can đảm, những quan lại có khả năng xây dựng triều đình.

Quân ta tiến đến đâu, giặc tơi bời, tan tác. Quân ta chinh phạt đến đâu, giặc Xiêm, giặc Tầu tàn ác buộc phải chịu ách cúi đầu...

Còn lũ nhơ bẩn của triều đình cũ, từ hơn ba mươi năm nay, ta chưa thấy chúng làm được việc gì ra hồn!... Trăm trận ta đánh với chúng, quân chúng tan rã, tướng chúng bị tiêu diệt; vùng Gia Định tràn đầy xương cốt chúng. Những điều ta nói đây các ngươi đã từng chứng kiến; nếu các ngươi không thấy tận mắt thì cũng đã nghe kể lại.

Xá gì tên Chủng khốn nạn đi chui luồn những triều đình Âu Châu tồi bại? Còn đám quần chúng khiếp nhược ở Gia Định bây giờ dám đứng lên đầu quân, các ngươi há gì mà sợ chúng thế? Sao các ngươi lại bị khủng hoảng tinh thần đến vậy? Nếu bộ binh và thủy binh của chúng bất ngờ xâm phạm những cửa biển của các ngươi; thì cứ theo những chỉ dụ của Hoàng Đế [Thái Đức] đã viết sẵn mà làm. Ta thấy các ngươi, quan cũng như quân, cả hai xứ, đều không có can đảm chiến đấu. Thực chỉ vì lẽ đó chứ không phải vì quân giặc có tài cán gì mà chúng làm chủ được hết các vùng chúng xâm lược. Bộ binh của các ngươi hèn nhát trốn chạy.

Nay, chấp lệnh của Hoàng đế, anh ta, ta chuẩn bị một binh đội thuỷ, bộ kinh hồn, nhân danh ta, nghiền nát chúng dễ như "bóp tan mảnh gỗ mục".

Còn các ngươi, các ngươi không cần đếm xỉa đến kẻ thù, cũng đừng sợ chúng, chỉ cần mở mắt, dóng tai, mà nhìn, mà nghe, những gì ta sẽ làm. Các ngươi sẽ thấy các xứ Bình Khang, Nha Trang đầy mảnh vụn xác người Gia Định, sẽ thấy Phú Yên, luôn luôn là trung tâm của chiến tranh và từ Bình Thuận đến biên giới Cao Mên, tất cả, chớp nhoáng, sẽ trở về tay ta, để mọi người biết rằng chúng ta đích thực là anh em, không bao giờ ta quên tình máu mủ.

Ta khuyên các ngươi, lớn nhỏ, hãy phò trợ Hoàng gia, trung thành với Hoàng đế, trong khi chờ đợi ta quét sạch Gia Định, thiết lập lại chính quyền, thì tên tuổi của hai xứ sẽ trở thành bất tử trong sử sách.

Đừng cả tin những gì lũ người Âu nói. Khéo léo tinh xảo gì chúng nó? Tất cả đều một bọn mắt rắn xanh. Các ngươi chỉ nên nhìn chúng như những xác chết trôi được vất xuống từ biển Bắc. Có gì ghê gớm đâu mà ba hoa chiến hạm bọc đồng, đạn đồng.

Tất cả làng mạc trên đường hành quân trong hai xứ phải góp sức làm cầu cho quân đi qua. Nhận được lệnh này, phải triệt để thi hành ngay.

Khâm tai! Đặc chiếu.

Quang Trung năm thứ 5, ngày thứ 10, tuần trăng thứ bẩy".

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thật đáng tiếc, công việc tấn công đang tiến hành khẩn trương như vậy thì Nguyễn Huệ qua đời.
 

Mr.giangnd

Xe buýt
Biển số
OF-340276
Ngày cấp bằng
27/10/14
Số km
832
Động cơ
280,746 Mã lực
đáng tiếc, cuộc đời vua Quang Trung cũng như những gì ông làm, thần tốc đến và cũng ra đi nhanh quá. Nguyễn ánh, em đọc, ngoài việc gọi là tội nhân thiên cổ " Cõng rắn cắn gà nhà" ( chẳng phải quan điểm đạo đức xưa vs nay, vì nếu quan điểm đạo đức thì người xưa cũng đã chửi ông ta rôì ) còn thêm tội chia rẽ 2 miền nam bắc, đâu đó trong đoạn thảo luận cụ Doc cũng nói hắn rất ghét sĩ phu Bắc Hà làm tư tưởng đó đôi khi vẫn còn tồn tại đến nay ở 1 bộ phận người Việt
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về nguyên nhân cái chết của Nguyễn Huệ, có lẽ chỉ có 3 người biết là Bác sĩ người Tây của ông, Trần Văn Kỷ và Trần Quang Diệu, nhưng rất tiếc, chúng ta chưa tìm được một sự tiết lộ gì của các nhân vật trên đối với cái chết của ông.

Trước đó, có lẽ Nguyễn Huệ đã mắc bệnh, không rõ bệnh gì, vì bà Ngọc Hân còn đêm ngày lo chạy chữa.

Giáo sĩ Longer có mặt ở Đàng Ngoài, trong một bức thư đề ngày 21 tháng 12 năm 1792 có viết:

"Vua Quang Trung đã chết vì bệnh và một trong những người con của ông nối ngôi. Tuy nhiên những tin đó cần được xác minh lại"

ông La Mothe cũng báo cho tôi rằng cái chết của vua Quang Trung được giữ bí mật gần hai tháng trời, bây giờ mới được công bố bởi một sắc lệnh bắt buộc toàn quốc phải chịu tang vị Hoàng đế anh minh của mình. Nhưng chúng tôi chưa biết ông mất vì bệnh gì?”
 

Green power

Xe hơi
Biển số
OF-338907
Ngày cấp bằng
16/10/14
Số km
188
Động cơ
277,050 Mã lực
Vua Nguyễn Ánh thật đúng với danh " Cõng rắn cắn gà nhà" hết Xiêm rồi lại đến Pháp,
nhưng suy cho cùng ông ta cũng là người tài giỏi, mưu mô mới được nhiều trợ giúp như vậy.
cuối cùng thật tiếc cho vua Quang Trung và nước Việt. Nếu lịch sử khác đi, biết đâu chúng ta đang là một trong những con rồng châu Á.

p/s không liên quan, nhưng vừa rồi bị quân Xiêm nã cho 3 quả trắng ở Mỹ Đình buồn quá
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo như các giáo sĩ có mặt tại Bắc Hà lúc đó, Nguyễn Huệ mất vào tối ngày 15 tháng 9 năm 1792. Cái chết của ông được giữ bí mật khoảng 2 tháng, có lẽ do tình hình chiến sự.

Trong bức thư đề ngày 4 tháng 9 năm 1801, Longer gửi cho hai ông Boiret và Descourvieres đã tiết lộ như sau:

Vous n’ignorez par que le Tyran Quang Trung père de Canh Thinh, mort le 15 Sêptmbre 1792” ( Ông đâu phải không biết rằng bạo chúa Quang Trung cha của Cảnh Thịnh mất ngày 15 tháng 9 năm 1792).

Và cho đến lúc ấy, các giáo sĩ cũng không rõ mộ thật của Nguyễn Huệ ở đâu, họ chỉ đoán là ông được chôn ở Phú XUân, còn mộ giả chôn ở gần Hồ Tây (Thăng Long). Tây Sơn cũng cố tình giấu địa điểm Phú Xuân lúc báo tang và ngay cả sau này khi sứ thần nhà Thanh là Thành Lâm sang điếu tang cũng bị Tây Sơn ngăn cản.

Việc chôn cất có lẽ cũng tuyệt đối bí mật và chắc đó là bí mật quan trọng nhất, trong tình thế đất nước vào năm 1792.

Còn điện thờ, sử dụng cung điện Đan Dương có từ trước, lúc Nguyễn Huệ còn sống, giờ làm nơi thờ tự, thăm viếng, hương khói sớm hôm và cũng là nơi chứa đồ nhật dụng của nhà vua.

Điện Đan Dương chắc ở đâu đó gần trong khu vực thành Phú Xuân để Ngọc Hân và gia đình ở, triều thần tiện đi lại chiêm bái.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con trai thứ của Nguyễn Huệ là Nguyễn Quang Toản ( sinh năm 1783) lên ngôi vua, gọi là vua Cảnh Thịnh.

Lúc này, Thịnh mới 9 tuổi.

Không rõ vì sao Nguyễn Huệ lại chọn Toản nối ngôi, một cậu bé 9 tuổi, mà không chọn người con cả là Nguyễn Quang Thùy đã lớn tuổi, dày dạn trận mạc cũng như kinh nghiệm ngoại giao ( vì đã đi sứ nhà Thanh). Đây có thể là sai lầm lớn nhất của Nguyễn Huệ.

Toản bổ nhiệm ngay Bùi Đắc Tuyên, một kẻ vô học làm Thái Sư. Từ đây, quyền hành của Tây Sơn đều rơi vào tay Tuyên.

Trước đây, nhờ thế em gái Bùi Thị Nhạn là Hoàng hậu của vua Quang Trung, cháu ruột Nguyễn Quang Toản được lập làm Thái tử,Tuyên hay bày ra các trò chơi, mà theo các giáo sĩ , là có lần Tuyên bắt 2 lính Tây Sơn đánh nhau đến chết cho Toản xem Toản thích chí lắm. Bùi Đắc Tuyên được làm Thị Lang bộ Lễ và được phép vào ra nơi cung cấm.

Trong cung đã có Bùi Thái hậu, nơi triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió, như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng... nên thế lực của Thái sư Tuyên rất vững.Tuyên mỗi ngày mỗi thêm lộng hành. Những quan nào theo Đắc Tuyên thì được ưu đãi, những quan nào ra mặt chống thì bị hại, những người nào có ý chống thì bị đẩy ra làm quan xa.

Quân lính Tây Sơn nhiều người oán hận Tuyên, ngay năm sau, năm 1793, theo các giáo sĩ, rất nhiều binh lính Tây Sơn người Bắc Hà đã đào ngũ theo Nguyễn ÁNh. Nguyên nhân do Tuyên chủ động bế quan tỏa cảng, các tàu buôn nước ngoài đến đều bị cấm, binh lính không còn kiếm chác được nên đã bỏ đi.

Nguyễn Nhạc nghe tin em mất, đích thân cùng 300 người ra viếng, Tuyên cho lính ngăn lại, chỉ để cho 1 người chị gái được ra Phú Xuân.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,861
Động cơ
522,949 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Con trai thứ của Nguyễn Huệ là Nguyễn Quang Toản ( sinh năm 1783) lên ngôi vua, gọi là vua Cảnh Thịnh.

Lúc này, Thịnh mới 9 tuổi.

Không rõ vì sao Nguyễn Huệ lại chọn Toản nối ngôi, một cậu bé 9 tuổi, mà không chọn người con cả là Nguyễn Quang Thùy đã lớn tuổi, dày dạn trận mạc cũng như kinh nghiệm ngoại giao ( vì đã đi sứ nhà Thanh). Đây có thể là sai lầm lớn nhất của Nguyễn Huệ.

Toản bổ nhiệm ngay Bùi Đắc Tuyên, một kẻ vô học làm Thái Sư. Từ đây, quyền hành của Tây Sơn đều rơi vào tay Tuyên.

Trước đây, nhờ thế em gái Bùi Thị Nhạn là Hoàng hậu của vua Quang Trung, cháu ruột Nguyễn Quang Toản được lập làm Thái tử,Tuyên hay bày ra các trò chơi, mà theo các giáo sĩ , là có lần Tuyên bắt 2 lính Tây Sơn đánh nhau đến chết cho Toản xem Toản thích chí lắm. Bùi Đắc Tuyên được làm Thị Lang bộ Lễ và được phép vào ra nơi cung cấm.

Trong cung đã có Bùi Thái hậu, nơi triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió, như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng... nên thế lực của Thái sư Tuyên rất vững.Tuyên mỗi ngày mỗi thêm lộng hành. Những quan nào theo Đắc Tuyên thì được ưu đãi, những quan nào ra mặt chống thì bị hại, những người nào có ý chống thì bị đẩy ra làm quan xa.

Quân lính Tây Sơn nhiều người oán hận Tuyên, ngay năm sau, năm 1793, theo các giáo sĩ, rất nhiều binh lính Tây Sơn người Bắc Hà đã đào ngũ theo Nguyễn ÁNh. Nguyên nhân do Tuyên chủ động bế quan tỏa cảng, các tàu buôn nước ngoài đến đều bị cấm, binh lính không còn kiếm chác được nên đã bỏ đi.

Nguyễn Nhạc nghe tin em mất, đích thân cùng 300 người ra viếng, Tuyên cho lính ngăn lại, chỉ để cho 1 người chị gái được ra Phú Xuân.
Trước đó cả vua Quang Trung và Quang Thuỳ cùng thân chinh đánh giặc và cùng đi sang TQ nên để Toản làm thế tử ở lại trong cung lưu hậu, đề phòng bất trắc có lẽ là hợp lý ạ !
Sau khi Vua Quang Trung mất Quang Toản 9 tuổi thì chả biết gì mà bổ nhiệm , là Bùi Đắc Tuyên soán đoạt quân quyền Tây Sơn và dùng Quang Toản làm bù nhìn !
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Càn Long cũng rất xót thương Nguyễn Huệ, có lẽ là Càn Long thương thực bụng, vì dù sao, ông cũng đã gặp Nguyễn Huệ, làm lễ Bão Kiến.

Vào khoảng tháng 1 ( Âm lịch) năm 1793, vua Thanh nhận được tin báo là Quang Trung đã mất ở Nghệ An vào tháng 9 năm Nhâm Tý năm 1973, Càn Long nói với các đại thần rằng:

Nghe tin, Trẫm vô cùng thương tiếc. Quốc vương mất từ tháng 9 năm ngoái mà giờ mới được tin báo là quá chậm. Chắc giờ đây đã tống táng rồi, không kịp làm lễ vĩnh tôn nữa, Trẫm đã làm một bài thơ riêng giao cho án sát Quảng Tây đem qua Nghệ An để đốt trước mộ, lại ban cho quốc vương các cấp đạt chuẩn trích ở kho Quảng Tây ra ba ngàn lạng bạc để lo tang lễ, tất cả giao cho Thành Lâm mang sang phúng điếu...

Ở bên này, vua quan Tây Sơn theo lời căn dặn của Quang Trung đã chuẩn bị xong một ngôi mộ giả ở Linh Đường (ở gần Hồ Tây) để đón khách từ Trung Quốc sang điếu tang.

Lúc Thành Lâm đến Thăng Long, cũng như nội dung trong bài biểu báo tang của Ngô Thì Nhậm trước đó, Toản nói với Thành Lâm rằng: “Hoàng thượng có trối trăn lại là sau khi chết nhớ đưa ta ra Hồ Tây để an táng, chứ đừng đưa về Nghệ An. Vì Hồ Tây qua biên giới chỉ có mấy ngày đường để linh hồn của ta hôm sớm được gần gũi thiên triều”.

Tưởng thật, viên sứ thần của nhà Thanh quá cảm động, Thành Lâm thành khẩn đến trước ngôi mộ của Linh Đường, đọc bài điếu văn của vua Càn Long đã cho khắc trước vào một tấm bia, làm bằng đá ngọc quý giao cho Thành Lâm mang sang và đặt bên trái “ngôi mộ giả” của vua Quang Trung.

khi Thành Lâm trở về nước tâu báo sự tình, vua Càn Long vẫn dào dạt một niềm cảm xúc luyến tiếc. Càn Long nói với triều thần rằng:

Tình cảm của ta đối với Quốc vương rất là thắm thiết, Trẫm rất lấy làm xót thương

Thái độ đối xử đó của Càn Long đã gây bất bình trong một số đại thần, kể cả các con của ông, trong đó có vương tử thứ 6, người được Càn Long chuẩn bị truyền ngôi. Vì chuyện này, Lục Vương bị Càn Long phế truất ngôi Thái Tử và cho Vương Tử thứ 11 ( Tức là vua Gia Khánh sau này, Khánh từ đó đâm ra ghét Tây Sơn, ủng hộ Nguyễn ÁNh).

Chuyện này, sử TQ có ghi lại rõ hơn:

" Một hôm tan triều, trên đường về, Lục Vương ghé qua nhà Hoà Thân đánh cờ tiêu khiển. Trong lúc vui đùa ở bàn trà, có người đưa chuyện An Nam ra bàn luận. . .

Lục Vương nói với Hoà Thân:

Nước Nam gặp nạn, vua quan sang Thiên triều để tìm chỗ dựa mong “được cứu giúp”. Nếu không giúp được thì cũng đoái thương họ, mắc gì bắt họ cạo đầu, quản thúc, rồi đưa đi an trí? Ví thử các nước chư hầu biết chuyện đó thì uy tín của thiên triều còn đâu, ta sẽ ăn nói ra sao với họ? Do cậy được Thanh đế sủng ái nên Hoà Thân đáp với giọng thách thức.

- Việc ấy là của Hoàng thượng, Vương gia biết gì mà bàn.

Lục Vương nói:

- Hoàng thượng tuổi cao sức yếu, quyền chính trong nước đều giao cho lão xử trí, việc này là việc hệ trọng trong thiên hạ, sao lại không được bàn?

Lục Vương không kìm được cơn giận, vội đưa hai bàn tay cầm lấy bàn cờ đập lên đầu Hoà Thân. Mọi người dự cuộc đều hoảng sợ, đứng ra hoà giải mới tránh được cuộc huyết chiến tại nhà Hoà Thân.

Hoà Thân bị nhục, mang chuyện đó lên tâu với Càn Long. Càn Long tức giận đòi Lục Vương vào cung cầm trượng toan đánh.

Thấy vậy, có viên nội thần là Hà Quế liền phủ phục xuống trước mặt vua để xin ngăn.

Càn Long không nghe, lại bắt vạ Hà Quế phải cầm trượng thay mình đánh Lục Vương ngay giữa sân rồng Lục Vương phẫn uất trở về phủ, thọ bệnh, đến lúc hấp hối, Lục Vương gọi các em là Vương tử thứ 8, thứ 11 và 17 đến để di huấn rằng:

Hoà Thân cậy được vua cha yêu đã làm hỗn loạn triều chính, bao che cho những điều xằng bậy và gian ác. Vậy trong 3 anh em, chưa biết Hoàng thượng sẽ truyền ngôi lại cho ai, nhưng phải có một người, thì người ấy phải thẳng tay trừ tên gian tướng kia đi.

Nói xong, tắt thở."
 

DML

Xe điện
Biển số
OF-356
Ngày cấp bằng
16/6/06
Số km
2,074
Động cơ
599,432 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Thán phục cụ chủ uyên thâm và kiên trì chia sẻ thông tin. Nhưng hậu thế chỉ biết chuyện được ghi lại, sự thật thế nào chẳng thể xác quyết. Thời nay thì có thể khác, sử viết thế nào cũng khó lòng sai sự thật vì thế giới phằng. Cảm ơn cụ chủ.
 

Trappist

Xe hơi
Biển số
OF-386642
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
112
Động cơ
240,800 Mã lực
Tuổi
37
Cụ ơi, xong cụ gom toàn bộ lại làm một bài dài để ae dễ theo dõi được ko ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền quá đáng, hắn biến Cảnh Thịnh làm ông vua bù nhìn. Tuyên còn có dã tâm lật đổ cảnh Thịnh để đưa con mình là Bùi Đắc Trụ lên làm vua, lập Ngô Văn Sở làm chúa.

Tuyên trừ khử hoặc loại bỏ nhiều công thần Tây Sơn như Võ Văn Cao, Trần Long Vĩ, Đinh Sĩ An, Lê văn Hưng.

Tuyên lại quay ra khinh rẻ các sĩ phu Bắc Hà, như Ngô Thì Nhậm, hắn bảo Nhậm là ông có thể làm thơ đuổi giặc được không? Nhậm biết là vận khí Tây Sơn đã suy, nên bỏ về nghiên cứu Phật học. Còn danh sĩ Nguyễn Thiếp, sau khi đưa thư cho Thịnh, cũng bỏ ra BẮc.

Về kinh tế, Tuyên gần như bỏ mặc những cải cách mà Nguyễn Huệ đã làm, đặc biệt là nông nghiệp và Ngoại thương. Lúc này, không còn ai kiềm chế, đám binh tướng Tây Sơn vốn người miền trong, phần vì nhớ nhà, phần vì thói quen cướp bóc cũ, bỗng nổi dậy đi ăn cướp.

Tuyên sai giáo sĩ Girard đi Quảng CHâu mời gọi tàu Châu Âu đến buôn bán, nhưng chỉ có 2 tàu tới, 1 tàu của Anh, bị quân Tây Sơn hạch sách các kiểu, nên tức giận nhổ neo vào Nam Hà, tàu kia của Bồ, được đối xử tốt hơn, nhưng cũng chả mua bán được gì nhiều. Thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu này được vua Cảnh Thịnh tiếp.

Quân Tây Sơn, lúc này đã gần như vô chủ, đi cướp bóc khắp nơi, giáo sĩ Bissacherre ở làng Hoàng Lý ( có lẽ là Nam Định) có viết thư mô tả cảnh quân Tây Sơn đi cướp phá các đình chùa để tìm tượng vàng, chúng đốt cháy nhiều đền chùa và lấy tượng vàng bán luôn cho các giáo sĩ Tây, bản thân ông Bissacherre này mua được 5 tượng gỗ quý mạ vàng và 1 tượng đồng. Tệ hơn, quân Tây Sơn còn thông đồng với các giáo sĩ Tây là nếu đuổi được các ông Từ ( giữ đền) để biến thành nhà thờ Đạo, chúng cũng được trả tiền.

Tuyên cho thu thuế ngặt nghèo, các thứ thuế mà Nguyễn Huệ đã miền, nay Tuyên cho truy thu, dân Bắc HÀ đã nghèo, nay lại bị thu thuế, họ đành bán các chùa hay đền cho dân công giáo để lấy tiền nộp thuế. Ngay cả dân Công giáo cũng phải chặt cây xung quanh nhà thờ để bán, tình cảnh thật thảm hại.

Giáo sĩ Tây còn mua được của Tây Sơn nhiều tượng rất đẹp, họ đem bán ra nước ngoài và thu bộn tiền, họ có miêu tả 1 bức tượng nữ thần to bằng gỗ bọc vàng, có 12 tay ôm quả, bằng kính bọc vàng..
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 17 tháng 7 năm 1793.

Chỉ sau cái chết của Nguyễn Huệ 1 thời gian ngắn, Tây Sơn đã phơi bày tất cả những điểm yếu của mình, dưới sự lãnh đạo vinh quang của Bùi Đắc Tuyên.

Tệ nạn mua quan bán chức diễn ra gần như công khai, quan Tây Sơn người miền trong muốn về quê bán nhiều nhất.

Lúc này, dân chúng không còn ai phải điền tên vào sổ " hộ khẩu" hay đeo " thẻ tín bài" nữa. Bộ Luật mà Nguyễn Huệ dày công sức nhờ các nhân sĩ Bắc Hà biên soạn, rồi lại nhờ giáo sĩ LeRoy dịch sang tiếng Pháp, Latin để chuẩn bị thông thương mạnh hơn nữa, quy củ hơn nữa đã bị bỏ quên, giáo sĩ Leroy cho biết viên quan ( có lẽ là 1 nhân sĩ BẮc HÀ ) cùng bản dịch bộ Luật đã chết tại nhà ông. và cũng từ đó, không ai còn dùng Luật nữa:

" Các quan phần đông không biết đọc biết viết, họ xử theo lương tri họ, họ xử kiện như người Thổ Nhĩ Kỳ vậy, nhiều khi 2 bên đều bị quất roi mây và bị đuổi ra khỏi pháp đình, cốt sao cho kẻ thích sinh sự nhất cũng phải ôn hòa, còn sách vở thì chẳng dùng làm gì cả. Gần như không ai học hành, không có " khoa thi nữa"


Khoảng tháng 10 năm 1793.

Đê vỡ, lũ lụt, dịch hạch xảy ra ở vùng phía Nam Bắc Hà, dân chúng chết đói la liệt. Theo các giáo sĩ, nhân dân ta tự tổ chức các đoàn tiếp tế cho nhau.

" Dân bị quấy nhiễu đủ thứ, thuế khóa, lao dịch đọa đầy, sự kiểm tra hay điều tra dân chúng từ 9 đến 70 tuổi được thi hành một cách khắt khe"

Nhân dân Bắc Hà bắt đầu nổi lên chống Tây Sơn. Nhưng hầu hết đều bị dập tắt, và, bị đồ sát.

Tuyên cho bắt trẻ em từ 7 đến 8 tuổi sung vào làm binh cận vệ cho Cảnh Thịnh, thật nực cười.
 

bui.nam96

Xe buýt
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
529
Động cơ
378,830 Mã lực
Tôi cho rằng cụ Nguyễn Huệ chết bởi cái áo tẩm độc của Càn Long ban cho, tàu khựa thâm độc lắm, miệng thì hữu hảo nhưng chẳng bao giờ bọn chúng nuốt trôi cái hận bị vua Quang Trung đánh bại.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Càng đọc càng đau lòng. Dân tộc ta chiến đấu rất kiên cường dũng cảm nhưng thời nào cũng có những tên tham lam, ích kỷ hại dân hại nước. Có lẽ khát vọng hóa Rồng còn phải kiên trì và nhẫn nại chờ đợi thêm dăm ba ngàn năm nữa mới thực hiện được!:-w
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,153
Động cơ
478,960 Mã lực
Vâng, em sẽ làm file PDF tặng các cụ.
Em đăng ký một bản cụ nhé!
Em vẫn theo dõi dòng chính và ý kiến xung quanh từ đầu, phải nói là các thông tin rất khách quan, chân thực từ nhiều góc độ. Sau này cụ làm pdf em xin 1 bản để đọc lại cho liền mạch hệ thống!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,193
Động cơ
698,590 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
KHoảng tháng 1 năm 1793.

Ánh được tin Nguyễn Huệ qua đời, Ánh mừng lắm, kêu lên " Trời giúp ta rồi", dù được tin này hơi muộn, nhưng Ánh vẫn kịp cho quân và lính Tây ăn mừng 2 ngày, đủ biết Ánh sướng rên thế nào khi biết tin Huệ chết.

Ánh được gian tế ngày đêm về báo tin, Ánh sướng phát điên lên.

Thuỷ binh là điểm cốt yếu của quân Nguyễn, do đó từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1793 Nguyễn Ánh sai đóng thêm các thuyền đại hiệu (tầu chiến): Long Ggự, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phượng phi, Hồng Phi, Loan Phi, Ưng Phi. (Chắc là sửa lại các tầu Phượng Phi và Bằng Phi, vì đã có từ năm 1785).

Khoảng từ tháng 4 đến tháng 5 năm 1793 (tháng 3 ÂL.) lập hoàng tử Cảnh (13 tuổi) làm Đông Cung Thái Tử. ÁNh cho dựng 2 nhà Thái Học. Đặt Đông Cung phụ đạo do Bá Đa Lộc và một số giáo sĩ, sĩ quan Tây dạy cho Cảnh, theo khoa học phương Tây và Đông Cung thị giảng do Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định, 2 đại thần người gốc Hoa, dạy dỗ cho hoàng tử ĐẢm ( tức Minh Mạng sau này).

Khoảng tháng 4 năm 1793.

Có viên Đô ty Tây Sơn đem hai thuyền và 100 người vào Gia Định. Tên này khai hết cho Ánh, do đó Ánh biết được việc Nguyễn Nhạc đem em gái ( hoặc chị) đi viếng Nguyễn Huệ đến Quảng Ngãi thì bị chặn lại không cho . Thấy bác cháu họ còn nghi kỵ nhau, Ánh bèn quyết định đánh Quy Nhơn.

Khoảng tháng 5 năm 1793 (tháng 4 Âm Lịch)

Ánh đem đại binh gồm 20.000 quân thủy bộ đánh Quy Nhơn, để Cảnh ở lại giữ Gia Định cùng phó tướng Tả quân Phạm Văn Nhân và Giám quân Trung dinh Tống Phước Đạm.

Bộ binh do Tôn Thất Hội thống lĩnh, Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành trực thuộc, tiến đánh Phan Rí. Còn Ánh chỉ huy thủy quân, đi theo Ánh có các tướng Nguyễn Văn Trương, Võ Di Nguỵ đi trước, Võ Tánh hộ vệ.

Cai cơ trấn Thuận Thành là Nguyễn Văn Chấn và Nguyễn Văn Hào; Chưởng cơ đạo Ba Phủ là Cổ và Cường, đem quân Man (người Thượng) theo đường bộ tiến đánh Phan Rang.

Các sỹ quan Tây chỉ huy các thuyền chiến có trang bị pháo hạng nặng, cùng các thủy thủ và xạ thủ giỏi.

Ngoài ra, còn một lực lượng đông đảo, khoảng 6000 tên lính người Hoa, tình nguyện theo Ánh đánh Tây Sơn.

Nguyễn Ánh xuất quân ra cửa Cần Giờ. Nguyễn Văn Trương và Võ Di Nguy tiên phong, Võ Tánh hộ giá. Phan Thiên Phúc, bộ Hộ và tham tri Nguyễn Đức Chí trông thuyền lương.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top