[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có lẽ lúc này, vùng Nam Bộ,ngược lại với Bắc Hà, là vùng có đông dân số hỗn tạp nhất nước ta, và, kéo theo nó có những vấn đề phức tạp về chủng tộc phải đặt ra.

Ở đây, nhà Nguyễn gọi Việt là Hán nhân, người Hoa đến ở là đầu tiên là Minh Hương, sau đó là Thanh nhân, Đường nhân, người Miên là Lạp dân hay Phiên dân.

Ánh áp dụng một chính sách tự trị hạn chế cho các sắc dân Hoa Kiều, Miên. Ánh rất thích dân Hoa Kiều, toàn phong quan tước cao cho bọn này, ví dụ Chưởng cơ Trần Công Dẫn được phái trông coi làm sổ bộ cho những người Đường cũ và mới ở các tỉnh, kể cả binh lính, Lư Việt Quan làm Tổng phủ ở Trà Vinh coi Đường nhân, trưng quan thuế, Tường Vĩnh Quan làm Đồng khấu coi ruộng muối, Lâm Ngũ Quan làm Tổng phủ Ba Thắc.

Về phía người Miên, tháng 1 năm 1791 ( Âm lịch), Ánh cho Ốc-Nha La làm An phủ ở Ba Thắc trông coi các phiên liêu, bộ lạc, La liên kết với Phạm Văn Tham oánh lại Ánh. Sau khi dẹp xong Phạm Văn Sâm, giết được Ốc-nha Ốc ( con hoặc em Ốc Nha La) Ánh thấy không cai trị trực tiếp được họ nên phải để cho một viên “phiên liêu về hàng” là Gia Tri Giáp coi phủ Ba Thắc. Triều đình trông chừng bằng cách lập luỹ Trấn Di kiềm chế.

Dân Miên là chúa hay phản trắc, sáng nắng chiều mưa, lúc hàng lúc phản. Dù ở Vn, dân Miên vẫn hướng về Chân Lạp nên khi Gia Tri Giáp được rút về Nam Vang thì viên tù trưởng mới lại đánh phá luỹ Trấn Di khiến Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương đem 8000 quân đến thay thế Trương Phúc Khoa mới dẹp an được.

Quân Nguyễn đồ sát 10.000 dân Miên, dân Miên không chống cự nổi, bỏ chạy, quân Nguyễn bắt được khoảng 7000 nữa, Ánh ra lệnh đốt hết đồng ruộng, đồ sát toàn bộ số dân bị bắt, may mà Bá Đa Lộc can kịp.

Nguyễn Ánh rút bớt quyền các tù trưởng, để Ốc Nha Kê dưới quyền đạo Trấn Di đi thu mối lợi lớn là thuế hoa chi của Đường nhân, còn các chức việc Miên (phiên liêu) thì dưới quyền một An phủ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về sinh hoạt của dân ta hồi ấy, các giáo sĩ cũng kể khá tỉ mỉ, tất nhiên, ở những nơi họ có dịp quan sát hay truyền Đạo.

"Sinh hoạt thường ngày khác nhau tuỳ theo cách khai thác sản vật. Trên miền núi hay bìa rừng người ta sống với lề lối lượm hái, săn bắn có khi có tổ chức khá cao. Ở Nghệ An dân tổng Hữu Đạo, huyện Thượng Du phải đi lấy vỏ quế và sáp ong vàng để dâng lên Vua ( Nguyễn Huệ) .

Việc lấy sáp vàng thấy có khắp nơi trên đất Việt (hoàng lạp nậu ở Gia Định), nhưng quế là đặc biệt ở vùng Thanh, Nghệ, Quảng cũng như trầm hương, kỳ nam thấy nhiều ở phía nam, nghề nghiệp của dân Thượng Bình Khang, dân Chàm... Dân Thượng len lỏi hái trầu, măng le, cây trái chuyển qua các nguồn. Ngoài ra ngà voi, sừng tê cũng là những sản phẩm có danh tiếng cả trong và ngoài nước."


" Người dân miền núi dữ dằn, đen điu thì người dân đồng vẻ mặt trông nhẹ nhõm hơn, nước da ít sậm hơn, lễ phép, đáng yêu, lành và giản dị. Nông phu ( theo nhận xét của các giáo sĩ) có dáng lanh lẹ và thông minh. Đàn bà nhiều hơn đàn ông và cũng làm việc đồng áng nhiều hơn. Ruộng thì có ruộng núi nhờ nước trời mưa và ruộng đồng. "

"Ở vùng quê Quảng Nam ruộng cắt thành từng mảnh nhỏ hai bên những bờ đất nhỏ. Các rạch dẫn nước từ sông vào. Ruộng nào nước không tới thì người ta tưới bằng vò. Tuy nhiên có hệ thống dẫn thuỷ nhập điền được trông nom chu đáo bằng những công cụ khá tinh xảo như các xe nước ở bắc Bình Định và Quảng Ngãi. Cày có hai trâu kéo. Cái cày toàn bằng gỗ, ( triều đình, có lẽ là Nguyễn) cấp nông cụ cho những người ở đồn điền trại, dẫn việc trâu bò của Kiến Hoà phải chết dịch nhiều."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
.......

" Người dân chài có khi sống cả năm trên các ghe mui cong. Muốn cho những đứa bé rủi có lọt xuống sông khỏi chết trôi, người ta cột những chiếc phao to vào cổ chúng. Chiếc ghe giản dị nhất thì bằng tre đan rồi quét vôi lên. Nhưng cũng có những thuyền gỗ thường dùng, làm bằng 5 tấm ván ghép chung với nhau không có sườn nâng đỡ. Chúng được uốn cong bằng lửa rồi nối bằng các then nhỏ và lạt tre cột lại. Chính dân chài tự đóng thuyền lấy và họ sử dụng nhiều đến các ngón chân phụ giúp các bàn tay khiến chúng cứng khều như bàn chân vậy."


" Sự giao tiếp với người ngoại quốc sinh ra một hạng đàn bà làm áp phe, làm vợ bé, dùng việc này để được việc kia đến có khi được chồng đồng ý cho phóng túng." ( không rõ các giáo sĩ mô tả đây là hạng đàn bà gì? có lẽ gần như cave bây giờ chăng)"

Người Châu Âu đánh giá cao kỹ thuật và kinh nghiệm của dân ta, ví dụ:

" người dân Quảng Nam biết dùng bẹ chuối đắp lên một lớp mỏng đường đen để rút mật còn lại một thứ đường mỏng tinh khiết. Đồ gốm làm ra rất sạch sẽ. Còn về nghề nấu quặng, họ đã lấy được sắt tốt đúc súng mồi lửa (hoả hổ), lao phóng và các thứ khí giới khác. Điều ghi nhận này làm ta nhớ đến các cục tượng (của Nguyễn Ánh) ở Gia Định. Các tài liệu cho biết không thấy ở Quảng Nam dấu vết của hoạ phẩm, điêu khắc phẩm."

Giáo sĩ Lelabousse có nhắc tới một người ở Gia Định không học gì hết mà có thể làm được các đồ vật bằng ngà.

" Cơm ăn thường ngày lẫn với một ít gia vị, mỡ súc vật. Bữa cơm của viên trấn thủ Tourane ( Đà Nẵng) đãi phái đoàn Macartney khá thịnh soạn. Có những đĩa đựng thịt heo, thịt bò xắt miếng chấm nước rất ngon (nước mắm?). Có những đĩa đựng cá, thịt gà hấp (luộc?) và rất nhiều trái, mứt. Số đĩa dàn ra ba hàng đến hơn 100 cái. Trước mặt các thực khách bày ra các bát cơm và hai lông nhím để xiên thịt. Cái thìa bằng sứ như bây giờ còn thấy ở các nhà sang. Sau bữa ăn người ta mời uống giáp vòng các ly rượu đế nhỏ. Không thấy Tổng trấn mời người Anh thưởng thức những chén trà Tàu?"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khách ngoại quốc ngạc nhiên sao dân ta không biết dùng rượu vang tuy dây Nho mọc đầy núi? Điều này họ cũng trao đổi và hỏi các Giáo sĩ, nhưng không có câu trả lời.

Dân ta từ trong Nam hay BẮc đều có thói quen ăn Trầu, các tài liệu mô tả:


" Người ta đựng trong một túi lụa có nhiều ngăn treo nơi lưng quần. Người giàu có đầy tớ mang ống điếu hầu. Nhưng chính họ tự mang trầu cau trong một túi nhỏ bỏ vào ruột tượng quàng từ trên vai xuống dây lưng. Gói trầu là một trong những vật kể vào đồ mặc chính"

Về cách dệt vải và ăn mặc của dân vùng Quảng Nam:

" Ở Quảng Nam có rất nhiều bông vải. Trẻ con lột lấy múi bông rồi đàn bà kéo sợi, dệt vải, thường đem nhuộm chàm đi. Dân chúng cả đàn ông lẫn đàn bà đều mặc những cái áo dài thật rộng, cổ chật, trước ngực nhiều lằn xếp, cánh dài phủ cả bàn tay. Người quý phái mặc áo trùng, cập đôi, cập ba. Áo thứ nhất dài chấm đất, chiếc ngoài cụt hơn một chút. Cứ như vậy nếu có cập nhiều màu thì ta thấy có hình dạng cầu vồng sặc sỡ. Đồ lót gồm có một áo cánh lụa hay vải và không quần cụt. Quần dài cùng thứ vải với áo."

Còn cách ăn mặc, có lẽ là của cả 2 miền:

" người ở quê mặc áo vải trắng thô, học trò hay người thường lúc việc công mặc áo xanh lam (thanh cát) hoặc sẫm, hoặc lợt, hoặc sừng lúc có quốc tang, lúc thường mặc áo thâm. Đàn bà miền Bắc vẫn mặc váy"


" Đàn bà đội nón, không đội mũ. Đàn ông hoặc lấy khăn chít đầu, hoặc đội các thứ nón tu lờ của nhà sư (gọi theo sử ta là Cư Diện), nón sọ nhỏ (Xuân Lôi Tiểu), nón vỏ bứa (Toan Bì), nón mo cau của lính Tây Sơn bắt chước người dân lúc đội đi đường"

" Có các thứ nón riêng cho từng hạng người: ở Kinh kỳ (nón Cổ Chầu), trẻ (tiểu liên diệp), lính (Trạo Lạp), người hầu hạ, vợ con (Viên Đấu Sư), có tang (Xuân Lôi Đại)"

"Tất cả đều đi chân đất. Nhưng ta thấy người sang di chuyển bằng ngựa, bằng cáng như lúc Tây Sơn khởi loạn, bằng võng mành mành cánh sáo"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một số tranh do J. Barrow, người Anh, vẽ:

1. Xem hát bội ở Nam Hà





2. Mô tả một buổi cúng lễ tín ngưỡng cho một cái am nhỏ trên cây:

“ Cuộc đổ bộ từ thuyền của chúng tôi lên một cái vịnh nhỏ ở vùng đất phía bắc vịnh Turon ( ĐÀ Nẵng) trong một chiều sáng sủa. Tôi quan sát thấy một người trong một cái áo thụng vàng nhạt dài chấm đất, đầu ông ta trọc vì cạo tỉ mỉ, bước đi một cách khoan thai, nhịp nhàng về phía một cái cây tán lá trải rộng um tùm, và theo sau là vài người nông dân. Đến chân cái cây to, tất cả họ tạm nghỉ. Chỉ ở trên đầu của thân cây ( cùng loài với cây Ficus Indica hoặc Banyan, người Cochin gọi là “Dea”, loại cây ra rễ từ cành và trở thành thân cây) tôi quan sát thấy một cái lồng được làm thành lưới mắt cáo với một đôi cửa đóng mở được . Trong đó là một tượng gỗ có thể là Phật hoặc Fo (?), hình dạng béo tốt trong tư thế ngồi thường thấy miêu tả trong các chùa Trung Hoa. Một đứa bé trai phụ lễ đứng yên thành kính bưng một cái lò than đốt toả khói thơm. Một nông dân cẩn thận vác một cái thang bằng tre, chống lên cây, rồi trèo lên đặt vào trong lồng, trước tượng thần, 2 bát cơm, một cốc đường và một cốc muối . Vị thầy tế dang rộng hai tay và mắt mở về phía thiên đường , thì thầm điều gì đó trong một âm thanh trầm trầm. Rồi người đàn ông đã mang cái thang quỳ xuống trên hai đầu gối của mình và 9 lần phủ phục cơ thể anh ta trên đất y theo kiểu mà người Hoa thường lạy. Vài người phụ nữ và trẻ con còn lại giữ một khoảng cách, như là bị cấm đến gần” .


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thương Cảng Faifo (Hội An)


 

ReadOnly

Xe điện
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
2,280
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Cụ Barrow này vẽ đẹp nhỉ, em thấy đẹp hơn thật :D
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,773
Động cơ
278,533 Mã lực
Rõ là ông này vẽ đẹp hơn thực tế. Dân mình hồi ấy mũi tẹt, lên tranh các bác toàn mũi dọc dừa, mặt V-line, trong khi các cụ nhà mình mặt rộng bè bè.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một nhóm người ở một làng trong vịnh Turon( Đà Nẵng) năm 1793






Barrow chỉ viết đơn giản: “Người phụ nữ quý phái mặc cùng lúc đến ba hoặc bốn cái áo choàng, chỉ khác nhau về màu sắc và chiều dài, cái ngắn nhất thì ở cao nhất”


Ngoài ra, các giáo sĩ khác viết:


“Đàn bà mặc váy Chiêm, đàn ông dùng quạt Bắc. Để tỏ sang hèn đồ dùng chẳng vẽ phượng thì rồng; phân biệt tôn ti, quần áo chẳng tô hồng thì tía”.

" Họ mặc tới năm sáu váy lụa trơn, cái nọ chồng lên cái kia, và tất cả có màu sắc khác nhau. Cái thứ nhất phủ dài xuống chấm đất, họ kéo lê rất trịnh trọng, khéo léo và uy nghiêm đến nỗi không trông thấy đầu ngón chân. Sau đó là cái thứ hai ngắn hơn cái thứ nhất chừng bốn hay năm đốt ngón tay, rồi cái thứ ba ngắn hơn cái thứ hai và cứ thế trong số còn lại theo tỉ lệ cái nọ ngắn hơn cái kia, để cho màu sắc đều được phô bày trong sự khác biệt của mỗi tấm”



Bức tranh của Barrow vẽ rõ người phụ nữ búi tóc hình cái búa và ở trần, người đàn ông thì mặc váy Kama. Trong bức tranh, chỉ có nhân vật đứng thứ hai từ trái sang là có nhiều nét thuần Việt quen thuộc, ông đội nón chóp nhọn và cầm dù kiểu Trung Hoa. Hình như nhân vật này là một vị quan vì trên ngực ông có đeo một thẻ bài.

Người đứng ngoài cùng bên trái ấy là mặc loại “mốt” váy nhiều tầng của một “quý bà” suốt 200 năm không thay đổi ? Barrow đã vẽ một nhóm cư dân ở quanh vịnh Đà Nẵng mà nhóm cư dân này vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều những phong tục tập quán của người Chăm -pa cũ.
Đến lúc ấy, 1793, mà cư dân Đà Nẵng vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hoá Chăm đến vậy, nền văn hoá Chăm Pa đã thực sự mất từ 322 năm trước, vì năm 1471, Lê Thánh Tông sát nhập hẳn Chiêm Thành vào Đại Việt. Đó là nói vùng Bình Định, chứ vùng Đà Nẵng thì đã được người Việt kiểm soát ngay từ 1306 với đám cưới công chúa Huyền Trân, đến khi Barrow đặt vẽ bức tranh ấy thì đã ngót nghét 500 năm.

Đáng tiếc là sau này, Minh Mạng. sau khi đã tàn sát dã man người Chăm Pa, hủy bỏ quyền tự trị hạn chế của tiểu quốc Chăm Pa trong Đại Việt, thì nét văn hóa này cũng dần mai một.


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thuyền của quân Nguyễn





 

bui.nam96

Xe tải
Biển số
OF-128993
Ngày cấp bằng
31/1/12
Số km
438
Động cơ
378,830 Mã lực
Sao lâu thế cụ chủ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những người dân sống ở vùng do Nguyễn Ánh quản lý, cũng không sung sướng là mấy, tuy nhiên, qua các miêu tả của nguời Âu, ta thấy người Việt thật lạc quan, và, ngay cả trong khi chiến sự ác liệt nhất. Có thể thấy được cảnh sống của người dân bây giờ, để tiện so sánh với cuộc sống của nhân dân ta về sau, khi nhà Nguyễn lên cầm quyền, mới thấy nó còn kém xa thời Lê, Tây Sơn Nguyễn Huệ.

"Ở Gia Định, lính và cả quan cũng đi trộm cướp, có người có chức khá lớn như Cai cơ Nguyễn Văn Triệu, Ngô Công Thành, Nguyễn Văn Đại ở dinh Vĩnh Trấn. Cấm vệ binh của Nguyễn Ánh được ưu đãi, quyền lớn nên có kẻ giả mạo để đi ăn cướp khỏi bị tội khiến Ánh phải lập thẻ lính để kiểm soát. Lính ngang tàng đến nỗi dân Bắc Hà phải gọi là “cha”!"

Thiếu lương mễ, thuế má, dân góp. Thiếu gỗ ván làm thuyền vận lương, dân đóng mỗi người mạnh hơn 3 quan, già yếu bệnh tật một nửa. Thiếu áo cho lính mặc, dân phải nạp vải. Đến đi lính cũng không tránh được đóng góp. Để dự bị đánh Tây Sơn vào giữa năm 1789, Ánh bắt thu lương riêng của quan quân. Đánh giặc nửa chừng (tháng 4 âm lịch 1795), Ánh kêu Cảnh ở Gia Định bắt bọn phủ binh, thuộc binh, lạc tòng quân không đi đánh giặc mỗi người nộp hai vuông gạo. Quân đến vùng nào thì ở đó cung cấp quân nhu. Thuế năm nay không đủ chi dụng thì bắt dân góp trước thuế năm sau! Cho nên dân phải trốn tránh. Đến dân đồn điền càng không sung sướng gì hơn. Họ trốn nhiều đến nỗi Bộ Hộ phải ra lệnh bắt Cai trại mộ người bổ sung, hạn 15 người là đủ số trong tháng không xong thì phải đi lính.

Tuy nhiên qua đói kém, chiến trận, người dân lại cày cấy, cất lại nhà thờ khiến các giáo sĩ phải ngạc nhiên về năng lực xây dựng của họ. Rồi những lúc rảnh rỗi, họ cũng biết tìm cách giải trí.

Phái đoàn Macartney ngạc nhiên về một đám 7-8 người chuyền nhau đá kiện không cho rớt xuống đất. Trái kiện làm bằng một miếng da thuộc khô, có dây cuốn lại. Ba chiếc lông dài cắm vào trong miếng da, toả ra phía trên nhưng đằng dưới túm lại, chui qua cái lỗ cách nhau nửa phân của một đồng tiền. Có hai, ba đồng tiền như vậy để làm đằm cái kiện.

Khi rảnh rang người ta đi coi hát. Người Anh không biết họ diễn hài kịch gì (có lẽ là bữa hát chèo, bài chòi), nhưng thấy một người già làm ra vẻ tức giận và một thằng hề chọc cười đáng gọi là có tài.

Người đi xem vây quanh rạp, có người leo lên cây nhìn vào đám hát, vào khán giả. Macartney được mời đi xem một vở tuồng hát bội, có kèn trống hợp tấu, diễn từ cũng nhịp nhàng “như sân khấu Ý”. Đám đàn ca hát rất đúng nhịp và cả tay chân thân mình uốn éo cũng rất uyển chuyển, đều đặn như bức hình còn ghi lại cho ta thấy thêm.

Ca nhi cũng nhiều ở Gia Định, nhưng Nguyễn Ánh lại tìm cách ngăn cấm không cho lẫn lộn trong quan quân. Ngoài ra, ở vùng này, các trò đá gà, đá cá, đánh bạc cũng là những món giải trí thông thường.

" Sống vui buồn lẫn lộn như vậy, dân chúng còn để ý đến những hiện tượng siêu hình. Các lễ tiết, tin tưởng mà chúng ta còn thấy quen thuộc vừa là dịp cho họ cầu mong thần thánh giúp đỡ họ qua cơn nguy khốn như trường hợp người dân chài ở Tourane ( ĐÀ NẴng) lên bộ cầu xin gia đình yên ổn, chuyến ra khơi đầy lưới. Trên các cành cây to hay trên các nơi cao khác, họ dựng trang thờ, đặt vào đó cơm, đường và các thức ăn rồi đốt trầm lên khấn khứa."

Nguyễn Ánh, không hiểu sao rất ghét các phù thuỷ, ông đồng, bà bóng:

"...bắt ngăn cấm, không thì đánh roi, phạt xay lúa, giã gạo. Tục lệ bị khinh khi, nhưng thực ra nó bắt nguồn từ tin tưởng của rất đông dân chúng nên ảnh hưởng rất to tát. Chúng ta lưu ý rằng tin tưởng đồng bóng đã được thể chế hoá ở vùng Trịnh bằng đạo Nội. Chuyển về Nam, màu đỏ của phái đạo đó - màu tượng trưng cho phương Nam - đã trở nên một khích động linh hồn quân tướng Tây Sơn nơi lá cờ, nơi sắc áo lính tráng. Tất nhiên không khí thần bí đó gặp mảnh đất tốt của sinh hoạt bộ lạc, của tư tưởng Chiêm Thành, của các hội kín Minh dân lưu vong lại càng nồng nàn thêm khiến kết thành một phong trào quấy đảo dữ dội.."

Tuy nhiên, tục thờ cúng ông bà - lạy xác - trên khắp nước vẫn được cả 3 chính quyền ( Huệ, NHạc, ÁNh) bênh vực coi như là nền tảng đạo đức của dân tộc. Các giáo sĩ phần lớn cũng công nhận ý nghĩa luân lý, không mê tín của tục này.

Ở Bắc Hà, việc tự do tôn giáo có lẽ cũng rất thoáng, các giáo sĩ đã truyền đạo, lập cả các tu viện tại các vùng dân tộc thiểu số Mường ( có lẽ vùng Hòa Bình).

“Tôi được đến thăm một tăng viện mà họ gọi là Cả Đễ. Có hai “Chậu húa” hay thầy tăng với 6 hay 8 người “sơ tu”(…). Họ mặc áo đỏ, không làm gì cả, không cưới vợ, nhưng nghe đâu họ cũng rất phóng túng. Làng của Cả Đễ đó nuôi tất cả những người ở trong tăng viện không để ai phải mất công làm bếp. Khi có một người đến thăm họ theo tục lệ, trước nhất phải bái tượng đặt tại một góc phòng sau đó quỳ dưới chân “Chậu hùa” để chào ông ta và để thưởng công cho khách, ông ta đưa tay cho hôn. Trong khi đó thì “Chậu hùa” ngồi nghiêm. Họ chỉ ăn có hai lần một ngày. Những ai ham ăn thường viện cớ cúng để giữ lại hai phần cơm sáng hay trưa để đến tối ăn.

Tăng viện hay Cả Đễ ở trên núi cao nhất vì theo sách dạy, họ tin rằng họ ở nơi cao bao nhiêu, khi chết họ càng dễ lên trời bấy nhiêu vì họ cho rằng trời chỉ cách núi cao nhất có 20 dặm...”


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn ÁNh làm mưa làm gió ở Gia ĐỊnh như vậy, nhưng Nguyễn Nhạc hoàn toàn án binh bất động, không có bất cứ cuộc tiến công nào để dẹp ÁNh. Ông đã quá bạc nhược, và, cũng đã quá sợ NGuyễn Huệ.

Nhạc bạc nhược đến độ, từ cuối năm 1788, đã bỏ đế hiệu và niên hiệu Thái Đức, tự xưng là Tây Sơn vương. Nhạc viết thư cho Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn vua em mang gấp đại binh vào cứu Nam Bộ.

Tới năm 1791, Nhạc chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú Yên và Quảng Ngãi.

Nhạc cũng có 1 vài động thái phát triển kinh tế, buôn bán với nước ngoài, đặc biệt là người Anh, ông có mời người Anh và Bồ Đào Nha vào buôn bán, lại còn mời 2 giáo sĩ Tây dòng Fransco vào dạy học cho mình, 1 ông còn dạy cho Nhạc môn Toán...

Việc buôn bán ở đây, có lẽ hiệu quả không cao, không rõ vì sao Nhạc vốn là thương nhân, mà không đoán biết được thâm ý của bọn lái buôn Tây, đặc biệt là dân Bồ Đào Nha, lái buôn Bồ gần như nắm độc quyền kinh doanh ở vùng Nhạc quản lý, bọn này còn phao tin là quân Anh sắp sửa đến oánh, khiến cho các tàu buôn khác chạy hết về Gia Định.

Nguyễn Nahcj cũng cố gắng phát triển nông nghiệp, nhưng vùng đất này cằn cỗi, hiệu quả không cao:

" Trên căn bản nông nghiệp, ông cũng biết cố gắng khuyến khích dân chúng canh tác bằng cách công nhận ích lợi của những cơ sở sẵn có như cho các tay thợ gìn giữ các xe nước ở Quảng Ngãi được miễn sưu dịch, cấp bằng cho người trông coi. Đám Tề Ngôi cũng có lảng vảng che chở bờ biển cho ông và trước sự phát triển của Gia Định làm dân, binh Tây Sơn phải kinh hồn, chính ông cũng cố gắng cho đóng nhiều thuyền bè mong chận trước cuộc tấn công 1792. Nhưng kết quả thực là ít ỏi. Sự hiện diện của ông khiến Phú Xuân cách biệt Gia Định chỉ có hiệu quả là làm cho Gia Định qua những bước khó khăn ban đầu thôi"

Phái bộ Macartney nhìn thấy “bằng mắt trần”:

" xứ Tsiompa có dáng của một cánh đồng xinh tốt, chập chùng thành từng bực cấp từ bờ biển tới bên trong và chen lẫn một cách kỳ diệu những nội cỏ và đồng áng. Nhưng bằng viễn kính thì cái cảnh giàu có ấy tan biến đi, nhường cho cảnh một vùng mênh mông những cát vàng nhạt, chen vào đó rải rác những dãy núi, đỉnh nhọn vút lên cao."



 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, Nguyễn Huệ ở Phú Xuân cũng đã biết Ánh làm mưa làm gió, và ông cũng quyết dịnh phải tiêu diệt Ánh, đầu tiên, do mâu thuẫn với Nhạc, Huệ quyết định dùng quân tấn công Ánh qua đường Lào.

Ngày 7 tháng 3 năm 1791.

Người vợ cả của Nguyễn Huệ ( chắc không phải Ngọc Hân), là Chính cung Hoàng hậu họ Phạm mắc bệnh nặng, Không rõ Nguyễn Huệ lập gia đình từ năm nào, nhưng trong những năm tháng chiến tranh đánh Nam dẹp Bắc, Nguyễn Huệ cũng có một bà vợ người họ Phạm quê ở phủ Quy Nhơn, là anh em cùng cha khác mẹ với quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên và quan Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật sau này.
Bà họ Phạm năm 16 tuổi được Huệ chọn làm vợ. Năm 30 tuổi bà được phong làm Hoàng hậu, năm đó là 1789, vậy Chính cung Hoàng hậu sinh vào khoảng năm 1759, tức kém hơn Nguyễn Huệ chừng 6 - 7 tuổi.

Bà họ Phạm đã có với Nguyễn Huệ 5 con, 3 trai, 2 gái, 3 trai là Quang Toản, Quang Bàn, Quang Thiệu. Một trong hai người con gái lấy Nguyễn Văn Trị, viên phò mã giữ cửa biển Tư Hiền, bị Nguyễn ánh bắt vào năm 1801.

Nguyễn Huệ đã nhờ các giáo sĩ Tây mời một bác sĩ, bác sĩ Gerard, đến khám và điều trị, chính ông này thuật lại:

" Yêu cầu tôi kê thuốc cho phu nhân Tiếm Vương, nhưng bà ta từ trần. Ngày 29 tháng 3 năm ấy. Ngày 25 tháng 6 bà ta được chôn cất. Tiếm Vương ( Huệ) gần như thành điên khùng, ông này muốn hành quyết 2 thầy lang đã săn sóc cho vợ ông...may thay họ chỉ phải mang cùm thôi."

Bà này được Huệ chôn dưới chân núi Kim Phụng nằm về phía Tây của thành phố Huế.

Theo Sérard thì dân Bắc Hà được lệnh tiến về Kinh Phú Xuân các thứ vải, sáp, trầm hương, nhựa trám . . . để chế thành chất Mastique thật tốt bền để xác ướp được lâU.

Do quá thương tiếc bà họ Phạm nên Nguyễn Huệ nhiều lúc cuồng nộ làm một số giáo sĩ phương Tây có mặt ở Thuận Hoá lúc đó phải khiếp sợ.

Trong một lá thư do Sérard viết tại làng Lữ Đăng, thuộc châu Bố Chánh, ở Bắc Quảng Bình hiện nay đã diễn tả tâm trạng đau buồn của Huệ:

"Chánh Hậu của vua mất vào tháng 3 và ông đã khóc một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình, sang trọng cho bà vào cuối tháng 6, dân trong nước đồn khắp nơi rằng ông đã chết vì quá đau buồn. . . anh cả ông (tức Thái Đức) cũng bị mắc lừa vì tưởng em ông là Quang Trung đã mất, ông ấy dẫn đầu một đạo quân đến kinh đô Phú Xuân với mục đích chiếm thành phố này. Nhưng khi tới nơi, ông mới biết là mình đã bị lừa nên lại phải quay về .."

Như vậy, Nguyễn Nhạc cũng lợi dụng ngay cả khi em dâu chết để đem quân oánh Huệ, nhưng có lẽ việc không thành, cho thấy tin tức tình báo của Nhạc là kém.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc Nguyễn Huệ từ tháng 6 đến tháng 10 ( Âm lịch) năm 1791 sai Nguyễn Quang Diệu và Nguyễn Văn Uyên mang quân sang oánh Van Tượng ( Lào) để từ đó đem quân tấn công Nguyễn Ánh, không qua vùng đất của Nhạc kiểm soát cho thấy lúc này, Nhạc và Huệ vẫn còn mâu thuẫn sâu sắc.

Quân Tây Sơn do Diệu và Uyên oánh tan tành quân Vạn Tượng, đồ sát vô số dân lành, cướp bóc vàng bạc, của cải đem về, điều này lại là một sai lầm chiến thuật của Diệu, mà Nguyễn Huệ đã cảnh báo " phải thu phục lòng dân chúng ( xứ ấy) để thuận đem quân diệt Nguyễn Gia Miêu ( Nguyễn ÁNh)" .

Đáng tiếc là Diệu ham đồ sát, gây thù chuốc oán với dân Lào.

Khoảng tháng 5 năm 1792.

Xiêm La đưa thư đến cho Ánh nói xin giúp quân đi theo miền thượng đạo đánh Tây Sơn. vin cớ là Tây Sơn gây oán với nước Vạn Tượng, lại dẫn quân đến đánh Vạn Tượng làm Vạn Tượng thua to.

Vua Xiêm muốn báo thù cho Vạn Tượng, xin Ánh giúp quân và đem Long Xuyên, Kiên Giang cho Mạc Công Bính, và đem Ba Xắc cho Chân Lạp. Ánh sai viết thư trả lời rằng:

"Quả nhân từ khi lấy lại được Gia Định tới nay, dằn dọc một nơi, ăn không biết ngon, nằm không yên gối, rất lo nghĩ thù nước chưa trả xong. Nay nghe giặc Nguyễn Văn Huệ chọn quân Hà Bắc được hơn hai ba mươi vạn người, mưu cử đại binh thuỷ bộ vào cướp. Quân bộ thì trước đánh các dân Man ở miền thượng đạo, tiến đánh Nam Vang, quay lại đánh sau lưng Sài Gòn. Quân thủy thì vào Côn Lôn phá Hà Tiên, theo đường Long Xuyên, Kiên Giang để đánh mặt trước Sài Gòn. Nếu thắng sẽ đánh tới Xiêm. Đó chẳng những là thù riêng của quả nhân, mà cũng là thù của nước Xiêm nữa. Tính kế ngày nay thì quả nhân đem quân thuỷ quân bộ đánh Quy Nhơn, mà vương thì đem trọng binh đánh Nghệ An. Giặc giữ Nghệ An thì vương đánh ngả trước, quả nhân đánh ngả sau; nếu giặc giữ Phú Xuân thì vương quấy rối ở ngả sau, quả nhân đánh ngả trước, đầu đuôi giáp đánh thì giặc không còn đi đâu được nữa. Đến như Long Xuyên và Kiên Giang (...) Mạc Công Bính còn nhỏ, chưa có thể đương việc quân (...) còn đất Ba Xắc không cho Chân Lạp là vì chưa phục được nước..."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xem thư đối đáp giữa vua Xiêm và Nguyễn Ánh, ta thấy vua Xiêm muốn cầu Vương chung sức để "trả thù" cho Chân Lạp, nhưng nhân tiện lại "đòi" luôn cả Long Xuyên, Kiên Giang, và Ba Thắc, và Ánh trả lời thẳng là không "trả".

Tuy nhiên kế "liên minh" ba nước chống Nguyễn Huệ, cho thấy tình hình nguy ngập là nhường nào.

Tin Nguyễn Huệ sắp vào oánh Nam Hà, khiến cho Bá Đa Lộc và bọn sĩ quan, lính Tây trong quân đội Ánh rụng rời chân tay, chứng tỏ bọn Tây còn sợ Huệ, nói gì đến Ánh.

Lộc định chuồn trước tiên, Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14 tháng 9 năm 1791:

"... Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão ( Nguyên văn tiếng Pháp: leur a donné le temps de revenir de leur frayeur et de s'assurer que tout ce qu'on disait du secours des Européens n'était que chimères). Ông ta đã bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại đầu được.


Tôi không cần nói, ông cũng có thể thấy trước, điều gì sẽ xẩy ra nếu nhà vua lại bị bắt buộc bỏ xứ chạy lần nữa. Và quân Tây Sơn sẽ kịch liệt báo thù như thế nào lên đầu giáo dân và giáo sĩ, nếu tôi cứ khăng khăng ở lại đây đến phút chót? Ngược lại, nếu tôi bỏ đi trước khi sự biến xẩy ra, tất cả người Pháp đều sẽ đi theo tôi, tôi thấy đó là phương tiện làm cho Tây Sơn nguôi giận, và buộc họ phải khen ngợi cách ứng xử của tôi. Tất cả lo lắng của tôi, đúng hơn, lo lắng lớn nhất của tôi luôn luôn là làm sao nhà vua chấp nhận cho tôi rút lui, ít nhất trong một thời gian. Tôi muốn đi Macao, Manille, ngay cả qua Xiêm, để đợi [xong] biến cố, rồi sẵn sàng để trở về hội truyền giáo sau, hay là có thể giúp đỡ hội bằng bất cứ cách nào, nhưng tôi không thể nói thẳng với ông Hoàng, sợ làm phật lòng ông ấy, và như vậy sẽ gây mối hại lớn nhất cho hội truyền giáo, trong trường hợp ông ta thắng trận. Con đường duy nhất mà tôi có thể chọn và tôi đã làm là xin với ông ấy cho trở lại Pháp để thu xếp công việc. Nhà vua cho phép rất dễ dàng bởi vì, ông đã được những người Bồ cho biết tin về Cách mạng Pháp, và ông hiểu tại sao tôi bắt buộc phải quay về. Nhưng điều làm cho ông ấy dứt khoát quyết định, chính là vì ông muốn gửi một chiếc tầu đi mua những thứ ông cần, và việc này ông không thể làm nếu không có sự ưng thuận của triều đình. Do đó, dường như họ quyết định tôi được phép đi vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, trên chiếc tầu đồng mà vua vừa mua của ông Gombra. Tầu này chạy tốt, sẽ trở lại đây trong vòng 18 tháng. Trong mọi trường hợp, tôi rất muốn trở lại đây để không mất những mối liên lạc với đất nước này và để chết với thánh giá trên tay, nếu được Thượng đế an bài. Mặc dù tôi hết sức mong muốn, nhưng tôi vẫn có thể gặp nhiều khó khăn lớn; dầu sao chăng nữa, tôi cố gắng chỉ làm những điều mà tôi tin rằng tốt cho hội truyền giáo (...) Tôi để ông Liot ở lại cai quản hội truyền giáo (...) Tôi sẽ tấn phong cho ba tu sĩ, hoặc có thể bốn. Tôi cho rằng, điều bất cẩn là nếu gửi giáo sĩ đến đây mà chưa biết rõ việc gì sẽ xẩy ra từ đây đến tháng ba sang năm [tháng 3/1972]. Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xẩy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy."


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lá thư của giáo sĩ Le Labousse viết ngày 16 tháng 6 năm 1792, nói lên sức mạnh của Nguyễn Huệ và sự sợ hãi của tất cả mọi người. Thư này không đề rõ tên người nhận, và cũng không đề nơi viết, nhưng có thể đoán là Hà Tiên:

"Chúng tôi luôn luôn sống trong tình trạng thường trực báo động; tình thế bấp bênh của nhà vua làm cho số phận của chúng tôi cũng bấp bênh theo. Trong tháng 2 [1792] vừa rồi, chúng tôi bị bắt buộc phải bỏ rơi con chiên, đi trốn, để thoát khỏi tay kẻ thù [Tây Sơn]. Chúng tràn vào khoảng ba chục ngàn quân, qua đường Lào mà chúng đã chiến thắng, tới Cao Mên... Nhưng Thượng đế đã đảo ngược bão tố, cho chúng tôi chút yên thân; hoặc vì chúng sợ những tầu buôn Tây phương đến đây khá nhiều; hoặc vì chúng bị hai đạo quân Xiêm chận lại không cho vào Cao Mên, nên chúng đã rút lui. Giờ đây chúng làm chủ gần hết Nam Hà, chinh phục tất cả Bắc Hà và có lẽ cả nước Lào mà chúng vừa cướp bóc.

Vương quốc Nam Hà bị chiến tranh tàn phá từ 20 năm nay. Dân chúng rất lầm than, bị những công trình xây dựng đè nát, thuế nặng, đói khát xâu xé, chiến tranh tận diệt, số phận họ như thế đó. Năm rồi trải qua một nạn đói rất nhiều người chết. Nam Hà trong tình trạng tuyệt vọng; những kẻ theo vua thật khốn khổ; nhưng những kẻ theo ngụy còn khổ hơn."

Dĩ nhiên trước một "cái họa Quang Trung" trước mắt như thế, các "sĩ quan" Pháp lúc đó phải tìm đường tẩu thoát, lại được thêm một việc nữa giúp vào, là việc bị Nguyễn Ánh "đuổi đi", nên họ có thể đi mà không bị mất mặt. Thực ra thì Ánh đâu đuổi, mà đám sĩ quan, lính Tây này sợ Huệ quá, nên tìm mọi cớ để chuồn lẹ.

Theo thư của Le Labousse viết ngày 17 tháng 6 năm 1792 cho Quản sự Letondal ở Macao, nguyên do sự kiện bị đuổi này, vì Dayot thụt két, là như sau:

"Chuyến đi xui xẻo từ Macao sang Manille của Dayot và sổ sách cực kỳ thâm lạm của anh ta đã làm cho vua ghê tởm, bực quá không thèm nói gì thêm, vua sai đuổi hết không chỉ các lính thủy, mà tất cả sĩ quan, ai muốn đi thì đi, không giữ"

Mới nghe tin Huệ vào, mà đám lính Tây đã hoảng sợ thế này, quân tướng Ánh rối bời, quay ra chửi bới nhau thậm tệ.

Thư của M. Lavoué viết cho M. Létondal từ Lái Thiêu ngày 16 tháng 6 năm 1792, cũng một ý như thế:

"Nhà vua bất bình với những người Pháp, cho đuổi tất cả trong những ngày đầu tháng năm [1792]; hay là những người Pháp, bất bình với vua, xin đi và được chấp nhận ngay lập tức"


Về phần Lộc, trong thư ngày 20 tháng 6 năm 1792 gửi M. Boiret, viết:

"Từ hai năm nay, tôi tìm cách thoát ra khỏi vùng này [Nam Hà] để ra Bắc [Tonkin] tấn phong cho các giám mục địa phận này, nhất là vị trợ lý của tôi. Nhà vua đã không bao giờ cho phép. Vì vậy, tôi phải khẩn thiết chấm dứt công việc, và để đánh thức nhà vua khỏi trạng thái hôn mê, tôi đã hai lần xin về Âu Châu. Ông đã nhiều lần tìm cách giữ tôi lại và đã hứa là sẽ cố gắng làm nhanh hơn".

Thư Le Labousse gửi M. Boiret, viết ở Nam Hà ngày 20 tháng 6 năm 1792:

"Có lẽ ông đã biết tin Đức Giám Mục Adran, năm ngoái đã tính về Pháp; tầu đã chuẩn bị xong, bỗng nhiên Thượng đế nhiệm mầu cản trở tất cả. Trong lúc tôi viết thư này, người ta cũng đang sửa soạn tầu Pháp Saint-Esprit cho một chuyến đi như thế; nhưng chúng tôi hy vọng là chính vị Thượng đế ấy, đã phế chuyến đi đầu, sẽ phế cả chuyến đi sau".


"Vì Đức Ông muốn bỏ đi, chúng tôi cũng phải sửa soạn cuộc tẩu thoát theo, vì không thể ở lại được khi kẻ thù đến. Dự định của chúng tôi đã và sẽ là, nếu cần, bắt buộc, phải trốn về vịnh Xiêm La; đợi thuận gió để dong buồmđi Manille, rồi từ đó trở lại Bắc Hà, Huế, hay một nơi nào đó ở Nam Hà ngỏ cửa cho chúng tôi vào. Chúng tôi được các giáo sĩ Franciscains người Bồ tốt bụng ở Manille hứa sẽ cưu mang. Chính ông Boisserand bạn đồng giáo sẽ là hoa tiêu... Ông đang nghiên cứu bản đồ, vv... và sắm sửa dụng cụ đi biển"

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
NHưng đúng là Ánh gặp may quá chừng, Lộc không bỏ đi, đơn giản là vì lúc này ở Pháp đang trong giai đoạn khủng bố Kinh hoàng (La Terreur) thanh trừng quý tộc và thầy tu.

Nguyễn Ánh cần sự có mặt của Bá Đa Lộc vì hai lẽ: để tuyên truyền là vẫn có người Pháp giúp và thứ nhì không thể để cho Bá Đa Lộc đi, vì rất có thể Lộc sẽ tìm cách ra Bắc với Nguyễn Huệ, và như vậy thì Ánh coi như hết đời.

Ánh năn nỉ Lộc ở lại, với bọn lính Tây, Ánh hứa sẽ bỏ qua mọi chuyện, kể cả chuyện rượu chè, chơi bời, đồng thời phong thêm chức.

Về phiá Nguyễn Huệ, chiếm xong Lào, Tây Sơn đem 30.000 quân qua Lào, đánh xuống Cao Mên, tiến vào Nam. Nhưng không hiểu sao Huệ lại dừng quân ở biên giới Miên-Việt mà không đánh tiếp vào Gia Định? Theo thư ngày 16 tháng 6 năm 1792 của Le Labousse, có lẽ vì thấy ở Gia Định có nhiều thuyền buôn Âu Châu, nên ngại, hoặc bị quân Xiêm đánh sau lưng. Giả thuyết này khó đứng vững vì theo hịch Quang Trung thì ông chẳng coi bọn "mắt xanh" ra gì, và quân Xiêm thì sợ ông hơn cọp, sau vụ Rạch Gầm, Xoài Mút.

Khoảng tháng 6 đến tháng 7 năm 1792.

Nguyễn Huệ điều động thủy quân, lấy phần đông là bọn Hải Phỉ TQ, đi trên 40 chiến hạm vào tấn công Bình Khang và Bình Thuận, như vậy, Huệ đã bỏ chiến dịch đánh qua Lào, Mên, mà chọn đánh thẳng qua miền Trung xuống.

Về phiá Nguyễn Ánh, từ tháng 2 năm1792 đến tháng 6 năm1792.

Ánh sợ Huệ quá chừng, chỉ ở thế thủ, sợ sức mạnh thần tốc của Nguyễn Huệ nên không dám phiêu lưu. Đến khi được gián điệp báo tin Nguyễn Nhạc tích tụ thuyền chiến ở Thị Nại mà không phòng bị, Ánh mới quyết định đánh.

Nhưng trước khi xuất quân, Nguyễn Ánh vẫn sợ Nguyễn Huệ đánh úp miền Nam, nên đã chuẩn bị rất kỹ, để các tướng: Tôn Thất Huy, Võ Tánh và Tống Phước Đạm giữ Gia Định; Tôn Thất Hội giữ Vĩnh Long và Định Tường và Nguyễn Huỳnh Đức giữ Bà Riạ.

Đại quân Nguyễn Ánh cũng chỉ đánh Thị Nại chớp nhoáng 10 ngày, xong là về ngay. Thực ra cả Lộc và các sĩ quan Tây có trách Ánh thì họ cũng chả hiểu là Ánh không dám tiến công, bởi Ánh thừa hiểu là nếu oánh ra, gặp phải Huệ, thì Ánh tiêu tùng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Huệ biết không thể dùng đường Lào hay đường thủy tấn công vào Gia Định, bởi Diệu đã gây thù chuốc oán với dân Lào, đường thủy với bọn Hải Phỉ TQ cũng không phải là đối thủ của bọn thủy quân Tây trong quân đội ÁNh.

Huệ buộc phải liên kết với Nhạc, Huệ cho người vào báo tin với Nhạc là anh em xóa bỏ mọi hận thù, việc trước mắt là phải tập trung đánh Nguyễn Ánh đã. Nhạc đồng ý, cho đóng nhiều thuyền bè tập trung ở Thị Nại, cùng Huệ liên quân tiêu diệt Ánh.

Đáng tiếc những việc Nhạc làm, đều bị gian tế của Ánh theo dõi vào báo tin về Gia Định : " không có gì là không biết"

Một lá thư của Bá Đa Lộc, có thể giúp ta xác định được ngày của Trận Thị Nại 1792, đề ngày 18 tháng 7 năm 1792:

"...Trong tám ngày nữa, vua sẽ đi đánh Quy Nhơn, nhà vua không có ý định lấy thành này, mà muốn để cho Nhạc giữ như một thành luỹ ngăn cản quân Bắc Hà [Nguyễn Huệ]. Thành trì sẽ giữ lại, còn vua muốn tiêu hủy tất cả, để cho Nhạc không còn phương tiện hại ông; và như vậy, ông có thể ra đánh Bắc Hà mà không sợ Nhạc, ông chỉ mang theo một nửa quân đội. Bộ binh của ông có 40 người Âu, trong đó có một người được lãnh trọng trách cai quản 600 binh; còn thuỷ binh, có hai chiến thuyền Tây phương trang bị đầy đủ vũ khí. Tôi tin rằng, nếu chiến dịch này thành công, ta sẽ có cơ gửi những giáo sĩ ra Phú Yên, Nha Trang Bình Khang, và Bình Thuận...".

Trong thư này, Lộc nói về việc Ánh sửa soạn đi đánh Quy Nhơn, và qua những yếu tố trong thư, có thể biết đó là trận Thị Nại năm 1792.

Sử nhà Nguyễn dấu nhẹm chuyện sĩ quan Tây chỉ huy trận này,làm ta cứ tưởng Ánh giỏi lắm, thực ra, chỉ huy trận này là "Người cai quản 600 binh" Puymanel, mới được lên chức Vệ Uý.

Nguyễn Ánh xuất quân ngày 26 tháng 7 năm 1792, chiến dịch kéo dài 10 ngày,vậy chiến dịch đánh Thị Nại bắt đầu từ ngày 26 tháng 7 năm 1792 và chấm dứt ngày 5 tháng 8 năm 1792.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top