[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

en lờ 100

Xe buýt
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
503
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
4. đức Phật vương cùng Nhị vương: có lẽ là vua Xiêm, ở đây, sau khi thắng quân Tây Sơn, ÁNh sai sứ giả, không rõ là sang Xiêm hay đi đâu, đem lễ vật, cống phẩm, đồng thời đi cầu viện thêm vũ khí; cho thấy rõ con người ÁNh lúc nào cũng nhăm nhăm cầu viện ngoại bang oánh dân mình.
Em nghĩ cụ Đốc nên đưa dữ liệu để mọi người cùng suy ngẫm. Cụ đưa ra ý kiến chủ quan (dễ gây đụng chạm : có nhiều chế độ cầu viện vũ khí lắm cụ ạ :D ) thì hỏng mất cái "khách quan" tư liệu của cụ. Vài lời góp ý :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 8-9 năm 1789, Âm lịch.

Tướng Phạm Văn Tham ( Sâm) tuy đã hàng Nguyễn Ánh, nhưng trong lòng vẫn trung thành với Tây Sơn. Nguyễn Ánh biết tài của Tham, có ý cất nhắc dùng, nhưng Tham từ chối. Ánh cũng chỉ giam Tham khá lỏng lẻo.

Nguyễn Huệ rất biết tài của Tham,trước đó, khi biết Ánh đang làm mưa làm gió ở Gia Định, Tham đã sai người ra Phú Xuân xin Huệ cho quân vào cứu, tướng Vũ Văn Dũng xin Huệ đem quân vào Nam oánh Nguyễn ÁNh để cứu Tham, nhưng quân Thanh sang, Nguyễn Huệ đành tập trung lực để đánh quân Thanh trước.

Khoảng tháng 8 năm 1789.

Nguyễn Huệ sai người vào Gia Định tìm gặp Tham, bàn với Tham đi thu thập tàn quân Tây Sơn, chờ khi Huệ phá xong quân Thanh sẽ đem quân vào, Tham làm nội ứng oánh ra.

Rủi thay cho Tham, 1 tướng của Ánh là Nguyễn Huỳnh Đức ( tên thật là Huỳnh Tường Đức) vốn là người đã theo ÁNh từ lâu, rất mực trung thành, lại được Ánh cứu khỏi tay vua Xiêm.

Đức vốn trước đây là thuộc hạ của Đỗ Thanh Nhân, Ánh giết Nhân nhưng vẫn dùng Đức, Đức là tướng giỏi, oánh nhau với Tây Sơn nhiều trận, năm 1783, ở trận ở Đông Tuyên, Đức bị Huệ đánh bại, bị bắt cùng với 500 thuộc hạ, Huệ thấy Đức khỏe mạnh, thu dùng. Đức hàng Huệ nhưng có lời giao kết là chỉ đánh quân Trịnh, chứ không đánh nhau với quân của chúa Nguyễn .

Năm 1786, Đức theo Huệ ra Bắc Hà đánh nhau với quân Trịnh, rồi về làm Phó tướng cho Nguyễn Văn Duệ, Duệ trước là tướng tâm phúc của Nguyễn Nhạc nên không thích ở dưới quyền của Huệ. Muốn lợi dụng việc này để trốn về với Ánh, Đức bàn với Nguyễn Văn Duệ rằng hãy theo đường tắt mà lẻn về với Nguyễn Nhạc. Duệ dẫn hơn 5000 quân băng rừng rậm về Quy Nhơn. Trên đường, Đức lựa dịp trốn sang Vạn Tượng rồi qua Xiêm. Bị vua Xiêm nghi là gián điệp, đem xử, may ÁNh lại viết thư xin.

Do theo Huệ, Đức biết mặt người mà Huệ cử vào gặp Tham, Đức cũng thừa biết tài năng của Huệ, của Tham, nên lén theo dõi và biết được âm mưu của Huệ và Tham.

Đức sai người đi báo cho ÁNh.

Ánh cho người đến bắt Tham, sai đem trói lại. Ánh vẫn tiếc, khuyên Tham đầu hàng " thật bụng" bằng cách làm 2 mang phản Huệ, Tham từ chối. Ánh sai đem chém.

Lúc sắp bị chém, Tham có nói nếu Thái Đức ( Nguyễn Nhạc) (mà) là Nguyễn Huệ thì đâu có chết thảm thế này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em nghĩ cụ Đốc nên đưa dữ liệu để mọi người cùng suy ngẫm. Cụ đưa ra ý kiến chủ quan (dễ gây đụng chạm : có nhiều chế độ cầu viện vũ khí lắm cụ ạ :D ) thì hỏng mất cái "khách quan" tư liệu của cụ. Vài lời góp ý :D
Cái này có khi em bỏ thôi cụ, đấy là ý kiến cá nhân cụ ạ, tuy nhiên, nó cũng ko hay
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 10 năm 1789.

Hoàng tử Cảnh về - Nguyễn Ánh bổ nhiệm Điền tuấn quan, cai quản mười hai người trong số có Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Châu, Lê Quang Định, Hoàng Minh Khánh, chia nhau đi 4 doanh Phiên Trấn ( Gia Định), Trấn Biên ( Biên Hòa), Vĩnh Trấn ( Vĩnh Long), Trấn Định ( Định Tường), khuyến dụ dân chúng từ lính tới dân cùng cố cứ theo sổ bạ mà bắt làm ruộng, dân không có nghề nông thì bắt đi lính thay thế. Đến mùa lúa chín, đạp ra, quan khám thu mỗi người, ruộng đồng lấy 100 cơ lúa (một cơ bằng 40 bát), ruộng núi lấy 70 cơ. Phủ binh ( lính trong phủ) nộp trên số đó được miễn một năm tòng quân, dân đen được miễn một năm lao dịch làm xâu. Nếu không đủ số không được chuẩn miễn.

Chế độ đồn điền đã từng được áp dụng từ đầu Lê để khai thác lãnh thổ theo tính cách tập thể, quân sự hoá, bây giờ được Nguyễn Ánh tiếp tục với sự đóng góp của đám địa chủ và thương nhân Hoa Kiều. Ánh viện đến “Chu Đường cố sự”, đến quan niệm “tứ dân chi trung duy nông vi bản”.

Ai mộ được dân ngoài sổ bộ lập thành các đội điền tốt, Điền tuấn quan sẽ cấp ruộng hoang cho. Nếu trâu cày nông cụ không đủ, quan cho mượn, đến mùa nộp lúa thay thế. Tiếp tục thúc đẩy chính sách, tháng 8 năm sau (1790), lại có lời dụ khuyến nông, cũng bấy nhiêu nội dung tổ chức ấy. Việc nông trang được chăm sóc kỹ vì một lẽ nữa là năm này lúa cao, dân đói.

Ánh bắt các nha văn võ phải đi mộ các đội đồn điền, mỗi năm mỗi người phải nộp 6 đấu lúa. Dân gian, ai mộ được 10 người trở lên thì được làm Cai trại, rút khỏi sổ thôn.

Lính chiến thường trực ở các nơi trấn đóng cũng không được ở không. Nơi luỹ Vàm Cỏ ở Gia Định, các quan văn bắt lính ra làm ruộng lấy tên Đồn điền trại. Lúa giống, trâu cày, dụng cụ làm ruộng đều được quan cấp. Lúa thu thành đem bỏ vào kho (tên là kho Tích Trữ sau cải là kho Đồn Điền). Biện pháp này đến tháng tư năm 1891 thì được áp dụng lan đến vùng Bà Rịa, Đồng Môn. Lính ở đó phải tìm đất làm đồn điền để “tự thực kỳ lực”.

Chính sách lan cả đến dân thiểu số. Dân Hoa mới mò đến - dân ta gọi là Đường Nhân - tập trung ở Long Xuyên nếu tự nguyện làm đồn điền mà thiếu dụng cụ sẽ được cho mượn. Mỗi người mỗi năm nộp 8 hộc lúa thì được miễn giao dịch. Ai không làm ruộng sẽ phải sung quân. Dân Miên ở Ba Thắc, Trà Vinh cũng không thoát: họ bị buộc khẩn đất, nộp mỗi người 15 đấu lúa (sau giảm còn 5)

Các giáo sĩ nhận xét:

....

"việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách bắt mọi người không đừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, tận dụng nhân công, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình Thuận, Phú Yên... bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho ông ( Nguyễn Ánh), để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tiếm Vương ( Nguyễn Huệ) và cuối cùng, để đủ binh lương cho quân lính dùng những khi tràn ra phía bắc đánh đám người kiệt thiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa"


..........

“Sai 4 doanh công đường quản lý nhóm lưu dân gốc từ Bình Thuận trở ra, biên danh tánh, niên quán để miễn thuế"

“phiên dân mới về, vận gạo 500 vuông cho vay để canh tác”. “Dân Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận khổ vì giặc tàn bạo, dắt díu vợ con vào Bà Rịa. Sài Gòn, vua cấp đất làm ăn”

“Xiêm hạn hán, (Vua) cho 8.800 vuông gạo”. “ nghe quân Thanh đánh Tây Sơn, (Vua) sai Phạm Văn Trọng đem thư đi Quảng Đông và lấy 50 vạn cân gạo giúp. Ghe bị chìm”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngoài việc phát triển nông nghiệp, Ánh cũng rất chú trọng phát triển thủ công nghiệp, ngoại thương, chính sách lúc này là tận dụng mọi nguồn để mua vũ khí Tây, Xiêm...

Công cuộc khai thác ruộng lúa, đối với thương nhân Tây Phương không quan trọng mấy cho việc buôn bán của họ. De Guignes, viên lãnh sự Pháp ở Quảng Châu có tiếc rằng Vua đã không làm chủ được “những tỉnh giàu có hơn ở miền Bắc” mà chỉ chiếm một vùng “không tốt” vì “sản xuất có lúa mà thôi”.

Thực ra lúa gạo hay nông sản của Gia Định đóng vai trò quan trọng hơn trong công việc buôn bán với người Xiêm, Indonesia, Trung Quốc.

“Nước Indo sai sứ tặng phương vật”. “Nước Malay sai sứ thần tới cho binh khí (Vua) tặng lại quốc trưởng họ một chiếc lọng vàng và một vạn cân gạo, lưu ý rằng tuế cống, triều cống theo kiểu tương tự là một hình thức buôn bán chính thức ở Đông phương, cũng đầy rẫy các chuyện cho Xiêm gạo, Kỳ nam, sáp, đường, Xiêm cho lại diêm tiêu, súng ống, voi. Ý nghĩa buôn bán thực quá rõ ràng"

Các vườn cau mọc lên nhiều để cung cấp một sản phẩm cần thiết cho phong tục địa phương.

Sản phẩm quan hệ nhất là đường cát. Nguyễn Ánh đã nhắc đi nhắc lại cho dinh Trấn Biên biết rằng đường cát cần thiết dùng để đổi binh khí Tây phương nên phải có chính sách riêng. Một mặt nhà nước ép dân sản xuất, hạn định mỗi năm phải nạp 100.000 cân (khoảng 6.000kg), một mặt phát tiền cho dân có vốn làm ăn, đến mùa tính theo giá chợ mà nhà nước mua lại.

Chính sách có vẻ có hiệu quả vì số lượng sản xuất tăng lên, giá thị trường hạ xuống trong mấy năm thi hành: cuối năm 1789, nhà nước phát trước 10 quan cho mỗi 100 cân còn hẹn đến mùa theo giá chợ phát thêm mà đến gần cuối năm 1796, nhà nước chỉ phát 9 quan cho 100 cân thôi.

Nguyễn Ánh cũng chú ý đến việc tìm các lâm sản. Người trong các đội Hoàng Lạp mỗi năm nếu nạp 10 cân sáp vàng thì được miễn giao dịch, thuế má, tòng quân. Trầm hương, kỳ nam lấy ở dân Chàm Bình Thuận, đậu khấu, sa nhân cùng với các sản phẩm Cao Miên thì theo đường nước của sông Tiền, sông Hậu chuyển xuống.

Nhưng khi chế độ sản xuất được đôn đốc kỹ lưỡng thì chế độ thương mại cũng phải theo một sự kiểm soát gắt gao. Những thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán không được lén chở lúa gạo, kỳ nam, trầm hương, ngà voi, sừng tê. Ai thông đồng buôn bán riêng tư thì phải tội 100 roi, làm phu 3 năm, tài sản bị tịch thu. Người kiểm soát cũng không được lơ là nhiệm vụ: thất thoát, tội cũng như vậy, ai tố cáo được thưởng 300 quan tiền!.

Sở dĩ có sự kiểm soát gắt gao như vậy vì chính quyền muốn giữ các quý vật ấy làm món hàng trao đổi binh khí, đạn dược cần thiết cho binh dụng. Việc mua bán với bên ngoài thực hiện do các tư nhân hoặc chính tay chân Nguyễn Ánh.

Từ trước khi Cảnh về đã có một chính sách mời gọi các thuyền Thanh đến buôn bán. Nếu họ chở tới sắt, gang, chì đen (?), lưu hoàng thì phải bán cho quan để quan tuỳ theo ít nhiều cho miễn thuế bến đổi gạo mang về nước. Cứ thuyền có các thứ ấy trên 10 vạn cân thì miễn thuế cho chở 30 vạn cân gạo đi, thuyền có 6 vạn cân, chở 22 vạn cân gạo, 4 vạn cân chở 15 vạn cân gạo, đều miễn thuế. Những thuyền ít hơn thì cứ mỗi 100 cân đổi 300 cân gạo về, nộp thuế y lệ định.

Khoảng tháng 2 năm 1791.

Có nhiều người Bồ Đào Nha đến buôn bán, Ánh mới đưa thư cho quốc trưởng (chắc toàn quyền Goa hay Macao) để mua một số lớn binh khí: súng điểu thương 10.000 khẩu, súng gang lớn 2.000 cỗ (mỗi cỗ 100 cân), hoả tâm đạn 2.000 viên.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,152
Động cơ
455,038 Mã lực
Mâu thuẫn em nói rồi cụ ạ, một vài sự việc khác em sẽ nói rõ hơn trong phần nói về cái chết của Nguyễn Nhạc
Em muốn biết rõ chi tiết Nguyễn Huệ kéo quân từ Phú xuân vào vây đánh ông anh ở Qui nhơn làm ông anh khốn đốn phải khóc xin tha và hứa không ngăn cản gì ông em nữa???
Sau đó lại có thông tin 2 bên kình nhau đề phòng và có tập trung quân đối phó lẫn nhau tại Quảng nam - cái này thì em nghi ngờ vì sau khi Nguyễn Huệ đã chấp nhận cho ông anh hoà thì chắc Nguyễn Nhạc cũng biết tài và lực của mình không thể đối chọi và ngăn cản ông em đc!
Nghe nói mâu thuẫn này cũng giải quyết nhanh gọn bằng thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ trong vòng có 2 tháng???

Không biết dưới con mắt của các giáo sĩ phương tây về sự kiện này như thế nào?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đám lính, sỹ quân Tây trong quân đội Ánh, ngoài việc được Ánh hậu đãi, trả lương cao, thì cũng được Ánh ban cho đặc quyền khác, là được trưng cờ " An NAm QUốc Vương" đi tàu buôn ra nước ngoài buôn bán kiếm lời.

"Các quan lớn cũng có phương tiện chuyên chở riêng một ông Chưởng dinh Hữu quân (Nguyễn Huỳnh Đức?) đã bán cho Despiau một chiếc thuyền lớn để ông này đi buôn. Despiau cũng nằm trong sự đãi ngộ chung của vua( Nguyễn Ánh) đối với người Tây phương dưới quyền: họ vừa làm ( cho Ánh) vừa kiếm lợi riêng. Những khu vực họ thường lui tới nhất là ở phía Tây: để mua binh khí, Nội viện Trần Vũ Khách đã đi Batavia, Cai đội Oliver , Đội trưởng Barizy đi Goa, Malacca."

" L. Barizy còn trương hiệu kỳ của chúa Nguyễn buôn bán với thương nhân Đan Mạch, Hanop và Stevenson, trung lập trong chiến tranh Anh - Pháp, làm đại lý (cho Ánh) ở Tranquebar (Ấn Độ). Có lẽ chính vì việc buôn bán hướng về phía Ấn Độ, Mã Lai, nơi người Anh đang phát triển thế lực, danh tiếng vang dội trên mặt biển lúc bấy giờ, nên có việc sử quan ghi rằng Oliver đi Anh mua binh khí, có thuyền Anh đến buôn bán vì L. Barizy là dân Anh."


"Tất cả những hoạt động nông nghiệp, thương mại đó có chủ đích tạo lập một lực lượng khả dĩ chống đối được Tây Sơn, tràn ra Bắc chiếm lại cố đô. Ta đã kiểm xét đám người Tây phương trợ giúp Gia Định. Nhưng điều quan trọng vẫn là việc kết hợp được một lực lượng quân sự gồm những người trong nước, điều hoà được việc binh với sự cần thiết sản xuất."
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em muốn biết rõ chi tiết Nguyễn Huệ kéo quân từ Phú xuân vào vây đánh ông anh ở Qui nhơn làm ông anh khốn đốn phải khóc xin tha và hứa không ngăn cản gì ông em nữa???
Sau đó lại có thông tin 2 bên kình nhau đề phòng và có tập trung quân đối phó lẫn nhau tại Quảng nam - cái này thì em nghi ngờ vì sau khi Nguyễn Huệ đã chấp nhận cho ông anh hoà thì chắc Nguyễn Nhạc cũng biết tài và lực của mình không thể đối chọi và ngăn cản ông em đc!
Nghe nói mâu thuẫn này cũng giải quyết nhanh gọn bằng thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ trong vòng có 2 tháng???

Không biết dưới con mắt của các giáo sĩ phương tây về sự kiện này như thế nào?
Đến đoạn vợ cả Nguyễn Huệ mất, em sẽ post vụ này hầu cụ ạ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 11 năm 1789.

Ánh sai đóng hơn 40 chiến thuyền lớn, hơn 100 thuyền đi biển. Ánh cũng "cải tổ" nội các: Lập thêm bộ Lễ, Nguyễn Thái Nguyên làm Thượng Thư, Nguyễn Bảo Trí quản bộ Lại, Nguyễn Đô quản bộ Hộ.

Tháng 11-12/1789.

Ánh đại duyệt binh tướng sĩ các dinh ở Đồng Tập Trận (ngoại ô Sài Gòn).Chỉ định các tướng lãnh chỉ huy các đạo, các dinh, các chi... trong toàn bộ quân đội. Các sĩ quan Tây vẫn đảm nhận vai trò huấn luyện.

Lúc này, Nam Bộ có thể nói tràn ngập dân tứ xứ đến, dân đói rách lưu vong từ Bắc Hà vào, tăng ni, đạo đồng từ Chân Lạp, lính Tây Sơn tan rã trốn nấp vào đám người thiểu số, người TQ mò sang ngày càng đông, rồi dân Miên, Chàm, Thượng.

Theo tài liệu của sỹ quan L. Barizy ghi quân số Ánh:

1. Bộ binh:
- 24 đội kỵ binh: 6.000 quân
- 16 đại đội tượng quân (200 voi): 8.000 quân
- 30 đại đội pháo binh: 15.000 quân
- 25 liên đội (mỗi đơn vị 1.200 người):
- võ trang súng tay: 30.000 quân
- Khinh binh võ trang gươm giáo và súng mồi: 42.000 quân
- Cận vệ tập luyện chiến thuật Tây phương: 12.000 quân
Tổng cộng: 113.000 quân

2. Thuỷ binh:

- Lính làm thuốc đạn của xưởng đóng tàu: 8.000 quân
- Thuỷ binh trên các tàu trong cửa biển: 8.000 quân
- Thuỷ binh trên các tàu đóng kiểu Âu: 1.200 quân
- Thuỷ binh trên các ghe bầu: 1.600 quân
- Thuỷ binh trên các thuyền chiến có chèo: 8.000 quân

Tổng cộng: 26.800 quân
Tổng số quân lực là 139.800 quân
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tìm hiểu qua về danh xưng, vị trí và nhiệm vụ của các đạo quân Nguyễn cho các cụ dễ hình dung. Như: Lạc Tòng quân, Chiến Tâm quân, Hương binh, Phủ binh, Tinh binh, Thần Sách quân, Cấm Vệ binh.

1. Lạc Tòng quân: là đám dân tình nguyện, việc lập ra đạo quân này sau thời kỳ vây đánh Quy Nhơn 1793, “tình nguyện” vì đó chính là binh tướng Tây Sơn đầu hàng.

2. Chiến Tâm quân: là các binh cảm tử. Nguyễn Ánh sai các dinh tuyển chọn trong các binh đội lấy người để lập thành đội ngũ nhập vào dinh Trung quân. Xung trận, họ phải liều mình tiến trước, nếu lùi lại phải chịu quân pháp, nếu bỏ trốn thì cha mẹ, anh em họ phải chịu tội thay.

3.Hương binh, Phủ binh: là lính làng, lính địa phương, trong khi Tinh binh là lính túc trực, lính chính quy, khi dẹp xong Phạm Văn Tham, Nguyễn Ánh cho phủ binh về làm ruộng, chỉ giữ lại tinh binh.

4. Cấm vệ binh: lính bảo vệ Ánh, được hưởng quyền lợi rất lớn, nhưng quân số chắc ít ỏi.

5. Thần Sách quân - quân ở Kinh -: là đám cận vệ 12.000 người tập luyện theo chiến thuật Tây phương, do Olivier chỉ huy với chức Vệ uý. Sau này, lúc Olivier đi, danh từ Thần Sách quân thay bằng đội Ngự Lâm quân. Quân này tuyển toàn dân Quy Nhơn, giao cho các hàng tướng Tây Sơn trông coi vì sự hăng hái, gan dạ của họ, tướng cũng như quân.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kỹ thuật chiến đấu của quân Nguyễn do người Âu trực tiếp huấn luyện, hay gián tiếp qua các sách dịch của Bá Đa Lộc: ví dụ pháo binh, đến các đội kỵ binh di chuyển bằng trâu. Lộc khi bàn bạc việc trợ giúp cho Nguyễn Ánh với các sĩ quan Tây có nghĩ cách dùng trâu kéo súng lớn: “chế hoả xa, bầy trái phá...”

Quân đội Nguyễn Ánh còn có súng nặng lưu động dễ dàng trên bộ với “hoả xa đại bác” mua được của Tây.

Khí giới ngoài các thứ mua cũng được chế tạo tại chỗ. Nguyễn Ánh đã:

..."làm một nhà máy chế diêm tiêu ở Phiên Trấn, khai một mỏ sắt, xây các lò đúc chế hàng ngàn súng mồi lửa, các súng đại bác đủ cỡ, phân phiên làm việc của các Cục tượng: thợ đúc, thợ rèn, thợ súng, thợ bạc."

“có 3 gian nhà ngói đối mặt nhau”, dãy trại đặt súng bên tả phía trước. Chế tạo cục có 15 gian lợp ngói, lát ván, đặt đồ phụ tùng súng, bên trong sắp các khẩu đại bác đồng, sắt, hoả xa, trụ súng, đều có xe chở. Bên phải là một dãy trại lá vừa là nơi trú ngụ cho các thợ tạo tác, vừa là nơi thu chứa thổ sản hoá vật. Ngoài ra, còn có 12 gian mái ngói, tường gạch chứa thuốc súng dồn trong những thùng gỗ đặt trên sàn. Bên ngoài cửa Khôn Minh 2 dặm là nơi chế tạo thuốc súng, 4 phía rào gai, có đủ khí cụ cối chày để nghiền thuốc."

Việc tổ chức phòng thủ cũng được thực hiện đồng thời với việc huấn luyện binh sĩ. Nguyễn Ánh đã lo củng cố công sự phòng thủ nhiều đến nỗi các giáo sĩ phải lên tiếng công kích thái độ mà họ gọi là “lẩn tránh chiến tranh”. Phần lớn các luỹ đắp bằng đất. Một số luỹ là để ngăn chặn đề phòng những nhóm Miên nổi dậy như luỹ Trấn Di (cái tên tỏ rõ được công dụng) ở sông Ba Thắc, luỹ Thanh Sơn ở Ba Lai. Cũng có những luỹ như các tiền đồn hướng về phía Tây Sơn: luỹ Đồng Chàm ở Trấn Biên, luỹ Bà Rịa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 22 tháng 4 năm 1790.

Nguyễn ÁNh cho xây thành Gia ĐỊnh, đây là một công trình lớn hồi đó, theo kiến trúc Phương Tây với Phong Thủy Á Đông.

Thành có hình Bát Quái, các cửa chính theo phương vị Càn Tốn, Cấn Đoài... Thành giống hình hoa sen nở, 8 cửa, ngang dọc có 8 đường, từ Đông qua Tây , từ Nam qua Bắc , chân thành dày khoảng 1,5 mét, mặt ra hướng Tốn (Đông Nam)"

Việc xây thành này, các tài liệu cho biết là do Le Brun ( sĩ quan Công binh Pháp) và Olivier de Puynamel ( tên Việt là Nguyễn Văn Tín, Ông Tín, một sĩ quan Công binh Pháp) theo lời yêu cầu của Nguyễn Ánh.

Hoạ đồ phố xá hình như của Le Brun gồm có 40 con đường rộng từ 15 đến 20 thước cắt nhau theo hình thước thợ và dự án này không được thực hiện. Nhưng Le Brun còn ở đến đầu năm 1792 và rõ ràng việc thiết kế đô thị chịu ảnh hưởng hoạ đồ ông rất nhiều.

Trước lúc xây thành, quy hoạch Gia Định thì “nhà ở lộn xộn, đường lối cong quẹo, để dân tuỳ tiện, chưa rảnh sắp đặt (!)” còn sau khi xây thành “phố xá chợ búa, hàng lối dọc ngang đều có thứ tự”... “quan lộ... gặp những khúc quanh co đều chăng dây sửa lại cho thẳng, rộng 6 tầm... bằng phẳng như đá mài . Thư của giáo sĩ Boisserand (2-1792) cho biết: "có pháo đài, hào, điếu kiều, đường mở ra đất trống trước thành và luỹ vòng cung... "

Nguyễn Ánh muốn làm tức khắc tuy cần phải đợi thời cơ thuận tiện hơn. Ánh bắt phá nhà cửa, bắt đến 30.000 dân làm việc. Công việc cực kỳ nặng nhọc, hơn nữa dân ta chắc cũng chưa quen với lối thiết kế nhà của, phố xá khoa học như kiểu Pháp, lại bị Ánh phá hết nhà chả đền bù gì, nên dân chúng và quân lính nổi loạn, oánh lại ÁNh và đám lính Tây. Lúc đầu dân chúng và quan binh đổ riết cho Olivier và Le Brun là thủ phạm, đòi bắt giết, hai ông này phải chạy trốn, vào nhà Lộc, được Lộc che chở. Ánh cũng hoảng, không dám ra tay đàn áp, mà tạm dừng việc xây lại.

Khoảng đầu tháng 12 năm 1790, Ánh mới cho tiến hành lại công việc.

Thành này đã chứng tỏ khả năng vừa tấn công vừa phòng thủ rất tốt.

Năm 1833, Minh Mạng, ông vua u tối bảo thủ, nhân khởi nghĩa của Lê VĂn Khôi,lại cú cái gì của Tây là ghét, đã cho phá hủy tan tành thành Gia Đinh cùng với phố xá.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 5 năm 1790.

Lực lượng mạnh rồi, tướng Lê Văn QUân xin ÁNh mang 6.000 quân vùa thủy bộ ra oánh Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn. Nguyễn Văn Thành can ngăn, bảo Quân quả quyết, bạo dạn nhưng hay khinh suất. Ánh phân vân, nhưng thấy gian tế về báo là độ này Nhạc hèn lắm, lại mâu thuẫn với Huệ, có đánh Huệ cũng không cứu.

Ánh bèn cấp 5.500 quân, sai Lê Văn Quân làm tư lệnh, Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành, tiên phong, tiến đánh Bình Thuận.

Quân vốn nghét Võ Tánh, Tánh là anh rể của Ánh vì lấy Nguyễn Phúc Ngọc Du, chị gái Ánh nên mới được tin dùng, Quân bảo Tánh chả có tài cán gì. Ánh sai Thành đi theo là cũng để kiềm chế 2 người này.

Quân Nguyễn đánh Bình Thuận, quân Tây Sơn thua to, bỏ thành chạy, số chêt, số đầu hàng. Quân kiêu ngạo, Tánh càng ghét.

Nhân đà thắng lợi, Quân muốn tiến đánh luôn Diên Khánh, nhưng vì Nguyễn Văn Thành can ngăn nên Quân đành phải đóng quân ở Phan Rang chờ thời.

Đúng lúc đó, Tánh và Thành được lệnh rút quân về Gia Định.

QUân Tây Sơn đóng ở thành Diên Khánh là 2 tướng Lê TRung, Lê Chất, vốn là tướng giỏi. Quân nôn nóng muốn oánh thành lập công, biết vậy, Trung và Chất bàn nhau mở cửa thành cho Quân vào, rồi dẫn lính ra ngoài.

Quân Nguyễn ào vào chiếm thành, không mấy khó, hôm sau, Tây Sơn bất ngờ cho quân quay lại vây thành, Quân hoảng quá, biết mình bị mắc mưu " không thành kế".

Quân Tây Sơn công thành, quân Nguyễn không chống cự nổi, 2000 quân bị chết gần hết. Quân sợ quá sai người đi cầu cứu Võ Tánh.

Tánh biết mình không phải là đối thủ của Lê Trung, lại ghét Quân tận xương tủy, nên không thèm xuất quân cứu.

Quân lại cho người về Gia Định cầu cứu Ánh, Ánh cũng run, không dám cầm quân ra, sai Thành và Nguyễn Huỳnh Đức đem 5000 quân thủy ra cứu QUân.

Quân Nguyễn do Thành chỉ huy đổ bộ, tấn công quân Tây Sơn mấy trận mới cứu được Quân. Trận này quân Nguyễn chết 1000 quân mới giải vây được.

QUân về gặp Ánh, Ánh trách Quân tội để mất toi 3000 quân lính. Quân phân trần là do Tánh không cứu. Quân nói Tánh còn cho quân cướp bóc, kiếm chác được khá nhiều, Ánh muốn trị tội Tánh, lại nghe lời chị gái mình xin xỏ, Ánh lại thôi, bèn cách chức Quân, cho về quê chăn vịt.

Khoảng tháng 6 năm 1791

Bất ngờ, vua Chân Lạp và vua Xiêm, thấy Ánh ngày một mạnh, cũng run, bèn họp nhau lại định ra tay oánh Ánh để trừ hậu họa, Ánh biết chuyện run như cầy sấy, Ánh biết Quân có mối quan hệ tốt với vua Xiêm và vua Chân Lạp, bèn cho gọi và bảo Quân đi sang đó dàn xếp. Nhờ Quân, quân Xiêm, Chân Lạp không sang oánh, Ánh lại gặp may.

Khoảng tháng 12 năm 1791.

Xong việc giúp Ánh , Quân bị bệnh nặng, Ánh mấy lần cho gọi, không rõ Quân ốm thật hay ốm giả, từ chối không đến Gia Định. Võ Tánh mách lẻo là Quân đi sang Xiêm, được vua Xiêm nể lắm, hơn cả Ánh, câu này làm Ánh tím mặt ngay, Ánh lúc này quên hết công ơn của Quân với mình, toàn nhớ đến tội như : bảo Ánh tham sang phụ khó, Cảnh theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, Quân nói Ánh làm thế chả ra sao.

Ánh muốn giết Quân quá rồi, nhưng Thành bảo Quân theo chúa công từ lúc còn nguy khốn, nay giết đi ai mà theo nữa, và lại lấy cớ gì để giết?

Ánh thâm hiểm ác, biết Quân là người trọng danh dự, Ánh bèn cho người mang thư trao cho Quân bảo Quân ốm thì giao hết ấn tín, quân lính cho người khác. Quân biết Ánh muốn gì, uống thuốc độc tự tử.

Ánh nghe tin khóc lóc ác liệt.
 
Chỉnh sửa cuối:

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,863
Động cơ
278,533 Mã lực
Máy nó không cho vốt cụ bác sĩ. Cụ chịu khó quá.
Có ý kiến cho rằng Minh mangj là con thứ 4 của Ánh. Tuy nhiên ý kiến này có lẽ không chuẩn vì con của hoàng tử Cảnh còn bị hành hạ khốn khổ, Đảm mà có thêm 2 ông anh thì chắc hai ông này chết thảm dưới tay Đảm rồi, và nếu điều này xảy ra thì sử đã ghi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 2 năm 1791.

Ánh lập xưởng đóng tàu, gọi là Chu Sư hoặc Thuỷ Sư, từ bờ sông Tân Bình đến bờ sông Bình Trị, trên ba dặm, thuyền đi biển, thuyền chiến (hình thức như thuyền buôn, không mui mà nhỏ) thuyền ô (sơn đen nên gọi là ô thuyền), thuyền son (sơn đỏ gọi là chu thuyền), thuyền lê (đầu đuôi thuyền đều chạm vẽ gọi là lê thuyền), đều đậu ở đó.

Tuy nhiên, trước đó khi chưa lập Chu Sư xưởng, Ánh cũng thuê được các tàu Bồ Đào Nha đi buôn (10 chiếc) vũ trang thành chiến hạm. Rồi sau đó Nguyễn Ánh mới bắt chước theo các tàu Tây mà đóng tàu vỏ đồng nhờ số kim loại dồi dào trong các cuộc trao đổi thương mại. Còn các ghe thì đóng toàn bằng gỗ ván lấy trên các vùng nguồn Băng Bót, Quang Hoá trên đất ta, Sơn Phụ, Sơn Bốc, Sơn Trung trên đất Miên.

Công việc huấn luyện thủy quân, do sỹ quan Hải quân Anh J.M. Dayot chỉ huy, Dayot lập cả một chương trình vẽ các hải cảng, đi dò đáy nông sâu. Có lẽ Ánh tập trung phát triển thủy quân nên:

"giá bắt lính đào ngũ có cách biệt rõ rệt: quân bắt được lính bộ thưởng 30 quan, còn được thuỷ binh thì được hưởng tới 40 quan!"

“Các xưởng thuỷ quân và quân cảng của ông làm người ngoại quốc ngạc nhiên và chắc sẽ khiến cả Âu châu thán phục nếu Âu châu có thể chứng giám. Một bên người ta thấy các thứ súng tay, súng lớn đủ mọi cỡ, dụng cụ, giá súng, đạn... phần lớn đẹp đẽ chỉ nhường kiểu mới nhất thôi. Một bên, vô số các thuyền chiến (galère), các chiến hạm đủ mọi cỡ, mọi hình thức, rất chắc chắn. Tất cả những cái đó là công trình của ông hoàng ưa hoạt động cũng như chăm chỉ này, được các sĩ quan người Pháp luôn luôn giúp đỡ vì nghệ thuật và công nghệ đó ở xứ này còn xa mới đuổi kịp Âu châu”.

"thuyền Hải đạo là tàu thuỷ chiến hay nhất, chiến hạm là thuyền buôn không buồm mà nhỏ, ghe Ô, ghe Chu là các ghe đánh giặc thân lớn, dài, ghe Lê có chạm vẽ ở mũi thuyền và lái. Ngoài ra, ở các thuyền hiệu (5 thuyền hiệu tạo tháng giêng năm Nhâm Tý 1792: Hoàng Long, Xích Nhạn, Thanh Tước, Bạch Yến, Huề Hạc), các Ô sai thuyền (chắc là ghe Ô), Đại hiệu thuyền và Tây dương dạng thuyền"


Tài liệu của người Pháp giúp việc Nguyễn Ánh để lại hay nói đến các chiến ghe rõ là các thứ ghe Ô, Chu, Lê. Có lẽ từ ngữ này cũng chỉ các thứ ghe mà L. Barizy gọi bằng các tên galère, chaloupe canonière, demi canonière... khác nhau từ lớn tới nhỏ. Còn Tây dương dạng thuyền hẳn là các “vaisseaux construits à l’européenne” thì J. Liot tả rõ:

"một loạt frégate có phía sau và buồm dạng của Trung Hoa trong khi phần còn lại mang dạng Tây, có 6 đại bác mỗi bên, mỗi cái mỗi đầu. Đó là các Thao (tàu) Thoại Phụng của Barizy điều khiển, Loan Phi của Chaigneau, Bằng Phi của De Forçan, Phượng Phi của Vannier... "
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,863
Động cơ
278,533 Mã lực
Có ý kiến cho rằng anh Cả thành anh Hai là ý tưởng của Nguyễn Phúc Khoát, muốn mang Đàng Trong nội thuộc nhà Thanh nên bắt dân gian ăn mặc kiểu khựa và thay đổi cả cách gọi như anh Hai hay một chục là 12.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Máy nó không cho vốt cụ bác sĩ. Cụ chịu khó quá.
Có ý kiến cho rằng Minh mangj là con thứ 4 của Ánh. Tuy nhiên ý kiến này có lẽ không chuẩn vì con của hoàng tử Cảnh còn bị hành hạ khốn khổ, Đảm mà có thêm 2 ông anh thì chắc hai ông này chết thảm dưới tay Đảm rồi, và nếu điều này xảy ra thì sử đã ghi.
Đảm làm tất cả mọi việc tàn -độc nhất để bảo vệ ngai vàng, theo các tài liệu còn lưu ở Vatican, Đảm sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791, theo Âm lịch là 23 tháng 4 năm Tân Hợi, Đảm là con thứ 2 cụ ạ, mẹ là phi thứ hai Trần Thị ( có lẽ là Trần Thị gì đó) con gái tham tri bộ Lễ Trần Hưng Đạt.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,155
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cũng nên kể cho các cụ tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người dân Nam Bộ thời ấy, điều mà trong sử nhà Nguyễn hay bất cứ bộ sử nào của Vn, đều không nhắc tới.

"ở miền Nam Hà. Trên con đường tràn về Nam, đám nông dân đồng bằng (ý nói người Việt) tiếp xúc với những nhóm thiểu số hoặc từ đời nào vẫn có cuộc sống bộ lạc dời đổi như các sắc dân phía Tây, hoặc đã từng là phần tử của những quốc gia hào hùng trong quá khứ như Chiêm Thành, Chân Lạp, hoặc là những kẻ từ phương xa tới, những con chim đi tìm đất lành như Tiêm, Trung Hoa... Chúng ta đã thấy sức mạnh của Nam Hà dựa trên sự kết hợp này như thế nào rồi. Tuy nhiên các phần tử không phải đã được nhất hoá - cũng như ở Bắc Hà - các nhóm sẽ hướng về trung ương mà dần dần biến đổi."


Trước nhất là dân Chiêm Thành. Khoảng 1773-1774, họ còn khoảng 20.000 người,sống chủ yếu về hướng Bắc là Thạch Thành ở Phú Yên. Nữ chúa Thị Hoả của họ đã hưởng ứng với Tây Sơn và bị Tống Phúc Hợp giết. Nhóm thứ hai quan trọng hơn, khoảng 50.00 người ở Bình Thuận, từ Kế Bà Tử đến Chưởng cơ Tá ( tên Chiêm: Po Tithun da parang) vẫn thế tập kế truyền.

Từ năm 1782, Tây Sơn vào, Tá đem vàng bạc ra hàng.

Năm 1788, Nguyễn Ánh về, Tá đem quân lên núi giết quân Ánh biến thành một tiền đồn quan trọng của Tây Sơn. Khi quân Nguyễn ra đến Phan Rí, Nguyễn Văn Hào dẫn quân bắt giết Tá. Từ đó mới chấm dứt Vương hiệu Chiêm Thành. Ánh đổi tên Chiêm Thành ra Thuận Thành ( thuận theo ÁNh)

Ánh phong cho các tướng Chiêm Thành là: Nguyễn Văn Chiêu ( tên Chiêm: Po Lathun da Chaja) làm Chưởng cơ, Nguyễn Văn Hào ( tên Chiêm: Po Lathun da paguh) Nguyễn Văn Chấn ( Po Ja Ngah) làm Cai cơ coi trấn Thuận Thành. Sau Chiêu được phong Tán lý theo quân Nguyễn Ánh đánh giặc trở thành một viên quan triều, còn Hào lên thế coi sóc Chử Chân, Tiểu Trà Dương, Đại Trà Dương có Chấn phụ tá.

Đầu năm 1793, lại thêm 3 sóc về hàng là Phố Châm và Ba Phủ, Nguyễn Ánh lo tổ chức cai trị trấn Thuận Thành, đặt Lịnh Sử Ti 10 người coi xét công việc trong trấn. ( Phố Châm chắc là vùng gần Tánh Linh mà giáo sĩ Aymonier gọi là Patjam chiếm 2, 3 xóm Chàm và 2, 3 xóm Thượng Chrou, Ba Phủ chắc là dân Ê Đê ( hay Thượng),nay ở tỉnh Bình Thuận)

Sưu dịch họ phải làm ngoài binh vụ là bắt voi nạp, vào tổ chức An tượng cơ để dạy voi cho thuần, dùng trong chiến tranh. Thuế Gia Định đánh vào họ là trầm hương, kỳ nam, thuế lúa nộp thay tiền. Ruộng ở đó thường bị khô cháy, không cày cấy được miễn thuế.

Ruộng Trà Nương ở xứ Long Hương ( nay là Tuy Phong, Bình Thuận, tên mới: Liên Hương), Phan Rí, Phố Hài là lộc ăn của vua ChIêm cũng theo quy chế trên, nghĩa là chỉ chịu thuế những khoảng nào có người cày thôi.

Các trận chiến qua lại trên trấn Thuận Thành khiến cho hơn 36 sóc người Thượng phải bỏ xuống phía nam nơi các vùng Đồng Môn, Phước Hưng, La Bôn đến xin trú ngụ và phụ thuộc vào dinh Trấn Biên.

Chiến tranh gây sách nhiễu cho lớp người thiểu số này nên có sóc như sóc Ba Phủ đã nổi loạn suốt mấy năm 1796, 1797, 1798, 1799 chống Nguyễn Ánh đến nỗi Nguyễn Văn Thành phải kêu lên: “Ba Phủ là mối lo tâm phúc của ta”. Nổi loạn Ba Phủ lúc dừng, lúc phát, lúc ẩn náu trong rừng sâu, lúc ồ ạt ngoài đồng nội đã làm ngăn trở ít nhiều những cuộc tiến quân ra Bắc.

Ánh rất có tài chiêu dụ đám dân tộc, các gian tế của Ánh mang các nhu yếu phẩm mà các sắc dân thiểu số lúc ấy đang thiếu như: muối, gạo lúa, vải vóc, sắt đồng để làm mồi nhử, việc này, Tây Sơn ( do cả Nhạc và Huệ) đều làm kém hơn ÁNh nhiều.Việc dân Thượng Đồng Hương ở Bình Khang (1793), Thuỷ Xá ở Phú Yên (1794) ra hàng được cấp vải vóc, tiền bạc, chiêng cồng. Các việc này cũng như việc Hà Công Thái tù trưởng Mường ở Thanh Hoá đưa thư vào Gia Định xin đánh giặc ( Huệ) chứng tỏ thái độ bất phục tùng của đám dân phía Tây đối với Tây Sơn.

Người trung gian quan trọng giữa Gia Định và các sắc tộc miền Cao Nguyên là Nguyễn Long, bộ tướng của Châu Văn Tiếp từ lúc chiếm cứ núi Chà Rang với dân Thượng Phú Yên. Chức Thượng đạo Tướng quân mà ông giữ suốt cả thời gian từ lúc về Gia Định đến khi thống nhất, chứng tỏ Nguyễn Ánh đã biết dùng uy tín của ông để chiêu dụ họ.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,863
Động cơ
278,533 Mã lực
Em lại cứ nghĩ là Tây Sơn phải được người miền núi ủng hộ hơn Nguyễn Ánh. Nguyên thủy quân Tây Sơn mộ ở vùng núi Bình Định, Tây Sơn thượng đạo và hạ đạo. Ánh chơi với Vạn Tượng thì Tây sơn chơi với Chân lạp và Chiêm thành. Lí do Trần Quang Diệu bị bắt nộp có thể là do lúc đánh Vạn Tượng ông đã gây nhiều thù oán với đám dân Lào, Thái ở vùng Nghệ An, Quỳ hợp nên lúc chạy từ miền trong ra, đi thượng đạo nên bị đám người này phục kích, giết dần giết mòn quân lính rồi bắt sống. Mà ông này cũng kém, không biết đường mà tự tử, đằng nào cũng chết, thua cả chúa Trịnh Khải.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top