Ánh xuất tiền bạc, nhờ Lộc mua vũ khí hiện đại.
Qua lời thư của De Guignes, Viên Lãnh sự Pháp ở Macao, ông đã làm trung gian mua cho Nguyễn Ánh nhiều chiếc tàu.
Và cũng từ Macao trong những tháng cuối năm 1789, 8, 9 chiếc tàu đi buôn ở Nam Bộ đã mang theo nhiều thứ khí giới quân dụng. Một trong những chiếc tàu đó là chiếc la Garonne đã bán cho sứ giả Nguyễn ở Xiêm hai khẩu đại bác.
Tất cả những chuyến mua bán đó làm cho Nguyễn Ánh có trong tay một số tàu chiến Tây Phương quan trọng. Lại được các sĩ quan, thủy thủ Tây huấn luyện, thủy quân Nguyễn ngày một thiện chiến.
L.M Jean de Jesus Maria viết thư từ Chợ Quán ngày 4-3-1790 ghi nhận Ánh có:
“khoảng 10 chiếc tàu Bồ và 1 chiếc tàu Pháp tất cả đều là tàu buôn nhưng võ trang với đầy đủ khí giới quân dụng”. Nhưng quan trọng hơn cả là việc có đám người Tây phương giúp."
Lính Tây đều là những người có học, có xuất phát trung lưu, 1 số là quý tộc, đa phần ưa phiêu lưu mạo hiểm nên đến theo Lộc ngõ hầu đem lại cảm giác phiêu lưu, lại vừa có tiền bạc.
Nổi tiếng hơn cả là các sĩ quan: Jean Marie Dayot ,Alexis Olivier de Puynamel, J.B.Chaigneau, De Forland, Laurent Barizy,Philippe Vannier, tất cả đều được chức Cai đội. Tất cả đều có họ và tên Việt cho dễ gọi. Một số lấy vợ Việt.
1. Viên sĩ quan Hải quân Dayot được phong làm Trí Lược hầu tháng 6-1790. trông coi chiếc tàu “Đồng Nai” và có dự trận thuỷ chiến Thi Nại 1792, là “linh hồn và chủ tướng của thuỷ quân Nguyễn” như Giáo sĩ La Bissachère đã nói.
2. Alexis Olivier de Puynamel vốn chỉ là một binh nhì trên tàu La Dryade, sau đó trốn ở Côn Lôn ngày 19 tháng 9 năm1788 rồi theo Hồ Văn Nghị phục vụ Nguyễn Ánh khi mới 20 tuổi. Ông dùng hoạ đồ của Le Brun - Khâm sai Cai đội Thạch Oai hầu - và cùng ông này xây thành Gia Định theo kiểu Vauban. Ông tổ chức quân đội - có lẽ trước hết là quân dưới quyền ông - theo lối Tây phương. Sau này, Nguyễn Ánh đã phong cho ông ta chức Vệ uý Thần sách Vệ ban và sau đó, Thuộc nội Vệ uý, làm Cai đội trong quân Thần sách, một thứ chủ lực quân, Olivier đã có mặt nhiều nhất trong sử sách nhà Nguyễn. Ông này chịu trách nhiệm huấn luyện bộ binh.
3. Chaigneau , được photuớuc Hầu, đến chậm nhất (1794) và lại ở Việt Nam sau rốt, đã thay J.M. Dayot vào cuối năm 1796, làm chỉ huy tàu Phi Long, có dự vào trận Thi Nại , hoạt động ở Quảng Nam, Huế sau đó và trông coi việc tiếp tế cho quân đội ở Phú Xuân .
4. De Forçan chỉ huy tàu Phi Bằng trong chuyến tấn công Quảng Nam, Huế (1801).
5. Barizy, con người sôi nổi, càu nhàu bất mãn nhất trong đám, đến Gia Định năm 1793. Ông đã từng được phong Thành Trí hầu, giữ việc tiếp tế cho quân đội bằng cách liên lạc mua bán với Ấn Độ Manille, Malacca. Ông chỉ huy tàu Thoại Phụng trong chuyến chiếm cửa Thuận An (1801).
6. Vannier tới năm 1789 cùng với Felix Dayot - em J.M. Dayot, chỉ coi việc tiếp tế - chỉ huy chiếc tàu Phi Phụng với chức Cai cơ (1801) cho đến cuối năm 1802 thì được phong Chưởng cơ Chấn Võ hầu.
7. J.M. Despiau, thầy thuốc trong quân đội, đến năm 1789, người đã săn sóc cho LỘc lúc cuối cùng.
8. Desperles, viên thầy thuốc giải phẫu của tàu Le Pandour.
Lính Tây và ÁNh thường hay mâu thuẫn, chính Olivier đã nói năm 1793:
“Chúng tôi đã phục vụ vô ích cho Chúa xứ Nam Hà”. Ông ta than phiền rằng làm việc cần mẫn, chiến thắng nhiều trận mà không giàu có được chút nào.
Ánh thì chê đám lính Tây " nóng nảy, dữ tợn, khó cầm" hay " rượu"
Đám chỉ huy, lính người Việt thì ghen tức, bỗng đâu mọc ra một lũ mắt xanh mũi lõ, râu xồm da trắng, giờ chúng nó chỉ huy mình, mà mình theo chúa từ lúc đang lang thang ăn cả cám. Nên hễ có dịp là họ dèm pha lính Tây với ÁNh.
Tuy thế, Ánh đủ khôn để hiểu là nếu thiếu bọn Tây huấn luyện, thiếu cách đánh hiện đại, thiếu vũ khí mạnh, Ánh còn lâu mới thắng được Tây Sơn.
Ánh đành nhân nhượng bọn Tây.
Ánh cho phép họ được buôn bán riêng lấy lợi khỏi thuế má. Olivier được buôn bán dọc bờ biển vùng Nguyễn; năm 1799 ông ta đi Malacca bán một thuyền cau được 3000 đồng.
Despiau năm 1800 đã mua được của ông Chưởng dinh Hữu quân (?) một chiếc ghe chiến và xin phép Nguyễn Ánh mua muối, các vật dụng khác và 30 vuông gạo để đi Ấn buôn mang cờ hiệu Gia Định.
Chính đó là một quyết định khôn ngoan của Ánh: làm việc cho họ mà đám Tây này vẫn có ích cho Ánh vì chính họ đã đóng vai trung gian cung cấp vũ khí cho Ánh, tuyên dương uy thế của Ánh ở nước ngoài, nhất là các nước lân cận. Cũng ở nhiệm vụ giao dịch đó, chúng ta thấy họ cùng các linh mục là những kẻ dò la tin tức Tây Sơn rất đắc lực vì họ có mặt khắp nơi trong, ngoài nước, hiểu rõ tình hình vì ở lâu, biết đích xác sự việc, nhờ thói quen chuyên tâm chú ý quan sát của người Tây phương.
Hãy nghe Olivier trong một bức thư, nhờ Letondal ở Macao dò la tin tức xung đột giữa quân Thanh và Tây Sơn (15-7-1789):
“Chính vì muốn biết trong chi tiết mới nhất về trận đánh ấy mà Hoàng thượng hôm qua đã bảo tôi viết thư cho Cha, nhờ viên thuyền trưởng Antonio Vincenti. Ý định của Hoàng thượng là muốn biết có gì đã xảy ra trong trận đánh ấy, ý định người Tàu ra sao, lực lượng của họ thế nào. Ngài cho rằng nhờ nơi hiểu biết về người Trung Hoa của Cha mà Cha có thể cho biết những tin tức chắc chắn hơn từ nơi nào khác...”
Cũng vậy, tin từ vùng Tây Sơn có thể vô tình tới Gia Định bằng những cánh thư của các giáo sĩ Labartette, Longer, Doussain ở Bố Chính, Thuận Hoá gởi cho Letondal ở Macao, Le Blandin ở Paris chẳng hạn.
Nhưng quan trọng hơn nữa là việc quân nhân, giáo sĩ Tây phương có mặt ở Gia Định cũng tức là đã mở cửa cho văn minh Tây phương tràn vào. Giáo sĩ De Labissachère cho biết Lộc đã dịch từ chữ Pháp ra nhiều quyển sách nói về chiến thuật và cách phòng thủ cho Nguyễn Ánh đọc, ngoài ra, Lộc đã dịch ra tiếng Việt nhiều đoạn có ích nhất của tập Bách khoa và nhiều quyển sách khác dùng cho việc cai trị quốc gia. Chưa hết, Giáo sĩ Cadière còn tìm thấy một tấm bản đồ ở Nội các ghi tất cả những phần chính của một vị trí phòng thủ với một loại súng pháo binh, vẽ từ một quyển sách nói về Vauban, xuất bản năm 1773.
Có thể thấy số sĩ quan và lính Tây này đã đóng góp rất lớn cho những chiến thắng có tính chất quyết định của Nguyễn ÁNh sau này với Tây Sơn.
Ngoài ra, không thể bỏ qua số tiền mà Lộc đã bỏ ra để mua vũ khí, mua tàu, thuê lính. Và, số tiền vàng rất nhiều của các nhà buôn Pháp khác đưa cho Lộc để xúy chỗ buôn bán ở Nam Bộ.
Ảnh hưởng sự du nhập kỹ thuật, tư tưởng này thật là quan trọng trong những ngày sắp tới, khi Nguyễn Huệ còn bận bịu củng cố phía bắc, bỏ lơ cho Nguyễn Ánh có thì giờ khai thác Gia Định để lớn mạnh lên.