[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Sử Otofun mà cụ, cứ nói sự kiện ra như SGK thì buồn ngủ lắm, đôi khi cũng vui vui cho nó liền mạch cụ nhỉ?=))
Vâng cụ cứ tiếp tục đi ạ. Khi xong rồi thì em sẽ chỉ cho cụ thấy những điểm bất hợp lý, vô lý của cái nguồn này :D
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,669 Mã lực
Cụ doc viết kiểu 3 quốc,chương hồi cũng rất thú vị.
Phạm văn Tham lúc đó được coi là tư lệnh quân Tây sơn ở Gia định,cũng lừng lẫy ra phết
 

en lờ 100

Xe tải
Biển số
OF-346713
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
418
Động cơ
274,080 Mã lực
Nơi ở
Vĩa hè kế bên NewWord Sài Gòn
Cụ doc viết kiểu 3 quốc,chương hồi cũng rất thú vị.
Phạm văn Tham lúc đó được coi là tư lệnh quân Tây sơn ở Gia định,cũng lừng lẫy ra phết
Làm đến chức Thái Bảo thì đâu phải đậu vừa rang :))
 

noname2604

Xe máy
Biển số
OF-114596
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
94
Động cơ
388,240 Mã lực
Tiếc cho hoàng đế Quang Trung, kể mà ngài sống thêm vài năm nữa có phải Quảng Đông thuộc về vn ko.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,669 Mã lực
Em hóng tiếp thế nào mà Phạm văn Tham(Sâm) làm sao lại đầu hàng
 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Cụ Ánh có cái tài oánh 1 trận sạch ko kình ngạc, oánh 2 trận tan tác quân ta, thế mà cuối cùng lại thắng mới tài, đúng là cờ bạc ăn nhau trường vốn :))
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,347
Động cơ
522,112 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ Ánh có cái tài oánh 1 trận sạch ko kình ngạc, oánh 2 trận tan tác quân ta, thế mà cuối cùng lại thắng mới tài, đúng là cờ bạc ăn nhau trường vốn :))
Đỏ cụ ợ !
Phang lô thua sạch còn tí ti thả con đề lại choén ... bái phụt :))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không hiểu sao, Nguyễn Nhạc lại không kéo quân vào oánh quân Nguyễn, giải vây cho Tham? Có lẽ Nhạc lo phòng bị Huệ tấn công vào Quy Nhơn?

Các giáo sĩ đương thời giải thích thái độ ấy, cho rằng:

“Nhạc không dám đến đánh Nguyễn Ánh là vì sợ lúc vắng mặt, em ông có thể đến chiếm lấy kho tàng mà ông giấu ở ngôi thành độc nhất này”.

Sự thực cả hai Nhạc và Huệ đều gườm nhau, giữ thế từng tí một, Huệ muốn đánh Nguyễn Hữu Chỉnh cũng không dám rời Phú Xuân, lại trao quyền cho Vũ Văn Nhậm mà bụng cứ phập phồng sợ Nhậm làm phản.

Khoảng tháng 1 năm 1788. ( Âm lịch)

Nguyễn Huệ phái tướng NGuyễn Văn Hưng, đem thủy quân vào cứu Tham.

Lúc này, dân chúng cả vùng cả vùng Thuận, Quảng, Bố Chính, đã lao xao về việc Nguyễn Ánh quay về Gia Định. Nguyễn Huệ lo ngại.

Ánh bảo cho lính biết là Nguyễn Huệ đã gởi “Thằng Hưng” đem đại binh vào cứu “Thằng Sâm” ( Tham) ở Gia Định( khoảng tháng 3 âm lịch trước khi họ ra Bắc giết Vũ Văn Nhậm). Số lượng quân đội này, Thực lục ghi 30 thuyền, giáo sĩ Letondal tăng đến 3-400 thuyền và cho rằng mục đích chỉ đi lấy lương Gia Định cho mau rồi về thôi. Nguyễn Ánh cũng đề quyết với quân sĩ của mình như vậy và cho rằng Phạm Văn Hưng chỉ vào vận lương, cứ cố thủ đi vài tháng hắn ta sẽ lui về.

Có thể Ánh chỉ nói để trấn an quân sĩ. Việc Nguyễn Huệ giết Nhậm rồi vội vã về Thuận Hoá đợi tin Hưng chứng tỏ nhiệm vụ dò xét, giúp đỡ nếu có thể - của toán thuỷ binh này ở Gia Định. THật tiếc là Huệ lại không tiến quân vào.

Giáo sĩ Letondal viết thư ngày 7 tháng 11 năm 1788 bắt đầu chuyện này bằng câu:

“Vào tháng 7-1788 viên bạo chúa ấy rất lo lắng về 3 hay 400 ghe mà ông gởi vào Đồng Nai”. Ông viết theo thư Labartette cho biết, như vậy việc Nguyễn Huệ gởi quân đi vào Nam xảy ra trước tháng 7 dương lịch nhiều tháng đúng như xác nhận của Nguyễn Ánh trong thư gởi cho J. Liot kể trên.

Quân Thái uý Phạm Văn Hưng với Phạm Văn Tham đánh nhau kịch liệt với quân Nguyễn dằng dai hàng nhiều tháng để ở Phú Xuân Nguyễn Huệ phải bồn chồn lo ngại. Nguyễn Ánh lúc đó cũng vừa thu phục một tướng tài: Võ Tánh từ Gò Công, làm tăng quân số Nguyễn lên hàng vạn người. Điều đó cho Ánh tin tưởng để nói với J. Liot rằng:

“Nội tháng sáu Ta cũng đánh được Sài Gòn mà chớ!

Quân Nguyễn càng oánh càng thắng, dần dần làm chủ gần hết Nam Bộ.

Tham về sông Mỹ Tho rồi lại về Gia Định trong khi Tôn Thất Hội chiếm Ba Giồng, Hoàng Văn Khánh, Trương Phú Ngan, Nguyễn Văn Trương, Tô Văn Đoái đắp luỹ ở Nước Xoáy dùng trái cau khô làm đạn bắn qua luỹ Tây Sơn bắt họ phải lui.


Quân Nguyễn chia nhau chiếm giữ vùng Trà Lọt, giồng Triệu, Giồng Sao, thu hẹp phạm vi hoạt động của Tây Sơn trong vùng Gia Định, Mỹ Tho. Dinh Trấn Biên cũng lọt vào tay Lưu thủ Khoa khiến cho Phạm Văn Tham chỉ còn dựa vào thuỷ quân bảo vệ cho một số địa điểm bám víu trong đồng.

Nguyễn Ánh tự phụ để viết thư khoe với giáo sĩ J. Liot rằng:

“Từ Ta đề binh phá Tây đồ, thì bộ binh thâu phục Gia Định phủ các xứ, còn thuỷ binh nó thì trụ tại Mỹ Tho cùng Bến Nghé, thắng phụ vị phân, thuỷ binh Ta thì ắt còn trụ tại Trà Lọt...”
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ánh lại cầu viện quân Xiêm.

Nguyên trước đây, 1 tay chân tâm phúc của Ánh trước kia là Huỳnh Tường Đức bị Tây Sơn oánh dạt sang Xiêm lưu vong len lút tới lúc này bị quân Xiêm phát hiện nghi là gián điệp hoặc có ý phản loạn liền bắt về tống giam.

Tường Đức hay tin Nguyễn Ánh đã về nước liền cho người cầu cứu ông.

Nguyễn Ánh nhân đó liền viết thư cho vua Xiêm (Rama I) thanh minh đồng thời yêu cầu chi viện:

“. Hiện nay, quân Tây Sơn và các cấp chỉ huy, binh lính đang hết sức rối loạn. Rất đông bọn chúng đã chạy theo tôi. Tôi có nghe nói Ong Ho Tuang Duk (Huỳnh Tường Đức) là thần tử của của tôi, trước đây bị Tây Sơn bắt, nay đã trốn khỏi chạy sang Bangkok. Ong Ho Tuang Duk tinh thông chiến trận. Tôi cầu xin bệ hạ thả họ về với tôi để họ giúp tôi trong việc đánh quân Tây Sơn. Ngoài ra, số lượng thuốc súng và đạn của tôi cũng thiếu. Tôi xin bệ hạ ban cho một số súng, thuốc nổ và đạn để Ong Ho Tuang đem về cho tôi.”

Vua Xiêm liền thả Huỳnh Tường Đức kèm theo đó là cho Huỳnh Tường Đức mang theo 5 chiếc thuyền chở lưu hoàng, thuốc súng và nhiều súng ống.

Tới tháng 9-1788 Nguyễn Ánh viết thư cho vua Xiêm:

“... Tôi lưu vong đến nhờ hoàng thượng che chở. Ngài đối đãi với tôi rất tử tế. Ngài đưa quân sang đánh để lấy lại nước giúp tôi. Tuy vậy, việc đó không thành vì Xiêm La cũng bận việc chiến tranh với Miến Điện. Tôi chịu ơn nhà vua rất nhiều và chuyện đó tất cả mọi thuộc bang đều biết rõ. Tôi đã nhận được thư từ vua xứ Bắc Hà, từ những người đã theo tôi hay làm bầy tôi của ông nội tôi, của cha tôi. Tất cả ai ai cũng hối thúc tôi tìm phương thức quay về lấy lại nước. Tôi đã định xin phép của hoàng thượng, nhưng lại sợ ngài không cho tôi đi. Thành thử tôi đành viết một lá thư trần tình mọi việc và xin ngày để tôi trở về. Tôi đặt lá thư đó trên bàn thờ rồi bí mật giã biệt.
........
Tôi cũng xin nhà vua cho phép tôi được giữ các tàu tuần, súng, đạn và thuốc súng mà nhà vua đã giao cho tôi để tuần tiễu mặt biển cùng thực hiện chiến dịch đánh Tây Sơn. Tôi sẽ giao hoàn lại nhà vua khi chiến dịch hoàn tất…”


Nguyễn Ánh, lần này không cầu cứu quân lính, mà chỉ xin vũ khí.

Tất nhiên, ÁNh cũng khôn khéo ra phết, trước đây, Ánh có hứa với Xiêm là sẽ cống cho Xiêm cây vàng cây bạc và châu báu nhưng chưa kịp thực hiện thì đầu năm 1783 Ánh đã bị Tây Sơn tấn công, rồi sau đó phải chạy sang Xiêm lưu vong, ăn còn chả đủ lấy đâu ra vàng bạc châu báu mà cống?

Lần này chắc là có, nên sử Xiêm có ghi lại

Ngày 27 tháng 9 năm 1788

Ánh nhận được viện trợ từ Xiêm.

“Vào ngày 13 của hạ tuần tháng 10 Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) gửi đến một lá thư. Trong thư đó, Ong Chiang Su cho hay vào ngày thứ 6 của hạ tuần tháng 10 (20-9) đã lấy được Sài Gòn, Lokkanai (Đồng Nai?) và Bà Rịa.
Đến tháng 12 năm đó, Ong Chiang Su nhớ lại ân tình mà vua Xiêm đã dành cho ông, nên sai thợ thực hiện một cây bằng bạc và một cây bằng vàng, cả hai đều rất cầu kỳ. Hai cái cây này đặt trong bình cao được chuẩn bị để đem tới cho nhà vua. Nhà vua ra lệnh nhận những cây này và đem để thờ tại tháp Phrachao.
…..
Ong Chiang Su xin hỏi mượn 30 chiến thuyền, với đầy đủ súng ống trước và sau, cùng trang bị đạn dược. Ông ta cũng hỏi cho Chaophraya Aphaiphubet ở Cambodia đem một đạo quân 3000 người khoẻ mạnh, tất cả đều cắt tóc theo kiểu Thái, để giúp ông ta.
….
Nhà vua cho phép Ong Bo Ho, Ong Ho Tuang Duk, và Ong Kai Chat (Tên phiên âm Xiêm của các quan thần Nguyễn Ánh cử sang) đi lựa những chiến thuyền nào họ muốn nhưng hầu hết đều cần phải sửa chữa. Họ chỉ kiếm được có 5 chiếc trong tình trạng tốt. Nhà vua bèn cho họ những thuyền này, cùng với 70 súng nokphrong, thuốc súng và đạn để trang bị cho các thuyền đó.”


Viện trợ về, quân Ánh lại mạnh lên.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng tháng 4 năm 1788 ( Âm lịch)

Nguyễn Ánh từ Sa Đéc sai Tôn Thất Huy, Lê Văn Quân đánh luỹ Trấn Định ( Tân Hiệp bây giờ), Cai cơ Tây Sơn là Viên mở cửa đầu hàng, bắt được Chưởng cơ Diệu.

Thừa thắng, quân Nguyễn tiến đến Thang Trông đánh bắt Đô đốc Nguyễn Văn Mân. Như vậy Tây Sơn đã mất căn cứ Mỹ Tho. Quân lính Tây Sơn chạy tán loạn vào trong dân gây ra một mối đe doạ an ninh cho thôn xóm, cho tất cả đất Gia Định một khi Nguyễn Ánh lấy được. Cho nên một mặt ÁNh lấy lòng dân chúng bằng cách ra quân lệnh cấm binh sĩ sách nhiễu tiền bạc, vợ con dân gian, để từ đó dùng lợi lộc dụ họ đối đãi tốt với quân sĩ Tây Sơn, lôi kéo đám binh này về phe mình: ai mà nuôi một binh lính Tây Sơn bỏ chạy về làng thì được miễn binh dịch một nửa, hai người thì được miễn hết, ba người trở lên thì được thưởng.

Mặt khác,Ánh dụ binh Thuận Hoá, lính Bắc Hà bằng cách kêu gọi tinh thần địa phương của họ, nhắc nhở đến mối liên lạc xứ sở của họ với các Chúa Nguyễn xưa, gợi lòng nhớ quê, xa xứ của họ để họ ra hàng tòng quân theo về đất cũ.

Tây Sơn càng bị vây chặt: ở Đồng Nai, họ bị Nguyễn Văn Nghĩa phá tan. Ở luỹ Ngũ Kiều, Đốc chiến Tây Sơn Lê Văn Minh bị Tôn Thất Hội vây chặt rồi lại phải thua trận hoả công do thuỷ binh Nguyễn Ánh từ Ba Giồng tiến lên.

Thế là trận vây Gia ĐỊnh bắt đầu.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,533 Mã lực
Tướng Tây sơn giỏi như Trương Văn Đa về sau không biết số phận ra sao? Phạm Văn Tham mà giỏi đến mức giữ được Gia định đánh được Ánh thì cũng nên hình thành lực lượng riêng mà làm chủ miền Nam.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Số Ánh đúng là lúc nào cũng đỏ, nhờ vào Xiêm thì có lẽ đến mùa Quýt cũng không thắng được Tây Sơn, thậm chí có khi bị Hưng và Tham thịt.

Đúng lúc này, viện binh của Bá ĐA Lộc, gồm súng ống hiện đại và sĩ quan, lính Tây lại vừa đến.

Ngày 8 tháng 12 năm 1787.

Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh được vào triều kiến từ giã vua Pháp và sau đó đáp chiếc tàu buồm Dryade về nước. Đi theo có tàu La Méduse chở theo một số lính để tăng cường ngạch pháo binh đảo France, và thành Pondichéry.

Còn có hai chiến tàu khác chở lương thực và tiền bạc dùng cho cuộc viễn chinh. Khi thuyền ghé đảo Bourbon (Réunion), đảo France (Maurice), cũng như khi đến Pondichéry, Bá Đa Lộc gặp nhiều nhà buôn Pháp kinh doanh tại các nơi ấy và cho họ biết nội dung bản hiệp ước có khoản ‘tự do buôn bán’, ‘độc quyền buôn bán’, và ‘an toàn cá nhân’ tại Xứ Đàng Trong, nên nhiều nhà buôn ham lợi đã giúp tiền cho Lộc để ‘giành chỗ’ trước.

Tại Pondichéry, Toàn quyền De Conway tỏ ra dè dặt và lúng túng, không muốn giúp ÁNh. Để trì hoãn, ông này lấy cớ tàu chở lương thực và tiền bạc viện trợ chưa đến, thật ra hai chiếc tàu ấy chẳng bao giờ đến.

Hai người cãi vã, tranh đấu, thư từ, qua lại phản đối và cả hai đều gửi nhiều khiếu nại, báo cáo về Triều đình. Tại Paris, Hội đồng Hoàng gia Pháp họp ngày 4-10-1788 chuẩn y đề nghị của De Conway, nghĩa là vua Louis XVI không phê chuẩn hiệp định Versailles trong thời hạn 1 năm. Bản hiệp ước này đến tay Nguyễn Ánh vào tháng 6 năm 1789.

Nhưng vì các thương gia Pháp ở các đảo Bourbon, France và ở thành Pondichéry tỏ ra bất bình, các báo chí địa phương cũng hùa theo để chỉ trích, nên De Conway sai De Kersaint đem hai chiếc Dryade và Bengale đến Xứ Đàng Trong xem xét tình hình.

Bá Đa Lộc xin đi theo để đón Ánh sang Pondichéry, De Conway không cho, chỉ cho phép De Kersaint chở giùm 1.000 khẩu súng Lộc mua hộ.

Phái đoàn De Kersaint khởi hành đi Nam Bộ ngày 18 tháng 5 năm1788, sau đó trao cho Ánh 1.000 khẩu súng.

Ánh nhận được súng Tây, mừng lắm. QUân Nguyễn sức mạnh lại lên.

Ngày 13 tháng 3 năm 1789

De Kersaint trở về Pondichéry, mang theo những bản địa đồ và tin tức khá mơ hồ về giá trị Xứ Đàng Trong. Như thế là vì phái đoàn đến gặp lúc Nguyễn Ánh đang đánh nhau với Nguyễn Lữ , khi được, khi thua, đến tháng 9 năm 1788 mới vào chiếm được Gia Định, nhưng tướng Tây Sơn Phạm Văn Tham còn giữ đất Ba Thắt, mãi đến tháng 2 năm 1789 mới chịu đầu hàng ; và vì loạn lạc, đồng ruộng lúc ấy còn bị bỏ hoang. De Kersaint đã gặp Nguyễn Ánh trong tình trạng quân sự bất ổn và kinh tế suy kém ấy.

De Conway căn cứ vào nhận xét của De Kersaint, nên cho rằng cuộc viễn chinh bất lợi, rồi ngày 15- 3-1789, gửi phúc trình về Paris rằng " dự tính của giám mục Ba Đa Lộc là những giấc mơ của một đầu não bồng bột ", vậy nên bãi bỏ việc cứu trợ.

Nhưng đồng thời, nhân viên tàu Dryade lại Lộc biết rằng Nguyễn vương đã lấy lại được 5 tỉnh cực Nam xứ Gia Định. Bá Đa Lộc liền vội vàng biên thư cho Toàn quyền De Conway khẩn cầu xin cho ‘một đạo quân nào đó’ (một cách tượng trưng) đi Xứ Đàng Trong phụ với Nguyễn vương để hoàn tất cuộc chiến thắng ; và hứa rằng sẽ quên hết những gay cấn vừa qua giữa hai người. Nhưng De Conway từ chối.

Ngày 7 tháng 9 năm 1788.

Nguyễn Ánh đóng binh ở rạch Thị Nghè trong khi Phạm Văn Tham dàn binh từ chợ Điều Khiển đến chợ Khung Dung chống cự.

Ánh sai Võ Tánh đi vòng phía nam đồng Tập Trận thẳng tới Bến Nghé để chặn đường lui quân. Hai bên giáp công, lần này, quân Nguyễn áp đảo, Tham không địch nổi phải bỏ chạy.

Phạm Văn Tham đem thủy binh chạy ra cửa Cần Giờ không được vì Lê Văn Quân đã chặn ở đó rồi bèn về Hàm Luông rồi về Ba Thắc , đóng quân hai bên bờ sông đắp luỹ cự chiến. Ông còn dựa vào đám binh Miên nổi loạn ở Trà Vinh, Mang Thít để làm thế nương tựa chống đánh.

Nhưng Nguyễn Ánh đến, Miên binh hàng phục.

Việc binh ở đây giao cho Tôn Thất Hội quản lãnh Vĩnh Trấn trông chừng Tham, Ánh dặn không cho thoát ra các cửa biển về được Quy Nhơn.

Tham ở đây cố thủ từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau (Kỷ Dậu 1789), Tham cho người ra kêu Nhạc viện binh, Nhạc im lặng, còn Nguyễn Huệ thì bận chiến tranh với quân Thanh.

Tham muốn đem quân ra biển chạy thì bị phá ở cù lao Hổ. Đến lúc này Ánh cũng muốn thanh toán xong Ba Thắc, “Nhứt chiến cho tuyệt hậu ưu”. ( sau này xem thư Ánh sẽ biết rõ hơn)


Khoảng tháng 2 năm 1789.

Ánh quyết oánh Phạm Văn Tham, viên tướng dũng cảm và đầy mưu lược của Tây Sơn.

Trận này , Ánh điều hết các danh tướng: Lê Văn Quân, Võ Tánh, Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương. Quân ÁNh lên đến 15.000.

Ở cù lao Hổ, quân Nguyễn giết được Đô đốc Nguyễn Hùng, nhưng đổi lại Cai cơ Nguyễn Văn Mai và Đỗ Văn Hựu bị Tây Sơn bắn chết.

Ở Ba Thắc Nguyễn Ánh nhờ một viên tướng cũ tên là Thanh Hàm trước ra hàng Tây Sơn nay lại phản Tây Sơn về hàng Ánh nên đuổi được Tham chạy về sông Cổ Cò. Còn một toán binh cuối cùng ở cửa Mỹ Thanh lên tiếp cứu do tham đốc Trần Hiếu Liêm, Nguyễn Chẩn chỉ huy bị phá tan. Chuẩn bị giết tại chỗ, Liêm ra hàng.

Phạm Văn Tham thế cùng lực kiệt cùng với bộ tướng đem thuyền bè khí giới ra hàng Nguyễn Ánh.

Ánh có lẽ phục Tham là tướng tài,nên không giết mà đối xử tử tế.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại nói chuyện Lộc và Cảnh.

Thấy De Conway từ chối, không giúp ÁNh, Lộc tức lắm, bèn quyết bỏ tiền túi giúp ÁNh.
Lúc này, Lộc cũng khá rủng rỉnh, tiền của gia đình ông cho riêng là 15.000 Franc Pháp, và các số tiền của nhóm thương gia Pháp ở đẩo France, Bourbon và thành Pondichéry giúp, cùng tiền và hóa vật của Nguyễn vương trao cho từ trước để mua súng nay còn dư lại.

Ông dùng tiền ấy mua một chiếc tàu buồm và súng đạn.

Lộc lấy tư cách là ‘Ủy viên của Pháp hoàng tại Xứ Đàng Trong’ chính thức yêu cầu De Conway cấp phương tiện chuyên chở Hoàng tử Xứ Đàng Trong về nước. Viên Toàn quyền phải cho Ủy viên giám mục và Hoàng tử cùng phái đoàn lên chiếc tàu chiến La Méduse về Gia Định.

LỘc đã âm thầm dụ được một số sĩ quan và thủy binh Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha phiêu lưu theo ông đến Xứ Đàng Trong tham chiến và làm giàu. Nhóm binh sĩ Tây kín đáo đi đáp chiếc tàu buồm riêng Lộc đã mua, rồi theo tàu chiến La Méduse nhổ neo rời Pondichéry đi Gia Định ngày 15 tháng 6 năm 1789.

1 số tờ báo Pháp đã trách móc:

"Triều đình tuyệt đối từ bỏ cuộc dự định Cochinchine và cấm chỉ ông De Conway thi hành. Song không bao giờ tình hình lại tốt đẹp hơn để hoàn tất cuộc trung hưng ông vua bị phế, khi ông ấy đã tái chiếm được 5 tỉnh cực Nam quốc gia đó. Chúng ta đã bỏ lỡ, trong dịp này, việc đặt chân vững chãi và quý báu lên một vương quốc mà chỉ trong vòng bốn, năm năm sẽ đem cho nước ta một nền thương mãi độc quyền hơn hai triệu quan, và đặc biệt là những phương tiện để buôn bán với Trung Hoa mà khỏi phải qua thành Canton để chịu nhiều phiền phức. [...]

Ác cảm của ông ta đối với giám mục D’Adran và đối với các đồng bào ông trong thị thành này, là những lý do thúc đẩy ông đến việc ác độc ấy. Chẳng sớm thì chầy, ông sẽ được hưởng đền bù, song cái tai hại mà ông gây cho quốc gia Pháp sẽ không sao sửa chữa nổi "
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,669 Mã lực
Từ năm 1788, các viên chức Pháp đã có khuynh hướng ủng hộ lập trường Thống đốc Thomas de Conway là cuộc viễn chinh Ðại Việt quá tốn kém. Sau khi nhận được báo cáo ngày 15/3/1789 của de Conway rằng đảo Poulo Condore và Hội An vô giá trị; phí tổn viễn chinh khó thể đền bù bằng thu nhập trong một thời gian ngắn, ngày 16/4/1789, Bộ Hải Quân thông báo cho Pigneau biết không thể có cuộc viễn chinh Cochinchine. Tuy nhiên, Pigneau không biết quyết định này, vì ngày 15/6/1789, đã [lên tàu Méduse] qua Gia Ðịnh; Launay, III:199. [Ngày 18/3/1789, Pigneau còn viết thư cho Conway, thông báo Chủng đã lấy lại được năm [5] tỉnh Nam Kỳ và xin gửi một lực lượng tượng trưng qua giúp Chủng. Ngày 30/1/1790, Chủng mới viết thư hủy bỏ hiệp ước 1787, và sai Pigneau dịch qua tiếng Pháp
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 28 tháng 7 năm 1789.

Chiếc tàu La Méduse chở Bá Đa Lộc, 4 giáo sĩ Tây, Hoàng tử Cảnh Cả hai cùng đoàn tuỳ tùng cập bến Vũng Tàu, ở đó đã có Tôn Thất Hội đón rước.

Viên thuyền trưởng, Hầu tước De Rosily Meros cho bắn 15 phát súng, cho De Béhin và vài sĩ quan đưa lên. Luôn thể ông cũng tỏ một cử chỉ lịch thiệp:

“Tôi tưởng có bổn phận phải thêrn vào cho sứ bộ nhỏ bé này 2.000 cân thuốc súng để cho cậu Hoàng tử không có dáng trở về với hai bàn tay không và để làm vui lòng Giám mục đã tỏ vẻ ước muốn chúng lắm”

Ngày 24 tháng 9 năm 1789.

Hai chiếc tàu của phái đoàn Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh cập bến Gia Định.

Cuộc ra đi cầu viện nước Pháp đã kéo dài 4 năm 7 tháng (25-11-1784 đến 24-9-1789).

Như vậy triều đình Pháp, hay quân đội Pháp đã không giúp gì cho Nguyễn Ánh trong việc tái chiếm vùng Gia Định cũng như trong việc hoàn thành chiến thắng.

Tuy nhiên, không có nghĩa là Ánh không nhận được gì để sau này Minh Mạng chối bay chối biến. Ngược lại, chuyến đi này, Lộc còn thu được nhiều hơn những gì chính phủ Pháp hứa.

Trong chuyến từ Pháp về, Lôc có ghé vùng đảo Ile de France viết thư cho De Montmorin:

“Ở đảo này, tôi đã thấy các nhà cầm quyền sẵn sàng nhận lãnh quan điểm của Triều đình. Tất cả những gì có liên quan đến cuộc viễn chinh ở Cochinchine đều phải tiên liệu từ chỗ này và đã xong rồi”.

Thực vậy, Lộc tiếp tục đường về thì trong cuộc hội nghị ở Port Louis ngày 3-9-1788, lãnh đạo ở các đảo Ile de France, Bourbon đã ra tuyên ngôn xin tự do giao thương với Cochinchine.

Trong một tờ trình gởi cho Quốc hội Pháp ngày 2-12-1790, dân chúng (?) các đảo đã nói:

“Ở đây có những tay tình nguyện, những bọn Cafres ( da đen), tàu bè khí giới cho cuộc viễn chinh đó. Nhiều nhà buôn yêu nước của thuộc địa này đã dâng cho Giám mục d’Adran (Lộc) tài nguyên của họ để giúp ông thi hành một dự tính thật có lợi cho quốc gia Pháp

Lực lượng sĩ quan và lính Tây do Lộc đem về, đã giúp Ánh thay đổi nhiều số phận cuộc chiến sau này, đặc biệt trong vai trò huấn luyện.

Không rõ số lượng sĩ quan, lính Tây Lộc rủ về được bao nhiêu, vì đầu tiên, Lộc rủ được 14 sĩ quan Tây ( chủ yếu là Pháp) cùng 80 lính thủy. Sau đó, Lộc rủ thêm được 140 sĩ quan, 80 lính bộ binh, 30 lính pháo binh. Năm 1794 Lộc mời thêm được 40 sĩ quan và lính Tây, 60 thủy thủ Anh.

Ngoài ra, Lộc còn mời thêm lính Ai-Len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, HÀ Lan.

Một số sĩ quan Tây được Lộc và Ánh bố trí ở Quần đảo Côn Lôn vì là nơi thuận tiện nhất để đón chào các tàu thuyền Tây phương.

Từ năm 1779, Nguyễn Ánh đã đặt ở đây những viên quan mang chứng minh thư của “P.J.G. Giám mục d’Adran” giới thiệu với các thuyền trưởng Tây phương, mời họ vào bến, cho tin tức.

Chủ đích của Lộc là đón tàu Pháp nhưng Ánh không cần phân biệt điều đó mà chỉ cần tàu Tây để giao thương thôi, và cũng là nơi lính thuỷ tàu Tây trốn xuống. Cuối năm 1790 Nguyễn Ánh dùng làm nơi nuôi ngựa cho quân đội dùng do sĩ quan Tây phụ trách.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Như vậy, khi Phạm Văn Tham ra hàng Nguyễn Ánh, khoảng tháng 2 năm 1789, coi như ÁNh đã làm chủ vùng Nam Bộ.

Như nhận xét của L.M Castuera:

“dù là người Pháp không tới nữa thì cũng gần như chắc chắn là trên bộ hay dưới nước gì người Tây Sơn cũng không thắng được Vua, vì hai anh em họ bất hoà nhau và vì cuộc chiến mà một người em phải chống với Tàu”.

Quyền đã về tay Nguyễn Ánh, ông phải tổ chức Gia Định như một người chủ, biến đám đánh mướn dưới quyền Lộc thành bộ hạ tay chân, đưa kỹ thuật mới vào trong nước cần thiết cho chiến thắng mà không có địa vị uy danh gì để làm đảo lộn trật tự trong nước.

Lúc này, Ánh áp dụng ở Gia ĐỊnh chủ yếu vẫn là quân-quản.

Ánh cho các tướng của mình cai quản các nơi:

MẠc tử SAnh, người thân của Ánh coi vùng Hà Tiên, SAnh vốn là trung gian rất tốt trong tình giao hảo Xiêm - Việt. Sanh chết, Ánh dùng một người Xiêm là Ngô-ma cho làm Cai cơ trông coi trấn đó (hay là chấp nhận trấn thủ của vua Xiêm đề cử?)

Vĩnh Trấn dinh yên ổn hơn nên được đặt công đường cho Phạm Văn Thận làm Ký lục giữ.

Mỹ Tho chưa ổn, Ánh cho các tướng Tôn Thất Huy, Tống Phúc Đạm, Phạm Văn Sĩ cùng cai quản.

Ở Gia ĐỊnh, Ánh lựa các viên Tham mưu quân đội chuyển qua các bộ Lại, Hộ, Hình để lập một triều đình.

Việc khá quan trọng là ông đã thu phục đám nhân sĩ do Võ Trường Toàn đào tạo hay ảnh hưởng gồm cả người Việt, nhưng Ánh lại ưu tiên người gốc Hoa (Minh Hương) để giúp việc từ lệnh buổi đầu: Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Chu, Hoàng Minh Khánh.

Ánh rất ưu ái người gốc Hoa ( Minh Hương), sử dụng nhiều Hoa Kiều làm quan. Đám Hoa Kiều này sinh con cháu,đỗ đạt cao sau này còn phục vụ các vua con cháu của ÁNh ( Minh Mạng, Tự Đức) toàn lên chức cao. Gặp quân Pháp oánh, chúng đều chỉ có mỗi nước bàn chạy hoặc hòa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nam Bộ lúc này, là 1 vùng đất đa chủng tộc, người Việt, người Hoa, người Chăm, người Miên ( Khmer) .

Ánh tức nhất là nhóm người Miên, bảo bọn này " bất thường nay đầu mai đánh thật khó mà liệu định" Ánh đành giao cho họ quyền tự trị : BA Thắc và Trà Vinh.

Tính cách phức tạp về chủng tộc, về quê quán làm cho việc kiểm tra dân số cũng thêm phần phiền nhiễu.

Việc kiểm tra lại cần có để giữ an ninh, để định binh số mà bắt lính, thu thuế.

Trước nhất, Ánh cho kiểm điểm lập danh tính những người tòng quân: quan quân các chi, hiệu, đội, thuyền cứ bằng vào tên tuổi, chức sắc mà đưa về quê quán làm sổ sách. Về phía các tổng xã thôn phường đều phải ghi vào sổ những người ở ngụ, ẩn lậu cùng với lính Tây Sơn trốn về.

Đám người không xu dính túi thì được ghép vào hạng cùng đinh, miễn nộp các thức cần cho binh dịch nhưng vẫn phải làm xâu như mọi người.

Để đẩy mạnh việc kiểm tra dân lậu, từ tháng 5 Nhuận âm lịch 1789, Nguyễn Ánh lại cho phép thưởng người tố cáo: dân tố cáo thì được miễn một năm xâu, lính thì được ban chức ấp trưởng, người chứa chấp 40 quan tiền.

Về mặt xã hội, các loại phù thuỷ, đổ bác, đồng bóng, hát xướng đều bị cấm chỉ.

Ánh cũng ráo riết tuyển lính, bắt lính.

Sau khi vào Gia ĐỊnh, Nguyễn Ánh buộc dinh Phiên Trấn tiên khởi trong việc bắt tráng đinh, cứ hai người lấy một lập thành phủ binh, chia đội ngũ ra luyện tập.

Quân được hưởng ưu đãi nhất là quân bảo vệ Nguyễn Ánh. Theo lệ mỗi tháng họ được cấp một vuông gạo, 1 quan tiền, áo quần hai thứ, lại được cấp riêng cho một người dân có tên trong sổ bộ để sử dụng.

Nhưng rõ ràng là không phải ai cũng được hưởng ưu đãi đó nên lính trốn thật nhiều đến nỗi quan phải ra lệnh cho dân, quân ai bắt được thì thưởng tiền, miễn xâu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về phát triển kinh tế ngoại thương, Ánh cho thấy mình có tài năng không kém Nguyễn Huệ. Có điều, lúc này cần thì Ánh mời mọc, ưu đãi, xong việc rồi, nhất là sau khi lên ngôi ổn ổn, Ánh trở mặt ngay.

Tuy thế, các thuyền buôn, nhất là thuyền buôn TQ, kêu thấu trời vì họ, có dịp làm ăn cả với Nhạc, Huệ, đều cho rằng Ánh đánh thuế cao và kiểm tra hàng hóa cực kỳ ngặt nghèo. Họ cho rằng Ánh không tin người như Huệ.

Theo bảng thuế lệ liệt kê ra, ta thấy đến cập bến có:

1. Các tàu Hải Nam chịu thuế nhẹ nhất: 600 quan, ngoài lễ lạc khá nhiều.

2. Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Thượng Hải cả hai chịu thuế nặng nhất: 3.300 quan.

3. Ánh chú ý những vật có liên quan đến binh dụng như đồ đồng, chì, diêm tiêu, lưu hoàng, Ánh cấm tiệt, không cho buôn bán riêng tư các loại này.

4. Các sản vật trong nước cũng không được trộm chở đi. Ai thông đồng mua bán riêng tư với nhau thì bị đánh 100 roi cấp làm dịch phu 3 năm, tịch thu tài sản.

Nói tóm lại đó là một chính sách kiểm soát khắt khe làm sao quân đội được sử dụng tài lực trong nước đến mức tối đa.

Nguyễn Ánh sai các người trong nội viện đi Châu Thái (không rõ ở đâu?) mua súng lớn, đạn dược, lưu hoàng, diêm tiêu... Ông viết thư cho giáo sĩ J. Liot bảo ông này mời gọi tàu Tây tới bán binh khí khỏi chịu thuế.

Việc phòng thủ cũng được tổ chức chu đáo, nhất là về phía biển, nơi dễ đột nhập : các phong hoả đài được dựng lên ở Cần Giờ, Đồng Tranh, Vũng Tàu. Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành lo đi tuần tiễu các cửa biển. Thành Cá Trê, Vàm Cỏ được xây lại. Lê Văn Quân được phái đi đóng giữ Bà Rịa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,295 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ánh xuất tiền bạc, nhờ Lộc mua vũ khí hiện đại.

Qua lời thư của De Guignes, Viên Lãnh sự Pháp ở Macao, ông đã làm trung gian mua cho Nguyễn Ánh nhiều chiếc tàu.

Và cũng từ Macao trong những tháng cuối năm 1789, 8, 9 chiếc tàu đi buôn ở Nam Bộ đã mang theo nhiều thứ khí giới quân dụng. Một trong những chiếc tàu đó là chiếc la Garonne đã bán cho sứ giả Nguyễn ở Xiêm hai khẩu đại bác.

Tất cả những chuyến mua bán đó làm cho Nguyễn Ánh có trong tay một số tàu chiến Tây Phương quan trọng. Lại được các sĩ quan, thủy thủ Tây huấn luyện, thủy quân Nguyễn ngày một thiện chiến.

L.M Jean de Jesus Maria viết thư từ Chợ Quán ngày 4-3-1790 ghi nhận Ánh có:

“khoảng 10 chiếc tàu Bồ và 1 chiếc tàu Pháp tất cả đều là tàu buôn nhưng võ trang với đầy đủ khí giới quân dụng”. Nhưng quan trọng hơn cả là việc có đám người Tây phương giúp."

Lính Tây đều là những người có học, có xuất phát trung lưu, 1 số là quý tộc, đa phần ưa phiêu lưu mạo hiểm nên đến theo Lộc ngõ hầu đem lại cảm giác phiêu lưu, lại vừa có tiền bạc.

Nổi tiếng hơn cả là các sĩ quan: Jean Marie Dayot ,Alexis Olivier de Puynamel, J.B.Chaigneau, De Forland, Laurent Barizy,Philippe Vannier, tất cả đều được chức Cai đội. Tất cả đều có họ và tên Việt cho dễ gọi. Một số lấy vợ Việt.

1. Viên sĩ quan Hải quân Dayot được phong làm Trí Lược hầu tháng 6-1790. trông coi chiếc tàu “Đồng Nai” và có dự trận thuỷ chiến Thi Nại 1792, là “linh hồn và chủ tướng của thuỷ quân Nguyễn” như Giáo sĩ La Bissachère đã nói.

2. Alexis Olivier de Puynamel vốn chỉ là một binh nhì trên tàu La Dryade, sau đó trốn ở Côn Lôn ngày 19 tháng 9 năm1788 rồi theo Hồ Văn Nghị phục vụ Nguyễn Ánh khi mới 20 tuổi. Ông dùng hoạ đồ của Le Brun - Khâm sai Cai đội Thạch Oai hầu - và cùng ông này xây thành Gia Định theo kiểu Vauban. Ông tổ chức quân đội - có lẽ trước hết là quân dưới quyền ông - theo lối Tây phương. Sau này, Nguyễn Ánh đã phong cho ông ta chức Vệ uý Thần sách Vệ ban và sau đó, Thuộc nội Vệ uý, làm Cai đội trong quân Thần sách, một thứ chủ lực quân, Olivier đã có mặt nhiều nhất trong sử sách nhà Nguyễn. Ông này chịu trách nhiệm huấn luyện bộ binh.

3. Chaigneau , được photuớuc Hầu, đến chậm nhất (1794) và lại ở Việt Nam sau rốt, đã thay J.M. Dayot vào cuối năm 1796, làm chỉ huy tàu Phi Long, có dự vào trận Thi Nại , hoạt động ở Quảng Nam, Huế sau đó và trông coi việc tiếp tế cho quân đội ở Phú Xuân .

4. De Forçan chỉ huy tàu Phi Bằng trong chuyến tấn công Quảng Nam, Huế (1801).

5. Barizy, con người sôi nổi, càu nhàu bất mãn nhất trong đám, đến Gia Định năm 1793. Ông đã từng được phong Thành Trí hầu, giữ việc tiếp tế cho quân đội bằng cách liên lạc mua bán với Ấn Độ Manille, Malacca. Ông chỉ huy tàu Thoại Phụng trong chuyến chiếm cửa Thuận An (1801).

6. Vannier tới năm 1789 cùng với Felix Dayot - em J.M. Dayot, chỉ coi việc tiếp tế - chỉ huy chiếc tàu Phi Phụng với chức Cai cơ (1801) cho đến cuối năm 1802 thì được phong Chưởng cơ Chấn Võ hầu.

7. J.M. Despiau, thầy thuốc trong quân đội, đến năm 1789, người đã săn sóc cho LỘc lúc cuối cùng.

8. Desperles, viên thầy thuốc giải phẫu của tàu Le Pandour.

Lính Tây và ÁNh thường hay mâu thuẫn, chính Olivier đã nói năm 1793:

“Chúng tôi đã phục vụ vô ích cho Chúa xứ Nam Hà”. Ông ta than phiền rằng làm việc cần mẫn, chiến thắng nhiều trận mà không giàu có được chút nào.

Ánh thì chê đám lính Tây " nóng nảy, dữ tợn, khó cầm" hay " rượu"

Đám chỉ huy, lính người Việt thì ghen tức, bỗng đâu mọc ra một lũ mắt xanh mũi lõ, râu xồm da trắng, giờ chúng nó chỉ huy mình, mà mình theo chúa từ lúc đang lang thang ăn cả cám. Nên hễ có dịp là họ dèm pha lính Tây với ÁNh.

Tuy thế, Ánh đủ khôn để hiểu là nếu thiếu bọn Tây huấn luyện, thiếu cách đánh hiện đại, thiếu vũ khí mạnh, Ánh còn lâu mới thắng được Tây Sơn.

Ánh đành nhân nhượng bọn Tây.

Ánh cho phép họ được buôn bán riêng lấy lợi khỏi thuế má. Olivier được buôn bán dọc bờ biển vùng Nguyễn; năm 1799 ông ta đi Malacca bán một thuyền cau được 3000 đồng.

Despiau năm 1800 đã mua được của ông Chưởng dinh Hữu quân (?) một chiếc ghe chiến và xin phép Nguyễn Ánh mua muối, các vật dụng khác và 30 vuông gạo để đi Ấn buôn mang cờ hiệu Gia Định.

Chính đó là một quyết định khôn ngoan của Ánh: làm việc cho họ mà đám Tây này vẫn có ích cho Ánh vì chính họ đã đóng vai trung gian cung cấp vũ khí cho Ánh, tuyên dương uy thế của Ánh ở nước ngoài, nhất là các nước lân cận. Cũng ở nhiệm vụ giao dịch đó, chúng ta thấy họ cùng các linh mục là những kẻ dò la tin tức Tây Sơn rất đắc lực vì họ có mặt khắp nơi trong, ngoài nước, hiểu rõ tình hình vì ở lâu, biết đích xác sự việc, nhờ thói quen chuyên tâm chú ý quan sát của người Tây phương.

Hãy nghe Olivier trong một bức thư, nhờ Letondal ở Macao dò la tin tức xung đột giữa quân Thanh và Tây Sơn (15-7-1789):

“Chính vì muốn biết trong chi tiết mới nhất về trận đánh ấy mà Hoàng thượng hôm qua đã bảo tôi viết thư cho Cha, nhờ viên thuyền trưởng Antonio Vincenti. Ý định của Hoàng thượng là muốn biết có gì đã xảy ra trong trận đánh ấy, ý định người Tàu ra sao, lực lượng của họ thế nào. Ngài cho rằng nhờ nơi hiểu biết về người Trung Hoa của Cha mà Cha có thể cho biết những tin tức chắc chắn hơn từ nơi nào khác...”

Cũng vậy, tin từ vùng Tây Sơn có thể vô tình tới Gia Định bằng những cánh thư của các giáo sĩ Labartette, Longer, Doussain ở Bố Chính, Thuận Hoá gởi cho Letondal ở Macao, Le Blandin ở Paris chẳng hạn.

Nhưng quan trọng hơn nữa là việc quân nhân, giáo sĩ Tây phương có mặt ở Gia Định cũng tức là đã mở cửa cho văn minh Tây phương tràn vào. Giáo sĩ De Labissachère cho biết Lộc đã dịch từ chữ Pháp ra nhiều quyển sách nói về chiến thuật và cách phòng thủ cho Nguyễn Ánh đọc, ngoài ra, Lộc đã dịch ra tiếng Việt nhiều đoạn có ích nhất của tập Bách khoa và nhiều quyển sách khác dùng cho việc cai trị quốc gia. Chưa hết, Giáo sĩ Cadière còn tìm thấy một tấm bản đồ ở Nội các ghi tất cả những phần chính của một vị trí phòng thủ với một loại súng pháo binh, vẽ từ một quyển sách nói về Vauban, xuất bản năm 1773.

Có thể thấy số sĩ quan và lính Tây này đã đóng góp rất lớn cho những chiến thắng có tính chất quyết định của Nguyễn ÁNh sau này với Tây Sơn.
Ngoài ra, không thể bỏ qua số tiền mà Lộc đã bỏ ra để mua vũ khí, mua tàu, thuê lính. Và, số tiền vàng rất nhiều của các nhà buôn Pháp khác đưa cho Lộc để xúy chỗ buôn bán ở Nam Bộ.

Ảnh hưởng sự du nhập kỹ thuật, tư tưởng này thật là quan trọng trong những ngày sắp tới, khi Nguyễn Huệ còn bận bịu củng cố phía bắc, bỏ lơ cho Nguyễn Ánh có thì giờ khai thác Gia Định để lớn mạnh lên.



 
Thông tin thớt
Đang tải
Top