Xin kể hầu các cụ số phận bi thảm của vua Lê Chiêu Thống cùng những trung thần nhà Lê trên đất Trung QUốc.
Nguyễn Huệ có tầm nhìn rất xa, ông biết việc quân Thanh thua đau sẽ làm nhục Thiên Triều và Càn Long, nếu như Càn Long vì tức quá mà lại kéo quân sang, thì tất Tây Sơn cũng khốn đốn, mà dân ta lại khổ sở vì chiến tranh.
Nguyễn Huệ gần như cho bỏ ngỏ con đường từ Thăng Long lên Lạng Sơn nhằm mở ra một cánh cửa bang giao. Theo các giáo sĩ, nếu Tây Sơn muốn đuổi tận giết tuyệt, số lượng quân Thanh đông đảo vượt qua sông Nhĩ Hà về biên giới khó lòng có thể chạy thoát mà không bị tấn công. Cũng nhờ đó, tuy trận chiến Việt – Thanh có khốc liệt nhưng quan lại triều Lê hầu như không tổn thất và, hầu như, không ghi nhận một nhân vật nào của Bắc Hà chạy theo CHiêu Thống bị tử thương.
Một điều chắc chắn, vua Lê không chạy cùng với Tôn Sĩ Nghị, mà chỉ gặp lại Tôn Sĩ Nghị sau khi đã sang TQ. Theo một tờ biểu của Nghị tường trình lên vua Càn Long về việc thất trận thì khi vừa chạy đến Nam Quan, y đã tâu lên là đang cho người tìm kiếm Lê Duy Kỳ để tránh cho một ông vua được phong vương chính thức của Thanh triều bị giặc bắt.
Đây là bản tấu của Nghị về vua CHiêu Thống: ( đề ngày 25 tháng 1 năm 1789, có lẽ là ngày Âm lịch)
...
Còn như Lê Duy Kỳ thật là vô năng, [có mất thì cũng] không có gì đáng tiếc. Có điều [y] đãđược hưởng ân huệ của hoàng thượng, không nên để cho Nguyễn Huệ bắt cho thoả dạ. [Vì thế] thần đã sai người đến các vùng Lạng Sơn, Nam Quan, tìm hỏi xem mẹ con Lê Duy Kỳ hiện như thế nào, tạm thời đưa về [Trung Hoa]cho khỏi chết.
Có lẽ vua Chiêu Thống muốn ở lại Việt Nam, tập hợp lực lượng quay lại oánh nhau với Tây Sơn để phục quốc, bởi lẽ, những khu vực phía Bắc kinh thành Thăng Long vẫn còn nhiều vùng chưa hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn, một số quan lại nhà Lê vẫn tiếp tục chống Tây Sơn:
1. Lê Quýnh và Lê Doãn Trị, Trịnh Hiến, Lý Bỉnh Ðạo… ở lại chiêu mộ binh sĩ, tổ chức lực lượng để đợi thời cơ,
2. Lạn Quận Công Lê Duy Chỉ cùng một số tôn thất chạy lên vùng Tây Bắc liên kết với một số thổ hào xây dựng căn cứ.
Nhưng Nghị là tên tướng nham hiểm, y vốn xuất thân từ quan Văn, nên càng mưu mô hơn, y biết nếu để Chiêu Thống quay về Vn, oánh du kích với Tây Sơn, biết đâu Càn Long không sai y sang Vn lần nữa, Y bèn lừa Chiêu Thống:
“Nguyễn Quang Bình ( Nguyễn Huệ) không bị diệt thì quyết không thôi, đã viết biểu tâu xin thêm quân, một ngày kia đại quân sẽ tới. Ðất Lạng Sơn gần kề quân giặc, lương ít, khí độc, không tiện ở lại, hãy tạm vào yên nghỉ ở đất Nam Ninh, để chờ chiếu chỉ của thiên triều”.
Nghị vội vàng dò ý vua Càn Long để tìm cách biện bạch cho đúng ý. Trước hết,Nghị thông đồng với Tôn Vĩnh Thanh (tuần phủ Quảng Tây) đổ tội cho Chiêu Thống trốn đi làm hoảng loạn lòng quân trong khi theo các nguồn tài liệu, thì, vua Lê chỉ chạy theo khi thấy viên tổng đốc nhà Thanh đào tẩu.
Có lẽ đến khi phái đoàn ngoại giao của Tây SƠn đã đạt được thành công,Nghị lại tính việc dùng vua Lê làm điều kiện trao đổi với triều đình Tây Sơn. Kế hoạch này được Phúc Khang An tiếp tục để tiến hành đàm phán, đưa đến thoả hiệp mà cả hai triều đình Càn Long lẫn Quang Trung cùng mong đợi. Trong khi đang ngấm ngầm trao đổi, Chiêu THống và các quan Bắc Hà lưu vong có lẽ cũng không ngờ rằng hai kẻ đại thù đã sẵn sàng bắt tay nhau và gạt ra ngoài một đồng minh cũ không thương tiếc.
Vậy là vua Chiêu Thống cùng vài quan thân cận sang TQ trước, mãi đến cuối tháng Giêng, số người sang được Quảng Tây bao gồm:
- Mẹ và con vua Chiêu Thống (Nguyễn thị Ngọc Tố và Lê Duy Thuyên)
- Hoàng Ích Hiểu, phiên mục Cao Bằng, tước Ðịch Quận Công
- Nguyễn Quốc Ðống, người xã Tì Bà, huyện Lang Tài (anh của vương phi Nguyễn Thị Kim)
- Phạm Như Tùng, người Thư Trì, đề lĩnh
- Lê Hân, người xã Nộn Liễu, huyện Nam Ðường
- Phạm Ðình Thiện, người xã Bác Trạch, huyện Chân Ðịnh
- Lê Văn Trương, người xã Nghĩa Ðồng, huyện Nam Ðường
- Lê Quí Thích, người xã Ðồng Bằng, huyện Yên Ðịnh
Ðến tháng Ba, báo cáo nhà Thanh ghi nhận thêm những tên sau đây:
- Phan Khải Ðức
- Nguyễn Ðình Bái
- Hoàng Ðình Cầu
- Nguyễn Ðình Liễn
- Nguyễn Hiền
Ðến tháng Tư, Phúc Khang An lại tâu lên có thêm những người sau đây:
- Lê Duy Án (con út vua Hiển Tông, chú của Lê Duy Kỳ) tước Trung Quận Công
- Lê Duy Trợ (thân tộc nhà Lê)
- Lê Duy Doanh (thân tộc nhà Lê)
- Trần Ðắc Bồi
- Nguyễn Ðình Hoa
- Ðặng Kim Huân
- Nguyễn Ðình Dung
- Vũ Xuân Bỉnh
- Phan Khải Tích
- Phan Mạnh Hiền…
Theo báo cáo của Phúc Khang An và Tôn Vĩnh Thanh thì số người qua tị nạn được tạm trú ở Quế Lâm là 376 người.
Tháng 4 năm 1789.
Phúc Khang An, khi đó thay Tôn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng, đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh. Tham quan Hoà Thân ngấm ngầm ở trong ủng hộ cho kiến nghị ấy của Khang An, cố sức khuyên vua Thanh nên bãi binh. Vua Thanh cho lời tâu ấy là phải, bèn ra sắc mệnh phong Huệ làm An Nam quốc vương, rồi triệu Lê Chiêu Thống và các bầy tôi trước sau theo sang tòng vong đều cho phép lục tục vào cả Yên Kinh.
Nghị bị Càn Long bãi chức, Tổng đốc Lưỡng Quảng mới là Phúc Khang An vốn là một văn quan cận thần trong triều, không thạo chinh chiến, lại thấy tận mắt đám tàn quân lôi thôi lếch thếch chạy về trong lòng không khỏi ngán ngẩm, nên quyết tâm theo kế chủ hòa.
Từ đó thường xuyên thư từ qua lại Ngô Thì Nhậm. Cùng với Phúc Khang An, tên tham quan số 1 nhà Thanh là Hòa Thân đã nhận được nhiều vàng bạc đút lót của Nguyễn Huệ, nên khi tiếp tờ biểu cầu hòa dâng lên Càn Long, đã chủ động “ bàn lui ” khiến vua Thanh không còn nuôi mộng phục thù mà hoan hỉ giảng hòa.
Phúc Khang AN bảo vua Chiêu Thống là " việc binh cốt ở trí trá" , rồi " đã tâu xin 50 vạn binh mã, bây giờ phải cạo đầu gióc tóc theo kiêủ người Mãn để khi giao chiến giặc ( chỉ Tây Sơn) không biết".
Chiêu Thống tưởng là thật, bèn cùng các quan người Việt cạo đầu, để tóc, y phục như người Thanh.
Trong những quan nhà Lê sang TQ lưu vong, cũng có nhiều người cứng cỏi, giữ vững cốt cách người Việt, đó là Lê QUýnh.
Lê Quýnh không theo CHiêu Thống chạy sang TQ, mà ở lại oánh Tây Sơn theo lối du kích, nhưng bọn Khang An sợ lôi thôi, khoảng tháng 6 năm 1789, Lê Quýnh gặp người anh họ tên là Lê Huy Lý, Lý vâng mệnh Phúc Khang An sai về gọi Lê Quýnh lên cửa ải hỏi chuyện. Lúc ấy những việc mưu tính của ông còn chưa xong, bệnh cũng chưa khỏi hẳn nên đến tháng 7 mới lên đường đến cửa ải Nam Quan.
Phúc Khang An sai người gọi bọn Lê Quýnh, Lê Doãn Trị, Trịnh Hiến và Lý Gia Du vài khoảng vài chục người đến Quảng Tây dụ bảo gióc tóc và thay đổi đồ mặc. Lê Quýnh đáp lại rằng:
" Được ơn vời đến đây, chúng tôi chưa được nghe ngài dạy bảo rõ ràng gì cả, thế mà nay chỉ bắt chúng tôi gióc tóc thì há phải là ý muốn ban đầu của bọn Quýnh này chạy vạy hàng hai, ba ngàn dặm sang đây để nhận lãnh lệnh truyền ấy đâu? Đầu chúng tôi có thể chặt được, chứ tóc chúng tôi không thể gióc được"
Thật là anh dũng.
An tức giận, bắt cả nhóm Lê Quýnh lên Yên Kinh.
Quýnh đi đến Sơn Đông thì gặp Càn Long đi tuần du ở phía đông. Càn Long triệu Lê Quýnh cùng các quan người Việt vào yết kiến bảo Quýnh là Chúa nhà các ngươi ( chỉ Chiêu Thống) đã tình nguyện yên phận ở lại Trung Quốc rồi, các ngươi đã một niềm theo vua thì khá lập tức gióc tóc và thay đổi lối ăn mặc để đợi lựa chọn bổ dùng.
Lê Quýnh có bảo Càn Long là cho dù đi tòng vong, xin được giữ theo quốc tục để vào yết kiến quốc vương ( Chiêu Thống) một chút đã, rồi sau sẽ xin vâng theo chỉ dụ gióc tóc cũng chưa muộn.
Càn Long không ngớt khen trung thần của họ Lê.
Tuy vậy, Càn Long vẫn cho đưa Lê Quýnh và các quan Việt cứng đầu vào Yên Kinh. Về sau, vì không chịu gióc tóc, Lê Quýnh bị khép vào tội chống mệnh lệnh vua Thanh, bị giam ở ngục Bắc Sở thuộc tu Thận Hình.
Năm 1790.
Vua Thanh cho gọi Chiêu Thống vào, Càn Long ban cho vua Chiêu Thống chức Tá Lãnh, hàm Tam Phẩm, xem như vậy thì nhà Thanh cũng không đến nỗi tồi tệ quá, hàm Tam Phẩm là khá cao rồi.
CHiêu Thống gắng gượng nhận, lòng không vui.
Dần dần hiểu ra, Thống căm giận vì bị nhà Thanh lừa gạt, bèn cùng các quan là: Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên (Cẩm) , Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức tổng cộng mười người cùng nhau uống máu ăn thề rồi thảo tờ biểu dâng lên Càn Long xin viện binh, nếu không thể thì cũng xin đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để có chỗ thờ cúng tổ tiên.
Hòa Thân biết việc này, hắn sợ lôi thôi, bèn phân tán vua tôi nhà Lê mỗi người một nơi.
Vua Lê nghe tin lấy làm buồn rầu căm phẫn, sáng sớm đi ngựa vào nhà Kim Giản, là viên quan nhận tấu chương của Càn Long, muốn phân trần việc thống khổ của bọn bề tôi.
Khi ấy Kim Giản đã vào chầu Càn Long ở vườn Viên Minh, Vua CHiêu Thống bèn phi ngựa luôn tới cửa vườn, bị lính canh giữ ngăn lại, giằng lấy ngựa rồi bắt vua xuống bộ, định đưa đi nơi khác. Người dắt ngựa của vua là Nguyễn Văn Quyên bèn níu lấy cương ngựa mà gọi tên canh vườn ( nguyên văn : Thủ Viên giả khùng) là lũ chó Ngô dám xúc phạm quốc vương tao, rồi lấy đá ném tên canh vườn.
Bọn lính Thanh xông đến, oánh cho Quyên gần chết, gãy hết răng ( không hiểu sao sử TQ chép kĩ thế), được hơn tháng thì chết.
Tháng 5 năm 1792.
Con trưởng ( nguyên văn : Nguyên tử) của vua Lê qua đời vì bệnh đậu mùa.
Vua Chiêu Thống buồn rầu, lâm bệnh.
Ngày 16 tháng 10 năm 1793 ( Âm lịch)
Vua Chiêu Thống trở bệnh nặng, bèn cho gọi thị thần Lê Duy Khang, Phạm Đình Thiện, Đinh Nhã Hành tới nhận lời trăng trối, ý vua nói là vận nước suy vi, không thể giữ được xã tắc, phải nương tựa nơi đất khách quê người hòng tính kế khôi phục nhưng không ngờ bị bọn quyền gian lừa gạt, uất hận khôn xiết. Sau này nếu có ai được về nước thì nên đèo nắm xương tàn của ông về táng cạnh lăng Tiên Vương ( Bàn Thạch- Thanh Hóa) để tỏ cho người trong nước biết tấm lòng mong mõi ( trở về) của ông.
Các quan người Việt kêu khóc, vua Chiêu Thống qua đời, mới có 28 tuổi. Cũng là thanh niên thôi.
Vua Lê Chiêu Thống là vị vua thứ 27 và cũng là vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê, triều đại kéo dài hơn 360 năm trong giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam.
Năm 1796.
Các quan người Việt, vẫn không ai chịu lấy vợ TQ, cuộc sống khổ sở.
Tháng 11 năm 1799, Thái hậu chết.
Vua Thanh bấy giờ là Gia Khánh sai thả Lê Quýnh và các đồng liêu ra khỏi ngục, từ đầu tóc đến ăn mặc đều được để cho tùy tiện.
Ngày 13 tháng 8 năm 1804.
Lê Quýnh, cùng các cựu thần hộ tống di hài ba người ( vua Chiêu Thống, Thái Hậu, Hoàng Tử) về tới Việt Nam, vua Gia Long cho an táng tại Thanh Hóa.