- Biển số
- OF-334448
- Ngày cấp bằng
- 12/9/14
- Số km
- 6,754
- Động cơ
- 331,418 Mã lực
Ánh lấy méo gì ra tính chính danh làm vua?Nhưng cũng không khỏi phục tài cụ Huệ, ngoài khả năng quân sự vô địch thì mưu kế cũng rất thâm trầm, mọi việc đã được cụ Huệ sắp xếp đâu vào đấy, 1 chuỗi các sự kiện logic với nhau.
Cụ Huệ với cụ Nhạc ngoài là nghĩa vua tôi, trong là tình anh em.
Cụ Huệ với Lê Hiển Tông ngoài cũng nghĩa vua tôi, trong lại là cha vợ-con rể.
Bản thân cụ Huệ lại muốn làm vua mới ác.
Cụ Ánh muốn làm vua thì danh chính ngôn thuận rồi, vậy cụ Huệ muốn làm vua thì phải làm sao.
Như Vi Tiểu Bảo hù sứ Nga là : " Đất nước yên bình làm sao ta được phong vương, phải có chiến tranh máu chảy đầu rơi thì mới được, vậy quí sứ cứ đem quân đánh Bắc Kinh, bổn tước đem quân đánh Mạc Tư Khoa ".
Thế là cụ Huệ gây chiến khắp nơi,
Lược kể vài trận chiến lẽ ra dân ta có thể tránh được nhưng do cụ Huệ là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra :
1/ Đánh chúa Nguyễn :
Tây Sơn đánh vào Gia Định nhiều lần, đến lần thứ 3 thì bắt giết được 02 chúa Nguyễn, lẽ ra đã thống trị được Nam Hà , nhưng do cụ Huệ nuôi ý đồ bắc tiến nên diệt Nguyễn không đến nơi đến chốn, cứ thắng lại rút về Qui Nhơn tạo điều kiện cho cụ Ánh tập hợp lực lượng phản công nhiều lần. Đến đây thì không khỏi nghi ngờ cụ Huệ cố tình thả cụ Ánh, còn cụ Ánh thì cụ Huệ còn đất dụng võ, giữ binh quyền trong tay, cụ Ánh mà ngỏm thì cụ Nhạc vạch sông Gianh với họ Trịnh ngay và cụ Huệ về dưỡng lão.
Thế là binh đao triền miên đất Gia Định, từ năm 1776 đến 1783 Tây Sơn phải 05 lần đánh vào Gia Định, trong đó đáng kể nhất là trận Rạch Gầm-Xoài mút, cụ Huệ mà quyết tâm diệt cụ Ánh ngay từ đầu làm gì có trận này.
2/ Đánh chúa Trịnh :
Đến giờ cũng không hiểu cụ Huệ lấy lý do gì đánh ra Thăng Long, cụ Nhạc chỉ bảo đánh Phú Xuân thu hồi đất cũ Đàng Trong, cụ Huệ muốn xưng bá nên đánh luôn ra Bắc. Dân Nam khổ rồi giờ đến dân Bắc khổ cho đều chăng ?
3/ Cụ Huệ chiếm Nghệ An không trả nhà Lê :
Cụ Nhạc hứa với vua Chiêu Thống 1 tấc đất nhà Lê không lấy, thế mà cụ Huệ chiếm Nghệ An không trả, lại để Hữu Chỉnh giữ Nghệ An là kế xua hổ cho nó nuốt sói. Chỉnh dở thì bì dân Bắc giết, Chỉnh giỏi thì ra Bắc dẹp dư **** họ Trịnh vậy là cụ Huệ có cớ ra Bắc tiếp. Trước sau cụ Chỉnh đánh không dưới 10 trận mới diệt được dư **** họ Trịnh, dân lại khổ nữa.
Cụ Huệ lại sai Nhậm ra diệt Chỉnh, cụ Nhậm thắng rồi thấy kho tàng trống rỗng vì lần trước cụ Huệ lấy hết rồi còn đâu nên tức quá thả quân cướp giết dân Thăng Long, dân lại khổ nữa.
lần trước cụ Huệ ra có phò Lê đàng hoàng nên vua Hiển Tông bình yên, lần này cụ Nhậm ra không phò phiếc gì hết nên Chiêu Thống sợ quá bỏ chạy lên Lạng Sơn.
Cụ Nhậm trúng kế cụ Huệ làm loạn nên cụ Huệ có cớ ra diệt cụ Nhậm, diệt rồi lại để Ngô Văn Sở giữ Thăng Long còn mình rút về Phú Xuân để chuẩn bị tính sổ với ông vua anh.
4/ Cụ Huệ đánh Qui Nhơn :
Cụ Huệ là bề tôi của cụ Nhạc, bề tôi đánh vua là phản nghịch, nhưng do cụ Huệ lấy vàng bạc cướp được từ Thăng Long chia cho quân tướng nên bọn nó hết lòng giúp cụ Huệ làm phản. Trận Qui Nhơn chết cũng không ít, dân lại khổ nữa, cụ Huệ bắt lính từ 13 đến 60 tuổi để đánh cụ Nhạc, cụ Nhạc chịu sao nổi.
5/ Cụ Huệ đánh quân Thanh :
Do cụ Nhậm không phò Lê nên vua Chiêu Thống sợ quá chạy lên Kinh Bắc, Tây Sơn lại lùng giết hoàng tộc nên thái hậu và hoàng tử phải chạy sang Trung Quốc, bọn Tôn Sĩ Nghị chụp cơ hội sang xâm lược Đại Việt ngay.
Không do cụ Huệ 02 lần ra Bắc thì nhà Lê có sụp đổ không, bọn Tôn Sĩ Nghị có thừa dịp được không ?
Trận Ngọc Hồi-Đống Đa cũng không ai thống kê được thương vong của Tây Sơn là bao nhiêu, nhưng chắc cũng không ít.
Xét tính chính danh Huệ hơn Ánh rất nhiều.
Ánh xét ra chỉ là dòng dõi chúa Nguyễn đất đai về lý thuyết thuộc nhà Lê và được nhà Lê phong Vương. Mà Ánh thì lại chưa chầu Vua Lê hay được phong Vương lần nào.
Huệ danh nghĩa phò Lê lại là con rể của vua Lê. Nhà Lê coi như bị ép nhường ngôi vua cho Huệ.