Về Nguyễn Nhạc mà nói Nhạc không có mộng ba Vương bằng Huệ không tham vọng bằng Huệ thế nên Nhạc chỉ muốn cát cứ lãnh chúa chứ không muốn thống nhất giang sơn. Nếu không có Tây Sơn hoặc Tây Sơn không có Huệ thì chắc đất nước còn chia cắt dài. Lịch sử không có chữ nếu nhưng ta cứ nếu đi. Thì với việc không xuất hiện Tây Sơn và với hoàn cảnh lúc đó nếu thống nhất nước nhà thì chỉ có Trịnh diệt Nguyễn chứ trường hợp ngược lại là khó vì khi đó chính quyền chúa Nguyễn nát lắm rồi.
Bọn Nguyễn tộc cứ suốt ngày dìm hàng anh Huệ chứ nếu không có anh Huệ thì ngôi Vua méo đến tay anh Ánh đâu.
Dù sao cũng chúc mừng anh Ánh vì thắng lợi cuối cùng anh í là người giành được.
Nói như tay gì nhân nhân quả quả trên thì :
Anh Ánh có số làm vua vì nhờ đức dày của các chúa Nguyễn đời trước. Nhưng đến đời anh thì anh cũng ác quá làm cho đức mỏng đi dẫn tới con cháu anh sau này bị quả báo.
Không thích nói chuyện với cụ nhưng vì ngứa miệng quá nên em cũng tám một chút về Tây Sơn :
Thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc (em xin viết tắt cho gọn là NN) : NN là một người có chí lớn, cực kỳ thông minh thậm chí rất xảo quyệt. Trong 3 người học trò của thầy giáo Hiến thì Nguyễn Nhạc là người xuất sắc nhất, cả văn và võ. Là anh lớn trong gia đình nên NN phải kết tục nghiệp buôn trầu của cha và qua đó ông có sự kết giao rộng rãi với nhiều thành phần xã hội. Một thời gian sau, ông tham gia vào công việc của chính quyền với chức danh nhân viên thu thuế. Với công việc này, NN đã có được sự cảm nhận cũng như thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân trong giai đoạn nhà chúa Đàng Trong suy tàn.
Nắm bắt được cơ hội thuận lợi, NN đã phát động phong trào Tây Sơn dưới danh nghĩa "phò tá Hoàng tôn Dương" và khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho dân nghèo" nhờ thế phong trào của ông đã được khắp nơi hưởng ứng.
Trí tuệ của ông được minh chứng khi ông hạ thành Quy Nhơn cũng như lúc Tây Sơn vấp phải khó khăn khi lưỡng đầu thọ địch lúc quân của Quận Việp nam tiến. NN đã chủ động cầu hòa với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn và chủ trương hòa hoãn với Lê-Trịnh để tạo vùng đệm an toàn ở phía Bắc để ông rảnh tay tiến đánh phía Nam.
Chiến lược hướng Nam của Nguyễn Nhạc đã được nhiều người phương Tây ghi nhận (như lời tâm sự của NN với Chapman một thương nhân người Anh).
NN nhận thấy vùng đất phía Nam trù phú là nơi có thể giúp ông xây dựng lực lượng cũng như mở mang lãnh thổ sau này.
NN có 2 người em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Hơn ai hết ông hiểu rõ tính nết của các em mình. Nên từ khi phát động khởi nghĩa, NN chỉ cho Nguyễn Lữ tham gia.
Khi Tây Sơn vấp phải thế lưỡng đầu thọ địch thì NN buộc lòng phải cho người em út của mình tham gia nhưng rất lo ngại. Vì hơn ai hết, NN biết rõ em mình là một người có rất nhiều tham vọng.
Những lần tấn công Gia Định xong, NN ngay lập tức rút em mình về Qui Nhơn ngay đã chứng minh sự lo lắng của ông.
Sau khi đã tạm tiêu diệt chúa Nguyễn, NN lên ngôi hoàng đế, ban cho Nguyễn Lữ tước "vương" trong khi người kia chỉ là một "tướng quân". Đây là một điều mà không một tổ chức sử học nào bàn thảo đến vấn đề này. Tại sao NN lại làm như thế ?
Sự lo lắng của NN đã trở thành hiện thực khi người em đấy của mình tự ý đem quân ra Bắc mà không thông qua ý kiến của ông.
Việc đem quân ra Bắc đã phá vỡ vùng đệm an toàn mà Nguyễn Nhạc cũng như các đời chúa Nguyễn đã xác lập nhằm ổn định cho sự tồn vong thế lực của mình. (Em đã phân tích điều này ở rất nhiều thớt rồi nên không dài dòng nữa)
Việc làm ấy của người em đã đẩy đến cảnh "nồi da xáo thịt" cũng như làm tan vỡ chiến lược Nam tiến của NN.
Khi người em ấy phát hiện ra sai lầm của mình thì đã muộn. Số trời đã không cho ông ta tiếp tục và ông ta cũng như NN và nhà Tây Sơn chẳng những không bao giờ được đặt chân vào đất Gia định lần nào nữa, mà còn làm sụp đổ luôn cả một triều đại mà NN đã khổ công gầy dựng.
Cuối đời, NN chết trong sự u uất tột cùng.