Đồng ý với ý kiến của cụ Hươngquê73.
Ngày xưa thì khỏi phải bàn rồi, vua là trời đất, trên cả luật pháp, bảo sống là sống, chết thì phải chết, đến quan đại thần đầu triều, ( như thủ tướng bây giờ) khi vua ban cho một giải lụa trắng kèm nậm rượu, vẫn phải ứa nước mắt tạ ơn, vì được tự chọn cái chết cơ mà.
Không có chỉ vua ban xuống thì làm gì có chuyện con dân đi đắp thành, đào kênh bao giờ. Kênh Nhà Lê đấy, có ông quan nào ban được chiếu chỉ thay vua không.
Thời nay, bàn nó vô cùng lắm, nhạy cảm lắm lắm
Lưu Dung thì hiếm, Hòa Thân thì nhan nhản.
Công thì xếp nhận, tội lại tìm cách đẩy cho nhân viên............
Chỗ nào lãnh đạo tốt thì thường nhân viên cũng tốt, và ngược lại.
Nhiều người vốn không xấu, lại phải cố tỏ ra mình là xấu để không bị cô lập, để tồn tại..........
Tạm vậy đã cụ ạ.
Đó là tư tưởng Nho giáo xuyên suốt lịch sử đất nước cụ ạ. "Trung quân, ái quốc". Rõ ràng ta thấy, "ái quốc" còn đứng sau cả "trung quân".
Có nhiều cụ hiện nay đứng trên quan điểm "chủ nghĩa dân tộc" hay gọi bằng cái tên nghe mỹ miều hơn là "chủ nghĩa ái quốc" để nhận xét lịch sử phong kiến, cho rằng ông vua này bán nước, ông vua kia cõng rắn v.v...đúng là khập khểnh.
Nói là khập khểnh vì "CN dân tộc" là thứ mới tinh, mới xuất hiện khoảng cuối TK19 đầu TK 20 do các nhà trí sĩ phát động như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu hoặc bằng các phong trào như Đông Kinh Nghĩa Thục, Tự Lực Văn Đoàn v.v...
Chính vì khoát trên mình tấm áo "CN dân tộc" nên những nhận định lịch sử sẽ không còn khách quan, trung thực nữa mà nó đã bị méo mó theo khuôn khổ của thứ CN ấy. ví dụ như, hễ bất cứ nhân vật nào đánh ngoại xâm thì chắc chắn người đó là "yêu nước" mà không cần xét đến hoàn cảnh, lý do, mục đích của người ấy như thế nào.
Ngay như chữ "ngoại xâm" cũng thực là mơ hồ khi mà đường biên giới của các QG ngày xưa không rõ ràng cũng như không có một tổ chức nào cỡ LHQ chứng nhận cả. Tất cả chỉ là ước lệ và một khi dân tôi sống trên vùng đất ấy, hiển nhiên nó là đất của tôi. Vậy dân của tôi thuộc dân tộc nào ? Chắc chắn là người Việt nhưng người Việt ở đây có thể thuộc dân tộc Hoa, Chăm, Khơ me v.v..chứ không đơn thuần chỉ là người Kinh. Lịch sử phong kiến đã cho thấy, các vị vua chúa vì cần nhân lực đã tiến công đối phương, không vì cướp đất mà chỉ cướp người như Lý Thường Kiệt gom dân 3 châu Ung, Lâm, Khiêm bên TQ hoặc gom dân Chăm ở Đồ Bàn v.v...Dài dòng như vậy để thấy rõ rằng khái niệm dân tộc, quốc gia thời phong kiến rất mơ hồ. Cùng một dân tộc nhưng có thể ở nhiều quốc gia (thời Trịnh -Nguyễn, đàng trong-đàng ngoài) hoặc ngược lại, nhiều dân tộc sống trong một QG .
Và thực tế lịch sử phong kiến cũng đã cho thấy, đường BG quốc gia thay đổi không ngừng chứ không ổn định như ngày nay. Hôm nay nó thuộc ông vua này, ngày mai nó lại đổi chủ là chuyện hết sức bình thường. Vấn đề là các triều đại, ông vua có đủ tài, đủ lực để giữ vững hoặc khếch trương lãnh thổ QG của mình ra hay không mà thôi, hay vĩnh viễn biến mất trên bản đồ như trường hợp nước Champa hoặc suýt mất như Chân Lạp.
Từ nhận thức trên, ta thấy, người dân sống trong chế độ phong kiến chỉ là lực lượng phục tùng. Cái họ cần là sự bình yên chứ không phải là "mở mang bờ cõi" "nội chiến" hay chống "giặc" ngoại xâm. Bởi cho dù sống ở bất cứ triều đại hay chế độ nào thì họ cũng chỉ là "dân" và là "nạn nhân" của các thể loại tranh chấp quyền lực, đất đai. Ngay như cuối thế kỷ 19, Phan Thanh Giản vẫn có nhận thức như thế khi ông viết lại lá thư tuyệt mệnh sau khi dâng 3 tỉnh miền Tây cho Pháp, nội dung như sau :”…
Giờ đây người Pháp đã đến, với những phương tiện chiến tranh hùng hậu, gieo rắc nỗi khổ ải cho chúng ta. Chúng ta ở thế yếu khi chống lại họ. Quan quân của chúng ta đã là những kẻ chiến bại. Mỗi trận chiến làm gia tăng nỗi khốn khổ của chúng ta… Người Pháp có những thuyền chiến khổng lồ, chở đầy binh sĩ và trang bị những khẩu đại bác rất to. Không ai có thể kháng cự lại họ. Họ xâm nhập bất cứ nơi nào họ muốn, những tường thành vững chắc nhất cũng đổ sụp trước mắt họ… Tôi đã viết thư yêu cầu tất cả quan lại và lãnh đạo quân sự bẽ gãy giáo mác và giao lại thành trì mà không cần chiến đấu.
Tuy nhiên, nếu tôi nghe theo mệnh Trời để tránh những tai họa lớn lao giáng xuống đầu trăm họ, tôi đã phản bội lại Hoàng thượng khi giao thành trì của Người (cho giặc) mà không kháng cự gì…Tôi đáng chết. Các người, quan và dân, các người có thể sống dưới sự chỉ huy của người Pháp, họ chỉ đáng sợ trong lúc chiến đấu mà thôi, nhưng cờ của họ không được tung bay trên một chiến lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống…” (Paul Branda - Récits et nouvelles - Paris - 1869 - trang 171, dẫn trong La geste… của G. Taboulet, trang 519).
Dòng bôi đậm đã chứng minh nhận định ấy. Và dĩ nhiên, dưới lăng kính "chủ nghĩa dân tộc" hiện nay, Phan Thanh Giản bị đánh giá là kẻ tội đồ, bán nước.