[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
698,888 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo các ước đoán, dân số người Chăm thời Gia Long là khoảng 500.000 người, tuy không chính xác lắm, Minh Mạng bắt đày ra BẮc Hà khoảng 100.000 người, số này phần bị chết, phần bị phân đi các vùng khác nhau như Sơn Tây ( Thạch Thất, Ba Vì) Hòa Bình, Hà Nội, các tỉnh miền biển.

Họ phải đổi họ tên, theo kiểu người Hoa, sau đó hòa nhập dần với cuộc sống người dân BẮc Hà, có người làm nghề đi biển, có người làm nghề thầy cúng, hầu đồng ( những người Chămpa theo Bà La Môn hay Hindu, Ấn Giáo được các thầy cúng, bà đồng người Bắc Hà thuê rất đông)

Về nhân chủng học, người Chămpa theo mô tả có vóc dáng cao to, da ngăm đen, tóc xoăn, mũi thẳng và to, mắt nâu hoặc đen.

Ước tính có 300.000 người đã bị Minh Mạng giết chết, khoảng 50.000 bị đày vào Gia Định, một số trốn sang Mã Lai, Cam Bốt, Indo,..

Lưu ý các cụ:

Những con số trên đây do 1 bên đưa ra, hoàn toàn không có bên khác để kiểm chứng, vì vậy, các cụ chỉ tham khảo.
 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Thớt trở lại bình yên.
Cuồng lọan là dấu hiệu của diệt vong, trời muốn hại kẻ nào trước tiên là làm hắn rồ dại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Divephiamattroi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-420110
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
590
Động cơ
224,130 Mã lực
Nơi ở
Nam Vang
Có lẽ Minh Mạng là một U vương,
" Chiếu vua Minh Mạng ban ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng "

Đó là còn chưa kể xây thành quách lâu đài, và nhất là lăng tẩm ..........., đúng là:
" Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân "

Nói chung cũng nhiều tội ác!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,529 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Vua Minh Mạng dường như đổ sông đổ biển những gì vua Gia Long đã gầy dựng nhỉ? Có lẽ do ông được dạy gò bó trong tư tưởng nho giáo từ nhỏ. Thật đáng tiếc.
Gia Long chọn Minh Mạng chính là thể hiện ý chí của ngài trong việc xây dựng triều đại theo mô hình Nho giáo. Minh Mạng là người mạnh mẽ, kiên định và là một nhà cai trị kiểu Nho giáo điển hình. Các dữ liệu cụ Đốc đưa lên phần lớn dựa trên nhãn quan của người tây lông, mà người tây lông giai đoạn này đặc biệt ác cảm với Minh Mạng. Ông này cương quyết nhưng khéo léo phong tỏa kiềm chế ảnh hưởng của các giáo đoàn Cơ đốc cùng đòi hỏi của các thương nhân phương tây. Trên cơ sở đó, ông cho thiết lập khá thành công mô hình cai trị kiểu cũ, đối đầu với sự xâm nhập của phong trào thực dân và thực hiện được lựa chọn của Gia Long là biến Việt Nam đế quốc thành một cuốc gia Nho giáo điển hình, thậm chí còn Nho hơn cả Tàu vào cùng thời điểm.
Về bây giờ, nhìn nhận lại giai đoạn này các nhà nghiên cứu trong nước đã có nhiều oánh giá tích cực về chủ trương, chính sách cai trị của Minh Mạng trong thời kỳ của ông.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
698,888 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Gia Long chọn Minh Mạng chính là thể hiện ý chí của ngài trong việc xây dựng triều đại theo mô hình Nho giáo. Minh Mạng là người mạnh mẽ, kiên định và là một nhà cai trị kiểu Nho giáo điển hình. Các dữ liệu cụ Đốc đưa lên phần lớn dựa trên nhãn quan của người tây lông, mà người tây lông giai đoạn này đặc biệt ác cảm với Minh Mạng. Ông này cương quyết nhưng khéo léo phong tỏa kiềm chế ảnh hưởng của các giáo đoàn Cơ đốc cùng đòi hỏi của các thương nhân phương tây. Trên cơ sở đó, ông cho thiết lập khá thành công mô hình cai trị kiểu cũ, đối đầu với sự xâm nhập của phong trào thực dân và thực hiện được lựa chọn của Gia Long là biến Việt Nam đế quốc thành một cuốc gia Nho giáo điển hình, thậm chí còn Nho hơn cả Tàu vào cùng thời điểm.
Về bây giờ, nhìn nhận lại giai đoạn này các nhà nghiên cứu trong nước đã có nhiều oánh giá tích cực về chủ trương, chính sách cai trị của Minh Mạng trong thời kỳ của ông.
Vâng, Tây mũi lõ tất nhiên không ưa Ming Mạng, vì thế em không đưa ra bất cứ nhận xét nào cụ ạ.
 

Thọ Hạc TH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-382604
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
158
Động cơ
243,360 Mã lực
Nơi ở
Cù Lao Chàm
Thớt trở lại bình yên.
Cuồng lọan là dấu hiệu của diệt vong, trời muốn hại kẻ nào trước tiên là làm hắn rồ dại.
Chửi rủa, vui mừng nhảy múa, đắc chí với một cái xác đã chết vô hồn,..............đã không còn khả năng gì
Như thế còn rồ dại hơn, vẻ vang quá nhỉ!
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,529 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có lẽ Minh Mạng là một U vương,
" Chiếu vua Minh Mạng ban ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng "

Đó là còn chưa kể xây thành quách lâu đài, và nhất là lăng tẩm ..........., đúng là:
" Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân "

Nói chung cũng nhiều tội ác!
Chuyện váy hay quần không bỗng dưng mà một ông vua phải liên đới, điều đó được nhìn nhận nằm trong tổng thể quy hoạch văn hóa của triều đại, thống nhất về trang phục mặc dù là một việc nhỏ nhưng nằm trong một viễn kiến lớn là khẳng định sự thống nhất của một cuốc gia, một nền văn hóa.
Còn vụ xây dựng đền đài lăng tẩm, thời nào chả có. Vừa là để khẳng định chính danh và thành tịu của triều đại, vừa là để tăng GDP theo quan điểm kinh tế bây giờ còn chuyện tai nạn lao động thì tránh làm sao được.
 

leenamtuankorea

Xe điện
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
2,422
Động cơ
338,010 Mã lực
Cháu độc thớt các cụ, cũng học lịch sử nhưng cháu ko dám bàn. Vì lịch sử thì mỗi người có một cái nhìn khác nhau. Miễn khách quan là được. Chư bây giờ có ảnh,có cam ghi lại mà vẫn còn nhìn nhận theo góc nhìn của người chụp+quay mà.

Cháu một một thắc mắc: CỤ NÀO thông thái lý giải cho cháu tại sao lại có MINH MẠNG THANG lưu truyền...Tức là Vua Minh Mạng phải rất giỏi ở khoản đó, và nhiều vợ. CỤ nào thông tài liệu nào nói về góc này giảng giải cho các cụ khác và cháu mở mang với.
 

nasongnguyen

Xe máy
Biển số
OF-350326
Ngày cấp bằng
12/1/15
Số km
56
Động cơ
267,550 Mã lực
Về nhân chủng học, người Chămpa theo mô tả có vóc dáng cao to, da ngăm đen, tóc xoăn, mũi thẳng và to, mắt nâu hoặc đen.

Ước tính có 300.000 người đã bị Minh Mạng giết chết, khoảng 50.000 bị đày vào Gia Định, một số trốn sang Mã Lai, Cam Bốt, Indo,..
Con số kinh sợ quá, người Chăm, người Khơ me căm thù người Kinh sao kể hết..
 

Thọ Hạc TH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-382604
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
158
Động cơ
243,360 Mã lực
Nơi ở
Cù Lao Chàm
Con số kinh sợ quá, người Chăm, người Khơ me căm thù người Kinh sao kể hết..
Không biết cụ chủ có thông điệp hay động cơ gì ẩn chứa bên trong những con số thống kê kinh hoàng này không
Nhưng cứ theo nguyên văn lời dẫn, thì em nghĩ cụ doctor 76 muốn nói đến từ " tội diệt chủng " nữa là hoàn hảo bài viết của cụ ấy.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Hiện tại người Chăm ở đông nhất là Malaysia, sau đó CPC........một dân tộc lưu vong
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
698,888 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một vài tài liệu để em chép đoạn sử về Chămpa này gồm:

- Các sách Chăm cổ (đã được dịch sang tiếng Pháp), ký hiệu CAM, đánh số từ 01 -30, hiện lưu trữ tại thư viện EFEO (Viện Viễn Đông Pháp), chép tay, có bản dịch Pháp.

- CAM MICROFILM, là bản vi phim chụp các tài liệu tiếng Chăm, đánh số từ 01-27, hiện lưu trữ tại thư viện Hội Châu Á Paris (Société Asiatique de Paris).

Các bản báo cáo, sách của Pháp gồm:

- L'insurrection de Gia Dinh. La révolte de Le Van Khoi (1832-1834). La Revue Indochinoise, tác giả: SYLVESTRE J.

- Les institutions Annamites en Basse Cochinchine avant la conquête Française. Tome I, tác giả: SCHREINER A.

- Gia Long. Tome I

- Minh Menh. Tome II, tác giả: GAULTIER M.

- Un aspect du problème Moï: Les plateaux de djiring et de Dalat. Anthropologie, Tome 46, N° 5-6.

- Le Code Annamite, Paris, 1876, tác giả: PHILASTRE P.

- Variétés Tonkinoises, tác giả: SOUVIGNET E.

Nếu đi vào chi tiết, sẽ có rất nhiều điều cần chép, tuy nhiên em thấy không nên lan man quá nhiều, nên chỉ tóm lược dịch vậy. Xin hầu các cụ ở thớt khác, với chủ đề Chămpa biên khảo.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
698,888 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một vài văn bản Chăm, lưu trữ khá tốt





 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
698,888 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không biết cụ chủ có thông điệp hay động cơ gì ẩn chứa bên trong những con số thống kê kinh hoàng này không
Nhưng cứ theo nguyên văn lời dẫn, thì em nghĩ cụ doctor 76 muốn nói đến từ " tội diệt chủng " nữa là hoàn hảo bài viết của cụ ấy.
Không cụ, còn đoạn về tùng xẻo các giáo sĩ Tây nữa cụ.
Thời ấy nó thế, phỏng cụ.
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,621
Động cơ
228,856 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
nói Gia Long không tu sửa đê điều là không có chút kien thức gì về lịch sử:
Nhà Nguyễn hiểu rằng muốn tranh thủ lòng dân không có gì khác hơn là tạo an cư lạc nghiệp. Năm Quý Hợi (1803) vừa mới lên ngôi vua Gia Long đã hỏi han về lụt lội. Sau khi nghe quan lại Bắc thành tâu: “Thế nước sông Nhị Hà lên tất mạnh. Đê tả hữu thuộc Tây Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, hạ nhiều chỗ vỡ lở. Xin cho dân đắp ngay để chống lụt mùa thu. Thủy đạo các trấn nhiều nơi úng tắc, xin hạ lệnh cho trấn thần (quan các trấn) tùy thế khơi vét”, nhà vua đã cho xây đắp bảy đoạn đê mới ở Bắc bộ, chi tiêu hết 80.400 quan tiền.

Năm ấy nhà vua còn hạ lệnh cho quan lại sĩ thứ Bắc thành điều trần lợi hại: “Làm lợi, bỏ hại là việc trước tiên của chính trị. Những huyện ở ven sông trong địa phương các người từ trước đã đắp đê phòng lụt. Song nhân tuần đã lâu, hễ đến mùa lụt thì đê vỡ lở, lúa ruộng bị ngập, người và vật đều bị hại. Bọn người, kẻ thì sinh ở đó, người thì làm ăn ở đó. Thế đất tình người đã từng am thuộc. Vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào hại, cho được bày tỏ. Lời bàn mà có thể thực hành sẽ được nêu thưởng”.

Suốt thời gian trị vì, vua Gia Long vẫn kiên trì cho đắp đê. Năm Giáp Tý (1804), vua sai quan lại Bắc thành lấy dân đi sửa - đắp đê, sau lại sai quan trong triều là Võ Trinh đi trông coi. Vua dụ rằng: “Việc phòng luật rất quan hệ, lợi hại đến đời sống của dân, trẫm rất chú ý, người (tức Võ Trinh) phải cẩn thận”.

Năm Bính Dần (1806), nhà nước bỏ ra 95.200 quan tiền để đắp 12 đoạn đê mới ở Bắc bộ. Năm Mậu Thìn (1808), vua Gia Long cho đắp thêm 10 đoạn đê mới tại các nơi như Sơn Nam thượng tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Văn Giang, tổng cộng 1.500 trượng (1 trượng bằng 0,4m dài).

Năm 1809, theo lời tấu của đô chính Bắc thành, vua cho đắp thêm hai đoạn đê mới và tôn cao hai đoạn đê cũ, chi phí hết 87.000 quan tiền.

Cũng năm này nhà vua đặt chức quan đê chính Bắc thành (coi về đê điều Bắc bộ), cử binh bộ thượng thư Đặng Trần Thường làm tổng lý và quan tham chính bộ Công Nguyễn Khắc Thiệu làm tham lý và dụ rằng: “Sông có đê, đời sống của dân quan hệ ở đó. Bọn người đi phải nên kính cẩn”.

Bắt đầu từ năm 1809, triều Nguyễn quy định cứ tháng 10 âm lịch hằng năm các quan phủ, huyện, trấn phải lần lượt đến khám, quan đê chính khám lại. Đê nào nên sửa đắp thì xét định công trình lớn hay nhỏ. Nếu là công trình lớn thì sai người hợp cùng trấn (thuở ấy toàn Bắc bộ gọi là Bắc thành gồm có bốn thị trấn là tỉnh) thuê dân làm. Đều khởi công vào tháng giêng hoặc tháng 2, đến tháng 4 phải xong. Tháng 9 cùng năm ban hành điều lệ về đê điều ở Bắc bộ, trong đó quy định chi tiết về quy mô, nguồn nhân lực từng loại đê và chi tiết đến cả giá thành từng trượng, thước đất đắp đê.

Vua Minh Mạng cực kỳ nghiêm khắc, chẳng những duy trì luật lệ thưởng phạt về đê điều từ triều Gia Long để lại mà còn bổ sung chặt chẽ và thực hiện gắt gao hơn. Năm 1827, vua cách chức hiệp trấn Sơn Nam của Ngô Huy Viện. Nguyên trước đó trấn thủ cũ là Lê Công Lý và tham hiệp trấn Vũ Tiến Huân thuê dân đắp đê ở huyện Duy Tiên đã dời đống nọ, đổi đoạn kia không đúng thức. Ngô Huy Viện bị cách chức, Vũ Tiến Huân bị đánh 100 trượng và phát đi làm lính cơ. Lê Công Lý tuy đã chết vẫn bị thu lại bằng sắc.

Vua cho rằng: “Việc đê quan hệ tới việc làm ruộng không nhỏ. Công việc sửa đắp, triều đình vốn không tiếc phí, làm không đúng cách thức là lỗi Hữu Ty”. Vua Minh Mạng còn dụ thêm rằng: “Đắp đê là chống nước lụt cho dân yên ở, quan hệ lợi hại không nhỏ”.

Dưới triều Minh Mạng từ năm 1820-1840, hầu như năm nào cũng có các công cuộc trị thủy ở Bắc kỳ. Có những công trình đại quy mô huy động đến hàng vạn người, cả dân phu và binh lính.

30 năm đầu triều Nguyễn đã đắp 580km đê mới.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20100926/ky-tich-de-song-hong---ky-1-doi-do-va-dap-de/402349.html
Nick bị xì lốp atlas06 thì chê báo lề phải là nhồi sọ.
Giờ lại lấy thông tin lề phải để dẫn chứng, khi có lợi cho quan điểm của mình.
Điều đó chứng tỏ cái gì có lợi thì vơ vào. Còn đâu phét lác tố lung tung và ko khách quan.

Nực cười với nick atlas.
Chẳng mấy chốc lại ra đảo
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,621
Động cơ
228,856 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Con số kinh sợ quá, người Chăm, người Khơ me căm thù người Kinh sao kể hết..
Cụ chỉ đúng 1 phần. Đúng là dân CPC rất ghét VN thật.
Nhưng lỗi là do con cháu NA gây ra, mà ở đây là MM rất dã man, tàn độc và hủ nho.

Hiện tại người Chăm ở đông nhất là Malaysia, sau đó CPC........một dân tộc lưu vong
Trc đây có seagame ở Mã lai hay in đô ấy, có nhiều nhà báo nói người Indo, mã lai có họ hàng với người thượng Tây nguyên VN, có thể nói chuyện đc với nhau. Giờ em mới hiểu nguyên nhân là đây, và do Minh mạng gây ra.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,239
Động cơ
698,888 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dân chúng Bắc Hà , nhất là từ Thanh Nghệ trở ra, xưa mặc váy chứ không mặc quần (hai ống) như dân chúng Nam Hà thời các chúa Nguyễn.

Đến thời Minh Mạng nhà vua bắt dân chúng Bắc Hà mặc quần 2 ống, tức không cho mặc váy, nên bị dân chúng phản ứng.

Để thống nhất y phục trong cả nước, Minh Mạng đã yêu cầu như sau:

Tháng 11 năm 1828.

Phó Tổng trấn Bắc thành là Phan Văn Thúy xin đổi kiểu quần áo Bắc Hà, Minh Mạng đồng ý, lệnh tiếp tục thực hiện các lệnh đã ban ra trước đây.

Dụ rằng:

“ Nhà nước ta bờ cõi thống nhất, phong tục há để khác nhau? Tháng trước, các trấn thần Nghệ An, Thanh Hóa nhiều lần xin đổi quần áo nhân dân bản địa, đã được cho làm theo lời xin.

Nay toàn hạt Bắc thành cũng nên kịp thời cải cách, để thống nhất chế độ. Nhưng dời đổi phong tục, việc mới bắt đầu mà dân gian giàu nghèo không đều, những vật liệu may mặc tốt phải xét theo mùa và tháng. Vì thế, khẩn thiết dụ cho các ngươi nên thông sức cho sĩ dân trong hạt, phàm những cách thức quần áo đều nên theo như kiểu Quảng Bình trở vào Nam, chuẩn định từ cuối mùa xuân năm Minh Mạng thứ 10 (1829) nhất tề thay đổi để tỏ nghĩa tuân theo phép vua.”

Minh Mạng ra chỉ dụ, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc, ra lệnh cho dân Bắc Thành từ Thanh Nghệ trở ra Bắc phải thay đổi y phục cho phù hợp với y phục của nhân dân từ sông Gianh trở vào Nam.

Bọn quan lại liên tiếp ra công văn yêu cầu :

“ không cứ nam, nữ, già, trẻ, kiểu cách quần áo đều phải sửa đổi lại, hạn 3 tháng, người nghèo thì cho 6 tháng.

Điều này làm cuộc sống dân Bắc Hà khốn khổ:

“Ngày nào, lại dịch cũng tự tiện đến các chợ, phố, nhà dân, nhiễu sự, hống hách, bậy bạ gây ra mối tệ ở đấy, tiếng oán thán đầy đường, khắp ngõ, nhưng quan lại bưng bít che giấu, vẫn làm biểu tâu là dân tình vui mừng, tạ ơn”.

Lại ấn định, từ đầu năm 1829 y phục của dân phải thay đổi đồng loạt trong cả nước. Tuy nhiên, lệnh này bị dân Bắc Hà phản ứng dữ dội, lúc đầu, Minh Mạng còn ra thêm nhiều chỉ dụ khuyên bảo. DÂn vân không nghe, thậm chí đặt thơ chế giễu.

Sau gần 9 năm mà dân Bắc Hà vẫn ngoan cố, Minh Mạng tức giận, ra thêm dụ chỉ:

“ Ra lệnh cho dân từ Hà Tĩnh trở ra phải đổi trang phục nữ mặc quần không được mặc váy. Lệnh nầy đã được ban hành từ năm 1827 (?), sau 10 năm dân chưa thi hành, nên lệnh này được nhắc lại.”

Dân Bắc Hà vẫn không nghe, nên Minh Mạng tiếp tục ban hành chỉ dụ, lần này mạnh tay hơn, nêu rõ:

“Từ sông Gianh ra Bắc, trước đây vẫn còn ăn mặc theo hủ tục. Trẫm đã ra lệnh đổi y phục như từ Quảng Bình trở vào để phong tục thuần nhất. Lại ban hạn rộng rãi để ai nấy có thì giờ khâu may. Nhưng đến nay, kể đã ngoài 10 năm, mà ở Đàng Ngoài bọn ngu phu, ngu phụ vẫn cứ chần chừ chưa chịu đổi thay.

Từ Quảng Bình trở vào Nam, hết thảy đã ăn mặc theo lối nhà Hán, nhà Minh, mũ mãng, áo quần đều chỉnh tề, tươm tất.

Dân Bắc Kỳ cứ ăn mặc theo lối cũ. Đàn ông, con trai đóng khố, đàn bà, con gái mặc áo vạt khép vào nhau, dưới thì mặc váy. Như vậy đẹp xấu ra sao, mọi sự đã rõ. Một số nơi đã theo thói hay. Nhưng nhiều nơi vẫn duy trì hủ tục, phải chăng cố ý trái lệnh của Trẫm.

Nay truyền cho các viên tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát các tỉnh phải giải thích, khuyên nhủ cho dân biết rõ ý của Trẫm.

Lại ban hạn trong năm nay tất cả phải thay đổi quần áo. Nếu năm tới còn có kẻ nào ngoan cố áo quần, phải trị tội thật nặng”
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top